Vai trò của đảng bộ huyện kim bôi hòa bình đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mường trong thời kỳ đổi mới

67 1K 4
Vai trò của đảng bộ huyện kim bôi   hòa bình đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mường trong thời kỳ đổi mới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phát huy truyền thống kiên cường, bất khuất của những năm kháng chiến và thành tựu sau nhiều năm đổi mới. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Kim Bôi - Hòa Bình đã nỗ lực vượt mọi khó khăn, chủ động, sáng tạo và đạt được những bước tiến quan trọng về mọi mặt. Đảng bộ, chính quyền huyện Kim Bôi đã lãnh đạo đẩy mạnh công tác phát triển văn hóa, tổ chức các lễ hội truyền thống và tổ chức các cuộc thi về tìm hiểu nền văn hóa dân tộc Mường như: cuộc thi viết về nền văn hóa dân tộc, cuộc thi ẩm thực văn hóa Mường, để nhằm nâng cao hiểu biết và tinh thần trách nhiệm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ đổi mới. Nhiều nét đẹp cũng như tinh hoa văn hóa của dân tộc được kế thừa và phát huy. Các đám hiếu, đám hỷ được tổ chức trang trọng, gọn nhẹ mà vẫn mang đậm bản sắc văn hóa địa phương. Nhiều gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, nhiều xóm đủ tiêu chuẩn là xóm bản văn hóa. Một số lễ hội truyền thống đã được khuyến khích khôi phục và duy trì nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân và giữ gìn di sản văn hóa dân tộc. Kinh tế thị trường với những ưu điểm và hạn chế của nó, đã có ảnh hưởng không nhỏ đến nền văn hóa truyền thống của dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, trong đó có văn hóa dân tộc Mường ở huyện Kim Bôi - Hòa Bình. Trước sự tác động của cơ chế thị trường, mở rộng hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa với các nước bên ngoài, nhiều giá trị truyền thống của dân tộc Mường nói chung và người Mường ở Kim Bôi nói riêng đang ngày càng bị mất dần, mai một, pha trộn, nguy cơ không còn giữ được bản sắc văn hóa. Trước tình hình đó cần có những giải pháp như thế nào để giữ gìn được nền văn hóa dân tộc Mường đậm đà bản sắc dân tộc đang là nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước đặc biệt là Đảng bộ cùng toàn thể nhân dân huyện Kim Bôi - Hòa Bình. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa 2 các dân tộc, tạo điều kiện để vùng Tây Bắc phát triển mạnh mẽ, đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu chung của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính vì vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Kim Bôi là vấn đề mang tính cấp thiết và quan trọng trong thời kỳ đổi mới. Nhận thức được tính quan trọng và cấp thiết của vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường như góp phần vào thực hiện mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tác giả chọn đề tài nghiên cứu là : “Vai trò của Đảng bộ huyện Kim Bôi - Hòa Bình đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường trong thời kỳ đổi mới”. 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề Trước năm 1952, nước ta chưa có một công trình nào giới thiệu về lịch sử và văn hóa dân tộc Mường (trừ của người Pháp thì có quyển “Điều tả dân tộc” công phu và dày dặn của bà Quidiniê Cuisininer). Có rất nhiều các nhà nho tìm hiểu và viết về vấn đề dân tộc song không ai xác định là dân tộc nào, mà chỉ gọi chung là Man. Những người tân học vào những năm đầu thế kỷ XX cũng có viết nhưng phần lớn là những bài báo lẻ đăng trên báo tiếng Pháp và tiếng Việt như ông Nguyễn Thiệu Lan viết về những người Mường ở Châu Ngọc Lạc trên báo Thanh Nghi năm 1942… Nếu để xét như một công trình nghiên cứu khoa học thì theo ông Nguyễn Nhiêu Cốc tại cuộc “Hội thảo 50 năm về văn hóa dân tộc Mường” tại trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (1995) thì có gần 1.000 công trình, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu gần đây như: “Mo mường” của tác giả Đặng Văn Lung, nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1996. “Mo mường” là cuốn sách viết về truyền thống văn hóa, phong tục tập quán những bản mo Mường với những nét đặc sắc riêng, những giá trị mang đậm bản sắc văn hóa mo Mường. “Văn hóa các dân tộc Tây Bắc thực trạng và những vấn đề đặt ra” do GS. Trần Văn Bính chủ biên, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004. Tài liệu này được biên soạn với mục đích đánh giá, phân tích một cách toàn diện, 3 khách quan về thực trạng đời sống văn hóa của một số dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc trong công cuộc đổi mới đất nước. “Văn hoá ẩm thực dân gian Mường Hòa Bình” của hội văn nghệ dân gian Việt Nam, Bùi Chỉ ( chủ biên), nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2001. Đây là tác phẩm nói lên những đặc trưng trong văn hóa ẩm thực cũng như lao động sản xuất của người Mường “cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới”. “Mo sử thi dân tộc Mường”, Vương Anh, nhà xuất bản Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội, 1998. Đây là cuốn sách viết về lịch sử của dân tộc Mường bằng những áng mo, trong áng mo này nói đến sự ra đời của người Mường từ khi hình thành cho đến nay và quá trình xây dựng gian nan vất vả của người dân. “Tín ngưỡng dân gian Mường tục thờ và lễ hội”, Sở văn hóa thông tin Hà Sơn Bình, Hà Nội, 1993. Đây là tác phẩm nói đến tín ngưỡng dân gian của người Mường trong các tục thờ cúng và các lễ hội, người Mường rất coi trọng các tục cúng bái. Trong các lễ hội hay tục thờ họ đều thờ cúng rất nghiêm túc và trong mọi dịp đều phải có lễ cúng bái để nhớ về tổ tiên đã xây dựng vùng đất yên bình cho họ. Giang Quỳnh Hương, “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay”, khóa luận tốt nghiệp Học viện báo chí và tuyên truyền, 2008. Trong tác phẩm này tác giả nêu lên những nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Sơn La; những ưu điểm, hạn chế và biện pháp khắc phục. Nhóm tác giả: Lò Thị Mai, Trần Thị Nhẫn, Đinh Thị Trang, “vai trò của Đảng đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay”, đề tài ngiên cứu khoa học Trường Đại học Tây Bắc, năm 2012. Trong tác phẩm này tác giả nêu lên những nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc Thái và vị trí, vai trò của Đảng bộ tỉnh trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La. Nhìn chung, các công trình tập chung làm rõ những vấn đề cơ bản về văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung và dân tộc Mường nói riêng, 4 có thể theo từng góc độ khác nhau hoặc tổng thể, song hầu hết chỉ nhìn nhận ở góc độ văn hóa, những nét tích cực chứ chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể về những vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Mường, đặc biệt là ở một tỉnh miền núi như Hòa Bình. Dân tộc Mường ở huyện Kim Bôi - Hòa Bình đang đứng trước sự mai một các giá trị văn hóa truyền thống nên giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc Mường vẫn là một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu đề ra các phương hướng giải pháp một cách thiết thực hơn và quan trọng là phải xuất phát từ chính những mặt còn hạn chế, chính điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Kim Bôi - Hòa Bình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, đề tài nghiên cứu vai trò của Đảng đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở huyện Kim Bôi - Hòa Bình trong giai đoạn hiện nay, để khẳng định vai trò to lớn trong việc đưa ra các chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng trong lĩnh vực phát triển văn hóa dân tộc Mường. Thông qua đó, thấy rõ được những kết quả đạt được trong vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính sau: Một là, làm sáng tỏ cơ sở khoa học việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Hai là, làm sáng tỏ vai trò của Đảng bộ huyện Kim Bôi - Hòa Bình trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường trong thời kỳ đổi mới. Ba là, đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ huyện Kim Bôi - Hòa Bình trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu Vai trò của Đảng bộ huyện Kim Bôi - Hòa Bình đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường trong thời kỳ đổi mới. 5 Phạm vi nghiên cứu Quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề văn hóa nói chung và Đảng bộ huyện Kim Bôi - Hòa Bình về vấn đề giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường nói riêng. Những nét văn hóa đặc sắc và những thành tựu, hạn chế trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường ở huyện Kim Bôi - Hòa Bình. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài - Phương pháp luận: đề tài nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan, giữa kinh tế và văn hóa, giữa dân tộc và giai cấp, giữa truyền thống và hiện đại, quy luật phủ định của phủ định … - Phương pháp lôgic, quy nạp - diễn dịch, phân tích - tổng hợp, nghiên cứu tài liệu … Đây là những phương pháp rất quan trọng để tiếp cận vấn đề, những tài liệu thu được về mặt lý luận giúp chúng ta nhận thức sâu sắc về vai trò của Đảng bộ huyện Kim Bôi - Hòa Bình đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường trong thời kỳ đổi mới. 6. Đóng góp của đề tài Đề tài là tư liệu cần thiết giúp chúng ta hiểu sâu hơn về nét đặc trưng của văn hóa dân tộc Mường ở huyện Kim Bôi - Hòa Bình. Đặc biệt, còn thấy rõ được vai trò của Đảng bộ huyện Kim Bôi - Hòa Bình trong việc đề ra đường lối, chủ trương đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường trong thời kỳ đổi mới. Đề tài sẽ là tư liệu bổ ích đối với sinh viên chuyên ngành Lý luận chính trị khi tìm hiểu về văn hóa dân tộc Mường trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo đề tài gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở khoa học của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc 6 Chương 2: Vai trò của Đảng bộ huyện Kim Bôi - Hòa Bình đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường thời kỳ đổi mới Chương 3: Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ huyện Kim Bôi - Hòa Bình đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC 1.1. Cơ sở lý luận việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc 1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin của về văn hóa Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định văn hóa có vị trí, vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Mác - Ăngghen cho rằng con người vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của quá trình phát triển văn hóa, thông qua hoạt động thực tiễn, con người đã tạo ra thế giới văn hóa, tạo ra chính bản thân mình, phát triển năng lực vốn có trong bản thân mình, sáng tạo đó bắt nguồn từ lao động hay chính là sự thăng hoa của sản xuất vật chất, hành vi trên của con người là văn hóa, các vật phẩm do con người làm ra đều mang dấu ấn của con người và đến lượt nó, nó tác động trở lại bồi đắp tính người và nâng cao chất của con người. C.Mác viết : “ một tác phẩm nghệ thuật, cũng như mọi sản phẩm khác tạo một công chúng nghệ thuật và có khả năng thưởng thức cái đẹp. Bởi vậy, sản xuất không chỉ là sản xuất ra vật phẩm cho chủ thể mà còn sản xuất ra chủ thể vật phẩm” [12; 50]. C.Mác và Ph.Ăngghen còn cho rằng: văn hóa là phương thức hoạt động đặc thù của con người, đặc thù ở đây là con người nhào nặn vật chất theo qui luật của cái đẹp. Bằng những hoạt động và lao động sáng tạo ấy, con người đã xác định được ranh giới trong phương thức hoạt động của họ với phương thức hoạt động của loài vật và phương thức ấy. Mác viết: “súc vật chỉ nhào nặn vật chất theo thước đo và nhu cầu của giống loài nó, còn con người thì chỉ có thể sản xuất theo thước đo của bất cứ giống loài nào và ở đâu cũng có thể áp dụng thước đo thích dụng của đối tượng, do đó con người cũng nhào nặn vật chất theo qui luật của cái đẹp” [12;23]. Như vậy, văn hóa không chỉ mang tính chất sản xuất thích dụng (đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người) mà còn sáng tạo theo qui luật của cái đẹp, cái 8 đẹp bao giờ cũng hướng đến sự hoàn mĩ và văn hóa không thể không có tính sáng tạo theo qui luật của cái đẹp. Các quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen sau này được V.I.Lênin phát triển cụ thể hóa khi bàn về cách mạng văn hóa. Theo quan điểm của V.I.Lênin: văn hóa vô sản là sự kế thừa tất cả nền văn hóa trong lịch sử nhân loại và chỉ ra tính kế thừa biện chứng của sự phát triển văn hóa “văn hóa vô sản không phải bỗng nhiên mà có, nó không phải do những người tự cho mình chuyên gia về văn hóa vô sản phát minh ra. Đó hoàn toàn là điều ngu ngốc. Văn hóa vô sản phải là sự phát triển phù hợp quy luật của tổng số những kiến thức mà loài người đã tích lũy được dưới ách thống trị của xã hội tư bản… tất cả những con đường đó, lớn và nhỏ, đã, đang và sẽ tiếp tục đưa tới văn hóa vô sản” [25; 80]. V.I.Lênin còn khẳng định văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra nhờ những hoạt động không biết mệt mỏi của họ. Văn hóa biểu hiện trình độ phát triển của xã hội đạt được trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, nó có tầm quan trọng đặc biệt và trở thành một bộ phận hữu cơ của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân tất yếu phải tiến hành cách mạng trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng. Cuộc cách mạng này là hết sức khó khăn khi trình độ dân trí và cơ sở hạ tầng lạc hậu, song không phải ngồi đợi lực lượng sản xuất phát triển rồi mới làm cuộc cách mạng văn hóa mà phải chủ động tạo ra các tiền đề căn bản của văn hóa, đó là yếu tố quan trọng để xây dựng xã hội mới. V.I.Lênin còn gắn văn hóa với phát triển và Ông lưu ý là phải kế thừa một cách có chọn lọc những giá trị văn hóa cũ, đặc biệt là văn hóa của giai cấp tư sản, cần phải giành lấy tiến bộ của chủ nghĩa tư bản hiện đại, phải giành lấy tiến bộ của nền khoa học - kĩ thuật, không có những thứ đó con người không thể nào xây dựng được cơ sở của xã hội cộng sản. Ông viết như sau: “không phải là nghĩ ra một thứ văn hóa vô sản kiểu mới, mà là phát triển những kiểu mẫu ưu tú, những kết quả tốt nhất của văn hóa hiện tồn, xét theo quan điểm thế giới của chủ nghĩa Mác và những điều kiện của đời sống và của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản trong thời đại chuyên chính vô sản” [25; 548]. 9 Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin thì sự phát triển của văn hóa gắn liền với sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội, con người vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của quá trình phát triển văn hóa. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa Quán triệt những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề văn hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vị trí, vai trò của văn hóa đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Với tầm vóc của một danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta một di sản tư tưởng vô cùng quý báu về lĩnh vực văn hóa. Việc tìm hiểu những quan điểm về văn hóa và vấn đề giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc của Hồ Chí Minh giúp chúng ta có cơ sở lý luận và thực tiễn để thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ đổi mới. Tháng 8/1943, Hồ Chí Minh đã đúc kết quan điểm của mình về văn hóa trong nhận định: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, khoa học, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó chính là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra. Nhằm thích ứng với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [ 23; 43]. Với định nghĩa này, Hồ Chí Minh đã khắc phục được quan niệm phiến diện về văn hóa trong lịch sử và hiện tại, hoặc chỉ đề cập đến lĩnh vực tinh thần, trong văn học nghệ thuật, hoặc chỉ đề cập đến lĩnh vực giáo dục, phản ánh trình độ học vấn,… Trên thực tế, văn hóa bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và những giá trị tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra, nhằm đáp ứng sự sinh tồn và cũng là mục đích cuộc sống của loài người. Hồ Chí Minh cho rằng văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng; văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. Người nói: “trình độ văn hoá của nhân dân cao sẽ giúp cho chúng ta đẩy mạnh 10 công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân cũng là một việc cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” [23; 181- 182]. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, văn hóa bao hàm ba tính chất: dân tộc, khoa học, đại chúng. Tính chất dân tộc của nền văn hóa được Hồ Chí Minh biểu đạt bằng nhiều khái niệm, như đặc tính dân tộc, cốt cách dân tộc, nhằm nhấn mạnh đén chiều sâu bản chất rất đặc trưng của văn hóa dân tộc, giúp phân biệt, không nhầm lẫn với văn hóa của các dân tộc khác. Tính khoa học của nền văn hóa mới thể hiện ở tính hiện đại, tiên tiến, thuận với trào lưu tiến hóa của thời đại. Tính đại chúng của nền văn hóa được thể hiện ở chỗ nền văn hóa ấy phải phục vụ nhân dân và do nhân dân xây dựng nên. Chức năng của văn hóa rất phong phú và đa dạng. Hồ Chí Minh cho rằng văn hóa bao gồm các chức năng chủ yếu đó là bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp cho nhân dân; mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí. Nâng cao dân trí là để nhân dân có thể tham gia sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, góp phần cùng Đảng “biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống vui tươi hạnh phúc” [23; 494]; bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh, hướng con người đến chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân. Quan điểm về văn hóa của Hồ Chí Minh chống lại mọi biểu hiện kỳ thị, độc tôn về văn hóa. Đúc kết trong kho tàng tri thức của mình tinh hoa văn hóa đông, tây, kim, cổ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra chủ trương kế thừa thừa truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc phải đi đôi với việc học tập và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại. Như vậy, những tư tưởng lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa là kim chỉ nam cho chúng ta trong việc xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trên cơ sở đó có thể hội nhập và giao lưu với các nền văn hóa khác trên thế giới, cùng nhau phát triển. 1.1.2. Quá trình phát triển đường lối văn hóa của Đảng thời kỳ đổi mới [...]... giữ gìn và đưa nền văn hóa ngày càng phát triển, đậm đà, lưu giữ những giá trị văn hóa mà cha ông đã tạo dựng và giữ gìn cho đến ngày nay 30 CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA ĐẢNG BỘ HUY N KIM BÔI - HÒA BÌNH ĐỐI VỚI VIỆC GIỮU GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC MƯỜNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 2.1 Quan điểm, chủ trương của Đảng bộ huy n Kim Bôi - Hòa Bình trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường thời. .. biến cho nhân dân về giữ gìn văn hóa Mường trong thời kỳ đổi mới Để phát triển văn hóa và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường mang đậm đà bản sắc Đảng bộ huy n Kim Bôi đã có những chủ trương, chính sách nhằm giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc Trong văn kiện Đại hội Đảng bộ huy n Kim Bôi lần thứ XI khóa XVIII (2011) đã nêu rõ tầm quan trọng của giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Văn hóa, văn nghệ, thể... cho bản sắc văn hóa dân tộc Mường, cho nên văn hóa đó ngày càng phát triển và tô thêm vẻ riêng đặc sắc cho các dân tộc trên đất nước Việt Nam 35 2.2 Thành tựu và hạn chế trong công tác lãnh đạo của Đảng bộ huy n Kim Bôi - Hòa Bình trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường thời kỳ đổi mới 2.2.1 Thành tựu trong công tác lãnh đạo của Đảng bộ huy n Kim Bôi - Hòa Bình Có một nền văn hóa. .. là giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường trong giai đoạn hiện nay, đồng thời đưa ra các chính sách nhằm giữ gìn các giá trị văn hóa để nền văn hóa 17 Mường ngày càng phát triển, đậm đà bản sắc và không đánh mất đi gốc gác của nền văn hóa Mường Như vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở huy n Kim Bôi là rất cần thiết Không chỉ Đảng bộ huy n mà tất cả nhân dân đều phải... việc giữ gìn các giá trị văn hóa của dân tộc nữa Chính vì vậy việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường trong thời kỳ đổi mới là vấn đề cần thiết, đó chính là làm thế nào để có thể vừa hội nhập, giao lưu văn hóa với các khu vực, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc Mường Trước tình hình đó Đảng bộ huy n Kim Bôi đã chỉ ra nhiệm vụ cấp bách là giữ gìn. .. việc giữ gìn và đầu tư phục dựng lại các làng bản truyền thống là hương đi đúng của huy n Kim Bôi trong giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII năm 1996 về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa đã xác định: giữ gìn, phát huy và phát triển văn hóa của các dân tộc thiểu số là bộ phận cấu thành nên nền văn hóa Mường ở Kim. .. tục đưa nền văn hóa Mường phát triển và giữ được bản sắc Đảng bộ huy n đã đưa ra các định hướng nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc Định hướng phát triển văn hóa trong Văn kiện Đại hội Đảng bộ huy n Kim Bôi lần thứ VII (nhiệm kỳ 1991 - 1996) ghi rõ: “ngành văn hóa tích cực đưa các loại hình sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân tộc để hướng đồng bào theo đạo vào các sinh hoạt văn hóa lành... sắc văn hóa dân tộc để giúp nền văn hóa dân tộc Mường ngày càng đậm đà bản sắc, giữ gìn nền văn hóa cổ truyền của dân tộc Mường Như vậy, hiện nay Đảng bộ huy n Kim Bôi - Hòa Bình cùng các cấp chính quyền địa phương đã đưa ra chủ trương, chính sách phục hồi, tái tạo lại một số nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mường đã bị mai một, lưu giữ lại những nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc đậm đà bản sắc để góp... vật thể, duy trì bản sắc văn hóa dân gian dân tộc [31; 70] 34 Đảng bộ huy n Kim Bôi tiếp tục nhấn mạnh vai trò của văn hóa trong các kỳ Đại hội, định hướng cho toàn nhân dân xây dựng, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mường ở Kim Bôi - Hòa Bình Tiếp tục triển khai cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa , xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn được những... phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường Văn hóa dân tộc Mường là nền văn hóa rất đặc sắc, trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử nhưng vẫn giữ được nhiều nét văn hóa đậm đà của dân tộc mình Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập như hiện nay cùng sự giao lưu kinh tế - văn hóa với các khu vực bên ngoài đã khiến nền văn hóa dân tộc Mường ngày dần bị mai một và không còn giữ vững được bản sắc . học việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Hai là, làm sáng tỏ vai trò của Đảng bộ huy n Kim Bôi - Hòa Bình trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường trong. đạo của Đảng bộ huy n Kim Bôi - Hòa Bình đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC. văn hóa dân tộc 6 Chương 2: Vai trò của Đảng bộ huy n Kim Bôi - Hòa Bình đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường thời kỳ đổi mới Chương 3: Những giải pháp cơ bản

Ngày đăng: 03/10/2014, 12:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan