SKKN phương pháp tổ chức dạy học địa lí theo nhóm nhỏ

9 2K 18
SKKN phương pháp tổ chức dạy học địa lí theo nhóm nhỏ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trong dạy địa lí hiện nay, phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ cùng với phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề ngày càng được sử dụng rộng rãi và tỏ ra có hiệu quả. Hai phương pháp này đều có đặc điểm chung là yêu cầu học sinh nghĩ nhiều hơn làm nhiều hơn. Bên cạnh đó phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ còn có thêm một đặc trưng: học sinh cùng nhau thảo luận theo định hướng của giáo viên. Đây là mối quan hệ trò trò được các thầy cô nhắc nhiều hơn, tác động nhiều hơn trong những năm gần đây và được các thầy cô đánh giá là rất cần thiết trong dạy học. Tuy nhiên khi dạy học do phương pháp hợp tác nhóm nhỏ đã nảy sinh một số vấn đề cần khắc phục

SKKN: Phương pháp tổ chức dạy học Địa lí theo nhóm nhỏ A. ĐẶT VẤN ĐỀ. Trong dạy địa lí hiện nay, phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ cùng với phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề ngày càng được sử dụng rộng rãi và tỏ ra có hiệu quả. Hai phương pháp này đều có đặc điểm chung là yêu cầu học sinh nghĩ nhiều hơn làm nhiều hơn. Bên cạnh đó phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ còn có thêm một đặc trưng: học sinh cùng nhau thảo luận theo định hướng của giáo viên. Đây là mối quan hệ trò - trò được các thầy cô nhắc nhiều hơn, tác động nhiều hơn trong những năm gần đây và được các thầy cô đánh giá là rất cần thiết trong dạy học. Tuy nhiên khi dạy học do phương pháp hợp tác nhóm nhỏ đã nảy sinh một số vấn đề cần khắc phục. Chính vì thế tôi muốn trao đổi với các đồng nghiệp một số kinh nghiệm khi vận dụng phương pháp này trên lớp tôi đảm nhận. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. Điều tra thực trạng trước khi nghiên cứu vấn đề. Các năm học trước, khi tôi chưa vận dụng tốt phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ thì hoạt động nhóm đạt hiệu quả chưa cao, biểu hiện cụ thể: học sinh chưa tham gia “hợp tác” tích cực, trong nhóm có những em chưa tự giác còn ỷ lại cho những bạn có lực học khá, giỏi và việc xử lí thông tin của giáo viên sau khi học sinh hoạt động nhóm còn hạn chế; ngoài ra tỉ lệ học sinh thích hoạt động nhóm chưa cao. Bảng điều tra hứng thú hoạt động nhóm: Lớp 9 1 9 2 9 3 9 4 9 5 Tỉ lệ HS thích hoạt động nhóm 66% 61% 47% 53% 51% II. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp đối chứng - Điều tra - Thống kê III. Các công việc đã làm: 1. Nghiên cứu phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ. (Phần này trích trong tài liệu “ Đổi mới phương pháp dạy học THCS của GS -TS Trần Bá Hoành"). Người thực hiện: Bùi Thanh Hải 4 SKKN: Phương pháp tổ chức dạy học Địa lí theo nhóm nhỏ Lớp học được chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Tuỳ mục đích yêu cầu của tiết học, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc có chủ định trong cả tiết học, các nhóm được giao cùng nhiệm vụ hay nhiệm vụ khác nhau. Trong nhóm có thể phân công mỗi thành viên hoàn thành một phần việc. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không ỷ lại vào một vài người có hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề trong không khí thi đua với các nhóm khác, kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Đến khâu trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm cử ra một đại diện hoặc có thể phân công mỗi thành viên trình bày một nhiệm vụ nếu bài ra phức tạp. - Cấu tạo của một tiết học (hoặc một buổi làm việc) theo nhóm có thể như sau: a. Làm việc chung cả lớp + Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức. + Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ. + Hướng dẫn làm việc theo nhóm. b. Làm việc theo nhóm + Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm. + Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi. + Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm. c. Thảo luận tổng kết trước toàn lớp. + Các nhóm lần lượt báo cáo. + Thảo luận chung. + GV có thể kiểm tra bất kì học sinh nào của các nhóm để đánh giá làm việc học tập hợp tác của nhóm. + GV tổng kết đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo. 2. Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ. a. Điều kiện tổ chức học sinh học tập nhóm nhỏ * Dựa vào nội dung bài học. Tuỳ khối lượng kiến thức của tiết học, mức độ kiến thức của bài mà ta có thể tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm nhỏ. Một tiết có thể tổ chức cho học sinh học theo nhóm một lần, hoặc 2 lần, hoặc không có lần nào. Ta không nên câu lệ cứ tiết nào cũng tổ chức nhóm, có tiết tổ chức nhóm đôi khi lại làm phản tác dụng. Nhiều bài học có khối Người thực hiện: Bùi Thanh Hải 5 SKKN: Phương pháp tổ chức dạy học Địa lí theo nhóm nhỏ lượng kíên thức dài nếu ta lạm dụng việc học theo nhóm nhỏ đôi khi dẫn tới nội dung bài không đảm bảo, một số học sinh yếu, trung bình gặp khó khăn trong việc xác định trọng tâm của bài, không biết ghi chép những gì vào vở cho nên việc học ở nhà của những học sinh đó càng gặp khó khăn hơn. Nhưng dù sao ta cũng xác định được những phần, những bài thích hợp để tổ chức học sinh học theo nhóm. * Căn cứ vào thiết bị dạy học, cơ sở vật chất phòng học. + Thiết bị rất thích hợp hiện nay là: máy chiếu, bút dạ, giấy trong. Máy chiếu dùng để giao nhiệm vụ, kiểm tra quá trình làm của học sinh. Bút dạ và giấy trong là phần học sinh trình bày lời giải, kết quả. + Nếu không có thiết bị trên thì giáo viên dùng bảng phụ để giao nhiệm vụ, học sinh dùng bảng nhóm để trình bày kết quả. Các bảng đó bằng chất liệu nhựa có tác dụng như giấy dầu, có thể cuộn lại dễ dàng. + Hoặc giáo viên dùng bảng phụ để giao nhiệm vụ và một bảng phụ dành cho học sinh trình bày. Học sinh sử dụng phiếu học tập (phiếu học tập làm bằng giấy đã in sẵn đề bài do giáo viên chuẩn bị) để trình bày lời giải, kết quả. Một nhóm cử đại diện lên bảng trình bày vào một bảng phụ có sẵn các nhóm khác trao đổi chéo phiếu để sửa sai thống nhất kết quả lời giải. * Đối tượng học sinh Căn cứ vào sự tiếp thu của cả lớp giáo viên có thể chia lớp thành các nhóm sao cho “lực lượng" ở các nhóm đều nhau. Các nhóm có các “ hạt nhân” sẽ tạo ra không khí thi đua giữa các nhóm, các “ hạt nhân” này sẽ trao đổi với các thành viên khác và ngược lại các học sinh có thể trao đổi với bạn học khá hơn mình, trong trường hợp này giáo viên sẽ yêu cầu các học sinh trung bình hoặc “ gần” trung bình của nhóm báo cáo lời giải, kết quả. Nếu có thể sẽ yêu cầu học sinh đó giải thích các bước thực hiện. Nếu lớp học phân chia các nhóm một cách ngẫu nhiên thì giáo viên quan tâm nhiều hơn với nhóm có lực học không bằng các nhóm khác của lớp để hướng dẫn và nắm bắt những sai lầm từ đó chủ động trong khâu xử lí kết quả. Cũng căn cứ vào lực học của lớp mà ta lựa chọn bài tập SGK, SBT cho phù hợp. Nếu bài khó thì hoạt động nhóm sẽ mất nhiều thời gian, nhiều học sinh sẽ mơ hồ, trừ khi giáo viên dẫn dắt cụ thể, hướng dẫn tỉ mỉ, nếu vậy mối quan hệ trò - trò bị hạn chế trong nhóm. Nhiệm vụ giao mà đơn giản thì sự “hợp tác” sẽ không phát huy nhiều, hiệu quả hoạt động nhóm thấp. b. Hình thức sử dụng phương pháp hợp tác nhóm nhỏ Quá trình nhận thức được một vấn đề nào đó, có lẽ học sinh phải trải qua từng giai đoạn: xây dựng kiến thức; nhận dạng và củng cố khái niệm; rèn luyện kĩ năng; nghiên cứu kiến thức có liên quan. Tương ứng với các giai đoạn đó, ta có thể chia ra làm 2 dạng hoạt động nhóm. Người thực hiện: Bùi Thanh Hải 6 SKKN: Phương pháp tổ chức dạy học Địa lí theo nhóm nhỏ - Dạng 1 : Hoạt động nhóm giúp học sinh phát hiện kiến thức. + Mục đích : Hoạt động nhóm giúp học sinh phát hiện kiến thức mới, chứng minh và giải thích được các sự vật hiện tượng địa lí. + Hoạt động của học sinh: Các học sinh tích cực hoạt động theo sự phân công của trưởng nhóm. + Vai trò của giáo viên: Triển khai nhiệm vụ khẩn trương, xử lí kết qủa nhanh gọn .Giáo viên phải lấy được nhận xét kết quả hoạt động từ các nhóm. Trong quá trình học sinh trao đổi giáo viên phải đánh giá được mức làm việc của các em, nếu nhiều nhóm bế tắc thì giáo viên có thể nêu các câu hỏi gọi ý. Giáo viên không nên sa vào các phần chi tiết mà chủ yếu lấy các nhận xét, kết quả. Như vậy, giáo viên phải có khả năng bao quát lớp, tổng hợp nhanh để ứng biến trong mọi tình huống. - Dạng 2: Hoạt động nhóm rèn luyện kĩ năng trong tiết thực hành. + Mục đích : Thông qua thảo lụận nhóm giúp học sinh nắm chắc kiến thức vừa học và rèn luyện các kỹ năng cần thiết như kỹ năng vẽ, phân tích biểu đồ, bảng số liệu; kỹ năng đọc bản đồ, lược đồ … + Hoạt động của học sinh: Học sinh phải tự nghĩ nhiều, tự làm nhiều rồi mới trao đổi. Mỗi nhóm cần có 1 thư ký ghi lại phần trả lời câu hỏi mà các thành viên vừa hoàn thành hoặc thu thập kết quả của các thành viên, học sinh tranh luận một dạng biểu đồ hoặc học sinh cùng phân tích một bảng số liệu. + Vai trò của giáo viên: Có thể chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm gồm 2 học sinh liền kề, có tác dụng trao đổi được nhanh chóng và nhiều thông tin VD: bàn 1. A-B-C-D cho AB vào một nhóm, CD vào một nhóm. Phần lớn kết quả được trả lời thông qua giơ tay để khẳng định đúng hoặc sai. Trên cơ sở bao quát chung cả lớp, giáo viên lựa chọn một số nhóm để chữa, nhóm đó có thể có lời giải mắc sai lầm điển hình, hoặc có lời giải rõ chính xác sạch đẹp để khen ngợi, hay nhóm có cách giải hay. c. Một số cách chia nhóm thông dụng hiện nay: - Nếu lớp học có sơ đồ là: 1 - 2 - 5 - 6 9 - 10 - 13 - 14 4 - 3 - 8 - 7 12 - 11 - 16 - 15 17-18 - 21- 22 25- 26 - 29 - 30 20-19 - 24 -23 28- 27 - 32 - 31 33-34 - 35 -36 37- 38 - 39 - 40 Người thực hiện: Bùi Thanh Hải 7 SKKN: Phương pháp tổ chức dạy học Địa lí theo nhóm nhỏ + Hoạt động nhóm để rèn luyện kỹ năng trong tiết thực hành ta nên chia số học sinh của lớp thành các nhóm, thông thường mỗi nhóm gồm 4 hoặc 5 học sinh, ví dụ: N I : 1 - 2 – 3 - 4 N II : 5 - 6 – 7 - 8 N III : 9 - 10 - 11 - 12 N IV : 13 - 14 15 - 16 N V : 17-18 – 20 - 19 N VI : 21-22 - 24 - 23 N VII : 25-26 – 28 - 17 N VIII : 29-30 32 – 31 N IX : 33-34-35-36 N X : 37-38-39-40 - Nếu lớp học có sơ đồ là: 1 - 2 5 - 6 9 - 10 4 - 3 8 - 7 12 - 11 13-14 17- 18 21- 22 16-15 20-19 24 -23 25-26 29-30 33- 34 28-27 32-31 36 - 35 Sau đó chia số học sinh của lớp thành các nhóm tương tự như trên. + Hoạt động nhóm để xây dựng và củng cố kiến thức trong tiết lí thuyết, ta có thể chia số học sinh của lớp thành các nhóm, mỗi nhóm gồm 2 hoặc 3 học sinh, ví dụ: N I : 1 - 2 N II : 5 - 6 N III : 9 - 10 N IV : 13 - 14 N V : 4 - 3 N VI : 8 - 7 N VII : 12 - 11 N VIII : 16 - 15 N I X : 17-18 N X : 21-22 N XI : 25-26 N XII : 29-30 N XIII : 20-19 N XIV : 24-23 N XV : 28-27 N XVI : 32-31 N XVII : 33-34 N XVIII : 35-36 N XIX : 37-38 N XX :39-40 d. Một số chú ý khi dạy học theo phương phương pháp hợp tác nhóm nhỏ . + Đôi khi thời gian vượt so với dự kiến, trong trường hợp này ta xử câu trả lời, kết quả của một nhóm trên màn hình hay bảng phụ, các nhóm còn lại cho kiểm tra chéo nhau thì vẫn đảm bảo được hiệu quả công việc. + Một số học sinh thường ỷ lại, theo tôi ta ra đề bài mà có các phần đáp ứng cho mọi đối tượng học sinh, các học sinh lực học yếu, trung bình có thể làm được, đồng thời ta cần đến tận nơi xem xét, hướng dẫn, động viên các em này. e. Áp dụng vào một số bài: Dạng 1: Xây dựng kiến thức mới - Bài 17: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ) ( Thiết bị: bảng phụ của giáo viên và giấy nháp của học sinh, H17.1,B17.1 bản đồ). Người thực hiện: Bùi Thanh Hải 8 SKKN: Phương pháp tổ chức dạy học Địa lí theo nhóm nhỏ Sau khi học xong phần vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ ở mục I, để chuẩn bị cho học sinh nắm được các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, giáo viên có thể tổ chức học sinh hoạt động nhóm (mỗi nhóm gồm 4 hoặc mỗi nhóm gồm 2 HS): Giáo viên Học sinh * Treo bảng phụ (ghi câu hỏi thảo luận): Dựa vào H17.1, B17.1 và nội dung kênh chữ SGK: Câu1: Hãy đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế của tiểu vùng Đông Bắc và tiểu vùng Tây Bắc. * Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm (4HS/nhóm) * Yêu cầu nhóm II báo cáo kết quả thảo luận và cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Câu2: Hãy cho biết vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ gặp những khó khăn gì? Biện pháp khắc phục? * Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm (4HS/nhóm) * Yêu cầu nhóm II báo cáo kết quả thảo luận và cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Học sinh quan sát bảng phụ và đọc câu hỏi. * HS tiến hành thảo luận theo câu hỏi. Thư kí của nhóm ghi kết quả ra giấy nháp. * Nhóm II báo cáo, các nhóm khác bổ sung và thống nhất: Câu1: a) Đông Bắc: Dựa vào điều kiện tự nhiên có nhiều tài nguyên khoáng sản, có tiềm năng du lịch, tiềm năng về biển, đất đai, khí hậu phát triển các ngành kinh tế như khai khoáng, du lịch trồng rừng các loại cây công nghiệp rau quả ôn đới và cận nhiệt, phát triển kinh tế biển. b) Tây Bắc: Dựa vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên về địa hình, khí hậu, sông ngòi, rừng khoáng sản, du lịch phát triển mạnh ngành khai khoáng thuỷ điện, trồng cây công nghiệp và du lịch. Câu2: a) Khó khăn: + Địa hình bị chia cắt mạnh, thời tiết diễn biến bất thường gây trở ngại cho giao thông vận tải, tổ chức sản xuất và đời sống của nhân dân + Khoáng sản có trữ lượng nhỏ, điều kiện khai thác phức tạp. + Xói mòn, sạt lở đất; lũ quét + Chất lượng môi trường giảm sút mạnh b) Biện pháp khắc phục : Người thực hiện: Bùi Thanh Hải 9 SKKN: Phương pháp tổ chức dạy học Địa lí theo nhóm nhỏ * GV nhận xét kết quả thảo luận và củng cố kiến thức trên bản đồ. + Đầu tư phát triển kinh tế, xây dựng mạng lưới giao thông + Trồng rừng, ngăn chặn chặt phá rừng + Tổ chức khai thác KS với quy mô vừa và nhỏ. + Thực hiện mô hình nông - lâm kết hợp. Thời gian cho hoạt động trên khoảng 7 phút. *Một số nội dung có thể tổ chức hoạt động nhóm nhỏ: - Bài 15 : Thương mại và du lịch (SGK- Địa lí9) Khi học mụcII: Du lịch Câu hỏi: Tìm các ví dụ về hai nhóm tài nguyên du lịch ở nước ta: a) Tài nguyên du lịch tự nhiên. b) Tài nguyên du lịch nhân văn. c) Các tài nguyên du lịch ở địa phương. - Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ (SGK- Địa lí9) Khi học mụcII: Điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên. Câu hỏi: Dựa vào H23.1, H23.2 hãy đánh giá tiềm lực phát triển kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ Dạng 2 : Hoạt động nhóm rèn luyện kĩ năng trong tiết thực hành . - Bài 19: Đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ Sau khi học sinh xác định vị trí các mỏ khoáng sản trên bản đồ vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, giáo viên có thể tổ chức học sinh hoạt hoạt động nhóm như sau: Giáo viên Học sinh Câu hỏi: Phân tích ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản tới phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ : a) Những ngành công nghiệp khai thác nào có điều kiện phát triển mạnh? Vì sao? b) Chứng minh ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu * Học sinh quan sát bảng phụ và đọc câu hỏi. * HS tiến hành thảo luận theo câu hỏi. Thư kí của nhóm ghi kết quả ra giấy nháp. * Nhóm V báo cáo, các nhóm khác bổ sung và thống nhất: a) Những ngành công nghiệp khai thác có điều kiện Người thực hiện: Bùi Thanh Hải 10 SKKN: Phng phỏp t chc dy hc a lớ theo nhúm nh ti ch * Yờu cu hc sinh tho lun theo nhúm (2HS/nhúm) * Yờu cu nhúm V bỏo cỏo kt qu tho lun v cho cỏc nhúm khỏc nhn xột, b sung. * GV nhn xột kt qu tho lun v cng c kin thc trờn bn . phỏt trin mnh: Cụng nghip khai thỏc than, st, apatit, ng, chỡ, km.Vỡ: cỏc m khoỏng sn cú tr lng khỏ, iu kin khai thỏc tng i thun li v ỏp ng nhu cu ca nn kinh t. b) V trớ cỏc m khoỏng sn rt gn nhau vỡ vy cụng nghip luyn kim en Thỏi Nguyờn ch yu s dng ngun nguyờn liu ti ch. Thời gian cho hoạt động trên khoảng 5 phút * Một số nội dung có thể tổ chức hoạt động nhóm nhỏ: -Bài 22 : Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số và bình quân lơng thực theo đầu ngời (SGK- Địa lí9) Câu hỏi: Dựa vào biểu đồ đã vẽ và các bài học 20, 21, hãy cho biết: a) Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lơng thực ở Đồng bằng sông Hồng b) Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lơng thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng c) nh hng ca vic gim t l gia tng dõn s ti m bo lng thc ca vựng. f. Nhng kt qu t c Khi s dng phng phỏp dy hc hp tỏc nhúm nh trong nhng ngy u th nghim, tụi rt lỳng tỳng. Trong lp hc ch cú khong mt na s hc sinh lm vic, lp cha cú th gi l tho lun m cú th coi l mt trt t. Kt qu t c khụng tho món mc tiờu ca bi. Tuy nhiờn do kiờn trỡ v tớch cc s dng phng phỏp ny trong nm hc trc v k I nm hc 2008 - 2009 thỡ tỡnh hỡnh cú kh quan hn. c bit vn dng trit c trng ca phng phỏp nờn n nay kh nng hc a lớ ca cỏc loi i tng TB, K, G c nõng lờn mt bc. g. So sỏnh i chng: Sau khi tụi ó vn dng tt phng phỏp dy hc hp tỏc nhúm nh thỡ hot ng nhúm t hiu qu cao hn hn, biu hin c th: hc sinh ó tham gia hp tỏc tớch cc, trong nhúm tt c cỏc em ó t giỏc khụng cũn li cho nhng bn cú lc hc khỏ, gii v vic x lớ thụng tin ca giỏo viờn sau khi hc sinh hot ng nhúm ó linh hot hn v hiu qu hn; ngoi ra t l hc sinh thớch hot ng nhúm cao hn trc. Bng iu tra hng thỳ hot ng nhúm: Lp 9 1 9 2 9 3 9 4 9 5 Ngi thc hin: Bựi Thanh Hi 11 SKKN: Phương pháp tổ chức dạy học Địa lí theo nhóm nhỏ * Tỉ lệ HS thích hoạt động nhóm trước khi thực hiện chuyên đề này 66% 61% 47% 53% 51% * Tỉ lệ HS thích hoạt động nhóm sau khi thực hiện chuyên đề này 98% 96% 88% 90% 91% IV. Bài học kinh nghiệm Vận dụng phương pháp hợp tác nhóm nhỏ trong dạy địa lí phải căn cứ vào điều kiện thực tế của trường như thiết bị dạy học, đối tượng học sinh, căn cứ vào nội dung bài học trong sách giáo khoa. Ngoài ra giáo viên phải kiên trì, tỉ mỉ, đầu tư thời gian thì mới vân dụng tốt được phương pháp này. V. Phạm vi áp dụng của đề tài: Vận dụng phương pháp hợp tác nhóm nhỏ được áp dụng cho giáo viên dạy các lớp từ lớp 6 đến lớp 9 trong các tiết:học lí thuyết, thực hành hay ôn tập; cho các loại đối tượng học sinh có lực học yếu, trung bình, khá, giỏi . Điều quan trọng là phải vận dụng thích hợp: vào thời điểm nào, phần nào, bài nào, phương tiện chuẩn bị ra sao. C. KẾT LUẬN: Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ đã làm cho lưu lượng thông tin trao đổi giữa thầy- trò, giữa trò - trò được tăng cường nhiều hơn hẳn so với các phương pháp truyền thống. Phương pháp dạy học này cùng với phương pháp đặt và giải quyết Vấn đề đang chiếm ưu thế trong dạy địa lí hiện nay ở THCS, đòi hỏi học sinh làm nhiều hơn, nghĩ nhiều hơn kéo theo giáo viên làm việc với cường độ cao hơn để dự kiến các hoạt động trên lớp. Đổi lại hiệu quả giáo dục tăng lên nhiều so với trước. D. KIẾN NGHỊ: Nhà trường xây dựng phòng chức năng cho môn địa lí để việc tổ chức học sinh hoạt động nhóm được dễ dàng. Đề tài này có lẽ được nhiều thầy cô quan tâm nghiên cứu, song với lòng ham học hỏi để nâng cao trình độ tôi rất muốn nhận được sự nhận xét, góp ý của bạn bè, đồng nghiệp để kinh nghiệm này hoàn thiện hơn và được áp dụng rộng rãi hơn. Người thực hiện: Bùi Thanh Hải 12 . SKKN: Phương pháp tổ chức dạy học Địa lí theo nhóm nhỏ A. ĐẶT VẤN ĐỀ. Trong dạy địa lí hiện nay, phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ cùng với phương pháp dạy học đặt và giải. Đổi mới phương pháp dạy học THCS của GS -TS Trần Bá Hoành"). Người thực hiện: Bùi Thanh Hải 4 SKKN: Phương pháp tổ chức dạy học Địa lí theo nhóm nhỏ Lớp học được chia thành các nhóm nhỏ từ. động nhóm. Người thực hiện: Bùi Thanh Hải 6 SKKN: Phương pháp tổ chức dạy học Địa lí theo nhóm nhỏ - Dạng 1 : Hoạt động nhóm giúp học sinh phát hiện kiến thức. + Mục đích : Hoạt động nhóm giúp học

Ngày đăng: 18/09/2014, 11:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • IV. Bài học kinh nghiệm

    • V. Phạm vi áp dụng của đề tài:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan