ĐỀ TÀI RÈN LUYỆN MỘT SỐ KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP PHẦN HIĐOCACBON CHƯƠNG IV HÓA HỌC 9

33 2.2K 4
ĐỀ TÀI RÈN LUYỆN MỘT SỐ KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP PHẦN HIĐOCACBON  CHƯƠNG IV HÓA HỌC 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thông qua việc giải bài tập Hóa học giúp học sinh rèn luyện kỹ năng, củng cố kiến thức về Hóa học. Giải bài tập Hóa học giúp giáo viên có thể kiểm tra kiến thức của học sinh, phát hiện khả năng tư duy, khả năng nắm bắt kiến thức và kĩ năng giải bài tập của các em đang ở mức độ nào? từ dó giáo viên kịp thời điều chỉnh phương pháp giảng dạy của mình, kịp thời củng cố kiến thức cũ và bổ sung kiến thức mới cho học sinh. Xuất phát từ lí do trên cùng với những suy nghĩ là làm thế nào để giúp học sinh giải tốt các bài tập Hóa học phần hiđrocacbon. Đó là lí do giúp tôi chọn đề tài “Rèn luyện một số kĩ năng giải bài tập phần hiđrocacbon chương IV Hóa Học 9”.

RÈN LUYỆN MỘT SỐ KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP PHẦN HIĐOCACBON - CHƯƠNG IV HÓA HỌC 9” A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong thời đại mới với nền công nghệ thông tin khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển thì nhu cầu về kiến thức ngày càng đặt vai trò cao hơn. Những kiến thức liên quan đến đời sống ngày càng mở rộng. Kiến thức Hóa học ở trường THCS đối với học sinh vừa mới mẻ vừa trừu tượng nên việc hình thành các kỹ năng cho học sinh nhằm vận dụng kiến thức đã học rất quan trọng và cần thiết. Bên cạnh hình thành kĩ năng giải bài tập định lượng thì việc hình thành các kĩ năng giải bài tập định tính nhằm củng cố kiến thức đã học một các có hệ thống cũng rất quan trọng. Thông qua việc giải bài tập Hóa học giúp học sinh rèn luyện kỹ năng, củng cố kiến thức về Hóa học. Giải bài tập Hóa học giúp giáo viên có thể kiểm tra kiến thức của học sinh, phát hiện khả năng tư duy, khả năng nắm bắt kiến thức và kĩ năng giải bài tập của các em đang ở mức độ nào? từ dó giáo viên kịp thời điều chỉnh phương pháp giảng dạy của mình, kịp thời củng cố kiến thức cũ và bổ sung kiến thức mới cho học sinh. Xuất phát từ lí do trên cùng với những suy nghĩ là làm thế nào để giúp học sinh giải tốt các bài tập Hóa học phần hiđrocacbon. Đó là lí do giúp tôi chọn đề tài “Rèn luyện một số kĩ năng giải bài tập phần hiđrocacbon- chương IV Hóa Học 9”. B.THỰCTRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI: I. THUẬN LỢI Trang thiết bị của nhà trường được trang bị tương đối đầy đủ: Có phòng thí nghiệm Hóa -Sinh.Có một giáo viên chuyên trách thiết bị, một giáo viên chuyên trách thư viện. Dụng cụ hóa chất phục vụ giảng dạy phần hiđrocacbon tương đối đầy đủ. Có sự giúp đỡ và góp ý tận tình của ban lãnh đạo và các đồng nghiệp trong nhà trường. Được sự hỗ trợ kịp thời của chuyên môn phòng giáo dục và của nhà trường về khâu hướng dẫn sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học. Học sinh phần nào đã quen với cách học theo hướng tích cực. Nhiều học sinh đã có sự thi đua cạnh tranh lành mạnh trong học tập nhất là các môn học tự nhiên, các em đã biết vận dụng tư duy để giải những bài tập khó để thể hiện khả năng của mình trước tập thể. Nhà trường đã phân loại học sinh theo lực học, đối với học sinh lớp chọn giáo viên có thể giảng dạy những bài tập nâng cao đòi hỏi học sinh phải vận dụng tối đa khả năng tư duy của mình. Riêng với học sinh những lớp còn lại có thể dạy kĩ hơn về lý thuyết và đưa ra những bài tập phù hợp với trình độ học sinh để các em tiếp thu kiến thức được thuận lơi, thường xuyên củng cố kiến thức giúp các em ghi nhớ bài học tốt hơn. Nhà trường đã có kế hoạch và tiến hành dạy phụ đạo học sinh yếu kém góp phần cải thiện đáng kể về chất lượng học tập của học sinh. Trang 1 II.KHÓ KHĂN Trường THCS , đời sống của nhân dân ở đây còn nhiều khó khăn, nhiều gia đình phải làm thuê kiếm sống nên phụ huynh ít có điều kiện quan tâm và đầu tư đến việc học tập của con em mình,vì thế năng lực học học tập của nhiều học sinh còn yếu. Phòng thí nghiệm bộ môn hóa học chưa đúng quy cách, diện tích hẹp, chưa có kho chứa dụng cụ - hóa chất. III.SỐ LIỆU THỐNG KÊ TRƯỚC KHI NGHIÊN CỨC ĐỀ TÀI Đối tượng nghiên cứu TB trở lên Giỏi -Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % C. NỘI DUNG I.CƠ SỞ LÍ LUẬN Nghị quyết của Quốc hội khóa X ( Kì họp thứ 8) về đổi mới giáo dục phổ thông với mục tiêu là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục. Nhằm nâng cao giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp, hóa hiện đại hóa đất nước. Phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Để góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo học sinh thành những con người toàn diện, sáng tạo tiếp thu những tri thức khoa học, kiến thức hiện đại vận dụng linh hoạt, hợp lý những vấn đề cho bản thân và xã hội. Khi đổi mới phương pháp dạy học, mục tiêu của dạy học Hóa học tập trung nhiều hơn đến việc hình thành những năng lực hoạt động cho học sinh. Mục tiêu của mỗi bài dạy ngoài những kiến thức kỹ năng cơ bản của học sinh cần đạt được chú ý nhiều tới việc hình thành các kỹ năng vận dụng kiến thức. Bài tập Hóa học là một trong những nguồn để hình thành kiến thức kỹ năng mới cho học sinh giải bài tập Hóa học cũng giúp học sinh tìm kiến thức kỹ năng mới. Giải bài tập hóa học là một trong những hoạt động cơ bản nhất giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Với học sinh có lực học trung bình hoặc yếu- kém thì việc giải bài tập hóa học còn gặp nhiều khó khăn. Khi giải bài tập các em không biết bắt đầu từ những bước giải nào, vì sao lại thực hiện bước giải đó ? nhiều em ( kể cả học sinh có học lực khá- giỏi ) không thể nhớ công thức hết các công thức giúp giải bài tập hóa học ( tính số mol, khối lượng, thể tích chất khí ở đktc, nồng độ dung dịch…).Vì thế giáo viên cần phải rèn cho học sinh kĩ năng giải bài tập. Thông qua giải bài tập Hóa học các em được cũng cố, đào sâu và mở rộng lại những kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú, tích cực đồng thời phát Trang 2 triển năng lực tư duy, rèn luyện trí thông minh cho học sinh, giúp các em nhớ được nhiều và lâu hơn những công thức tính toán thuộc về bộ môn Hóa học. Đó cũng là cơ sở để giáo viên tuyển chọn học sinh giỏi bộ môn hóa học trong nhà trường. II. NỘI DUNG THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1. Một số kĩ năng cần rèn cho học sinh trong phần hiđro cacbon – chương IV – Hóa học 9:  Rèn luyện kĩ năng viết công thức cấu tạo đơn giản của một số hiđrocacbon .  Củng cố kiến thức về hiđrocacbon.  Rèn luyện kĩ năng giải một số dạng bài tập định lượng phần hiđrocacbon. DẠNG 1: Tìm công thức hóa học của hợp chất hữu cơ. DẠNG 2: Bài tập về đốt cháy hiđrocacbon DẠNG 3: Bài tập về hỗn hợp khí . DẠNG 4: Bài tập về benzen DẠNG 5: Bài tập chuỗi phản ứng về hiđrocacbon. DẠNG 6: Bài tập nhận biết một số chất khí. DẠNG 7: Bài tập về làm sạch hỗn hợp khí. 2. Biện pháp thực hiện: a. Rèn luyện kĩ năng viết công thức cấu tạo đơn giản của một số hiđrocacbon. Trong các bài tập hoá học hữu cơ lớp 9, việc xác định công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ là một yêu cầu cần thiết để giải quyết những yêu cầu khác. Vì vậy, để giúp học sinh có kỹ năng giải bài tập dạng này đòi hỏi giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh tìm ra những cách giải khác nhau từ những bài tập cơ bản trong sách giáo khoa lớp 9, giúp học sinh sử dụng đồng thời nhiều kiến thức và khả năng tư duy của học sinh. Ở lớp 8 các em đã được học qui tắc hóa trị. Giáo viên cần lưu ý cho học sinh qui tắc hóa trị chỉ đúng đối với hợp chất vô cơ. Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất hữu cơ được thể hiện qua liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. Khi dạy phần hóa trị và liên kết trong phân tử, giáo viên phải cho học sinh làm quen với một số liên kết trong phân tử của một số nguyên tố thường gặp trong thành phần phân tử hợp chất hữu cơ, theo bảng sau: Bảng 1: Hóa trị và liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. Nguyên tố hóa học Hóa trị Liên kết trong phân tử Hiđro I −H Clo I −Cl Brom I −Br Oxi II −O− , = O Nitơ III −N− , = N − , ≡ N ﺍ Cacbon IV ﺍ − C− , − C = , − C ≡ , ﺍ ﺍ Cần phân biệt cho học sinh liên kết đơn, liên kết đôi và liên kết ba. Các em bước đầu đã được làm quen với các loại liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ nên khi học đến công thức cấu tạo của mêtan, etilen, axetilen và benzen các em không bị bở ngỡ Trang 3 mà được nhắc lại thêm một lần nữa về công thức cấu tạo của những hiđrocacbon này vì thế các em sẽ nhớ lâu hơn về đặc điểm cấu tạo của chúng. Bảng 1 cũng là cơ sở giúp các em có thể dể dàng làm một số bài tập sau: Bài tập 1 –Trang 119-sgk: Hãy tính số liên kết đơn, liên kết đôi giữa những nguyên tử cacbon trong phân tử các chất sau: a) CH 3 ─ CH 3 b)CH 2 = CH 2 c) CH 2 = CH – CH = CH 2 Bài 1 a - Trang 122-sgk : Hãy cho biết trong các chất sau: a) CH 3 ─ CH 3 b) CH 2 = CH 2 c) CH ≡ CH d) CH 4 e) CH 2 ≡ CH – CH 3 Chất nào có liên kết ba trong phân tử ? Giáo viên có thể sử dụng mô hình phân tử hợp chất hữu cơ để mô tả về liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba nhằm giúp học sinh dễ hình dung hơn, dể hiểu hơn và cũng gây được sự thích thú cho học sinh. Nhằm giúp học sinh viết nhanh, chính xác công thức cấu tạo đơn giản của một số hiđrocacbon, giáo viên cung cấp cho học sinh thông tin theo bảng sau ( có thể in bảng mẩu phát cho các em photo làm tài liệu tham khảo). Bảng 2: Liên kết trong phân tử của một số hiđrocacbon Hiđrocacb on Công thức tổng quát Công thức phân tử Mạch cacbon Liên kết trong mạch cacbon Ankan C n H 2n+ 2 ( n ≥ 1 ) CH 4 , C 2 H 6 , C 3 H 8 , … Mạch thẳng ( n ≥ 2 ) Mạch nhánh ( n ≥ 4 ) Chỉ có liên kết đơn. Chỉ có liên kết đơn Anken C n H 2n ( n ≥ 2 ) C 2 H 4 , C 3 H 6 , C 4 H 8 , … Mạch thẳng ( n ≥ 2 ) Mạch nhánh ( n ≥ 4 ) Mạch vòng ( n ≥ 3 ) Có 1 liên kết đôi. Có 1 liên kết đôi. Chỉ có liên kết đơn. Akin C n H 2n– 2 ( n ≥ 2 ) C 2 H 2 , C 3 H 4 , C 4 H 6 , … Mạch thẳng ( n ≥ 2 ) Mạch nhánh ( n ≥ 5 ) Mạch vòng ( n ≥ 3 ) có 1 liên kết ba có 1 liên kết ba có 1 liên kết đôi. Aren C n H 2n - 6 ( n ≥ 6 ) C 6 H 6 , C 7 H 8 , … Mạch vòng ( n ≥ 6 ) có 3 liên kết đôi xen kẽ ba liên kết đơn tạo thành vòng 6 cạnh đều nhau. Bài tập minh họa Bài 1: (Bài 3 sgk – trang 112): Viết công thức cấu tạo dạng mạch vòng ứng với các công thức phân tử sau: a) C 3 H 6 b) C 4 H 8 c) C 5 H 10 Cả ba hiđrocacbon ở trên đều là anken, học sinh dựa vào đặc điểm liên kết trong phân tử của anken để viết mạch cacbon trước sau đó thêm hiđro vào từng nguyên tử cacbon sao cho đúng hóa trị của cacbon là IV. Trang 4 Mạch vòng có thể là hình tam giác, tứ giác, ngũ giác … Với công thức C 5 H 10 chỉ cần các em viết được mạch vòng dạng ngũ giác. Sau đó giáo viên gợi ý để các em viết mạch vòng dạng tứ giác và tam giác có thể chấm điểm nếu có học sinh viết đúng nhằm kích thích lòng ham học và phát huy tối đa khả năng tư duy tìm tòi của học sinh. Bài 2: ( Bài 1-trang 133- sgk): Viết công thức cấu tạo dạng đầy đủ và thu gọn của các chất hữu cơ có công thức phân tử sau: a) C 3 H 8 ( ankan) b) C 4 H 6 (anken ) c) C 5 H 4 (ankin) Nếu không có bảng 2, học sinh sẽ viết công thức cấu tạo của các hiđrocacbon ở trên một cách mò mẫm, sẽ mất thời gian và không chính xác. Nếu có bảng 2 các em chỉ dựa vào đặc điểm liên kết của từng loại hiđrocacbon viết mạch cacbon, rồi thêm hiđro vào cacbon , vừa nhanh gọn vừa chính xác. Cũng từ bảng 2, học sinh có thể tự viết công thức cấu tạo của mêtan, etilen, axetilen và benzen và nêu đặc điểm liên kết trong phân tử. b. Củng cố công thức hóa học, công thức cấu tạo, tính chất hóa học của mêtan, etilen, axetilen, benzen. Hóa học hữu cơ nói chung và phần hiđrocacbon nói riêng khá mới mẻ và tương đối khó đối với học sinh. Vì thế để giúp các em có thể lĩnh hội và ghi nhớ được kiến thức ở phần này, sau mỗi tiết học giáo viên phải chốt lại và nhấn mạnh những kiến thức trọng tâm, bắt đầu tiết học mới cũng nên dành thời gian kiểm tra và ôn lại kiến thức của bài hôm trước có so sánh sự giống và khác nhau trong công thức cấu tạo từ đó rút ra tính chất hóa học của chúng giống và khác nhau ở điểm nào? Chẳng hạn so sánh cấu tạo và tính chất hóa học của mêtan với etilen, của etilen với axetilen. Sau khi dạy xong bài benzen yêu cầu học sinh tổng hợp kiến thức bằng cách hoàn thành nội dung bảng sau: Bảng 3:Tổng hợp kiến thức về metan, etilen, axetilen và benzen. Metan Etilen Axetilen Benzen CTPT CTCT TCVL TCHH Điều chế Ứng dụng Trang 5 Bảng 3:Tổng hợp kiến thức về metan, etilen, axetilen và benzen. Metan Etilen Axetilen Benzen CTPT CH 4 C 2 H 4 C 2 H 2 C 6 H 6 C T C T H ﺍ H−C− H ﺍ H H−C= C−H ﺍ ﺍ H H H−C≡C −H TCVL Chất khí không màu ,không mùi, không vị, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí Chất khí không màu ,không mùi, không vị, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí Chất khí không màu ,không mùi, không vị, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí Chất lỏng không màu ,không tan trong nước, nhẹ hơn nước, hòa tan nhiều chất. Tính chất hóa học Phản ứng cháy CH 4 +2O 2 CO 2 +2H 2 O Phản ứng cháy C 2 H 4 +3O 2 2CO 2 +2H 2 O Phản ứng cháy 4C 2 H 2 +5O 2 4CO 2 +2H 2 O Phản ứng cháy 2C 6 H 6 +15O 2 12CO 2 +6H 2 O Phản ứng thế CH 4 +Cl 2 CH 3 Cl+ HCl Phản ứng cộng CH 2 =CH 2 +Br 2 Br-CH 2 –CH 2 -Br Phản ứng cộng CH≡CH 2 +2Br 2 Br 2 -CH 2 –H 2 -Br 2 Phản ứng thế C 6 H 6 +Br C 6 H 6 Br+ HBr C 6 H 6 +3Cl 2 C 6 H 5 Cl+ HCl phản ứng trùng hợp …+CH 2 = CH 2 + CH 2 =CH 2 + CH 2 = CH 2 + … xúc tác,áp suất, nhiệt độ …-CH 2 -CH 2 -CH 2 -CH 2 - CH 2 - CH 2 - phản ứng cộng C 6 H 6 +3H 2 Ni,t o C 6 H 12 C 6 H 6 +3Cl 2 askt C 6 H 6 Cl 6 Điều chế CH 3 COONa+NaOH CH 4+ Na 2 CO 3 Al 4 C 3 +12H 2 O CH 4 +Al(OH) 3 C 2 H 5 OH 170 O C H 2 SO 4 đ C 2 H 4 + H 2 O PTN: CaC 2 +H 2 O C 2 H 2 + Ca(OH) 2 Trong CN: 2CH 4 1500 o C Làm lạnh nhanh C 2 H 2 + 3H 2 3C 2 H 2 C, 600 0 C C 6 H 6 Ứng dụng Làm nhiên liêu trong đời sống và sản xuất, nguyên liệu điều chế hiđro, bột than và nhiều chất khác Nguyên liệu điều chế nhựa poli etilen, rượu etilic, axit axetic… nhiên liệu và nguyên liệu trong công nghiệp sx nhựa PVC, cao su, axit axetic… làm dung môi, nguyên liệu sx chất dẻo,phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu… Trang 6 t o t o t o t o as Fe,t o Fet o c. Rèn luyện kĩ năng giải một số dạng bài tập định lượng- định tính phần hiđrocacbon. Bên cạnh việc giảng dạy lý thuyết theo chương trình sách giáo khoa đã qui định, giáo viên phải rèn luyện cho học sinh kĩ năng giải bài tập để củng cố kiến thức.Việc lựa chọn bài tập sao cho phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với nội dung từng chương, phù hợp với trình độ học sinh là rất quan trọng. Giáo viên phải chuẩn bị sẵn một số dạng bài tập cho mỗi bài học, mỗi chương. Và phải có bài tập dành cho học sinh có lực học khá- giỏi. Tuyệt đối tránh tình trạng chọn bài tập qua loa để giải cho xong tiết học.Với mỗi dạng bài tập giáo viên phải chọn ra một số bài tập hướng dẫn các em giải và phải có một số bài tập để các em tự giải. DẠNG 1: Tìm công thức hóa học của hợp chất hữu cơ. Bài 1: Phân tử hợp chất hữu cơ A có 2 nguyên tố. Đốt cháy hoàn toàn 3 gam chất A thu được 5,4 gam H 2 O. Hãy xác định công thức phân tử của A. Biết khối lượng mol của A là 30 gam. Bài 2 : Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ A chỉ chứa 2 nguyên tố thu được 11 gam CO 2 và 6,75 gam H 2 O xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo A, biết PTK của A là 30 ? Bài3: Đốt cháy 3 gam một chất hữu cơ A thu được 6,6 gam CO 2 và 3,6 gam H 2 O. a) Xác định công thức phân tử của A , biết phân tử khối của A là 60. b) Viết công thức cấu tạo có thể có của A? Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn 3 gam một chất hữu cơ A thu được 8,8 gam CO 2 và 5,4 gam H 2 O. a) Trong chất hữu cơ A chứa những nguyên tố nào ? b) Biết phân tử khối của A nhỏ hơn 40. Tìm công thức phân tử của A? c) Chất A có làm mất màu dung dịch brom không ? d) Viết phương trình hóa học của A với clo khi có ánh sáng. Bài 5: Hợp chất hữu cơ A có tỷ khối đối với hiđro là 14. Đốt cháy 1,4 gam A thu được sản phẩm gồm 4,4 gam CO 2 và 1,8 gam H 2 O. Xác định công thức phân tử của A? Bài 6: Khi đốt hoàn toàn 2,2 gam một hợp chất hữu cơ X thu được 6,6 gam CO 2 và 3,6 gam H 2 O . Tỷ khối của A đối với hiđro là 22. Xác định công thức phân tử của hợp chất hữu cơ A ? Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn 2,9 gam hợp chất hữu cơ A thu được 8,8 gam CO 2 , và 4,5 gam H 2 O. Ở đltc 2,24 lít khí A có khối lượng 5,8 gam. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A? Bài 8: Đốt cháy hoàn toàn m gam chất hữu cơ A cần dùng 11,2 gam oxi và thu được 8,8 gam CO 2 và 5,4 gam H 2 O.Xác định công thức phân tử của A biết 25g < M A < 35g Bài 9: Hợp chất hữu cơ A chứa các nguyên tố C,H,O. Trong đó % C= 60 %, %H = 13,33 %. Xác định công thức phân tử của A, biết khối lượng mol của A là 60 gam. Để rèn luyện cho học sinh kĩ năng giải dạng bài tập này, giáo viên phải đưa ra những bước giải chung, hướng dẫn các em giải một số bài. Sau đó chỉ giải đáp những thắc mắc khi các em gặp khó khăn ở bước giải nào đó. Cuối mỗi tiết học giáo viên phải dành ra từ 10 đến 15 phút để hướng dẫn học sinh giải bài tập. Trang 7 Bước 1: Tìm khối lượng mỗi nguyên tố 2 c co m =(m .12):44 2 H H O m =(m .2):18 Khi đốt cháy một hợp chất hữu cơ mà sản phẩm thu được chỉ gồm có CO 2 và H 2 O, thì hợp chất đó có chứa 2 nguyên tố ( cacbon, hiđro) hoặc 3 nguyên tố (cacbon, hiđro và oxi). Nếu đề bài đã cho biết rõ chất hữu cơ đem đốt cháy chỉ chứa 2 nguyên tố hoặc chất hữu cơ đó là một hiđrocacbon thì chỉ cần xác định khối lượng cacbon và hiđro. Nếu chất hữu cơ đem đốt cháy không nói rõ chứa những nguyên tố nào thì ta phải xác định xem chất đó có chứa thêm nguyên tố oxi hay không : Nếu m O = m A – (m C + m H ) = o A chỉ chứa 2 nguyên tố C và H Nếu m O = m A – (m C + m H ) > 0 A chứa 2 nguyên tố C ,H và thêm O Bước 2: Tìm số mol nguyên tử mỗi nguyên tố. n C = m C : M C n H = m H : M H Bước 3: Lập tỷ lệ số mol C O H C H O C H O m m m n :n :n = : = =x:y:z M M M Bước 4: Công thức thực nghiệm (C x H y O z ) n = M A Bước 5: Viết công thức phân tử. Bài 1: Phân tử hợp chất hữu cơ A có 2 nguyên tố. Đốt cháy hoàn toàn 3 gam chất A thu được 5,4 gam H 2 O. Hãy xác định công thức phân tử của A. Biết khối lượng mol của A là 30 gam. Hướng dẫn giải Cách 1: Vì A là hợp chất hữu cơ nên A phải chứa nguyên tố cacbon. Chất hữu cơ A chỉ chứa 2 nguyên tố, khi đốt A (A hóa hợp với khí oxi trong không khí) thu được 5,4 g H 2 O như vậy trong A có nguyên tố hiđro. Bước 1: Tìm Khối lượng mỗi nguyên tố: m H = (5,4. 2) : 18 = 0,6 (g) m C = 3- 0,6 = 2,4 (g) Bước 2: Tìm số mol nguyên tử mỗi nguyên tố: n C = 2,4:12 = 0,2 (mol ) Trang 8 Các bước tiến hành giải bài tập từ 1-9 n H = 0,6 : 1 = 0,6 (mol) Bước 3: Lập tỷ lệ số mol: n C : n H = 0,2 : 0,6 = 1:3 Bước 4: Công thức thực nghiệm: (CH 3 ) n = 30 ( n là số nguyên dương) n = 2 Bước 5 : Công thức phân tử của A: C 2 H 6 Ngoài cách giải đã nêu ở trên, giáo viên có thể hướng dẫn các em giải bài tập này theo cách sau đây: Cách 2: Vì A là chất hữu cơ nên trong A phải chứa nguyên tố cacbon. Khi đốt cháy A thu được H 2 O nên trong A phải có hidrô. Theo đề bài, A chứa hai nguyên tố nên công thức của A có dạng C x H y . = = A 3 n 0,1(mol) 30 = = 2 H O 5,4 n 0,3(mol) 18 PTHH phản ứng cháy của A là: 4C x H y + (4x + y) O 2 → 0 t 4xCO 2 + 2yH 2 O 4 mol 2y mol 0,1 mol 0,3 mol Tỉ lệ 4 2y = 0,1 0,3 Giải ra ta được: y = 6 Mặt khác M A = 12x + y = 30 (*) Thay y = 6 vào (*) ta có:x = 2 Công thức phân tử của hợp chất hữu cơ A là C 2 H 6 Với cách giải thứ 2 sẽ gây khó khăn cho học sinh ở bước lập phương trình hóa học vì nhiều em sẽ không lập được phương trình hóa học hoặc lập phương trình bị sai, Do đó giáo viên nên thống nhất cho học sinh giải bài tập này theo cách thứ nhất, còn cách thứ 2 chỉ giới thiệu cho học sinh, em nào giải được theo cách này thì giải. Các bài tập 2,3 giải tương tự như bài tập 1. Bài 4: Đốt cháy 3 gam một chất hữu cơ A thu được 6,6 gam CO 2 và 3,6 gam H 2 O a) Xác định công thức phân tử của A , biết phân tử khối của A là 60. b) Viết công thức cấu tạo có thể có của A? Hướng dẫn giải Chất hữu cơ A không nói rõ có chứa những nguyên tố, khi đốt A ( A phản ứng với khí oxi trong không khí) thu được 6,6 gam CO 2 và 3,6 gam H 2 O như vậy trong A phải chứa 2 nguyên tố C và H. và phải xét xem A có chứa thêm O hay không? Trang 9 Bước 1: Tìm khối lượng mỗi nguyên tố: m C = ( 6,6.12): 44 = 1,8 (g) m H = (3,6. 2) : 18 = 0,4 (g) m O = 3 - (1,8 + 2,2) = 0,8 (g) A có chứa thêm nguyên tố oxi Bước 2 : Tìm số mol nguyên tử mỗi nguyên tố n C = 1,8 : 12 = 0,15 (mol ) n H = 0,4 : 1 = 0,4 (mol) n O = 0,8 : 16 = 0,05 (mol) Bước 3: Lập tỷ lệ số mol n C : n H : n 0 = 0,15 : 0,4: 0,05 = 3 : 8 : 1 Bước 4:Công thức thực nghiệm: (C 3 H 8 O) n = 60( n là số nguyên dương), n =1 Bước 5: Công thức phân tử của A: C 3 H 8 O Bài tập 6: Giải tương tự bài 5, nhưng ở bước 4 tìm công thức thực nghiệm của hợp chất phải biện luận vì đề bài cho phân tử khối của A nhỏ hơn 40. Bước 1: Tìm khối lượng mỗi nguyên tố: m C = ( 8,8.12): 44 = 2,4 (g) m H = (5,4. 2) : 18 = 0,6 (g) m O = 3 – (2,4+ 0,6 )= 0 A Chỉ chứa 2 nguyên tố C ,H. Bước 2 :Tìm số mol nguyên tử mỗi nguyên tố n C = 2,4 : 12 = 0,2 (mol ) n H = 0,6 : 1 = 0,6 (mol) Bước 3: Lập tỷ lệ số mol n C : n H = 0,2 : 0,6 = 1 : 3 Bước4: Công thức thực nghiệm: (CH 3 ) n < 40 ( n là số nguyên dương) n 1 2 3 … Công thức phân tử CH 3 C 2 H 6 C 3 H 9 … phân tử khối 15 30 45 Kết quả loại ( vì không đúng với hóa trị của cacbon) nhận( vì thỏa mãn yêu câu đề bài đã nêu ra) loại (vì phân tử khối lớn hơn 40) Bước 5: Công thức phân tử của A: C 2 H 6 Các bài tập 5, 6 : ở 2 bài tập này, vì chưa có khối lượng mol của hợp chất ( hoặc phân tử khối) chỉ cho biết tỷ khối hơi của hợp chất hữu cơ A so với hiđro, cho nên trước tiên chúng ta phải tìm khối lượng mol của hợp chất hữu cơ, sau đó giải theo 5 bước đã nêu ở trên. Cách tìm khối lượng mol của hợp chất hữu cơ A như sau : Ta có: 2 2 A A/H H = M d M Suy ra: 2 2 A H A/H = . =14.2 = 28 (gam) d M M ( bài tập 5) M =d .M =22.2=44(gam) A A/H H 2 2 (bài tập 6) Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn 2,9 gam hợp chất hữu cơ A thu được 8,8 gam CO 2 , và 4,5 gam H 2 O. Ở đltc 2,24 lít khí A có khối lượng 5,8 gam. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A? Trang 10 [...]... là một trong những dạng cơ bản của môn hóa học có tác dụng củng cố tính chất hóa học và phản ứng điều chế các hiđrocacbon Rèn luyện tính cẩn thận, kĩ năng viết các phương trình hóa học Giúp các em ghi nhớ lâu hơn tính chất của chất, những điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra Phần hiđrocacbon chỉ có 4 chất là metan, etilen, axetilen và benzen mỗi chất chỉ có từ 2 đến 3 tính chất hóa học, vì thế bài tập. .. phản ứng phần này không nhiều, nhưng để các em viết được phương trình hóa học thực hiện dạng bài tập này giáo viên nên thường xuyên kiểm tra bài cũ về tính chất hóa học và phản ứng điều chề một số hiđrocacbon Thông qua viết phương trình hóa học các em sẽ hiểu được rằng không chỉ có hợp chất vô cơ mới có bài tập về chuỗi phản ứng mà hợp chất hữu cơ cũng có dạng bài tập này Để củng cố tính chất hóa học của... phản ứng hóa học ở trên xảy ra DẠNG 6: Bài tập nhận biết một số chất khí : Nhằm củng cố kiến thức cho học sinh một cách có hệ thống và nắm kiến thức vững hơn khi giải bài tập Giáo viên cần cho học sinh nắm vững công thức hóa học, tính chất hóa học của từng loại chất, từng chất cụ thể để học sinh có thể vận dụng so sánh sự khác nhau giữa các chất, từ đó rút ra được cách nhận biết các chất Để học sinh... năng giải cũng như nhận dạng bài tập Từ đó học sinh nắm vững các bước giải bài tập Hoá học, các em có thể xây dựng cho mình một phương pháp giải bài tập bài Trang 30 Để đạt được kết quả đã nêu ra theo số liệu thống kê ở trên, tôi đã cho học sinh làm bài kiểm tra 45 phút với nội dung như sau : Trường THCS Lớp: Tên: Điểm Thứ ngày tháng năm 2010 KIỂM TRA: 45 PHÚT- MÔN HOÁ HỌC 9 A.PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN... mol của A là 60 g Phương pháp giải bài tập này khác các bài tập ở trên (không cho khối lượng sản phẩm sau khi đốt cháy mà cho phần trăm về khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất) Trang 11 Các bước giải dạng bài tập này các em đã học ở lớp 8 ( tính theo công thức hoá học- hoá học 8) , vì thế giáo viên có thể yêu cầu các em nêu lại các bước tiến hành giải bài tập Hướng dẫn giải Các bước tiến hành: Bước... có khối lượng riêng 0 ,9 g/ml cần bao nhiêu lit oxi? Tính khối lượng khí CO2 sinh ra ? Bài tập về benzen thường có liên quan đến hiệu suất phản ứng, khối lượng sản phẩm lý thuyết, khối lượng sản phẩm thực tế, thể tích chất và khối lượng riêng vì thế giáo viên phải cung cấp cho các em một số công thức giúp giải bài tập dạng này Bảng 6: Một số công thức giúp giải bài tập Hóa học 9 Công thức Kí hiệu Chú... các bước sau: Đánh số thứ tự các lọ hóa chất Tiến hành nhận biết, ghi nhận hiện tượng,viết phương trình hóa học Bài tập minh họa Trang 28 Bài 1: Nhận biết các khí sau bằng phương pháp hóa học Metan, etilen b) Metan, axetilen c) CO2, CH4, H2 d) Metan, etilen và Hiđro e) O2, CO2, H2 Câu a : câu này giáo viên cho học sinh giải ngay sau khi học bài etilen, nhằm khắc sâu tính chất hóa học của metan và etilen... A: C3H8O Với cách giải thứ 2 sẽ gây khó khăn cho học sinh ở bước lập tỷ lệ về khối lượng mỗi nguyên tố và thành phần phần trăm, tỷ lệ trên khó nhớ nên dễ dẫn đến tình ttrạng là các em sẽ lập sai tỷ lệ hoặc không biết lập tỷ lệ này Vì vậy giáo viên nên thống nhất cho học sinh giải dạng bài tập này theo cách 1 ( vì cách này môn hóa học 8- phần tính theo công thức hóa học các em đã được học) còn bước 2... có thể làm được bài toán nhận biết một số khí trong chương Hiđro cacbon ở chương trình Hóa học 9, ( có thể lồng ghép thêm một số khí đã học trong chương trình Trang 26 hóa vô cơ như hiđro, amoniac, hiđrosunfua, clo, nitơ đioxit …) Trước tiên giáo viên cầu khắc sâu những tính chất của từng chất cụ thể ( bảng 6 ) So sánh sự khác nhau về tính chất giữa các loại chất, các chất trong cùng một loại chất các... THỐNG KÊ SỐ LIỆU SAU KHI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu TB trở lên Giỏi -Khá SL SL % TB % SL Yếu % SL % Khi chưa áp dụng phương pháp trên vào trong giảng dạy, nhiều em học sinh chưa biết cách làm bài tập hoặc làm bài chưa đúng, còn lúng túng chưa biết cách trình bày một bài tập, chất lượng bài kiểm tra chưa cao Sau khi áp dụng phương phương pháp trên vào trong giảng dạy, học sinh đã có kĩ năng giải cũng . thế nào để giúp học sinh giải tốt các bài tập Hóa học phần hiđrocacbon. Đó là lí do giúp tôi chọn đề tài Rèn luyện một số kĩ năng giải bài tập phần hiđrocacbon- chương IV Hóa Học 9 . B.THỰCTRẠNG. RÈN LUYỆN MỘT SỐ KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP PHẦN HIĐOCACBON - CHƯƠNG IV HÓA HỌC 9 A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong thời đại mới với nền công nghệ thông tin khoa học kĩ thuật ngày càng. cacbon – chương IV – Hóa học 9:  Rèn luyện kĩ năng viết công thức cấu tạo đơn giản của một số hiđrocacbon .  Củng cố kiến thức về hiđrocacbon.  Rèn luyện kĩ năng giải một số dạng bài tập định

Ngày đăng: 04/10/2014, 08:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan