KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ SINH TRƯỞNG CỦA LOÀI CAO SU (Hevea brasiliensis) TRỒNG THUẦN LOÀI ĐỀU TUỔI TẠI XÃ HÓA QUỲ HUYỆN NHƯ XUÂN – TỈNH THANH HÓA

107 1.7K 5
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ SINH TRƯỞNG CỦA LOÀI CAO SU (Hevea brasiliensis) TRỒNG THUẦN LOÀI ĐỀU TUỔI TẠI XÃ HÓA QUỲ  HUYỆN NHƯ XUÂN – TỈNH THANH HÓA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦUĐể hoàn thành chương trình đào tạo đại học tại Trường Đại học Lâm Nghiệp khóa học 2007 – 2012, được sự nhất trí của trường Đại học Lâm nghiệp – Khoa Lâm học và dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Phạm Thế Anh, tôi tiến hành triển khai và thực hiện chuyên để tốt nghiệp ‘‘Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và sinh trưởng của loài Cao su – Hevea brasiliensis trồng thuần loài đều tuổi tại Xã Hóa Quỳ Huyện Như Xuân – Tỉnh Thanh Hóa’’. Sau hơn 2 tháng thực hiện chuyên đề đến nay khóa luận tốt nghiệp của tôi đã hoàn thành.Cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Ban giám hiệu trường Đại học Lâm nghiệp, Khoa Lâm học cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa. Đặc biệt là thầy Phạm Thế Anh đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình triển khai thực hiện chuyên đề này.Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo Xã Hóa Quỳ Huyện Như Xuân – Tỉnh Thanh Hóa, người dân tại địa phương và bạn bè đã giúp tôi hoàn thành khóa luận.Dù đã hết sức cố gắng nhưng do còn nhiều hạn chế trong trình độ và kinh nghiệm thực tiễn. Mặt khác, do thời gian có hạn nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý, phê bình của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn.Tôi xin chân thành cảm ơn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA LÂM HỌC  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ SINH TRƯỞNG CỦA LOÀI CAO SU (Hevea brasiliensis) TRỒNG THUẦN LOÀI ĐỀU TUỔI TẠI XÃ HÓA QUỲ - HUYỆN NHƯ XUÂN – TỈNH THANH HÓA NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ : 301 Giáo viên hướng dẫn : Th.S Phạm Thế Anh Sinh viên thực hiện : Hà Thị Hằng Khóa học : 2007 - 2012 Hà Nội, 2012 LỜI NÓI ĐẦU Để hoàn thành chương trình đào tạo đại học tại Trường Đại học Lâm Nghiệp khóa học 2007 – 2012, được sự nhất trí của trường Đại học Lâm nghiệp – Khoa Lâm học và dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Phạm Thế Anh, tôi tiến hành triển khai và thực hiện chuyên để tốt nghiệp ‘‘Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và sinh trưởng của loài Cao su – Hevea brasiliensis trồng thuần loài đều tuổi tại Xã Hóa Quỳ - Huyện Như Xuân – Tỉnh Thanh Hóa’’. Sau hơn 2 tháng thực hiện chuyên đề đến nay khóa luận tốt nghiệp của tôi đã hoàn thành. Cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Ban giám hiệu trường Đại học Lâm nghiệp, Khoa Lâm học cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa. Đặc biệt là thầy Phạm Thế Anh đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình triển khai thực hiện chuyên đề này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo Xã Hóa Quỳ - Huyện Như Xuân – Tỉnh Thanh Hóa, người dân tại địa phương và bạn bè đã giúp tôi hoàn thành khóa luận. Dù đã hết sức cố gắng nhưng do còn nhiều hạn chế trong trình độ và kinh nghiệm thực tiễn. Mặt khác, do thời gian có hạn nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý, phê bình của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà nội, ngày 2 tháng 6 năm 2012. Sinh viên thực hiện : Hà Thị Hằng MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 2 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 5 DANH MỤC CÁC BẢNG 6 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 6 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương I LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU 3 1.1. Trên thế giới 3 1.1.1. Nghiên cứu quy luật cấu trúc đường kính thân cây (N/D) 3 1.1.2. Nghiên cứu quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính thân cây (Hvn/D1.3). 5 1.1.3. Nghiên cứu quy luật tương quan giữa đường kính tán cây và đường kính ngang ngực (DT/D1.3) 7 1.2. Ở Việt Nam 7 1.2.1. Nghiên cứu quy luật cấu trúc đường kính thân cây rừng 7 1.2.2. Nghiên cứu quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính 8 1.2.3. Nghiên cứu tương quan giữa đường kính tán và đường kính ngang ngực 9 1.3. Một số công trình nghiên cứu về cây Cao su 10 1.3.1. Trên thế giới 10 1.3.2. Ở Việt Nam 10 Chương II ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, MỤC TIÊU, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12 2.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 12 2.1.1. Đặc điểm hình thái cây Cao su 12 2.1.2. Đặc điểm sinh thái của cây Cao su 13 2.1.3. Giá trị sử dụng : 14 2.2.Mục tiêu nghiên cứu : 15 2.2.1. Mục tiêu tổng quát : 15 2.2.2. Mục tiêu cụ thể : 15 2.3. Đối tượng, phạm vi và khu vực nghiên cứu : 15 2.3.1. Đối tượng nghiên cứu : 16 2.3.2. Phạm vi nghiên cứu : 16 2.4. Nội dung nghiên cứu : 16 2.4.1. Nghiên cứu cấu trúc rừng trồng Cao su 16 2.4.2. Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng của rừng trồng Cao su 16 2.4.3. Nghiên cứu mối quan hệ giữa một số chỉ tiêu sinh trưởng của loài Cao su 16 2.5. Phương pháp nghiên cứu : 16 2.5.1. Phương pháp kế thừa tài liệu 16 2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu 17 2.6. Phương pháp xử lí số liệu : 18 2.6.2. Lựa chọn phân bố lý thuyết phù hợp 19 2.6.3. Nghiên cứu phẩm chất lô rừng 22 2.6.4. Phân tích biến đổi tương quan H - D bằng hàm tuyến tính 22 2.6.5. Phân tích biến đổi tương quan giữa đường kính tán và đường kính ngang ngực (DT/D1.3) 25 Chương III ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 26 3.1. Điều kiện tự nhiên 26 3.1.1. Vị trí địa lý 26 3.1.2. Địa hình 26 3.1.3. Thổ nhưỡng 26 3.1.4. Khí hậu 26 3.1.5. Tài nguyên thiên nhiên 27 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 28 3.2.1. Lĩnh vực kinh tế 28 3.2.2. Về lĩnh vực văn hóa – xã hội 30 Chương IV KẾT QUẢ 32 4.1. Kết quả nghiên cứu cấu trúc rừng trồng Cao su thuần loài đều tuổi tại Xã Hoá Quỳ - Huyện Như Xuân – Tỉnh Thanh Hoá 32 4.1.1. Mật độ 32 4.1.2. Quy luật phân bố 33 4.2. Quy luật tương quan Hvn/D1.3 39 4.3. Quy luật tương quan Dt/D1.3 43 4.4. Chất lượng của lâm phần Cao su tại khu vực nghiên cứu 46 4.5. Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng 49 4.5.1. Sinh trưởng của đường kính ngang ngực (D1.3) 49 4.5.2. Sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn) 50 4.5.3. Sinh trưởng đường kính tán (Dt) 51 PHẦN V KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ 53 5.1. Kết luận 53 5.1.2. Về tương quan giữa chiều cao vút ngọn và đường kính ngang ngực 53 5.1.3. Về tương quan giữa đường kính tán và đường kính ngang ngực 53 5.1.4. Về đánh giá chất lượng cây rừng 54 5.1.5. Về sinh trưởng 54 5.2. Tồn tại 54 5.3. Kiến nghị 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 57 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu tắt Nghĩa đầy đủ D 1.3 Đường kính ngang ngực H vn Chiều cao vút ngọn D t Đường kính tán OTC Ô tiêu chuẩn N/D 1.3 Phân bố số cây theo cỡ đường kính N/H vn Phân bố số cây theo cỡ chiều cao H vn - D 1.3 Tương quan chiều cao vút ngọn và đường kính ngang ngực D T – D 1.3 Tương quan đường kính tán và đường kính ngang ngực DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng biểu Trang 4.1 Mật độ cây rừng tại khu vực nghiên cứu. 30 4.2 Kết quả mô hình hoá quy luật phân bố N/D1.3 31 4.3 Kết quả mô hình hoá quy luật phân bố N/Hvn 34 4.4 Kết quả đánh giá tương quan H vn /D 1.3 37 4.5 Kết quả đánh giá tương quan D t /D 1.3 40 4.6 Chất lượng cây rừng Cao su cấp tuổi 12 và 4 44 4.7 Biểu tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng về D 1.3 46 4.8 Biểu tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng về H vn 47 4.9 Biểu tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng về D t 48 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT Tên biểu đồ Trang 1.1 Biểu đồ phân bố N/D 1.3 33 1.2 Biểu đồ phân bố N/H vn 36 1.3 Biểu đồ tương quan D 1.3 và H vn 40 1.4 Biểu đồ tương quan D 1.3 và D T 43 1.5 Biểu đồ chất lượng cây rừng ở tuổi 12 45 1.6 Biểu đồ chất lượng cây rừng ở tuổi 4 45 ĐẶT VẤN ĐỀ Được mệnh danh là ‘‘Dòng sữa vàng mới lên ngôi’’- mủ được khai thác từ cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis, thuộc họ thầu dầu Euphorbiacea trong những năm gần đây đang được rất nhiều người dân và các công ty lâm nghiệp quan tâm. Cao su là cây đa tác dụng, trồng cây cao su cho hiệu quả kinh tế cao, ngoài khai thác mủ, thân cây còn là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, đồng thời có thể giúp cải thiện khí hậu, giữ ẩm cho đất, phát triển chăn nuôi dưới tán rừng,vv Vì vậy, Cao su đã và đang được nhiều tỉnh đưa vào làm cây trồng chủ lực của mình với hi vọng sẽ kích cầu nền kinh tế. Mủ cây cao su có giá trị kinh tế cao, 1ha khai thác mủ bình quân đạt 1,5 tấn/ha/năm, có nơi có thể đạt 1,8 - 2,0 tấn/ha/năm; sản phẩm mủ xuất khẩu có thể đạt tới 50 triệu đồng/tấn, con số này quy ra tiền có thể là rất ấn tượng trong lâm nghiệp so với trồng một số loài cây khác. Cây cao su có chu kỳ kinh doanh khoảng trên 20 năm, gỗ sử dụng trong công nghiệp chế biến, giá hiện tại đang xuất khẩu bình quân đạt 1.200 USD/m 3 gỗ thành khí . Gỗ từ cây cao su, gọi là gỗ cao su, được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ. Nó được đánh giá cao vì có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn và có thể chấp nhận các kiểu hoàn thiện khác nhau. Nó cũng được đánh giá như là loại gỗ "thân thiện môi trường", do người ta chỉ khai thác gỗ sau khi cây cao su đã kết thúc chu trình sản sinh nhựa mủ. Hạt cao su dùng làm giống, làm nguyên liệu tẩy rửa, thức ăn gia súc, hoá chất sơn và các loại phụ kiện khác. Cành lá dùng làm củi đun, lá cao su dùng làm phân bón khi phân huỷ. Giá trị về môi trường, sinh thái. Cây cao su trồng tập trung có khả năng giữ và tạo được nguồn nước, có độ che phủ lớn, chống xói mòn và có giá trị cảnh quan sinh thái du lịch. 1 Từ những ý nghĩa to lớn mà loài cây này đem lại cho cuộc sống, vấn đề nghiên cứu và phát triển hơn nữa diện tích gây trồng cây Cao su đang là vấn đề rất được quan tâm nghiên cứu hiện nay. Hơn nữa, việc nghiên cứu cấu trúc và sinh trưởng của rừng Cao su trồng thuần loài đều tuổi tại khu vực vừa là cơ sở để tác động nâng cao năng suất, đảm bảo ổn định sản lượng, đáp ứng nhu cầu cao về nguyên liệu của các ngành công nghiệp chế biến cao su. Xuất phát từ thực tiễn đó, để phát huy cao nhất vai trò sinh thái và kinh tế của loài cây đa tác dụng này, tôi tiến hành nghiên cứu thực hiện chuyên đề “Nghiên cứa đặc điểm cấu trúc và sinh trưởng của loài Cao su (Hevea brasiliensis) trồng thuần loài đều tuổi tại Xã Hóa Quỳ - Huyện Như Xuân – Tỉnh Thanh Hóa.” 2 Chương I LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới. 1.1.1. Nghiên cứu quy luật cấu trúc đường kính thân cây (N/D). Quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính là quy luật kết cấu cơ bản của lâm phần và được các nhà lâm học, điều tra rừng quan tâm nghiên cứu. Có rất nhiều tác giả nghiên cứu về lĩnh vực này tiêu biểu như : Balley (1973) sử dụng hàm Weibull, Schiffel (1898, 1899, 1902) biểu thị đường cong cộng dồn bằng đa thức bậc ba, Naslund (1936, 1937) xác lập quy luật phân bố Charlier cho phân bố N/D của lâm phần thuần loài đều tuổi khép tán, Drachenko, Svalov sử dụng phân bố số cây theo đường kính lâm phần Thông ôn đới. Đặc biệt để để tiếp cận các dãy phân bố kinh nghiệm của số cây theo đường kính các nhà khoa học đã sử dụng các họ hàm như : -Bêta : + Bennet F.A (1969) đã dùng phân bố Bêta và xác định các đại lượng đường kính nhỏ nhất (d m ), đường kính lớn nhất (d M ) thông qua phương trình tương quan kép với mật độ (N), tuổi (A) và cấp đất (S) như sau : 0 1 2 3 .log . . .log m d a a N a A N a N = + + + (1.1) 0 1 2 3 4 . .log . . . . . M d a a N a NA N a A S a A N = + + + + (1.2) + Burkhart (1974) và Strub (1972) tính toán các tham số của phân bố Beeta theo các dạng phương trình : 0 0 1 0 2 3 . . . . m h d a a h a A N a N = + + + (1.3) 0 0 1 2 3 . . . . M h d a a h a A N a N = + + + (1.4) 0 1 2 0 . . . A a a a A h N α = + + (1.5) 3 , , và m m d d α β [...]... thuần loài, đều tuổi tại Xã Hóa Quỳ - Huyện Như Xuân – Tỉnh Thanh Hóa 2.3.2 Phạm vi nghiên cứu : - Về địa bàn : chỉ giới hạn trong phạm vi rừng trồng Cao su thuần loài đều tuổi tại Xã Hóa Quỳ - Huyện Như Xuân – Tỉnh Thanh Hóa - Về nội dung : Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và cấu trúc của tầng cây cao của rừng trồng Cao su thuần loài đều tuổi tại Xã Hóa Quỳ – Huyện Như Xuân – Tỉnh Thanh Hóa 2.4... Tỉnh Thanh Hóa góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc đánh giá sinh trưởng, phát triển của cây Cao su tại địa phương 2.2.2 Mục tiêu cụ thể : - Nghiên cứu được cấu trúc rừng trồng Cao su tại khu vực nghiên cứu - Nghiên cứu được các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng trồng cao su tại khu vực nghiên cứu 2.3 Đối tượng, phạm vi và khu vực nghiên cứu : 15 2.3.1 Đối tượng nghiên cứu : Rừng trồng Cao su thuần loài, ... lá Cao su có thể dùng làm phân bón khi đã phân hủy Giá trị về môi trường sinh thái Cây Cao su trồng tập trung có khả năng giữ và tạo được nguồn nước, có độ che phủ lớn, chống xói mòn và có giá trị cảnh quan sinh thái du lịch 2.2.Mục tiêu nghiên cứu : 2.2.1 Mục tiêu tổng quát : Đánh giá được tình hình sinh trưởng và đặc điểm cấu trúc của rừng trồng Cao su thuần loài tại Xã Hóa Quỳ - Huyện Như Xuân – Tỉnh. .. dung nghiên cứu : 2.4.1 Nghiên cứu cấu trúc rừng trồng Cao su - Quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính N/D 1.3 - Quy luật phân bố số cây theo chiều cao N/H vn 2.4.2 Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng của rừng trồng Cao su - Nghiên cứu sinh trưởng đường kính ngang ngực D 1.3 - Nghiên cứu sinh trưởng của chiều cao vút ngọn H vn - Nghiên cứu sinh trưởng của đường kính tán D t 2.4.3 Nghiên cứu mối... Các cơ quan nghiên cứu về gỗ nhiệt đới khi nghiên cứu về gỗ Cao su chủ yếu đi sâu vào các vấn đề chính như : giải phẫu gỗ,tính chất cơ lí của gỗ, bảo quản gỗ Cao su và công nghệ chế biến Ngoài ra còn có các cơ quan chuyên nghiên cứu về Cao su trên thế giới như : Viện nghiên cứu Cao su Mã Lai, Viện nghiên cứu Cao su Ấn Độ … và nhiều cơ quan khác 1.3.2 Ở Việt Nam Tổng công ty Cao su Việt Nam năm 1997... chỉ tiêu sinh trưởng của loài Cao su - Nghiên cứu mối quan hê giữa đường kính ngang ngực và chiều cao vút ngọn ( D1.3 - Hvn) - Nghiên cứu mối quan hệ giữa đường kính nganh ngực và đường kính tán (D1.3 - Dt) 2.5 Phương pháp nghiên cứu : 2.5.1 Phương pháp kế thừa tài liệu Kế thừa tài liệu về : 16 - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu - Đặc điểm sinh thái của loài Cao su - Lịch... su, từ gây trồng, chăm sóc, kỹ thuật lấy mủ, giá trị sử dụng, hiệu quả kinh tế, công nghệ chế biến gỗ Cao su … và đã thu được những kết quả khả quan 11 Chương II ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, MỤC TIÊU, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 2.1.1 Đặc điểm hình thái cây Cao su Cây Cao su (Hevea brasiliensis) thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) là một loài cây công nghiệp có... Cao su đã trồng tại vùng Đông Nam Bộ để bón phân theo yêu cầu dinh dưỡng của cây Phạm Ngọc Nam (2001) đã nghiên cứu cơ sở khoa học và công nghệ chế biến gỗ Cao su sau khi lấy nhựa Các tác giả Việt Nam khác như : Trần Hợp, Ngô Văn Hoàng, Đặng Đình Bôi, Hồ Xuân Các … đã đi sâu vào nghiên cứu cấu tạo gỗ, khả năng sử dụng gỗ và các phương pháp sử lý gỗ Cao su Nhìn chung, đã có nhiều nghiên cứu về Cao su, ... (2.20) như sau : DT = a + b.D1.3 Sau đó, kiểm tra sự tồn tài của phương trình, các hệ số hồi quy, xác định các tham số, xác định quan hệ giữa hệ số tương quan và hệ số hồi quy tương tự như phần 2.6.4 25 Chương III ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1 Vị trí địa lý Hóa Quỳ là xã miền núi nằm ở phía Tây Nam của Huyện Như Xuân – Tỉnh Thanh Hóa Cách trung tâm Huyện Như Xuân. .. 2.1.3 Giá trị sử dụng : Sản phẩm chính lấy từ cây Cao su là mủ Cao su và nó được xếp là một trong những nguyên liệu chủ chốt của nền công nghiệp hiện đại, mủ Cao su là nguyên liệu được xếp thứ tư sau dầu mỏ, than đá và gang thép 14 Ngoài ra, hạt và gỗ Cao su là hai sản phẩm phụ có giá trị Mỗi ha Cao su trưởng thành có thể cho từ 250 – 500hg hạt Hạt Cao su ngoài dùng làm giống có thể ép lấy dầu, khô dầu . kích cầu nền kinh tế. Mủ cây cao su có giá trị kinh tế cao, 1ha khai thác mủ bình quân đạt 1,5 tấn /ha/ năm, có nơi có thể đạt 1,8 - 2,0 tấn /ha/ năm; sản phẩm mủ xuất khẩu có thể đạt tới 50 triệu đồng/tấn,. hấp dẫn và có thể chấp nhận các kiểu hoàn thi n khác nhau. Nó cũng được đánh giá như là loại gỗ "thân thi n môi trường", do người ta chỉ khai thác gỗ sau khi cây cao su đã kết thúc. e α λ α λ − − = (1.10) 4 Trong đó : F(x) là tần số quan sát x là cỡ đường kính hay cỡ chiều cao α, λ là hai tham số của phương trình 1.1.2. Nghiên cứu quy luật tương quan giữa chiều cao và đường

Ngày đăng: 04/10/2014, 08:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan