Thiết kế nhà máy sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt, năng suất 10 tấn rácgiờ

86 551 1
Thiết kế nhà máy sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt, năng suất 10 tấn rácgiờ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦUNền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa diễn ra hết sức khẩn trương, bộ mặt xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực.Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống người dân ngày càng được cải thiện đáng kể. Mức sống người dân ngày càng cao thì nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm xã hội càng cao, điều này đồng nghĩa với việc gia tăng lượng rác thải sinh hoạt. Rác thải sinh hoạt thải ra môi trường ngày càng nhiều gây ra ô nhiễm môi trường.Vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt gây đó là vấn đề nhức nhối đối với toàn xã hội. Ở các đô thị lớn của nước ta rác thải sinh hoạt đã và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chúng không những gây ảnh hưởng đến môi trường, đến mỹ quan đô thị mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Theo số liệu thống kê mới đây của cơ quan môi trường cho thấy: Thành phố Hà Nội mỗi ngày thải ra khoảng 1.368 tấn rác sinh hoạt, thành phố Hồ Chí Minh thải ra khoảng 3.752 tấn. Hiện tượng rác thải bị ứ đọng ở một số thành phố và các địa phương khác đã trở thành vấn đề đáng báo động.Tại Đà Nẵng tình hình ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt cũng đang là vấn đề cấp bách cần được giải quyết. Hiện nay rác thải của thành phố được tập trung và xử lý tại bãi rác Khánh Sơn.Xuất phát từ những thực trạng trên nhằm tìm ra phương pháp xử lý thích hợp giảm thiểu mức độ gây ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt, em xin chọn đề tài “Thiết kế nhà máy sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt, năng suất 10 tấn rácgiờ”. Đề tài này bên cạnh giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt nó còn có ý nghĩa thực tiễn trong việc cung cấp phân bón phục phụ cho ngành nông nghiệp.

Đồ án tốt nghiệp 1 GVHD: Nguyễn Thị Lan MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa diễn ra hết sức khẩn trương, bộ mặt xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống người dân ngày càng được cải thiện đáng kể. Mức sống người dân ngày càng cao thì nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm xã hội càng cao, điều này đồng nghĩa với việc gia tăng lượng rác thải sinh hoạt. Rác thải sinh hoạt thải ra môi trường ngày càng nhiều gây ra ô nhiễm môi trường. Vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt gây đó là vấn đề nhức nhối đối với toàn xã hội. Ở các đô thị lớn của nước ta rác thải sinh hoạt đã và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chúng không những gây ảnh hưởng đến môi trường, đến mỹ quan đô thị mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Theo số liệu thống kê mới đây của cơ quan môi trường cho thấy: Thành phố Hà Nội mỗi ngày thải ra khoảng 1.368 tấn rác sinh hoạt, thành phố Hồ Chí Minh thải ra khoảng 3.752 tấn. Hiện tượng rác thải bị ứ đọng ở một số thành phố và các địa phương khác đã trở thành vấn đề đáng báo động. Tại Đà Nẵng tình hình ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt cũng đang là vấn đề cấp bách cần được giải quyết. Hiện nay rác thải của thành phố được tập trung và xử lý tại bãi rác Khánh Sơn. Xuất phát từ những thực trạng trên nhằm tìm ra phương pháp xử lý thích hợp giảm thiểu mức độ gây ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt, em xin chọn đề tài “Thiết kế nhà máy sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt, năng suất 10 tấn rác/giờ”. Đề tài này bên cạnh giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt nó còn có ý nghĩa thực tiễn trong việc cung cấp phân bón phục phụ cho ngành nông nghiệp. SVTH: Dương Văn Bằng Lớp 10SHLT Đồ án tốt nghiệp 2 GVHD: Nguyễn Thị Lan CHƯƠNG 1 LẬP LUẬN KINH TẾ 1.1. Sự cần thiết xây dựng nhà máy phân vi sinh Đà Nẵng là một thành phố trực thuộc trung ương, thành phố trọng điểm của khu vực miền trung vì vậy vấn đề vệ sinh môi trường luôn là mục tiêu hàng đầu của các cấp lãnh đạo thành phố. Tuy nhiên trong những năm gần đây mức độ dân số tăng nhanh cùng với lượng khách du lịch tăng đã một phần làm cho môi trường đô thị bị ảnh hưởng và có chiều hướng bị ô nhiễm. Luợng chất thải rắn sinh hoạt thải ra trong một ngày tương đối lớn nhưng chỉ thu gom được khoảng 70% số rác còn lại người dân đem chôn tự do và vất bỏ bừa bãi gây ảnh huởng cảnh quan đô thị, ô nhiễm môi truờng. Luợng rác thải sau khi thu gom được đem đến bãi xử lý và được chôn một cách uổng phí trong khi thành phần hữu cơ chiếm một tỷ lệ rất cao. Với thực trạng như thế này thì việc đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất phân bón vi sinh từ rác thải sinh hoạt ở Đà Nẵng là một việc làm cấp thiết và hợp lý. Việc thành lập nhà máy sản xuất phân vi sinh sẽ nhằm giảm bớt sức ép đối với bãi rác của thành phố, góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, cung cấp phân bón hữu cơ sinh học phục vụ cho nông nghiệp. 1.2. Đặc điểm thiên nhiên Đà Nẵng là một thành phố trọng điểm của khu vực miền trung nằm ở 15 o 55’ đến 16 o 14’ vĩ Bắc, 107 o 18’ kinh Đông, là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 25,9 o C cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình từ 28-30 o C, thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình từ 18-23 o C. Độ ẩm không khí trung bình 83,4%, cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình từ 85,67-87,67%, thấp nhất vào các tháng 6, 7 trung bình từ 76,67 - 77,33%. Lượng mưa trung bình hằng năm là 2504,57 mm/năm, lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11 trung bình từ 550-10000 mm/tháng, thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4 trung bình từ 23-40 mm/ tháng. Hướng gió chủ yếu là Đông Nam vào mùa nóng và Đông Bắc vào mùa lạnh, tốc độ gió trung bình 3-4m/s [18]. SVTH: Dương Văn Bằng Lớp 10SHLT Đồ án tốt nghiệp 3 GVHD: Nguyễn Thị Lan 1.3. Vị trí đặt nhà máy Vị trí đặt nhà máy cần phải gần nguồn nguyên liệu, cấp thoát nước thuận lợi, giao thông vận tải thuận tiện cho quá trình vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm và cần phải có nguồn nhân lực dồi dào. Sau quá trình tìm hiểu, lựa chọn dựa trên những yêu cầu trên về vị trí đặt nhà máy tôi xin chọn vị trí đặt nhà máy nằm gần bãi rác Khánh Sơn Thành Phố Đà Nẵng. 1.4. Hệ thống giao thông vận tải Cùng với sự phát triển của xã hội hệ thống giao thông của thành phố trong những năm trở lại đây ngày càng được mở rộng. Thành phố Đà Nẵng có đầy đủ các loại hình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Vị trí đặt nhà máy nằm gần quốc lộ 1A, đầu mối giao thông quan trọng của đất nước. Thành phố Đà Nẵng có cảng Tiên Sa, có sân bay quốc tế, đó cũng là những điều kiện giao thông hết sức thuận lợi cho nhà máy đi vào hoạt động hiệu quả [18]. 1.5. Cấp thoát nước Nhà máy sản xuất phân vi sinh sử dụng một lượng nước tương đối ít trong quá trình sản xuất, trong quá trình vệ sinh các thiết bị. Lượng nước chủ yếu dùng vào trong quá trình sinh hoạt. Lượng nước này sẽ được cung cấp từ nhà máy nước của thành phố. Nước thải của nhà máy sau khi được xử lý sẽ được thoát ra ngoài theo hệ thống thoát nước chung của thành phố. 1.6. Nguồn cung cấp nhiên liệu Nhà máy sử dụng nguồn nhiên liệu chính là dầu DO và xăng được cung cấp từ các trạm xăng dầu của thành phố. Ngoài ra còn có nguồn nhiên liệu than đá, được cung cấp bởi các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn thành phố. 1.7. Nguồn cung cấp điện Nhà máy sử dụng nguồn điện chính từ mạng lưới điện quốc gia do điện lực Đà Nẵng cung cấp qua máy biến thế riêng của nhà máy. Nhà máy còn trang bị máy phát điện dự phòng để đảm bảo sự hoạt động liên tục của nhà máy khi có sự cố về nguồn điện xảy ra. SVTH: Dương Văn Bằng Lớp 10SHLT Đồ án tốt nghiệp 4 GVHD: Nguyễn Thị Lan 1.8. Nguồn cung cấp nguyên liệu Nhà máy sử dụng nguồn nguyên liệu rác thải được thu từ rác thải sinh hoạt của thành phố, do công ty môi trường và đô thị thành phố Đà Nẵng cung cấp 1.9. Nguồn nhân lực Nhà máy xây dựng tại thành phố Đà Nẵng có dân cư đông đúc, có khả năng thu hút nguồn nhân công đông đảo từ các tỉnh miền Trung. Do được xây dựng tại khu vực tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, nhà máy có cơ hội thu hút nguồn nhân lực trẻ năng động. 1.10. Sự hợp tác hóa Hiện nay quá trình sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt chỉ mới xử lý được với các loại rác có thành phần là chất hữu cơ. Vì thế việc phân loại rác phải tách được gần như hoàn toàn rác hữu cơ ra khỏi các chất vô cơ. Các loại chất vô cơ như nhựa plastic sẽ là nguyên liệu cho ngành công nghiệp khác như công nghiệp nhựa, nên có thể hợp tác với các nhà máy sản xuất nhựa trong khu công nghiệp Hoà Khánh để có thể tận dụng được phế liệu, giảm được giá thành đầu tư và hạ giá thành sản phẩm đến mức thấp nhất có thể, việc tiêu thụ sản phẩm và các phế phẩm của nhà máy sẽ nhanh hơn, nhà máy sẽ có điều kiện để hoạt động tốt hơn. Ngoài ra công ty cần phải tạo mối quan hệ chặt chẽ với công ty môi trường đô thị thành phố. 1.11. Nguồn tiêu thụ Sản phẩm sản xuất ra sẽ được tiêu thụ rộng rãi trên khắp các địa bàn của cả nước nhưng nhà máy vẫn ưu tiên tập trung vào thị trường tiêu thụ ở địa khu ngoại ô Thành Phố Đà Nẵng và các tỉnh lân cận như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và khu vực Tây Nguyên. Ở các vùng này có nhu cầu sử dụng lượng phân bón cho cây trồng lớn. CHƯƠNG 2 SVTH: Dương Văn Bằng Lớp 10SHLT Đồ án tốt nghiệp 5 GVHD: Nguyễn Thị Lan TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Rác thải sinh hoạt Khái niệm về rác thải sinh hoạt: Rác thải sinh hoạt là những chất thải liên quan đến hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Rác thải sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, đá dất, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà, lông vịt, giấy rơm rạ, xác động vật, vỏ rau quả…[16]. 2.1.1. Tình hình ô nhiễm chất thải rắn trên thế giới Trong vài thập kỷ vừa qua, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, dân số tăng nhanh, nhu cầu sinh hoạt, đời sống của con người ngày càng cao, theo đó lượng các chất thải trong sinh hoạt ngày càng nhiều. Đối với các thành phố và đô thị, ngoài những vấn đề về nhà ở, ô nhiễm do nước thải,…, chất thải rắn mà đặc biệt là rác thải sinh hoạt là vấn đề cấp thiết cần giải quyết. Rác thải sinh hoạt không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng mà còn làm ảnh hưởng đến mỹ quan thành phố, và thực tế rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường đã trở nên ngày càng trầm trọng hơn, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Nếu tính bình quân mỗi người một ngày thải vào môi trường 0,5 kg chất thải thì mỗi ngày trên thế giới hơn 6 tỷ người sẽ thải vào môi trường hơn 3 triệu tấn rác và mỗi năm sẽ thải trên 1 tỷ tấn rác thải. Với một lượng rác khổng lồ như vậy, việc xử lý chất thải sinh hoạt đã trở thành một ngành công nghiệp thu hút nhiều công ty lớn. Tuy nhiên các bãi rác tập trung vẫn tồn tại và ngày càng có xu hướng gia tăng. Điều này do nhiều nguyên nhân, từ thiếu vốn đầu tư, thiếu thiết bị đến thiếu kiến thức về chuyên môn, không nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng trong việc quản lý rác. Rác có thể gây ô nhiễm toàn diện đến môi trường đất, nước, không khí. 2.1.2. Tại Việt Nam SVTH: Dương Văn Bằng Lớp 10SHLT Đồ án tốt nghiệp 6 GVHD: Nguyễn Thị Lan Việt Nam với trên 85 triệu người đã thải ra mỗi năm hơn 15 triệu tấn rác. Trong đó rác sinh hoạt đô thị và nông thôn chiếm khoảng 12,8 triệu tấn; rác công nghiệp khoảng 2,7 triệu tấn; lượng rác thải y tế khoảng 2,1 vạn tấn, lượng rác thải độc hại trong công nghiệp là 13 vạn tấn và rác thải trong nông nghiệp (kể cả hóa chất khoảng 4,5 vạn tấn). Năm 2010 lượng rác thải lên tới 23 triệu tấn và đương nhiên tỉ lệ rác độc hại sẽ tăng lên [Bộ tài nguyên và môi trường Việt Nam]. Với khối lượng rác thải ngày càng gia tăng cùng với các giải pháp xử lý chưa thật sự hợp lý nên ô nhiễm rác thải sinh hoạt đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ. Theo thống kê hiện nay trên cả nước có 91 bãi rác lớn, chỉ có 17 bãi hợp vệ sinh, chiếm chưa tới 19%. Trong khi đó có 49 bãi rác (chiếm gần 54%) đang gây ô nhiễm nghiêm trọng [Bộ tài nguyên và môi trường Việt Nam]. Các bãi rác chôn lấp không hợp vệ sinh và các bãi rác lộ thiên gây ra ô nhiễm nguồn nước và không khí xung quanh rác không được xử lý. Nguyên nhân gây tình trạng ô nhiễm rác thải sinh hoạt hiện nay xuất phát từ thực trạng quản lý môi trường và ý thức của người dân. Để giải quyết vấn đề này một cách triệt để cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhà quản lý, nhà khoa học và người dân nhằm tìm ra giải pháp hợp lý trong việc giảm thiểu, tái sử dụng và quay vòng rác thải sinh hoạt. 2.1.3. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt Rác thải sinh hoạt được hình thành trong quá trình sinh hoạt hàng ngày của người dân, bao gồm: - Các chất thải tạo ra từ các bếp ở các gia đình hay các nhà bếp tập thể. Chúng thường là những động vật hoặc thực vật không còn sử dụng được. Ngoài ra còn có cả những chất khó phân hủy như: các loại bao nilông, giẻ rách, các loại bao bì từ cellulose. - Chất thải từ khu vực thương mại như chợ siêu thị. Số lượng này rất lớn và đa dạng. 2.1.4. Thành phần rác thải Chất thải sinh hoạt là loại chất thải phức tạp được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau. Thành phần của nó gồm: Bảng 2.1. Thành phần chất thải sinh hoạt SVTH: Dương Văn Bằng Lớp 10SHLT Đồ án tốt nghiệp 7 GVHD: Nguyễn Thị Lan Thành phần % Chất hữu cơ Cao su, nhựa Giấy, carton, giẻ vụn Thủy tinh, gốm, sứ Kim loại Đất đá, cát, gạch vụn Xương, vỏ hộp Tạp chất (10 mm) Độ ẩm Độ tro Tỷ trọng 41,98 7,19 1,75 1,42 0,59 6,89 1,2 33,6 40,1 10,9 0,38 Nguồn: (http://www.urenco.com.vn) Thành phần chiếm nhiều nhất là hợp chất hữu cơ, do đó có thể sử dụng làm nguồn nguyên liệu để sản xuất phân vi sinh [5, tr30]. 2.1.5. Các vi sinh vật có trong rác thải sinh hoạt Các vi sinh vật có trong rác thải thường xuất hiện từ hai nguồn cơ bản sau: - Có sẵn trong chất thải từ nguồn sinh ra nó, trong đó có vi sinh vật, giun, sán thường có sẵn trong chất thải ngay từ khi bắt đầu bỏ chất này vào môi trường. Đây là nguồn vi sinh vật nhiều nhất và tập trung nhất. - VSV nhiễm vào chất thải từ không khí, đất, nước trong quá trình thu nhận, vận chuyển và cả trong quá trình xử lý [5, tr36]. 2.1.6. Tác hại của rác thải sinh hoạt 2.1.6.1. Tác hại của rác thải sinh hoạt đến môi trường  Môi trường đất - Rác thải sinh hoạt nằm rải rác khắp nơi không được thu gom đều được giữ lại trong đất, một số loại chất thải khó phân hủy như túi nylon vỏ chai, hydrocacbon… nằm lại trong đất làm ảnh hưởng đến môi trường đất: thay đổi cơ cấu đất, đất trở nên khô cằn, các vi sinh vật trong đất có thể bị chết [16].  Môi trường nước SVTH: Dương Văn Bằng Lớp 10SHLT Đồ án tốt nghiệp 8 GVHD: Nguyễn Thị Lan - Lượng rác thải rơi vãi đầy, ứ đọng lâu ngày khi gặp mưa lượng rác này sẽ chảy theo dòng nước, các chất độc hòa tan vào nước, qua cống rãnh, ao hồ, sông ngòi gây ô nhiễm nguồn nước mặt tiếp nhận [16]. - Rác thải không thu gom hết ứ đọng trong các ao hồ là nguyên nhân gây mất vệ sinh và ô nhiễm các thủy vực. Khi các thủy vực bị ô nhiễm thì có nguy cơ ảnh hưởng đến các loài thủy sinh, do hàm lượng oxy hòa tan trong nước giảm, khả năng tiếp nhận ánh sáng giảm dẫn đến ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của các loài thực vật thủy sinh [16]. - Ở bãi chôn lấp rác các chất ô nhiễm có trong nước rỉ rác là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm trong khu vực và các ao hồ sông suối khu vực lân cận [16].  Môi trường không khí - Rác thải sinh hoạt sinh ra các mùi hôi bay vào không khí. Khi rác thải tiến hành phân hủy nó sẽ tạo ra khí metan và các loại khí khác gây ô nhiễm môi trường không khí. 2.1.6.2. Tác hại của rác thải sinh hoạt đến sức khỏe con người - Tác hại của rác thải sinh hoạt lên sức khỏe con người thông qua ảnh hưởng của chúng lên các thành phần môi trường. Môi trường bị ô nhiễm tất yếu ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn. - Tại các bãi rác, nếu không áp dụng kỹ thuật chôn lấp và xử lý thích hợp, cứ đổ dồn rồi san ủi, chôn lấp thông thường, không có lớp lót, lớp phủ thì bãi rác trở thành nơi phát sinh ruồi, muỗi là mầm mống lan truyền dịch bệnh. - Rác thải tồn động ở các khu vực, ở các bãi rác không hợp vệ sinh là nguyên nhân dẫn đến phát sinh các ổ dịch bệnh, là nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người. 2.1.6.3. Rác thải sinh hoạt làm giảm mỹ quan đô thị - Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý, thu gom không hết, vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên… đều là những hình ảnh gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. SVTH: Dương Văn Bằng Lớp 10SHLT Đồ án tốt nghiệp 9 GVHD: Nguyễn Thị Lan - Một nguyên nhân nữa làm giảm mỹ quan đô thị là do ý thức của người dân chưa cao. Tình trạng người dân đỗ rác bừa bãi ra lòng lề đường, cống rãnh vẫn còn rất phổ biến [16]. 2.2. Các nguyên liệu phụ trong sản xuất phân vi sinh 2.2.1. Chế phẩm EM Chế phẩm EM có nghĩa là các vi sinh vật hữu hiệu. Trong chế phẩm này có khoảng 80 loài vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí thuộc các nhóm : vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, nấm mốc, xạ khuẩn. 80 loài vi sinh vật này đuợc lựa chọn từ hon 2000 loài sử dụng phổ biến trong công nghiệp thực phẩm và công nghệ lên men. Trong quá trình xử lý rác thải thường dùng EM ở dạng bột pha thành dạng dung dịch lỏng để phun lên rác thải nhằm khử mùi hôi. 2.2.2. Men vi sinh phân hủy rác Trong sản xuất phân vi sinh thường dùng men vi sinh vật phân hủy rác là loại men vi sinh tổng hợp sản xuất từ các chủng vi sinh vật phân giải cenlulose (Trichoderma, Streptomyces), vi sinh vật phân giải chất hữu cơ (Bacillus, Candida), chủng vi sinh vật kích thích sinh trưởng (Azotobacter) SVTH: Dương Văn Bằng Lớp 10SHLT Hình 2.1. Nấm Trichoderma Hình 2.2. Streptomyces Hình 2.3. Candida Hình 2.4. Azotobacter Hình 2.3. Azotobacter Đồ án tốt nghiệp 10 GVHD: Nguyễn Thị Lan 2.2.3. Phân lân Phân lân hay còn gọi là phân superphosphate đơn có màu xám xanh dạng bột mịn, khi gặp ẩm dễ vón cục. Trong đề tài này sử dụng phân lân giạng bột có công thức hoá học: Ca(H 2 PO 4 ) 2 2.2.4. Phân kali Phân kali có dạng viên tròn màu đỏ dễ hút ẩm, chảy nước khi tiếp xúc với không khí. Trong đề tài này sử dụng phân lân dạng bột có công thức hoá học: K 2 O hoặc KCl 2.2.5. Dung dịch ammoniac Sử dụng tinh thể amonac hoà tan trong nước thành dung dịch amonihydroxyt Công thức: NH 4 OH. 2.3. Một số phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt 2.3.1. Phương pháp chôn lấp Đây là phương pháp xử lý lâu đời, cổ điển và đơn giản nhất. Phương pháp này đòi hỏi tốn nhiều diện tích đất và thời gian xử lý lâu, có mùi hôi thối, sinh ra các khí độc như CH 4 , H 2 S, NH 3 gây ô nhiễm nguồn không khí xung quanh, gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất [3, tr44]. 2.3.2. Phương pháp đốt Đây là phương pháp tạm thời khi lượng rác quá nhiều. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi kinh phí cao do tốn nhiều nhiên liệu đốt, ngoài ra phương pháp này gây ô nhiễm môi trường không khí rất nghiêm trọng, gây hiệu ứng nhà kính và các loại bệnh về đường hô hấp. Phương pháp này thích hợp với thải công nghiệp, rác thải y tế có nhiều thành phần độc hại [3, tr45]. SVTH: Dương Văn Bằng Lớp 10SHLT [...]... Mn, B, Mo, Fe… - Vi sinh vật Tùy theo công thức, tùy nơi sản xuất, tùy doanh nghiệp sản xuất mà tỉ lệ các thành phần này là khác nhau 2.4.2.3 Phân loại phân vi sinh và số loại phân vi sinh trên thị trường a Phân loại phân vi sinh  Tùy theo công nghệ sản xuất người ta chia phân vi sinh thành 2 loại SVTH: Dương Văn Bằng Lớp 10SHLT Đồ án tốt nghiệp 14 GVHD: Nguyễn Thị Lan - Phân vi sinh trên nền chất... có khả năng chuyển hoá hợp điều kiện nâng cao năng suất và hoặc chất lượng nông sản - Phân vi sinh vật kích thích, điều hoà sinh trưởng thực vật chứa các vi sinh vật có khả năng sản sinh các hoạt chất sinh học có tác dụng điều hoà, kích thích quá trình trao đổi chất của cây chất của cây - Phân vi sinh vật chức năng là sản phẩm có chứa không chỉ các vi sinh vật làm phân bón như cố định nitơ, phân giải... khi sấy: 28% 4.2 Kế hoạch sản xuất của nhà máy - Nhà máy làm vi c ngày 1 ca mỗi ca làm vi c 8 giờ - Nhà máy được nghỉ ngày chủ nhật ngoài ra được nghỉ vào các ngày lễ theo quy định của nhà nước - Trong một năm thì nhà máy nghỉ hoạt động 10 ngày để sủa chữa bảo dưỡng thiết bị SVTH: Dương Văn Bằng Lớp 10SHLT Đồ án tốt nghiệp 35 GVHD: Nguyễn Thị Lan Bảng 4.1 Bảng kế hoạch sản xuất của nhà máy Lượng nguyên... được sản xuất bằng cách tẩm nhiễm trực tiếp sinh khối vi sinh vật hữu ích vào cơ chất không cần thông qua công đoạn khử trùng Phân bón dạng này có mật độ vi sinh vật hữu ích lớn hơn 106 vi sinh vi sinh vật/g(ml) và được sử dụng với số lượng từ vài trăm đến hàng ngàn kg (lít)/ha  Dựa trên cơ sở tính năng tác dụng của các chủng loại vi sinh vật sử dụng, phân bón vi sinh còn được gọi dưới các tên: - Phân. .. 2,38 triệu tấn, tồn kho năm trước 2 triệu tấn 2.4.2 Phân vi sinh và thành phần của phân vi sinh 2.4.2.1 Phân vi sinh là gì? Phân bón vi sinh vật (phân vi sinh) là sản phẩm chứa vi sinh vật sống, đã được tuyển chọn có mật độ phù hợp với tiêu chuẩn ban hành, thông qua các hoạt động sống của chúng tạo nên các chất dinh dưỡng mà cây trồng có thể sử dụng được (N, P, K, S, Fe ) hay các hoạt chất sinh học,... mang khử trùng (chế phẩm vi sinh vật): là sản phẩm được tạo thành từ sinh khối vi sinh vật tuyển chọn và cơ chất (chất mang) đã tiệt trùng, có mật độ vi sinh hữu ích > 109 vi sinh vật/gam và mật độ vi sinh vật tạp nhiễm thấp hơn 1 /100 0 so với vi sinh vật hữu ích Phân bón dạng này được sử dụng dưới dạng nhiễm hạt hoặc tưới phun với liều lượng 1-1,5 kg (lít)/ha canh tác - Phân vi sinh trên nền chất mang... thích sinh trưởng thực vật mà còn có các loại vi sinh vật có khả năng ức chế, tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh cây trồng SVTH: Dương Văn Bằng Lớp 10SHLT Đồ án tốt nghiệp 15 GVHD: Nguyễn Thị Lan b Một số loại phân vi sinh trên thị trường  Phân vi sinh Biogro của công ty TNHH nông nghiệp hữu cơ Vi t Nam: Biogro được tạo thành từ chế phẩm vi sinh chức năng và cơ chất hữu cơ đã được xử lý Thành phần của phân. .. các tên: - Phân VSV cố định nitơ (phân đạm vi sinh) chứa các vi sinh vật sống cộng sinh với cây bộ đậu, hội sinh trong vùng rễ cây trồng cạn hay tự do trong đất, nước có khả năng sử dụng nitơ từ không khí tổng hợp thành đạm cung cấp cho đất và cây trồng - Phân vi sinh vật phân giải hợp chất photpho khó tan (phân lân vi sinh) Là sản phẩm chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống đã được tuyển chọn chất... sẽ đưa vào máy phối trộn Phun men vi sinh phân hủy vào dòng chảy rác để phối trộn cho đều Tỉ lệ men vi sinh sử dụng 1,5% so với lượng rác hữu cơ cần ủ 3.2.12 Ủ sơ bộ Mục đích: Tạo điều kiện cho quá trình tăng sinh khối của vi sinh vật phân giải tự nhiên và vi sinh vật bổ sung và phân giải một phần rác thải Ở giai đoạn đầu, nhiệt độ của khối ủ sẽ tăng rất nhanh có thể đạt 60-70 0C, những sinh vật gây... của phân vi sinh Biogro bón qua rễ gồm có: 1,0x10 6 -107 vi sinh vật cố định đạm; : 4,0x10 6 -107 vi sinh vật phân giải lân và trên 8,4% chất mang bao gồm các chất hữu cơ đã được xử lý như mùn rác, than mùn… sản phẩm được đóng gói trong bao nilon với khối lượng tịnh 25kg với độ ẩm 20 – 25%  Phân vi sinh cố định đạm được bán trên thị trường dưới các tên thương phẩm sau đây: - Phân nitragin chứa vi khuẩn

Ngày đăng: 04/10/2014, 08:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan