Điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong giai đoạn 2008 -2010

29 1.2K 9
Điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong giai đoạn 2008 -2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến vững chắc trên con đường hội nhập quốc tế. Với những chủ trương, chính sách thể hiện tinh thần “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước

Ch : Trỡnh by lý lun chung v thc trng chớnh sỏch tin t ca Vit Nam trong giai on 2008 -2010 Tiểu luận Chủ đề: iu hnh chớnh sỏch tin t Vit Nam trong giai on 2008 -2010. Sinh viên thực hiện: Lp GIảng VIÊN Hớng dẫn: H Ni - 2011 MC LC 2 Chủ đề: Trình bày lý luận chung và thực trạng chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn 2008 -2010 Lời mở đầu .01 PHẦN I: :LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 02 I.Tổng quan về chính sách tiền tệ 02 1. Vai trò của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với chính sách tiền tệ 02 2. Chính sách tiền tệ 03 2.1 Khái niệm về chính sách tiền tệ .03 2.2. Phân loại chính sách tiền tệ 03 2.3. Đặc điểm của chính sách tiền tệ .03 2.4. Mục tiêu của chính sách tiền tệ 04 2.4.1. Mục tiêu tiền tệ 04 2.4.2. Mục tiêu kinh tế .05 II. Các công cụ của chính sách tiền tệ 06 III. Bài học kinh nghiệm của NHTW Nhật Bản trong việc chống khủng hoảng kinh tế toàn cầu .08 PHẦN II THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG GIAI ĐOẠN 2008 -2010 09 I. Chính sách tiền tệ năm 2008 10 1. Bối cảnh chung năm 2008 .10 2. Biện pháp .10 3. Đánh giá Chính sách tiền tệ 2008 .14 II. Chính sách tiền tệ năm 2009 .16 1. Bối cảnh chung năm 2009 .16 2. Biện pháp .16 3. Đánh giá Chính sách tiền tệ 2009 .19 III. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2010 20 1. Bối cảnh chung năm 2010 .20 2. Biện pháp .20 3. Đánh giá Chính sách tiền tệ năm 2010 22 PHẦN III : CÁC GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI .23 KẾT LUẬN .26 Lời mở đầu 3 Chủ đề: Trình bày lý luận chung và thực trạng chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn 2008 -2010 Trong thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến vững chắc trên con đường hội nhập quốc tế. Với những chủ trương, chính sách thể hiện tinh thần “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước” , đã giúp chúng ta nhanh chóng hoà nhập với nền kinh tế thế giới, các mối giao lưu thương mại giữa Việt Nam với các nước trên thế giới ngày càng lớn mạnh. Để ổn định và phát triển kinh tế Việt Nam theo hướng có lợi thì không thể không đề cập đến vai trò điều tiết nền kinh tế của chính phủ. Trong chính sách điều tiết nền kinh tếchính phủ sử dụng thì chính sách tiền tệ (CSTT) của ngân hàng nhà nước (NHNN) đóng vai trò rất quan trọng. Do nắm trong tay các công cụ để điều tiết khối lượng tiền tệ trong lưu thông, mà qua đó có thể tác động đến hầu hết mọi hoạt động kinh tế xã hội và ảnh hưởng trực tiếp tới sự cân bằng ngân sách nhà nước (NSNN), cán cân thanh toán quốc tế và sự ổn định của nền kinh tế quốc gia. Việc sử dụng CSTT như thế nào và hướng mục tiêu của CSTT ra sao là một trong những vấn đề rất quan trọng mà NHNN cần hướng tới. Giai đoạn 2008-2010, nền kinh tế Việt Nam đã đối đầu với nhiều thách thức lớn từ trong nước và trên thế giới: lạm phát bùng nổ mạnh, kinh tế suy thoái nhanh chóng, sự tuột dốc của thị trường xuất khẩu, thị trường chứng khoán và ảnh hưởng lớn từ sự suy thoái của nền kinh tế thế giới nhưng chính phủ, NHNN có những biện pháp kịp thời, sáng tạo đã đưa nền kinh tế Việt Nam trở lại ổn định và trở thành một trong những nước có tốc độ tăng trưởng khá trong khu vực và thế giới. Có được thành công trên là do NHNN đã sử dụng rất kịp thời, đúng đắn, quyết liệt các công cụ CSTT phù hợp với từng điều kiện của nền kinh tế trong từng thời kỳ . Từ thực tế đó, đề hiểu rõ hơn về việc điều hành CSTT của NHNN, em đã chọn đề tài “Điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn 2008 -2010” . PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ I.Tổng quan về chính sách tiền tệ. 4 Chủ đề: Trình bày lý luận chung và thực trạng chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn 2008 -2010 1. Vai trò của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với chính sách tiền tệ Lịch sử ra đời của NHNN các nước trên thế giới không hoàn toàn giống nhau. Điều đó tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị và hoàn cảnh lịch sử mỗi nước, song lý do tương đối phổ biến là xuất phát từ yêu cầu can thiệp của Nhà Nước vào lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng. Dù với tên gọi khác nhau (NHTW, NHNN, Hệ thống dự trữ liên bang .), nhưng tất cả chúng đều có chung một tính chất là cơ quan trong bộ máy quản lý Nhà Nước, độc quyền phát hành tiền, thực hiện nhiệm vụ cơ bản là ổn định giá trị tiền tệ, thiết lập trật tự, bảo đảm sự hoạt động an toàn và ổn định và hiệu quả của toàn bộ hệ thống ngân hàng nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô của mỗi đất nước. Hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ là nhiệm vụ trung tâm, là “linh hồn” của NHNN trong lĩnh vực tiền tệ. Điều hành chính sách tiền tệ của NHNN trong nền kinh tế thị trường mang tính chất điều tiết vĩ mô, hướng các tổ chức tín dụng vào thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ, đồng thời vẫn đảm bảo tính chủ động tronh hoạt động kinh doanh tổ chức tín dụng. NHNN thường không can thiệp và không ra lệnh trực tiếp vào các quyết định tác nghiệp của các tổ chức tín dụng mà chủ yếu sử dụng các biện pháp tác động gián tiếp để điều chỉnh môi trường và các điều kiện kinh doanh của các tổ chức tín dụng như: khả năng thanh toán, mặt bằng lãi suất, khối lượng tiền cung ứng, tỷ giá . để thông qua đó đạt tối đa hiệu quả mục tiêu của chính sách tiền tệ. Để điều hành chính sách tiền tệ, NHNN phải hình thành và sử dụng hệ thống công cụ của nó. Đặc điểm của các công cụ chính sách tiền tệ là tạo cho NHNN khả năng tác động có hiệu lực đến các yếu tố tiền đề, bắt buộc các tổ chức tín dụng phải tự điều chỉnh hoạt của mình theo hướng chỉ đạo của NHNN nhưng vẫn phải đảm bảo quyền tự chủ trong kinh doanh cũng như sự bình đẳng trong môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng 2. Chính sách tiền tệ. 2.1 Khái niệm về chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ là quá trình quản lý hỗ trợ đồng tiền của chính phủ hay 5 Chủ đề: Trình bày lý luận chung và thực trạng chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn 2008 -2010 ngân hàng trung ương để đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội đề ra: như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế. Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở; qui định mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối. Nội dung của Chính sách tiền tệ gồm hai vấn đề: - Việc xây dựng hệ thống các mục tiêu của chính sách. - Việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ nhằm đạt mục tiêu 2.2. Phân loại chính sách tiền tệ: - Chính sách mở rộng tiền tệ: áp dụng trong điều kiện nền kinh tế bị suy thoái, nạn thất nghiệp gia tăng. Trong tình hình này, chính sách nớ lỏng tiền tệ làm tăng lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế, mở rộng đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động. - Chính sách thắt chặt tiền tệ: áp dụng khi nền kinh tế có sự phát triển thái quá, đồng thời lạm phát ngày càng gia tăng. Chính sách thắt chặt tiền tệ làm giảm lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế, nhằm để chống lạm phát. 2.3. Đặc điểm của chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế – tài chính của quốc gia. mỗi quốc gia, chính sách tiền tệ do NHNN vạch ra và NHNN sẽ đưa nó vào hệ thống thực tế nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản của kinh tế vĩ mô. Trên cơ sở đó, tuỳ thuộc vào từng thời kỳ hình thành của mỗi quốc gia mà xác định đâu là mục tiêu chính. Một chính sách tiền tệ hoàn hảo sẽ xây dựng một “tứ giác thần kỳ” ứng với một tốc độ lạm phát 1% - 3%, thất nghiệp vào khoảng 4% trên tổng số lao động, tăng trưởng kinh tế phải đạt từ 3% - 5% và làm sao cho số dư trong cán cân thanh toán quốc tế chiếm từ 2% - 3% trên GNP. Một quốc gia sẽ cực kỳ ổn định nếu nó đạt đựoc “ tứ giác thần kỳ” này. 6 Chủ đề: Trình bày lý luận chung và thực trạng chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn 2008 -2010chính sách tiền tệ là một bộ phận cấu thành trong hệ thống các chính sách kinh tế – tài chính của quốc gia và trong hệ thống đó, các bộ phận cấu thành có mối quan hệ tác động hữu cơ với nhau. Do vậy, một chính sách tiền tệ hữu hiệu đòi phải được thiết lập và vận hành trong mối quan hệ hữu cơ với chính sách khác đứng trên góc độ toàn cục, chứ không nên tồn tại với tư cách là một yếu tố độc lập mặc dù nó cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ có vai trò quan trọng tương đối độc lập với các chính sách khác xuất phát từ ba luận điểm sau: - Một là, sẽ không có tăng trưởng kinh tế nếu không có đầu tư - Hai là, không thể có đầu tư mà không có tiết kiệm - Ba là, không thể có tiết kiệm nếu thiếu sự ổn định giá cả và tiền tệ. Chính vì vậy, chính sách tiền tệ có nhiệm vụ tác động vào nhiều hướng tạo ra đầu tư, tạo ra tiết kiệm và tạo ra sự ổn định về giá cả và tiền tệ. 2.4. Mục tiêu của chính sách tiền tệ 2.4.1. Mục tiêu tiền tệ Mục tiêu tiền tệ là một hệ thống các mục tiêu về phương diện tiền tệ, cần đạt được đó là: - Điều hòa khối tiền tệ: là giữ vững mối quan hệ cân đối giữa tiền và hàng. Nguyên tắc chung để đạt được mục tiêu này là giữ nguyên, tăng hay giảm khối tiền tệ tùy theo tình hình các nền kinh tế tăng trưởng hay suy thoái. - Kiểm soát tổng số thanh toán bằng tiền: việc kiểm soát giá cả thiếu cơ sở vững chắc vì ngoài yếu tố khối tiền tệ (M) còn có yếu tố tốc độ lưu thông tiền tệ (V) tác động đến vật giá. Bởi vậy cần thiết phải kiểm soát tổng số thanh toán hay tổng số lượng tiền tệ dùng để chi trả trong các cuộc giao dịch và trong một khoảng thời gian nhất định. - Bảo vệ giá trị quốc nội của đồng tiền: Chính sách tiền tệ phải nhằm vào mục tiêu ổn định giá nói chung. Sự gia tăng hay sụt giảm quá mức của vật giá điều có tác hại đến sự ổn định giá trị quốc nội của đồng tiền và là biểu hiện của sự thăng trầm kinh 7 Chủ đề: Trình bày lý luận chung và thực trạng chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn 2008 -2010 tế. - Ổn định giá trị quốc ngoại của đồng tiền: Sự biến động của tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến sức mua của đông tiền, từ đó tác động ít hay nhiều đến hoạt động của nền kinh tế tùy theo mức độ hướng ngoại của nền kinh tế đó. 2.4.2. Mục tiêu kinh tế • Tăng trưởng kinh tế: sự tăng trưởng kinh tế thông qua hai yếu tố: lãi suất và số cầu tổng quát. Khối tiền tệ tăng hay giảm đều có tác động mạnh đến lãi suất và số cầu tổng quát, từ đó tác động đến sự gia tăng đầu tư sản xuất và cuối cùng là tác động lên tổng sản lượng quốc gia, tức là tác động lên sự tăng trưởng của nền kinh tế. Bởi vậy chính sách tiền tệ phải nhằm vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng hay giảm khối tiền tệ thích hợp. • Giảm thiểu những thăng trầm chu kỳ kinh tế: + Mở rộng khối tiền tệ trong giai đoạn suy thoái để sớm chuyển sang giai đoạn phát triển. + Điều tiết khối tiền tệ để đảm bảo vừa chống lạm phát vừa không xảy ra tình trạng ngưng trệ. + Sớm chuyển sang giai đoạn tăng trưởng kinh tế với một tỷ lệ lam phát có thể chấp nhận được. Mối quan hệ giữa các mục tiêu của chính sách tiền tệ: - Giảm lạm phát và thất nghiệp. - Ổn định giá cả. - Điều chỉnh tỷ giá. II. Các công cụ của chính sách tiền tệ. Gồm có 6 công cụ: Công cụ tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng nhà nước 8 Chủ đề: Trình bày lý luận chung và thực trạng chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn 2008 -2010 (NHNN) đối với các Ngân hàng thương mại (NHTM). Khi cấp 1 khoản tín dụng cho NHTM, NHNN đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngân hàng thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ. - Ưu điểm: các khoản vay của NHNN đảm bảo thu về được. - Nhược điểm: việc vay hay không vay phụ thuộc vào các NHTM. Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán (cho vay) của các NHTM. - Ưu điểm: NHNN nắm được khối lượng tín dụng mà các NHTM và các tổ chức tín dụng khác cung cấp và có khả năng cung cấp cho nền kinh tế do đó NHNN có thể tác động trực tiếp đến khối lượng tín dụng bằng cách tăng hay giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. - Nhược điểm: Hạn chế khả năng sinh lời của đồng tiền. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động NHNN mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các NHTM, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các NHTM dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ. - Ưu điểm: NHNN tác động trực tiếp đến dự trữ của các NHTM, buộc các NHTM phải gia tăng hay giảm khối lượng tín dụng. - Nhược điểm: Biện pháp này chỉ thực hiện được trong điều kiện các khoản tiền trong lưu thông đều nằm tại các NHTM. Công cụ lãi suất tín dụng: đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất.Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương chính sáchgiải pháp cụ thể của NHNN nhằm điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín 9 Chủ đề: Trình bày lý luận chung và thực trạng chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn 2008 -2010 dụng trong từng thời kỳ nhất định. - Ưu điểm: NHNN có thể tác động trực tiếp đến các dự án đầu tư bằng các điều kiện tín dụng. - Nhược điểm: Lãi suất được ấn định có thể không phù hợp với nền kinh tế, gây khó khăn cho việc thực hiện các dự án đồng thời tính linh hoạt của thị trường tiền tệ sẽ bị suy giảm. Công cụ hạn mức tín dụng: là 1 công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của NHNN để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà NHNN buộc các NHTM phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. - Ưu điểm: Có thể kế hoạch một cách chắc chắn khối lượng tiền trong lưu thông. - Nhược điểm: Thiếu linh hoạt khi tình hình biến động và chỉ thực hiện được trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiện quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiện tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn dầu tư, dự trữ của đất nước. Về thực chất tỷ giá không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông. Tuy nhiên nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ. III. Bài học kinh nghiệm của NHTW Nhật Bản trong việc chống khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Năm 2009, nền kinh tế toàn cầu đang trải qua một cuộc khủng hoảng với quy mô chưa từng có. Nhiều quốc gia đang phải vật lộn với những hậu quả của tình trạng 10 [...]... hợp giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài chính và một số chính sách kinh tế vĩ mô khác Để nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác (chính sách tài chính, chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài ) Trong điều kiện dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam nhiều như một số năm trước đây (trong đó... sụt giảm nền kinh tế trong nước, nhưng đồng thời kiểm soát được lạm phát KẾT LUẬN 28 Chủ đề: Trình bày lý luận chung và thực trạng chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn 2008 -2010 Kết thúc giai đoạn 2008- 2010, Chính sách tiền tệ đã thực sự thể hiện được vai trò quan trọng của mình hệ thống chính sách kinh tế – tài chính của quốc gia Với việc điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt... gian tài chính và thị trường tiền tệ; sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài chính và các chính sách kinh tế vĩ mô khác Giải pháp nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian đến nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần ngăn chặn sụt giảm kinh tế - Điều hành các công cụ chính sách tiền tệ Trong điều kiện nước ta hội nhập kinh tế quốc tế và nhất là trong. .. theo sự thay đổi của các mức lãi suất điều hành của Ngân hàng • Nền tài chính quốc gia không sụp đổ, bảo đảm cho sự ổn định về kinh tế, chính trị và xã hội Đó là mối quan hệ nhân quả của chính sách tiền tệ đúng Chính sách tiền tệ là thành công lớn nhất của năm 2008 17 Chủ đề: Trình bày lý luận chung và thực trạng chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn 2008 -2010 Kết quả này có ý nghĩa rất quan... 2008 15 Chủ đề: Trình bày lý luận chung và thực trạng chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn 2008 -2010 Sau 1 thời gian thắt chặt tiền tệ , ngày 17/05 /2008, Ngân hàng Nhà nước thông báo những điều chỉnh trong chính sách điều hành lãi suất nhằm nới lỏng thị trường Quyết định số 16 /2008/ QĐ-NHNN về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam Theo Quyết định này, các tổ chức tín dụng ấn định... tốt dòng vốn này, sẽ ảnh hưởng đến việc chống lạm phát Do đó, cần có sự phối hợp chặt giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài chínhchính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài : đánh thuế hoặc yêu cầu ký quỹ đối với dòng vốn ngắn hạn vào Việt Nam Hiện nay trong bối cảnh kinh tế thế giới sụt giảm, thì việc điều hành chính sách tiền tệ trong quan hệ phối hợp chính sách tài chính nhằm mục tiêu góp phần... cũng như bối cảnh kinh tế khu vực và thế giới II Chính sách tiền tệ năm 2009 18 Chủ đề: Trình bày lý luận chung và thực trạng chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn 2008 -2010 1.Bối cảnh chung năm 2009 Năm 2008, thị trường ngân hàng trong nước đã trải qua những biến động chưa từng có về lãi suất, tỷ giá Thực hiện chính sách tài chính tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, lúc thắt chặt lúc nới lỏng,... hưởng đến khoảng nợ quốc gia tăng Dẫn tới lạm phát của VN năm 2010 là 25 Chủ đề: Trình bày lý luận chung và thực trạng chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn 2008 -2010 11,75 % PHẦN III : CÁC GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI Bài học rút ra từ thực tiễn của nhiều nước cho thấy để chính sách tiền tệ có hiệu quả, trước hết cần xác định rõ ràng các mục tiêu chính sách tiền tệ phù hợp với từng giai. .. nước Việt Nam đối với các ngân hàng giảm từ 15%/năm xuống 14%/năm • Quyết định số 2321/QĐ-NHNN về lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng tăng từ 5%/năm tăng lên 10%/năm Từ ngày 5/11 /2008 Lãi suất liên tục giảm cho đến cuối năm 16 Chủ đề: Trình bày lý luận chung và thực trạng chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn 2008 -2010 3 Đánh giá Chính sách tiền tệ 2008. .. trường tiền tệ nóng lên chưa từng thấy trong lịch sử nền kinh tế Việt Nam, vốn VND khan hiếm Trên thị trường liên ngân hàng hầu như chỉ có người vay mà không có người cho vay Trên thị trường tiền tệ các NHTM liên tục bám đuổi nhau tăng lãi suất huy động vốn nội tệ Chỉ trong có 1 tuần một số NHTM 14 Chủ đề: Trình bày lý luận chung và thực trạng chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn 2008 -2010 điều . trạng chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn 2008 -2010 Vì chính sách tiền tệ là một bộ phận cấu thành trong hệ thống các chính sách. và thực trạng chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn 2008 -2010 3. Đánh giá Chính sách tiền tệ 2008 3.1. Thành công

Ngày đăng: 25/03/2013, 23:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan