nghiên cứu xác định lượng mưa hiệu quả trong tính toán chế độ tưới cho lúa tỉnh hà tĩnh

129 1.2K 1
nghiên cứu xác định lượng mưa hiệu quả trong tính toán chế độ tưới cho lúa tỉnh hà tĩnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Qua một thời gian nghiên cứu thực hiện, đến nay luận văn thạc sỹ đề tài “Nghiên cứu xác định lượng mưa hiệu quả trong tính toán chế độ tưới cho lúa tỉnh Hà Tĩnh” đã được hoàn thành. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Văn Tỉnh; PGS.TS. Trần Viết Ổn đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn. Qua luận văn này, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới các cơ quan: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh; Phòng Nông nghiệp huyện Hương Sơn; Trung tâm khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn bạn bè đồng nghiệp, gia đình đã luôn động viên, khích lệ tinh thần giúp tác giả hoàn thành tốt luận văn. Hà Nội, tháng 9 năm 2011 TÁC GIẢ Nguyễn Thành Lê MỤC LỤC MỞ ĐẦU…………………………… 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI………………… …………… ….………1 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI…………………………………… …………… 1 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………… ………………… ………1 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ………………………………………… ………2 5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ……………………………… ……………… 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁCH XÁC ĐỊNH LƯỢNG MƯA HIỆU QUẢ TRONG TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ TƯỚI CHO LÚA…………… …………………3 1.1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MƯA HIỆU QUẢ 3 1.1.1. Tình hình nghiên cứu xác định lượng mưa hiệu quả trên thế giới 3 1.1.2. Tình hình nghiên cứu xác định lượng mưa hiệu quả ở Việt Nam 5 1.1.3. Các nhận xét đánh giá 6 1.2. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ TƯỚI CHO LÚA 7 1.2.1. Ý nghĩa của việc xác định chế độ tưới……… ……………….…… 7 1.2.2. Nội dung tính toán trong chế độ tưới……………… ……………… 7 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chế độ tưới 8 1.3. VÀI NÉT VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 9 1.3.1. Vị trí địa lý 9 1.3.2. Đặc điểm địa hình 10 1.3.3. Đặc điểm sông ngòi 10 1.3.4. Đặc điểm đất đai 11 1.3.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên tỉnh Hà Tĩnh 13 1.3.6. Đặc điểm dân sinh - kinh tế 14 1.3.7. Giới thiệu một số hệ thống thủy nông đặc trưng trên địa bàn nghiên cứu……………… ……………………………………… ……….………17 CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU QUY LUẬT PHÂN BỐ MƯA CỦA MỘT SỐ VÙNG THUỘC TỈNH HÀ TĨNH………………… …… ……….……………………… 20 2.1. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ KHÍ HẬU VIỆT NAM………… …………20 2.2. VÀI NÉT VỀ KHÍ HẬU TỈNH HÀ TĨNH…………………………… 21 2.3. QUY LUẬT PHÂN BỐ MƯA TRẬN THEO KHÔNG GIAN… ……….22 2.4. QUY LUẬT PHÂN BỐ MƯA TRẬN THEO THỜI GIAN.… ……… 22 2.4.1. Phân mùa mưa…………………………………… ………… …….22 2.4.2. Thời kỳ mưa lớn nhất………………………………………… ……23 2.4.3. Thời kỳ mưa nhỏ nhất…………………………………………… 24 2.4.4. Phân phối mưa năm…………………………………………… … 24 2.5. CÁC NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ……………………………………………29 CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA LƯỢNG MƯA HIỆU QUẢ VÀ LƯỢNG MƯA THỰC TẾ CHO CÁC VÙNG THUỘC TỈNH HÀ TĨNH…………………………………………………………………………… 30 3.1. NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA MỐI QUAN HỆ ẢNH HƯỞNG GIỮA LƯỢNG MƯA HIỆU QUẢ VÀ LƯỢNG MƯA THỰC TẾ … …… 30 3.2. NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG XÁC ĐỊNH LƯỢNG MƯA HIỆU QUẢ ……32 3.2.1. Cơ sở phân vùng xác định lượng mưa hiệu quả ………………… 32 3.2.2. Nghiên cứu phân vùng mưa hiệu quả…………………………… 32 3.3. NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN LƯỢNG MƯA HIỆU QUẢ………………………………………………………………………… … 38 3.3.1. Tài liệu dùng trong tính toán……………………………… … … 38 3.3.2. Phương pháp tính toán lượng mưa hiệu quả 40 3.4. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐƯỜNG QUAN HỆ GIỮA LƯỢNG MƯA HIỆU QUẢ VÀ LƯỢNG MƯA THỰC TẾ……………………………… ……44 3.4.1. Mối quan hệ giữa lượng mưa hiệu quả và lượng mưa thực tế theo mưa trận………… ……………………….…………………………………… 44 3.4.2. Mối quan hệ giữa lượng mưa hiệu quả và lượng mưa thực tế theo mưa tháng 57 3.4.3. Mối quan hệ giữa lượng mưa hiệu quả và lượng mưa thực tế theo mưa vụ 82 3.4.4. Nhận xét 88 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…… ………………… … ……………….89 1. KẾT LUẬN…………………………………… …………….…………….89 2. KIÊN NGHỊ……………………………… ……………….……………90 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………… ……… 91 PHỤ LỤC………………………………………………….… ………………… 93 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Diện tích đất tự nhiên 6.025 km2, trong đó đất nông nghiệp 103.720 ha chiếm 17,13%, dân số 1.265.411 người (năm 2008). Hiện nay, chế độ tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn phụ thuộc chủ yếu vào chế độ khai thác vận hành của các hệ thống thủy nông lấy nước từ các hệ thống sông, hồ. Tuy nhiên, do chế độ khí hậu, thuỷ văn ở các lưu vực sông rất khác nhau, hàng năm thường xuyên xảy ra thiên tai như úng, hạn, lũ, bão, xâm nhập mặn nghiêm trọng cần có nhiều công sức và tiền của mới giải quyết được nhưng nguồn vốn đầu tư lại rất hạn chế. Để giải quyết vấn đề này công tác thủy lợi đóng vai trò quan trọng. Một nhiệm vụ quan trọng trong khâu quy hoạch, thiết kế và quản lý vận hành hiệu quả hệ thống thủy nông là việc xác định lượng mưa hiệu quả trong tính toán chế độ tưới lúa. Việc xác định chính xác lượng mưa hiệu quả phù hợp với chế độ tưới và chế độ mưa của từng vùng phục vụ cho việc tính toán chế độ tưới cho lúa rất có ý nghĩa thực tiễn trong công tác quy hoạch, thiết kế và quản lý vận hành hiệu quả công trình của các hệ thống thủy nông trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng . 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Đề xuất các phương pháp xác định lượng mưa hiệu quả trên cơ sở tài liệu mưa thực tế, chế độ nước mặt ruộng và lượng nước tưới thực tế tại các vùng thuộc tỉnh Hà Tĩnh. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: 2 - Phương pháp kế thừa: trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã có, dự kiến ứng dụng các kết quả này nhằm đạt được mục tiêu của đề tài. - Phương pháp hồi quy tuyến tính để xác định quan hệ giữa lượng mưa thực tế và lượng mưa hiệu quả của các vùng nghiên cứu. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi lý luận chung về mối quan hệ ảnh hưởng của dạng phân bố mưa và lượng mưa hiệu quả. Thời gian nghiên cứu trong phạm vi 20 năm trở lại đây. Phạm vi nghiên cứu là các vùng thuộc địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. 5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1) Nghiên cứu tổng quan cách xác định lượng mưa hiệu quả trong tính toán chế độ tưới cho lúa. 2) Nghiên cứu quy luật phân bố mưa của một số vùng thuộc tỉnh Hà Tĩnh. 3) Nghiên cứu mối quan hệ giữa lượng mưa hiệu quả và lượng mưa thực tế. - Nghiên cứu cơ sở khoa học của mối quan hệ ảnh hưởng của lượng mưa hiệu quả và lượng mưa thực tế. - Nghiên cứu phân vùng xác định lượng mưa hiệu quả. - Nghiên cứu xây dựng đường quan hệ giữa lượng mưa hiệu quả và lượng mưa thực tế cho các vùng thuộc địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁCH XÁC ĐỊNH LƯỢNG MƯA HIỆU QUẢ TRONG TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ TƯỚI CHO LÚA 1.1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MƯA HIỆU QUẢ 1.1.1. Tình hình nghiên cứu xác định lượng mưa hiệu quả trên thế giới Lượng mưa hiệu quả phụ thuộc chặt chẽ vào 2 yếu tố là chế độ mưa của từng vùng miền (bao gồm lượng mưa và sự phân bố mưa) và chế độ nước trên ruộng lúa (bao gồm công thức tưới và chế độ tưới). Việc xác định lượng mưa hiệu quả nhằm ứng dụng các phần mềm tin học giải quyết bài toán chế độ tưới cho các loại cây trồng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc xác định lượng mưa hiệu quả, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố. 1) Tổ chức bảo vệ đất của Mỹ (US Soil Conservation Association), trên cơ sở tài liệu thực đo giữa mối quan hệ lượng mưa tháng và lượng mưa hiệu quả đối với ruộng lúa và đề xuất áp dụng cho vùng California như sau: Po = P(125-0,2P)/125, khi P<250mm (1-1) Po = 125-0,1P, khi P>250mm (1-2) Trong đó: Po: Lượng mưa hiệu quả P: Lượng mưa thực tế 2) Các nhà khoa học của Nga dựa trên cơ sở tài liệu thực nghiệm tại vùng trồng lúa khu vực miền Nam đã đề xuất các công thức thực nghiệm xác định lượng mưa hiệu quả: Khi P ≤ E + (W R dr R – WR o R) thì lấy α = 1 Khi P > E + (W R dr R – WR o R) thì lấy α = [E+(WR dr R – WR o R)]P Trong đó: P: Lượng mưa thực tế E: Lượng bốc hơi thực tế W R dr R: Lớp nước mặt ruộng tại cuối thời đoạn W R o R: Lớp nước mặt ruộng tại đầu thời đoạn 4 R Rα: Hệ số sử dụng nước mưa 3) Các nhà khoa học Trung Quốc trên cơ sở tài liệu thực nghiệm tại các vùng trồng lúa các tỉnh phía Nam đã đề xuất công thức tính lượng mưa hiệu quả áp dụng cho các vùng này. Khi P < 5mm, lấy α = 0 Khi 5mm < P < 50mm, lấy α = 0,8 ÷ 1 Khi P > 50mm, lấy 0,7 ÷ 0,8 Trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ phụ thuộc giữa lượng mưa hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến lượng mưa hiệu quả, các nhà lập trình CROPWAT đã đề xuất một giải pháp xác định lượng mưa hiệu quả theo 4 phương án mở. Phương án 1: Cố định phần trăm lượng mưa hiệu quả Theo phương án này, lượng mưa hiệu quả được lấy cố định theo một tỷ lệ nào đó của lượng mưa. P R hq R = %P (1-3) Đây là phương án khá kiên cưỡng vì như đã phân tích ở phần trên, tỷ lệ giữa lượng mưa thực tế và lượng mưa hiệu quả phụ thuộc chặt chẽ vào các yêu tố quản lý lớp nước mặt ruộng và chế độ mưa. Nghĩa là để xác định được tỷ lệ hợp lý phải thí nghiệm đo đạc xác định. Phương án 2: Phụ thuộc lượng mưa Theo phương án này, một công thức kinh nghiệm đã được tổ chức FAO xây dựng dựa trên cơ sở vùng khô hạn và bán khô hạn, như sau: P R hq R = 0,6P – 10 (khi P < 70mm) (1-4) P R hq R = 0,8P – 24 (khi P> 70mm) (1-5) Phương án này cho thấy công thức kinh nghiệm được xây dựng trên cơ sở vùng khô hạn và bán khô hạn không thích hợp với chế độ mưa ở các tỉnh duyên hải miền Trung nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung. Phương án 3: Xây dựng công thức kinh nghiệm 5 Về nguyên tắc này có nguyên lý tương tự như phương án 2. Tuy nhiên điểm khác biệt cơ bản là các tham số của phương trình hồi quy do người sử dụng tự xác định dựa trên cơ sở xây dựng quan hệ hồi quy tuyến tính. Phương trình có dạng: P R hq R = a*P – b (khi P< z mm) (1-6) P R hq R = c*P – d (khi P> z mm) (1-7) Các hệ số a, b, c, d và z do người sử dụng tự xác định Phương án 4: Phương pháp của cơ quan bảo vệ đất Hoa Kỳ Cơ quan bảo vệ đất Hoa Kỳ xây dựng công thức kinh nghiệm xác định lượng mưa hiệu quả trên cơ sở chế độ mưa và chế độ quản lý nước vùng trồng lúa California. P R hq R = P/125(125-0,2P), khi P< 250mm (1-8) P R hq R = 125 + 0,1P, khi P > 250mm (1-9) Rõ ràng đây cũng là công thức kinh nghiệm. Do vậy, công thức này chỉ đúng cho vùng có chế độ mưa và chế độ quản lý nước mặt ruộng phù hợp với vùng nghiên cứu mà thôi. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu xác định lượng mưa hiệu quả ở Việt Nam Ỏ Việt Nam, việc nghiên cứu xác định lượng mưa hiệu quả đã được một số nhà khoa học tiến hành nghiên cứu. Trong đó đáng chú ý là các công trình nghiên cứu sau: Vũ Ngọc Châu trên cơ sở tài liệu thí nghiệm tại vùng Tuy Phước – Bình Định trong các niên vụ 1998 ÷ 2000 đã cho thấy hệ số sử dụng nước mưa: - Vụ hè Đông Xuân: C đạt từ 0,65 ÷ 0,7 - Vụ Hè Thu : C đạt từ 0,57 ÷ 0,61 - Vụ mùa: C đạt từ 0,58 ÷ 0,60 Theo luận án tiến sỹ củ a Nguyễn Đức Châu : “Hệ số sử dụng nước mưa của các vụ trong năm của khu vực Duyên hải Nam miền Trung” biến đổi từ 33% đến 90% và biến đổi theo từng khu vực, thống kê ở bảng (1-1). 6 Bảng 1-1 : Hệ số sử dụng nước mưa vụ Đông Xuân, Hè Thu và vụ Mùa TT Trên trạm Đông Xuân Hè Thu Vụ Mùa PA1 PA2 PA1 PA2 PA1 PA2 1 Đà Nẵng 0,70 0,85 0,58 0,59 0,36 0,37 2 Tam Kỳ 0,57 0,69 0,60 0,61 0,33 0,35 3 Quảng Ngãi 0,61 0,70 0,55 0,63 0,34 0,35 4 Quy Nhơn 0,79 0,80 0,65 0,70 0,38 0,39 5 Tuy Hòa 0,80 0,85 0,71 0,72 0,33 0,34 6 Nha Trang 0,80 0,81 0,78 0,79 0,52 0,55 7 Phan Thiết 0,88 0,90 0,64 0,65 0,49 0,51 1.1.3. Các nhận xét đánh giá Qua các kết quả nghiên cứu về lượng mưa hiệu quả trong và ngoài nước, có thể đi đến một số nhận xét sau : - Nhìn chung các kết quả nghiên cứu đều cho thấy lượng mưa hiệu quả phụ thuộc chặt chẽ vào vùng nghiên cứu, cụ thể là phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa và chế độ nước mặt ruộng của từng vùng nghiên cứu. - Các kết quả nghiên cứu bắt nguồn từ số liệu thực đo lấy từ quan hệ hồi quy cho từng vùng để xác định mối quan hệ giữa lượng mưa hiệu quả và lượng mưa thực tế tương ứng với các thời đoạn và lượng mưa khác nhau. - Các kết quả nghiên cứu trong nước mặc dù đã có một số kết quả bước đầu tương đối chi tiết, nhưng nhìn chung hầu hết mới chỉ dừng lại ở dạng thô chưa qua chế biến. Các nghiên cứu này chưa đưa ra được cách xác định lượng mưa hiệu quả từ mưa thực tế. Việc áp dụng các kết quả này do vậy rất hạn chế. Cần thiết phải xây dựng mối quan hệ giữa lượng mưa hiệu quả và lượng mưa thực tế trên cơ sở chế độ tưới và chế độ mưa cho từng vùng cụ thể. [...]... xác định lượng mưa hiệu quả như sau: - Vùng xác định đồng nhất về lượng mưa hiệu quả phải có cùng yếu tố đất đai và cây trồng - Vùng xác định đồng nhất về lượng mưa hiệu quả có cùng chế độ quản lý nước mặt ruộng - Vùng xác định đồng nhất về lượng mưa hiệu quả có cùng chế độ mưa tháng và chế độ mưa ngày, mưa trận trong từng vụ - Vùng xác định đồng nhất về lượng mưa hiệu quả có cùng chế độ ảnh hưởng của... phụ thuộc vào hệ thống tưới của lượng mưa hiệu quả Nếu các hệ thống tưới có cùng một chế độ tưới, khả năng trữ của ruộng lúa sẽ như nhau Lượng mưa hiệu quả cũng phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa của vùng (lượng mưa và phân bố mưa của vùng) Nếu vùng có chế độ mưa điều hoà, lượng mưa hiệu quả sẽ cao và ngược lại Nói cách khác, lượng mưa hiệu quả phụ thuộc vào lượng mưa của mỗi trận mưa và khoảng cách thời... giữa lượng mưa hiệu quả và lượng mưa thực tế của một vùng nào đấy thuộc một hay nhiều hệ thống tưới khi các hệ thống tưới này áp dụng đồng nhất một chế độ tưới 3.2 NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG XÁC ĐỊNH LƯỢNG MƯA HIỆU QUẢ 3.2.1 Cơ sở phân vùng xác định lượng mưa hiệu quả Trên cơ sở khoa học về các yếu tố ảnh hưởng đến lượng mưa hiệu quả như đã phân tích ở trên, có thể đưa ra các tiêu chí phân vùng xác định lượng. .. một chế độ nhất định gọi là chế độ tưới Chế độ tưới là một tài liệu quan trọng trong việc quy hoạch, thiết kế, quản lý, khai thác hệ thống công trình về tưới 1.2.2 Nội dung tính toán trong chế độ tưới a) Thời gian cần tưới (ngày tưới chính) b) Mức tưới mỗi lần Mức tưới mỗi lần là lượng nước tưới mỗi lần cho một đơn vị diện tích cây trồng nào đó trong suốt quá trình sinh trưởng của loại cây đó Mức tưới. .. khoa học để nghiên cứu mối quan hệ giữa lượng mưa hiệu quả và lượng mưa thực tế 2) Chế độ mưa của các vùng thường tuân theo quy luật chu kỳ rõ nét do nguyên nhân hình thành các trận mưa theo thời gian của mỗi vùng thường không đổi Do vậy chế độ mưa của từng vùng thường ít có sự biến động nhiều Đây là cơ sở khoa học thứ 2 để nghiên cứu xác định mối quan hệ giữa lượng mưa hiệu quả và lượng mưa thực tế... đồng bằng Bắc Hà Tĩnh, vùng đồng bằng Nam Hà Tĩnh, vùng núi Tây Bắc Hà Tĩnh và vùng núi Tây Nam Hà Tĩnh Vùng đồng bằng Nam Hà Tĩnh là vùng có lượng mưa năm bình quân lớn nhất Vùng núi Tây Bắc Hà Tĩnh là vùng có lượng mưa năm bình quân nhỏ nhất 2) Về phân vùng mưa theo thời gian tỉnh Hà Tĩnh chia làm 2 mùa: Mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 12, chiếm chủ yếu lượng mưa năm Thời kỳ mưa lớn trên toàn tỉnh tập trung... 10 Tổng lượng mưa hai tháng 9 và 10 chiếm 40%÷50% tổng lượng mưa năm Mùa khô bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 8, trên địa bàn toàn tỉnh, thời kỳ mưa ít nhất tập trung vào ba tháng 1, 2, 3 hoặc 2, 3, 4 Tổng lượng mưa của ba tháng ít mưa nhất chỉ đạt từ 6%÷9% tổng lượng mưa năm 30 CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA LƯỢNG MƯA HIỆU QUẢ VÀ LƯỢNG MƯA THỰC TẾ CHO CÁC VÙNG THUỘC TỈNH HÀ TĨNH 3.1 NGHIÊN CỨU CƠ... trận mưa trong vụ đó Nhận xét: Lượng mưa hiệu quả của một vùng ngoài sự phụ thuộc vào chế độ tưới còn phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa của vùng đó Do vậy, có thể đi đến một số nhận xét sơ bộ sau đây: 1) Lượng mưa hiệu quả của vùng thuộc một hệ thống tưới nào đó phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ tưới của hệ thống đó Các hệ thống có chung một chế độ tưới là điều kiện để coi khả năng trữ của ruộng lúa trên... điều kiện tổ chức tưới v.v Do có nhiều yếu tố ảnh hưởng, những yếu tố đó lại biến đổi rất phức tạp nên việc xác định chế độ tưới chính xác và phù hợp với thực tế là hết sức khó khăn Để xác định chế độ tưới thường phải dựa vào các tài liệu thống kê tổng kết tưới lâu năm của các hệ thống tưới, trạm thí nghiệm tưới để rút ra chế độ tưới thích hợp với vùng canh tác đó Chế độ tưới được xác định dựa vào phương... R (3-3) Trong phương trình (3-3), lượng mưa rơi xuống đạt hiệu quả khi lượng nước tiêu DR j là nhỏ hoặc không có Điều này có thể đạt được khi lượng mưa rơi xuống R R trong thời điểm tính toán được trữ lại tối đa trên ruộng lúa Do vậy lượng mưa hiệu quả phụ thuộc vào khả năng trữ của ruộng lúa tại thời điểm có mưa và lượng mưa 31 (P j ) không vượt quá khả năng trữ (a max - a min ) của ruộng lúa Ở đây . lượng mưa hiệu quả trong tính toán chế độ tưới lúa. Việc xác định chính xác lượng mưa hiệu quả phù hợp với chế độ tưới và chế độ mưa của từng vùng phục vụ cho việc tính toán chế độ tưới cho. cách xác định lượng mưa hiệu quả trong tính toán chế độ tưới cho lúa. 2) Nghiên cứu quy luật phân bố mưa của một số vùng thuộc tỉnh Hà Tĩnh. 3) Nghiên cứu mối quan hệ giữa lượng mưa hiệu quả. giữa lượng mưa hiệu quả và lượng mưa thực tế cho các vùng thuộc địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁCH XÁC ĐỊNH LƯỢNG MƯA HIỆU QUẢ TRONG TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ TƯỚI CHO LÚA 1.1.

Ngày đăng: 03/10/2014, 13:16

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.LoiCamOn

  • 2.Mucluc

  • 3.MoDau

  • 4.Chuong1

  • 5.Chuong2

  • 6.Chuong3

  • 7.Ketluan-Kiennghi

  • 8.Tailieuthamkhao

  • 9.Phuluc

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan