tóm tắt luận án nghiên cứu những biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học

37 1.2K 3
tóm tắt luận án nghiên cứu những biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ MỸ DUNG NGHIÊN CỨU NHỮNG BIỂU HIỆN XÚC CẢM TIÊU CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC CHUYÊN NGÀNH Mã số: 62 31 80 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI – 2013 Công trình được hoàn thành tại: Khoa tâm lý học – Học viện Khoa học xã hội Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đào Thị Oanh Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Học viên tại: Học Viện Khoa học xã hội Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc Gia - Thư viện Học viện Khoa học xã hội 1 MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển các phẩm chất nhân cách và trí tuệ cho trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam. Xúc cảm là một mặt quan trọng trong đời sống tâm lý nói chung và nhân cách của học sinh tiểu học nói riêng. Xúc cảm là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh, đặc biệt đối với học sinh cấp Tiểu học, nhưng vấn đề này còn ít được nghiên cứu ở Việt Nam Từ những ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn như trên, đề tài “Nghiên cứu những biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học” đã được lựa chọn nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Phát hiện thực trạng biểu hiện xúc cảm tiêu cực (XCTC) trong hoạt động học tập (HĐHT) của học sinh tiểu học (HSTH), trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp tâm lý- giáo dục hạn chế XCTC trong HĐHT ở HSTH. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu biểu hiện XCTC trong HĐHT của HSTH. 2 3.2. Xác định thực trạng biểu hiện và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến biểu hiện xúc cảm tiêu cực của học sinh lớp 1 và lớp 2 ở giờ học trên lớp. 3.3. Đề xuất một số biện pháp tâm lý- giáo dục hạn chế XCTC trong HĐHT ở học sinh đầu tiểu học. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Mức độ biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh đầu tiểu học 4.2.Khách thể nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu gồm 480 học sinh (HS) khối lớp 1 và lớp 2; 480 phụ huynh học sinh (PHHS) là cha mẹ của chính HS khối lớp 1 và lớp 2 được nghiên cứu; 125 giáo viên (GV) đang giảng dạy HS ở các khối lớp 1 và 2 được nghiên cứu. 5. Phạm vi nghiên cứu 5.1 Giới hạn về khách thể nghiên cứu Đề tài chỉ chọn nghiên cứu trên HS, GV và PHHS lớp 1 và lớp 2 ở 12 trường Tiểu học trong khu vực nội thành và ngoại thành thuộc địa bàn thành phố Hà Nội và Đà Nẵng, vì đây là khối lớp rất quan trọng, trẻ vừa bước vào trường phổ thông, có nhiều vấn đề nhất về xúc cảm trong các khối lớp ở cấp tiểu học, nên chúng tôi lựa chọn học sinh ở 2 khối này để nghiên cứu. Đề tài chỉ chọn nghiên cứu trên HS phát triển bình thường (thể chất, tâm lý ) và đang theo học ở trong các trường tiểu học. 5.2. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu 3 + Chỉ nghiên cứu những biểu hiện XCTC của HS lớp 1 và lớp 2 trong học tập ở giờ học trên lớp. + Chỉ nghiên cứu những biểu hiện ra bên ngoài của XCTC qua hành vi phi ngôn ngữ (khuôn mặt, cử chỉ, điệu bộ) và hành vi ngôn ngữ. + Chỉ nghiên cứu các khía cạnh tâm lý của xúc cảm tiêu cực (không nghiên cứu khía cạnh sinh lý của xúc cảm tiêu cực). + Chỉ đề xuất kiến nghị biện pháp chứ không tổ chức thực nghiệm biện pháp. 5.3. Thời gian nghiên cứu từ năm 2009 đến năm 2013 6. Giả thuyết khoa học Những biểu hiện XCTC trong HĐHT của HSTH ở giờ học trên lớp được thể hiện khá rõ qua hành vi phi ngôn ngữ (khuôn mặt, cử chỉ, điệu bộ ) và hành vi ngôn ngữ. Biểu hiện XCTC trong HĐHT của HSTH chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố thuộc về bản thân HS (thể lực, tính cách, khí chất, ngôn ngữ, kinh nghiệm ứng xử, khả năng tiếp nhận, phẩm chất ý chí, ), thuộc về GV (cách ứng xử, phương pháp và hình thức tổ chức giảng dạy, đánh giá, nội dung, thời lượng học tập ) và yếu tố thuộc về gia đình. Trong đó, yếu tố thuộc về giáo viên (cụ thể là ứng xử của giáo viên) có ảnh hưởng lớn nhất đến biểu hiện XCTC trong HĐHT của HSTH. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Hướng tiếp cận - Tiếp cận hoạt động- nhân cách: Đối với HSTH, hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo tạo ra cấu trúc 4 tâm lý mới của nhân cách. Vì thế, biểu hiện XCTC của HSTH được nghiên cứu thông qua hoạt động thực tiễn của trẻ - các hoạt động trong giờ học ở trên lớp, các sản phẩm của hoạt động học tập, kết quả học tập của HS và nhận xét của GV, PHHS. - Tiếp cận liên ngành: Đề tài nghiên cứu biểu hiện XCTC trong HĐHT của HSTH, trong đó nghiên cứu những biểu hiện XCTC có liên quan đến lứa tuổi, vì vậy đòi hỏi người nghiên cứu phải hiểu biết, có kiến thức của Tâm lý học nhân cách, Tâm lý học xúc cảm và Tâm lý học phát triển. Ngoài ra, để hạn chế XCTC trong HĐHT của HSTH cần đề xuất một số biện pháp tâm lý- giáo dục phù hợp, có nghĩa là sử dụng kết hợp kiến thức tâm lý giáo dục. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Những phương pháp nghiên cứu lí luận - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản - Phương pháp chuyên gia 7.2.2. Những phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát - Phương pháp điều tra viết - Phương pháp phỏng vấn sâu - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động - Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình 5 - Phương pháp thống kê toán học 8. Đóng góp mới của luận án 8.1. Đóng góp về mặt lí luận Danh mục gồm 18 biểu hiện XCTC trong HĐHT của HS lớp 1 và lớp 2 thể hiện qua hành vi ngôn ngữ và phi ngôn ngữ và các yếu tố ảnh hưởng đến những biểu hiện này. Kết quả làm phong phú thêm lý luận về đặc điểm tâm lý- xúc cảm trong hoạt động học tập của học sinh đầu tiểu học. 8.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Luận án đã chỉ rõ được thực trạng mức độ biểu hiện XCTC trong HĐHT ở giờ học trên lớp qua hành vi ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ của học sinh tiểu học (lớp 1 và lớp 2), các yếu tố ảnh hưởng tới các biểu hiện này, đồng thời đề xuất 03 biện pháp tâm lý - giáo dục khả thi trên cơ sở kế thừa và có bổ sung nhằm hạn chế XCTC trong HĐHT của HSTH. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo để giảng dạy và học tập về xúc cảm của học sinh tiểu học trong các trường sư phạm và cho tất cả những đối tượng quan tâm ở nhà trường tiểu học (CBQL, GV, PHHS) 9. Cấu trúc của luận án: Phần mở đầu; 3 chương; Kết luận và kiến nghị; Danh mục công trình công bố; Tài liệu tham khảo và phụ lục. 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU XÚC CẢM TIÊU CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học 1.1.1. Những nghiên cứu về xúc cảm tiêu cực của học sinh tiểu học ở nước ngoài 1.1.1.1.Những nghiên cứu về biểu hiện xúc cảm và xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập ở nhà trường của học sinh Xinyin Chen đã khẳng định, sự thất vọng tác động âm tính tới các kết quả học tập và làm tăng khó khăn thích ứng học đường [68]. Kết quả nghiên cứu của Geunyoung Kim và cộng sự (2006) cho thấy, xúc cảm tiêu cực, đặc biệt tức giận, luôn là một yếu tố quan trọng dự báo về các vấn đề hành vi ở trẻ [ 75]. Nghiên cứu trải nghiệm xúc cảm tại trường tiểu học, tác giả Francisco nghiên cứu khám phá đặc điểm trải nghiệm xúc cảm của HS liên quan đến các hoạt động học tập khác nhau và mối liên hệ giữa trải nghiệm xúc cảm của trẻ (từ 8 và 11 tuổi) ở các môn học cụ thể [73]. 1.1.1.2. Nghiên cứu xây dựng các công cụ đánh giá xúc cảm HSTH: Một biện pháp tự báo cáo đa chiều của xúc cảm ở trẻ em từ 8 - 12 tuổi “Tôi cảm thấy như thế nào?" (HIF) [106]. C.S. Meyer đã xây dựng Thang tự đánh giá điều chỉnh xúc cảm dành cho trẻ em và thanh thiếu niên- ERICA [88]. Nghiên cứu thích nghi Thang đánh giá xúc cảm học tập (AEQ) dành cho HS ở Philippines [99 ]. 1.1.1.3. Nghiên cứu xây dựng Chương trình giáo dục xúc cảm HS [...]... ra những kết quả và kết luận đạt độ tin cậy và có giá trị về mặt khoa học 17 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BIỂU HIỆN XÚC CẢM TIÊU CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC 3.1 Thực trạng biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học 3.1.1 Tổng hợp về biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học Tổng hợp kết quả quan sát trên HS, ý kiến của. .. trong HĐHT ở HS đầu tiểu học KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây: 1.1.Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích lý luận về xúc cảm tiêu cực, xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập, chúng tôi quan niệm xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học. .. trong hoạt động học tập của học sinh (lớp 1 và lớp 2) tiểu học Trong đó, cách ứng xử của giáo viên với học sinh có tác động mạnh mẽ nhất đến những biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh( lớp 1 và lớp 2) tiểu học 1.4 Kết quả phân tích trường hợp điển hình của một số học sinh lớp 1 và lớp 2 đã làm rõ hơn thực trạng biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu. .. cảm tiêu cực trong học tập giữa học sinh lớp 1 và học sinh lớp 2; giữa 28 học sinh nam và học sinh nữ; giữa học sinh nội thành và học sinh ngoại thành; giữa học sinh ở các gia đình có điều kiện kinh tế khác nhau; giữa học sinh sống trong các mô hình gia đình khác nhau và giữa học sinh có kết quả học tập khác nhau Về hình thức biểu hiện: biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh (lớp... đời sống, hoạt động của con người và căn cứ vào mục tiêu giáo dục nói chung, chia xúc cảm thành: xúc cảm tích cực và xúc cảm tiêu cực [43, 58] 1.2.1.5 Ảnh hưởng của xúc cảm đối với hoạt động của con người: bao gồm đối với hoạt động nhận thức và hành động 1.3 Xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của HS tiểu học 1.3.1 Xúc cảm tiêu cực 1.3.1.1 Khái niệm Tiêu cực : được hiểu theo nghĩa thụ động, thờ... nhận dạng các biểu hiện xúc cảm trong hoạt động học tập của học sinh, từ đó có ứng xử phù hợp và những hỗ trợ cần thiết hạn chế xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học - Giảm bớt những yếu tố gây căng thẳng cho học sinh trong hoạt động học tập ở giờ học trên lớp (không kéo dài giờ dạy, thường xuyên cho học sinh nghỉ và vận động giữa giờ học đầy đủ, tăng cường hình thức học nhóm,... xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học Biểu hiện XCTC trong hoạt động học tập của HSTH là sự biểu lộ ra bên ngoài những rung động thể hiện thái độ của HS đối với đối tượng có liên quan đến sự không thỏa mãn nhu cầu của bản thân hoặc không đáp ứng yêu cầu học tập của GV và nhà trường được thể hiện qua hành vi ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ 1.4.1 Biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong. .. bộ) 1.3.2 Hoạt động học tập của học sinh tiểu học 1.3.2.1 Khái niệm hoạt động học tập "Hoạt động học tập là khái niệm dùng để chỉ việc học diễn ra theo phương thức nhà trường, nhằm lĩnh hội các hiểu biết mới, kỹ năng, kĩ xảo mới" 1.3.2.2 Đặc điểm hoạt động học tập của học sinh tiểu học Về bản chất, hoạt động học làm thay đổi chính bản thân chủ thể của hoạt động học (HS) Hoạt động học là hoạt động có... báo cao nhất với 25% độ biến thiên của biểu hiện XCTC trong HĐHT của HS lớp 1 và lớp 2 3.3 Nghiên cứu điển hình về biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học 3.3.1 Trường hợp thứ nhất: học sinh lớp 1 3.3.2 Trường hợp thứ hai: học sinh lớp 2 3.4 Một số biện pháp tâm lý- giáo dục hạn chế xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập ở HS đầu tiểu học: được tiến hành dựa trên cơ... Biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học, Tạp chí Tâm lý học, số11, tháng 11, tr.76-89 4 Lê Mỹ Dung (2011), Tâm lý học học đường và việc khắc phục khó khăn tâm lý trong học tập của học sinh tiểu học, Hội thảo khoa học quốc tế “Thúc đẩy nghiên cứu và thực hành Tâm lý học đường tại Việt Nam”, NXB Đại học Sư phạm Huế, tháng 1, tr.211-217 5 Lê Mỹ Dung (2011), Những xúc cảm . XÚC CẢM TIÊU CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học 1.1.1. Những nghiên cứu về xúc. năng xúc cảm- xã hội [73]. 1.1.2. Những nghiên cứu về xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh ở Việt Nam 1.1.2.1 .Những nghiên cứu về biểu hiện xúc cảm và xúc cảm tiêu cực trong hoạt. hoạt động học tập của học sinh tiểu học đã được lựa chọn nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Phát hiện thực trạng biểu hiện xúc cảm tiêu cực (XCTC) trong hoạt động học tập (HĐHT) của học sinh tiểu

Ngày đăng: 03/10/2014, 11:05

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LÊ MỸ DUNG

  • HÀ NỘI – 2013

  • MỞ ĐẦU

    • 1.Lý do chọn đề tài

    • 2. Mục đích nghiên cứu

    • 3. Nhiệm vụ nghiên cứu

    • 5. Phạm vi nghiên cứu

    • 6. Giả thuyết khoa học

    • 7. Phương pháp nghiên cứu

    • 8. Đóng góp mới của luận án

    • CHƯƠNG 1

    • CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU XÚC CẢM TIÊU CỰC

    • TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC

      • 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học

        • 1.1.1. Những nghiên cứu về xúc cảm tiêu cực của học sinh tiểu học ở nước ngoài

        • 1.2. Xúc cảm

          • 1.3. Xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của HS tiểu học

          • 1.3.2. Hoạt động học tập của học sinh tiểu học

          • 1.4. Biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học

          • 1.4.1. Biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học qua hành vi phi ngôn ngữ

          • 1.4.2. Biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học qua hành vi ngôn ngữ

          • CHƯƠNG 2

          • TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

            • 2.1. Tổ chức nghiên cứu

              • 2.1.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận: được tập trung tiến hành nghiên cứu từ tháng 9/2009 đến tháng 12/2010.

              • 2.1.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn: được tiến hành vào khoảng thời gian từ 1/2011 đến 8/2012.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan