các giải pháp tài chính nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh ninh bình

101 2.8K 9
các giải pháp tài chính nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh ninh bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn : “Các giải pháp tài chính nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Ninh Bình” do bản thân tôi tự nghiên cứu, tìm tài liệu tham khảo và hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Huy Thịnh. Nếu có gì sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà nội, tháng 5 năm 2012 TÁC GIẢ LUẬN VĂN LÊ HÙNG SƠN MỤC LỤC LỜI DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AFTA Hiệp định tự do thương mại ASEAN (The Asean Free Trade Area) ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (The Association of South East Asian Nations) BCC Hợp tác kinh doanh (Business Cooperation Contract) BOT Xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (Build – Operate – Tranfer) BT Xây dựng – chuyển giao (Build – Tranfer) BTO Xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (Build – Tranfer– Operate) DNNN Doanh nghiệp nhà nước EU Liên minh châu âu (European Union) FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Grooss Domestic Procduct) HĐND Hội đồng nhân dân ICD Điểm thông quan nội địa (Internal Customs Depot) IMF Quỹ tiền tệ quốc tế ( Internal Monetary Fund) KCN Khu công nghiệp CNN Cụm công nghiệp M&A Sáp nhập và chuyển nhượng ( Mergence and Assignment) NSNN Ngân sách nhà nước ODA Hỗ trợ phát triển chính thức (Offical Development Assitance) PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial Competition Indicatorr) R&D Nghiên cứu và phát triển (Research and Development) TNCs Công ty đa quốc gia (Trans – National Corperations) TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân UNCTAD Diễn đàn Liên hiệp quốc về Thương mại và phát triển (United Nation Conference on Trade and Development) VND Đồng Việt Nam WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization) XHCN Xã hội chủ nghĩa 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chủ trương, giải pháp đúng đắn tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, tăng cường an sinh xã hội. Trong hệ thống các chủ trương, giải pháp đồng bộ đó, các chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước để phát triển kinh tế, mà vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một nguồn vốn quan trọng sẽ góp phần vào thành công của công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Trước xu hướng hội nhập và kinh tế toàn cầu, nền kinh tế quốc tế ngày càng phức tạp và mang tính cạnh tranh cao, đòi hỏi mỗi quốc gia, mỗi địa phương phải có chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài để tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đặc biệt, đối với các nước đang phát triển thì vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý là chìa khoá, điều kiện hàng đầu để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Bài học từ các quốc gia phát triển cho thấy thành công sẽ thuộc về ai sớm nắm bắt và tận dụng cơ hội này để phát triển. Song, vốn ở đâu và bằng cách nào để thu hút được lại phụ thuộc rất lớn vào chính sách vĩ mô của quốc gia (nói chung) và cơ chế của từng tỉnh, thành phố (nói riêng). Trong khi nguồn vốn trong nước là có hạn thì vốn FDI là nguồn tài chính tiềm năng để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao mức sống nhân dân và tăng nguồn thu Ngân sách. Trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1986), Nhà nước điều hành nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp. Đường lối 1 đổi mới với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN từ điểm xuất phát thấp, nguồn vốn nội lực hạn hẹp…, thì việc tăng cường khai thác nguồn lực đầu tư từ bên ngoài luôn là một trong những quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước. Đường lối đó đã được cụ thể hóa tại Điều 1, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành năm 1996 khẳng định "… Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và tuân thủ pháp luật của Việt Nam, bình đẳng và các bên cùng có lợi …. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu đối với đầu tư và các quyền lợi hợp pháp khác của nhà đầu tư nước ngoài; Tạo điều kiện thuận lợi và quy định thủ tục đơn giản, nhanh chóng cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam". Đồng thời, Nghị quyết các kỳ đại hội Đảng toàn quốc cũng đã xác định rõ ràng mang tính chiến lược: Đại hội lần thứ IX : "… Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để thu hút tốt hơn và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài"; - Đại hội X tiếp tục khẳng định: "Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam được đối xử bình đẳng như Doanh nghiệp Việt Nam trong kinh doanh" và "thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài vào các ngành, các lĩnh vực …", - Đại hội XI nhấn mạnh: "Thu hút đầu tư nước ngoài có công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường và tăng cường sự liên hệ với các doanh nghiệp trong nước". Và "khuyến khích kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển theo quy hoạch". Đó chính là định hướng chiến lược, tạo nền tảng, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, chính trị xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao. 2 Nhận thức được tiền năng và với tư duy kinh tế nhạy bén, năng động, Ninh Bình đã sớm xây dựng định hướng chiến lược phát triển và khẳng định thu hút vốn đầu tư. Nhất là vốn đầu tư nước ngoài là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Song, do cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan nên thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Ninh Bình những năm qua còn rất hạn chế. Số lượng dự án chưa nhiều, chưa có quy mô thực sự lớn, trình độ công nghệ chưa cao, phát triển chưa thực sự bền vững - nhất là yếu tố thân thiện với môi trường. Vì vậy, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế- xã hội của Ninh Bình xứng tầm với vai trò, vị trí "Cố đô Hoa Lư lịch sử là một đòi hỏi bức xúc và đề tài được tác giả lựa chọn để nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn hiện nay. 2. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu: 2.1. Mục tiêu của đề tài: Nghiên cứu những vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình thu hút và phát triển các dự án FDI trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Đánh giá tiềm năng, lợi thế so sánh của tỉnh với các địa phương khác. Tìm ra các nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm, xác định được những thời cơ, thuận lợi và những thách thức, khó khăn đối với Ninh Bình và đề xuất các cơ chế chính sách và giải pháp tài chính nhằm thu hút các dự án FDI. 2.2. Mục đích nghiên cứu: Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thu hút vốn FDI vào địa bàn tỉnh Ninh Bình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề liên quan trực tiếp đến quá trình vận động, xúc tiến thu hút và triển khai thực hiện các dự án FDI của tỉnh Ninh Bình; Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn FDI vào địa bàn tỉnh. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Tập trung đánh giá thực trạng, hiệu quả của các dự án FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian từ năm 2002 đến nay. Đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn FDI và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư triển khai hoạt động trên địa bàn tỉnh. 4. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp tiếp cận vĩ mô và vi mô, có chú trọng hơn các phương pháp vĩ mô. Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp và diễn giải, quan sát thu thập số liệu … nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thu hút vốn FDI. Ngoài ra, luận văn còn đưa ra những nhận xét, đánh giá trên cơ sở so sánh với tình hình thực tiễn của một số địa phương khác và của cả nước. 5. Nguồn số liệu: - Số liệu, tài liệu liên quan đến tỉnh Ninh Bình như: Niên giám thống kê, các báo cáo của tỉnh, của các Doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh các năm từ 1995 đến nay; - Các số liệu, tài liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình, một số tổ chức trong và ngoài nước liên quan đến đầu tư trong và ngoài nước; Các báo cáo của các sở, ngành, cơ quan trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. - Tài liệu các trang Website trên Internet và một số chuyên đề, tài liệu khác. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: 6.1. Về lý thuyết: Là cơ sở để nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. 6.2. Ý nghĩa thực tế: Xây dựng và áp dụng giải pháp của đề tài sẽ tăng cường khả năng thu hút và nâng cao chất lượng các dự án FDI trên địa bàn 4 tỉnh Ninh Bình. Đồng thời, là tài liệu tham khảo cho các địa phương khác có điều kiện tương tự có thể nghiên cứu, áp dụng. 7. Kết cấu của luận văn: Không kể phần mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chương 2: Thu hút vốn FDI vào Ninh Bình, thực trạng và nguyên nhân. Chương 3: Các giải pháp tài chính cơ bản nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Ninh Bình. 5 [...]... chủ đầu tư; Vốn liên doanh; Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài c) Phân loại theo phạm vi không gian - Đầu tư trong nước: Là việc nhà đầu tư trong nước bỏ vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành các hoạt động đầu tư tại Việt Nam - Đầu tư nước ngoài: Là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành các hoạt động đầu tư tại Việt Nam - Đầu. .. - Đầu tư ra nước ngoài: Là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành các hoạt động đầu tư d) Phân theo mức độ quản lý và sử dụng vốn đầu tư - Đầu tư trực tiếp: Là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư - Đầu tư gián tiếp: Là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy... hoạt động đầu tư Thêm vào đó là các chính sách thu hút đầu tư như: Chính sách đảm bảo đầu tư nhằm bảo đảm tài sản cho các nhà đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc; Chính sách về cải cách đầu tư, như: Chính sách mở cửa đầu tư theo khu vực địa lý với các đặc khu kinh tế (Thâm Quyến, Chu Hải, Hạ Môn, Hải Nam, Sán Đầu) ; Chính sách mở rộng lĩnh vực đầu tư, đa dạng hoá các hình thức đầu tư, khuyến khích đầu tư của... Chủ đầu tư là các thành phần kinh tế khác nhau (Doanh nghiệp, tư nhân, nhà đầu tư nước ngoài …) b) Phân loại theo nguồn vốn - Vốn Nhà nước bao gồm: Vốn Ngân sách Nhà nước; Vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh; Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; Vốn đầu tư phát triển của Doanh nghiệp Nhà nước; Vốn đầu tư của Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước - Đầu tư từ các nguồn vốn khác: Vốn tự huy... LUẬN VỀ ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1 Khái niệm đầu tư và phân loại đầu tư 1.1.1 Khái niệm đầu tư Đầu tư theo cách hiểu tổng quát nhất là quá trình bỏ vốn, nhằm mục đích thu được hiệu quả trong tư ng lai Cho đến nay, có nhiều cách hiểu và định nghĩa về đầu tư Theo Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản... kinh doanh của nhà đầu tư và phân biệt với đầu tư gián tiếp nhờ đặc điểm nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài có quyền trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn trong Doanh nghiệp FDI (khái niệm này nhìn nhận dưới góc độ của nhà đầu tư) - Theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam "Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến... Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động đầu tư do các tổ chức kinh tế và cá nhân nước ngoài tự mình, hoặc cùng với các tổ chức kinh tế của nước sở tại bỏ vốn vào một đối tư ng nhất định, trực tiếp quản lý và điều hành để thu lợi, được tiến hành thông qua các dự án Khác với hoạt động đầu tư nói chung, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có điểm nổi bật là chủ đầu tư có quốc tịch khác nhau Hoạt động đầu. .. - Miễn thu bản quyền, bằng phát minh sáng chế từ bên ngoài vào Miễn thu đầu tư vào đào tạo nghề, nghiên cứu khoa học, nâng cấp công nghệ - Cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được quyền sử dụng 100% vốn của mình trong các dự án đầu tư, được phép tự do chuyển lợi nhuận về nước, được tuyển dụng lao động ở nước ngoài - Các nhà đầu tư nước ngoài được miễn thu khi vay vốn Những nhà đầu tư nước ngoài trong... là các lợi ích mà các nhà đầu tư mong muốn thu được mà phương tiện là vốn của họ xuất ra Theo Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư Vốn đầu tư là giá trị tài sản xã hội đã được sử dụng nhằm mang lại hiệu quả trong tư ng lai Bất kỳ một quá trình tăng trưởng và phát triển nào muốn tiến hành được đều phải có vốn đầu tư Vốn đầu tư. .. sung vốn cho nền kinh tế Đây là khoản đầu tư không gây nợ cho nước tiếp nhận Hơn nữa, lại linh hoạt hơn về thời hạn đầu tư Khi thực hiện liên doanh với nước ngoài, việc bỏ vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước có thể giảm được rủi ro về tài chính Bởi vì, thứ nhất, các chủ đầu tư nước ngoài có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh nên hạn chế và ngăn cản được rủi ro; Thứ hai, các Công ty nước ngoài . chế chính sách và giải pháp tài chính nhằm thu hút các dự án FDI. 2.2. Mục đích nghiên cứu: Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thu hút vốn FDI vào. Ninh Bình, thực trạng và nguyên nhân. Chương 3: Các giải pháp tài chính cơ bản nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Ninh Bình. 5 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU TƯ. động đầu tư. d) Phân theo mức độ quản lý và sử dụng vốn đầu tư. - Đầu tư trực tiếp: Là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. - Đầu tư gián tiếp:

Ngày đăng: 22/09/2014, 15:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan