Tuyển tập 25 đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 10 (có đáp án chi tiết)

120 44.1K 406
Tuyển tập 25 đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 10 (có đáp án chi tiết)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.II. Yêu cầu về kiến thứcThí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được những nội dung cơ bản

Tuyển tập 25 đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 10 hay (có đáp án chi tiết) ĐỀ SỐ 1: SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012-2013 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN (Dành cho học sinh THPT không chuyên) Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1 (3,0 điểm). Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố. (Trích Nhật ký Đặng Thùy Trâm) Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên. Câu 2 (7,0 điểm). Tinh thần yêu nước trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh……… …….…….….….; Số báo danh…………………… SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012-2013 ĐÁP ÁN MÔN: NGỮ VĂN (Dành cho học sinh THPT không chuyên) Câu 1 (3,0 điểm). I. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau: 1. Giải thích ý nghĩa câu nói: - Đời: được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp, chỉ cuộc đời nói chung và cuộc đời mỗi con người nói riêng. - Giông tố: chỉ hiện tượng thiên nhiên dữ dội. Giông tố cuộc đời là chỉ những hoàn cảnh thử thách, những đau thương mất mát, những gian khổ nghiệt ngã trong cuộc sống của mỗi con người, rộng ra là cuộc sống của cộng đồng, dân tộc. - Cúi đầu: là thái độ cam chịu, khuất phục. - Câu nói của nữ liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm khẳng định: cuộc đời mỗi con người có thể trải qua nhiều gian nan nhưng con người không được đầu hàng, khuất phục trước khó khăn, thử thách. Có như vậy chúng ta mới đạt được thành công, hạnh phúc và sống một cuộc sống có ý nghĩa. 2. Bàn luận, mở rộng vấn đề: - Cuộc sống không phải lúc nào cũng là thảm đỏ trải đầy hoa hồng, cuộc sống là một trường tranh đấu. Bởi thế, cuộc sống luôn tiềm ẩn những khó khăn, phức tạp. Đặc biệt, để đạt được thành công, con người phải vượt qua nhiều chông gai, thử thách. - Giông tố với những thử thách, gian nan chính là môi trường tôi luyện con người. 2 (Đáp án có 04 trang) - Câu nói trên là tiếng nói của một thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp – thời điểm cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ diễn ra hết sức ác liệt, thể hiện ý chí, nghị lực vươn lên, sống thật đẹp và hào hùng. - Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách, phải có tinh thần dũng cảm, có nghị lực và bản lĩnh để vượt qua. - Phê phán những người có thái độ sống ươn hèn, thụ động, không có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. 3. Bài học nhận thức và hành động: - Trong cuộc sống cũng như trong học tập phải biết vượt lên chính mình, không nên chùn bước trước những khó khăn, bất trắc. Sống cần có lý tưởng, khát vọng và ước mơ. - Giông tố không chỉ là thử thách với cuộc đời của mỗi con người mà còn là thử thách với một dân tộc. Hãy sống như thế hệ Đặng Thuỳ Trâm, một thế hệ đã dũng cảm vượt qua những bão táp của cuộc đời để đem lại cuộc sống tươi đẹp cho đất nước. III. Biểu điểm: - Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc. Dẫn chứng chọn lọc và thuyết phục. - Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật phong phú. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi. - Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp. Câu 2 (7,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh vận dụng hiểu biết về tinh thần yêu nước trong văn học, phân tích làm sáng tỏ tinh thần yêu nước trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Thí 3 sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật được những ý cơ bản sau: 1. Tinh thần yêu nước trong văn học: - Tinh thần yêu nước là nội dung mang tính truyền thống trong văn học Việt Nam. - Tinh thần yêu nước trong văn học trung đại mang nét đặc trưng riêng. Đó là tư tưởng trung quân ái quốc, với quan niệm đất nước là của vua, yêu nước là trung với vua, trung với vua là yêu nước. Tinh thần yêu nước đó đã không chỉ tồn tại ở dạng quan niệm, tư tưởng đơn thuần, mà quan trọng hơn là tồn tại ở dạng cảm xúc, cảm hứng, với đủ màu vẻ và cung bậc: yêu nước chính là ý thức tự cường, tự tôn dân tộc, trong hoản cảnh đất nước bị xâm lăng, yêu nước là nỗi buồn mất nước, nỗi nhục mất nước, là căm thù giặc, là quyết chiến, quyết thắng kẻ thù, bảo vệ đến cùng chủ quyền đất nước, yêu nước là khát vọng hoà bình, là cảm hứng thiết tha về đất nước với thiên nhiên tươi đẹp, là cảm hứng tự hào với nền văn hiến lâu đời, riêng bờ cõi, riêng phong tục tập quán, là day dứt về một thời đã qua, về chiến tranh đã làm bao người phải nằm lại nơi chiến trường xưa… - Tinh thần yêu nước trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi thấm nhuần tư tưởng trung quân ái quốc và thể hiện cơ bản những cung bậc cảm xúc trên. 2. Tinh thần yêu nước trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi: - Tinh thần yêu nước của Bình Ngô đại cáo được thể hiện trước hết ở niềm tự hào về đất nước, về dân tộc: khẳng định dân tộc ta có nền văn hiến lâu đời, có lịch sử riêng, có cương vực lãnh thổ, có phong tục tập quán, có triều đại riêng với tên nước Đại Việt, có độc lập chủ quyền, có nhân tài hào kiệt, có chiến công, bên cạnh đó là truyền thống nhân ái, nhân nghĩa của dân tộc. Niềm tự hào này toàn diện, sâu sắc và mới mẻ hơn so với Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt(?)), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn). - Tinh thần yêu nước thể hiện ở lòng căm thù sâu sắc trước những tội ác của giặc Minh. Xót xa, đau đớn trước thảm cảnh khốn cùng của nhân dân. - Tinh thần yêu nước thể hiện qua cảm hứng dạt dào và hứng khởi khi tác giả ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, ca ngợi lãnh tụ xuất chúng - Lê Lợi và sức mạnh của nhân dân, đặc biệt là tầng lớp “manh lệ”. 4 - Cảm hứng anh hùng ca hào sảng với niềm tự hào mãnh liệt trong đoạn văn miêu tả chiến thắng thần tốc của nhân dân Đại Việt. - Áng văn yêu nước kết thúc bằng niềm tin vững chắc vào độc lập dân tộc và tương lai đất nước. Lời tuyên bố kết thúc là sự hoà quyện giữa cảm hứng về độc lập dân tộc, tương lai đất nước với cảm hứng về vũ trụ hướng tới sự sáng tươi, phát triển thể hiện sâu đậm niềm tin và quyết tâm của nhân dân Đại Việt xây dựng đất nước khi vận hội duy tân đã mở. 3. Đánh giá, nâng cao: - Lí giải cơ sở của tinh thần yêu nước trong Bình Ngô đại cáo: + Kế thừa tinh thần yêu nước trong truyền thống văn học. + Mang âm hưởng của thời đại, khi đất nước ca khúc khải hoàn chiến thắng giặc Minh (1428). + Kết tinh tầm vóc tư tưởng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi. - Nghệ thuật thể hiện tinh thần yêu nước trong Bình Ngô đại cáo độc đáo, hấp dẫn: thể cáo với kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén giàu sức thuyết phục, luận chứng xác thực, kết hợp hài hoà chất chính luận và chất trữ tình, từ hình tượng đến ngôn ngữ, từ màu sắc đến âm thanh, nhịp điệu, tất cả đều mang đặc điểm của bút pháp anh hùng ca. - Bình Ngô đại cáo là đỉnh cao của thơ văn yêu nước thời trung đại. Với tinh thần yêu nước sâu sắc, mới mẻ Bình Ngô đại cáo xứng đáng là áng thiên cổ hùng văn của muôn đời, là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc Việt Nam. III. Biểu điểm: - Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng. Bài viết thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng. - Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, văn viết chưa thật sâu sắc nhưng diễn đạt trong sáng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 3-4: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề. Bố cục bài viết rõ ràng. Chọn và phân tích được dẫn chứng song ý chưa sâu sắc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả. - Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp. * Lưu ý: - Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo. 5 - Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm. Điểm lẻ được làm tròn đến 0,25 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn bài. Hết ĐỀ SỐ 2: SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ———————— ĐỀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013-2014 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN Dành cho học sinh trường THPT Chuyên Vĩnh phúc Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề. ——————————— Câu 1 (3,0 điểm) Trong bức thư của một du học sinh Nhật bàn về “văn hóa Việt” có đoạn: “Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường”. Là một người Việt trẻ tuổi, anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? Câu 2 (7,0 điểm) Cảm nhận về nhân vật Mị Châu trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ, có người khẳng định: “Phút sai lầm của một người, dân tộc phải trả giá bằng ngàn năm nô lệ. Tội đó của Mị Châu không thể dung tha”. Lại có người viết: Am Mị Châu thờ bức tượng không đầu Cảnh báo một trái tim khờ dại. Thử hỏi, nửa thế giới này đang tồn tại Đã yêu rồi, ai không giống Mị Châu? (Vô đề - Hạnh Mai, Tạp chí Người Hà Nội, số 115, 8- 2009) Thông qua việc phân tích nhân vật Mị Châu, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên và đưa ra quan điểm của bản thân mình. Hết 6 Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh ; SBD SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC HƯỚNG DẪN CHẤM CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013-2014 MÔN: NGỮ VĂN Dành cho học sinh trường THPT Chuyên ——————————— Câu 1 (3,0 điểm) I. Yêu cầu về kỹ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng và phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu cầu về kiến thức Bài viết phải đảm bảo những nội dung cơ bản sau: 1. Giải thích ý kiến - Tự hào: là sự hãnh diện, tự tin về điều gì đó. - 4000 năm văn hiến: là quá trình lịch sử dài lâu, gắn liền với công cuộc dựng nước và giữ nước, tạo nên những truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp của dân tộc. - Xấu hổ: cảm giác hổ thẹn vì lỗi lầm hoặc sự kém cỏi, không xứng đáng. - 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường”: chỉ sự tương phản đầy nghịch lý, nhấn mạnh những truyền thống văn hoá lâu đời tốt đẹp chỉ là lý thuyết đóng khung trong sử sách, còn thực tế đời sống không chứng minh cho truyền thống văn hoá lâu đời đó. Ý cả câu là một lời cảnh tỉnh đối với mỗi người Việt Nam: không nên ngủ quên trong quá khứ và hãnh diện về truyền thống văn hoá lâu đời của dân tộc mà cần để truyền thống văn hoá tốt đẹp đó thể hiện trong thực tế cuộc sống hàng ngày. 2. Phân tích lý giải 2.1. Vì sao nói “thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến”? 7 - Vì trong thực tế không phải dân tộc nào cũng có lịch sử phát triển lâu đời như vậy. - Trong suốt 4000 năm dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần, hình thành bản sắc văn hoá của dân tộc với những nét tốt đẹp, biểu hiện phong phú ở nhiều lĩnh vực của đời sống. 2.2. Vì sao nói “Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường”? - Vì 4000 năm văn hiến là nền tảng, hành trang quý báu, nhưng nó hoàn toàn là thành tựu của quá khứ. Không thể chỉ tự hào về những điều trong sử sách, vì văn hoá của một dân tộc cần biểu hiện thành những điều cụ thể trong cuộc sống hiện tại. - Thực tế hiện nay đáng cảnh báo vì sự xuống cấp của những giá trị văn hoá trong lối sống, VD: truyền thống nhân đạo, tương thân tương ái ngàn xưa đang đứng trước nguy cơ bị đẩy lùi bởi thói vô cảm và chủ nghĩa cá nhân; truyền thống trọng tình nghĩa mai một trước chủ nghĩa thực dụng và toan tính 3. Đánh giá - Ý kiến trên có tác dụng nhắc nhở, cảnh tỉnh mỗi người Việt Nam nhìn lại chính mình, để biết trân trọng quá khứ của cha ông đồng thời có ý thức gìn giữ và phát triển những truyền thống văn hoá tốt đẹp trong hiện tại. - Tuy nhiên, sẽ là phiến diện nếu không ghi nhận những tấm gương nỗ lực để bảo vệ và phát huy truyền thống đó trong đời sống. Từ đó, rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân. *Thang điểm: - Cho điểm 3: hiểu đúng nội dung của câu nói và trình bày đầy đủ các ý trên, yêu cầu có lý lẽ, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng. - Cho điểm 2: đáp ứng được một nửa yêu cầu trên; lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng để làm sáng tỏ ý nghĩa của câu nói. - Cho điểm 1: bài làm sơ sài, lập luận chưa chặt chẽ, còn một vài sai sót nhỏ về dùng từ, đặt câu… Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có những ý kiến riêng, miễn sao phải phù hợp với yêu cầu của đề bài, diễn đạt trong sáng mạch lạc thì dù chọn cách nào thì cũng được điểm tối đa. 8 Câu 2 (7,0 điểm) I. Yêu cầu về kỹ năng Hiểu đề, biết cách làm bài nghị luận văn học. Biết giải thích ý kiến, biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ nhận định. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trôi chảy, văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu cầu về kiến thức 1. Giải thích ý kiến - Ý kiến thứ nhất nhấn mạnh vào hậu quả sự sai lầm của Mị Châu, từ đó đưa ra lời luận tội nghiêm khắc. - Ý kiến thứ hai (phát biểu ở dạng tác phẩm thơ) thiên về tìm nguyên nhân của sự sai lầm, đặt ra câu hỏi nhằm bênh vực Mị Châu, cho sự “khờ dại” đó là bản chất của tình yêu, bản chất của người phụ nữ khi yêu. Mỗi ý kiến một quan điểm đánh giá khác nhau về nhân vật Mị Châu, kẻ kết tội, người bênh vực. Đó cũng là sự phong phú trong tiếp nhận văn học, sự hấp dẫn mà hình tượng văn học tạo ra. 2. Phân tích nhân vật Mị Châu, bình luận những ý kiến trên. 2.1. Phân tích nhân vật - Giới thiệu khái quát về nhân vật - Sự sai lầm của Mị Châu: + Mị Châu không chỉ là một người dân của đất nước Âu Lạc mà còn là một nàng công chúa, có vai trò quan trọng đối với cả quốc gia, nhưng nàng đã ngây thơ không cảnh giác, coi bí mật quốc gia như tài sản riêng của gia đình. Nàng cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần, lại còn giảng giải cho y cách sử dụng nỏ. Hành động đó đã vô tình tiếp tay cho kẻ thù có thêm cơ hội thôn tính nước Âu Lạc. + Khi chiến tranh xảy ra, Mị Châu vẫn rắc lông ngỗng dọc đường chạy loạn. Một lần nữa Mị Châu đã vô tình chỉ dẫn cho quân giặc chạy theo, đưa hai cha con đến chỗ cùng đường tuyệt lộ. Nàng chỉ kịp nhận ra sự thật đau lòng trước lúc rơi đầu. - Nguyên nhân của sự sai lầm: sự thiếu cảnh giác của bản thân nàng. 9 - Hậu quả của sự sai lầm: Dân tộc rơi vào chiến tranh, loạn lạc, nước mất, nhà tan. Nàng chết dưới lưỡi kiếm oan nghiệt của cha. - Thái độ của tác giả dân gian với sai lầm đó của Mị Châu: + Tác giả dân gian đã để thần Kim Quy hiện lên quát lớn “Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó”. Câu nói ấy cũng đồng thời là lời kết tội đanh thép của công lí, của nhân dân cho hành động vô tình mà phản quốc của Mị Châu. Đó cũng là bài học đắt giá về mối quan hệ giữa tình cảm cá nhân với trách nhiệm công dân. + Hình ảnh máu Mị Châu chảy xuống biển thành ngọc, xác của nàng biến thành ngọc thành là những yếu tố kì ảo, minh chứng cho tấm lòng trong trắng mà bị lừa dối của nàng. Hình ảnh đó phần nào thanh minh cho sự vô tình gây tội của Mị Châu và thể hiện thái độ cảm thông, thương xót, bao dung của nhân dân đối với nàng. 2.2. Bình luận hai ý kiến - Ý kiến thứ nhất đúng khi luận tội Mị Châu với những hậu quả mà sai lầm của nàng đã gây ra. Ý kiến thứ hai tỏ ra có lý khi tìm nguyên nhân của sự sai lầm là do bản chất của trái tim yêu. - Tuy nhiên, cần đặt tình yêu đôi lứa trong mối quan hệ với vận mệnh quốc gia, vận mệnh cộng đồng, để thấy: Trong một đất nước nhiều giặc giã, luôn đứng trước nguy cơ của những cuộc xâm lược, một nàng công chúa chỉ biết lắng nghe tiếng nói của con tim, của tình yêu mà vô tình với sự sống còn của xã tắc chính là có tội. - Ngay bản thân Mị Châu trước khi chết cũng nhận ra tội lớn của mình, nàng chỉ mong rửa tiếng “bất trung, bất hiếu” chứ không kêu oan, cũng không xin tha tội. Mị Châu được người Âu Lạc xưa và người Việt Nam đời đời thương xót chính là vì đã biết tội, dám nhận tội và cam lòng chịu tội. 3. Quan điểm của cá nhân HS có thể nêu quan điểm riêng của bản thân mình theo nhiều cách khác nhau vẫn có thể được chấp nhận, miễn là có các lập luận và lí lẽ logic, thuyết phục. *Thang điểm: 10 [...]... nền văn học với một giọng riêng biệt, độc 0 ,25 đáo hiếm thấy Giải thích ý kiến(1,0 điểm) 17 - Tài năng văn học: Khả năng văn học, sự giỏi giang, điêu luyện của người nghệ sĩ ngôn từ trong sáng tạo nghệ thuật Tài năng văn học còn là cách nói hoán dụ để chỉ những nhà văn nhà thơ có tài Hết -ĐỀ SỐ 5: SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011-2012 - ĐỀ THI MÔN:... vẻ vang Qua kiến thức về Nguyễn Du và Truyện Kiều đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 10, hãy nêu nhận xét của anh chị về ý kiến trên ………………… Hết………………… Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ tên thí sinh ……….…………………………… SBD …………… SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ———————— KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013-2014 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN Dành cho học sinh trường THPT Chuyên Vĩnh phúc ——————————— I Hướng... có thể cho từ điểm 0 đến điểm 10 Điểm lẻ làm tròn đến 0,5 điểm ĐỀ SỐ 3: SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ———————— ĐỀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013 -2014 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN Dành cho học sinh trường THPT Chuyên Vĩnh phúc Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề ——————————— Câu 1 (3 điểm): Trình bày suy nghĩ của anh ( chị) về câu chuyện ngụ ngôn sau đây: CHIM CHÀNG LÀNG Chàng Làng vẫn... hãy làm sáng tỏ ý kiến trên -HẾT Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm! Họ tên học sinh ………………………… Số báo danh…………………………… 18 SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011-2012 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2011-2012 Dành cho học sinh các trường THPT Câu 1 (3,0 điểm) I Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ... văn học thế giới dường như không hề biết già, mà lại còn có vẻ càng ngày càng trẻ nữa Truyện Kiều có cả một vận mệnh vẻ vang Giải thích ý kiến(1,0 điểm) - Áng văn tuyệt tác : Những tác phẩm văn chương hay, đẹp đến mức coi Điểm 3,0 0,5 0,5 0,5 0 ,25 0,75 0 ,25 0 .25 7,0 0 ,25 0 ,25 14 Hết - ĐỀ SỐ 4: SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ———————— ĐỀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2013 -2014 ĐỀ... tác phẩm văn học của ông) mà anh (chị) tâm đắc -HẾT Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ tên học sinh ………………………… Số báo danh…………………………… SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2011-2012 MÔN NGỮ VĂN Dành cho học sinh trường THPT chuyên Câu 1 (3,0 điểm) I Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ Biết... VĨNH PHÚC (Đáp án có 04 trang) KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2013-2014 ĐÁP ÁN MÔN: NGỮ VĂN (Dành cho học sinh THPT không chuyên) Câu 1 (3,0 điểm) I Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội Bố cục và hệ thống ý sáng rõ Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận Hành văn trôi chảy Lập luận chặt chẽ Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp,... Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có tư duy khoa học, lập luận sắc sảo, có khả năng cảm thụ văn học và tính sáng tạo cao - Sau khi chấm xong, điểm toàn bài làm tròn đến 0 ,25 điểm 12 II Đáp án và thang điểm... về kĩ năng Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ Hành văn trôi chảy Văn viết có cảm xúc Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả II Yêu cầu về kiến thức Học sinh nắm chắc những quan điểm nghệ thuật của Nam Cao Đó là những quan điểm về nghề văn (Nghề văn là một nghề cao quí, nhà văn phải có lương... các áng văn tuyệt tác trong văn học thế giới dường như không hề biết già, mà lại còn có vẻ càng ngày càng trẻ nữa Truyện Kiều có cả một vận mệnh vẻ vang Giới thi u vấn đề (0,5 điểm) - Truyện Kiều - Nguyễn Du là kết tinh của tài năng văn học bậc thầy, là tác phẩm xuất sắc của văn học dân tộc - Đánh giá về Truyện Kiều, GS Đặng Thai Mai cho rằng: Truyện Kiều cũng như tất cả các áng văn tuyệt tác trong văn . Tuyển tập 25 đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 10 hay (có đáp án chi tiết) ĐỀ SỐ 1: SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012-2013 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN. điểm 0 đến điểm 10. Điểm lẻ làm tròn đến 0,5 điểm. ĐỀ SỐ 3: SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ———————— ĐỀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013 -2014 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN Dành cho học sinh trường. 0 ,25 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn bài. Hết ĐỀ SỐ 2: SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ———————— ĐỀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013-2014 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN Dành cho học

Ngày đăng: 17/09/2014, 16:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan