Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Chi Nhánh NHNN&PTNT huyện Chợ Lách

60 454 0
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Chi Nhánh NHNN&PTNT huyện Chợ Lách

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Chi Nhánh NHNN&PTNT huyện Chợ Lách

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại CN NHNo&PTNT huyện Chợ Lách PHẦN I: MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: : Như chúng ta đã biết nước ta đi lên từ nước nông nghiệp, nền kinh tế lạc hậu thua xa các nước trong khu vực. Hiện nay dù đã có nhiều chính sách đổi mới, nhưng ngành nông nghiệp vẫn chưa tiếp cận tốt với những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, một mặt là ngành nông nghiệp tập trung ở nông thôn, phương tiện vận chuyển không thuận lợi, ở vùng xa, vùng sâu chưa tiếp xúc được, một điều quan trọng nhất là thiếu vốn đầu tư vào trang thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi…. Chẳng hạn như người nông dân muốn cải tạo lại mảnh vườn của mình mà không đủ vốn đầu tư, người chăn nuôi muốn phát triển thêm đàn gia cầm của mình mà không đủ vốn thì phải làm sao…, còn nhiều vấn đề khác nữa. Vì thế tổ chức tín dụng là rất quan trọng trong lĩnh vực này. Đặc biệt là NHN 0 &PTNT, chuyên về cho vay bên lĩnh vực nông nghiệp, tài chính nhằm giúp đỡ cho các hộ sản xuất tiếp cận với phương thức sản xuất hiện đại, cải thiện cuộc sống đưa nông thôn ngày càng phát triển phồn vinh lên. Không riêng gì các Ngân Hàng khác, hoạt động chủ yếu của Ngân Hàng Nông nghiệp là cung cấp tín dụng cho người cần vốn NHNo&PTNT Chi Nhánh huyện Chợ Lách cũng không ngoại lệ. Nằm tại trung tâm thị trấn huyện Chợ Lách, NHNo&PTNT Chi Nhánh Chợ Lách đã góp phần giúp đỡ nhân dân huyện Chợ Lách có nguồn vốn cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vốn là vấn đề rất quan trọng cho một hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy nên em đã chọn đề tài cho bài luận văn tốt nghiệp của mình là: “ Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Chi Nhánh NHNN&PTNT huyện Chợ Lách”. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: - Muốn sản xuất, nâng cấp cải tạo thì cần phải có vốn để đầu tư vào lĩnh vực đã dự tính, nên mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là: + Sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh để thấy hiệu quả hoạt động của Ngân hàng + Phân tích tình hình huy động vốn để thấy được khả năng huy động vốn của Ngân hàng có hiệu quả hay không. GVHD: Phạm Xuân Minh 1 SVTH: Lê Thị Ngọc Ni Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại CN NHNo&PTNT huyện Chợ Lách + Phân tích cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn ngắn hạn để thấy được các mặt mạnh mặt yếu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Trên cơ sở phân tích, đề xuất những biện pháp trong huy động vốn và cho vay ngắn hạn để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng và phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại Chi Nhánh NHNo&PTNT Chợ Lách được nghiên cứu dựa trên 2 phương pháp sau: 1. Phương pháp thu thập số liệu và tìm hiểu tài liệu: - Thu thập, phân tích số liệu từ các bảng báo cáo của phòng tín dụng qua 3 năm. - Tham khảo tài liệu, sách báo, tạp chí. - Kinh nghiệm thu được do thực tiễn diễn ra trong thời gian thực tập tại NHNo&PTNT Chợ Lách. 2. Phương pháp phân tích: - Áp dụng phương pháp so sánh số tương đối, số tuyệt đối để so sánh đánh giá giữa các năm 2003-2004-2005. VI. Phạm vi nghiên cứu: - Do thời gian thực tập tại Chi Nhánh NHNo&PTNT Chợ Láchhạn nên còn rất nhiều hoạt động của Ngân hàng em chưa hiểu rõ hết nên đề tài của em chỉ giới hạn nghiên cứu chủ yếu về sơ lược tình hình huy động vốn và tình hình cho vay ngắn hạn với số liệu qua 3 năm do phòng tín dụng cung cấp và không đi sâu vào các hoạt động khác. GVHD: Phạm Xuân Minh 2 SVTH: Lê Thị Ngọc Ni Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại CN NHNo&PTNT huyện Chợ Lách PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN I. KHÁI NIỆM TÍN DỤNG: 1. Khái niệm tín dụng: 1.1. Khái niệm: - Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. - Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay dựa trên một nền tảng là sự tín nhiệm lẫn nhau và trên nguyên tắc có hoàn trả. - Khái niệm này thể hiện các nội dung sau: + Ngưới cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định, giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ( hiện kim) hoặc dưới hình thái hiện vật như hàng hóa, máy móc, thiết bị, bất động sản. + Người đi vay chỉ được phép sử dụng trong một thời gian nhất định sau khi hết thời gian sử dụng theo thỏa thuận người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay. + Giá trị hoàn trả thông thường là lớn hơn giá trị lúc cho vay, nói một cách khác là người đi vay phải trả thêm một phần lãi trên số tiền vay. Quá trình vận động mang tính chất hoàn trả của tín dụng là biểu hiện đặc trưng nhất cho thấy sự khác biệt giữa quan hệ tín dụng và các mối quan hệ kinh tế khác. 1.2. Phân loại tín dụng: Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng hoạt động rất đa dạng và phong phú. Trong quản lý tín dụng, các nhà kinh doanh đã dựa vào các tiêu thức để phân chia tín dụng. Căn cứ vào thời hạn tín dụng, tín dụng chia ra làm 3 loại: - Tín dụng ngắn hạn: là những khoản cho vay có thời hạn tối đa là 12 tháng để nhằm bổ sung vào vốn lưu động tạm thời thiếu hụt của khách hàng. GVHD: Phạm Xuân Minh 3 SVTH: Lê Thị Ngọc Ni Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại CN NHNo&PTNT huyện Chợ Lách - Tín dụng trung hạn là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm, dùng để cho vay vốn mua tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh. - Tín dụng dài hạn là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. * Căn cứ vào đối tượng cho vốn tín dụng: - Tín dụng vốn lưu động là loại tín dụng cung cấp nhằm hình thành vốn lưu động như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên liệu cho sản xuất. - Tín dụng vốn cố định là loại tín dụng cung cấp để hình thành vốn cố định. Loại tín dụng này được thực hiện dưới hình thức cho vay trung và dài hạn. Tín dụng vốn cố định thường được cấp phát phục vụ cho việc đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới. * Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng: -Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa là loại tín dụng cung cấp cho các nhà doanh nghiệp, hộ gia đình, cá thể để tiến hành sản xuất và kinh doanh. - Tín dụng tiêu dùng là hình thức tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. 2. Tín dụng ngắn hạn: 2.1. Khái niệm: Tín dụng ngắn hạn là những khoản vay có thời hạn tối đa là 12 tháng, chủ yếu cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động tạm thời bị thiếu hụt của khách hàng, cải tiến đổi mới kỹ thuật. 2.2. Phương thức cho vay ngắn hạn: - Cho vay theo hạn mức tín dụng. - Cho vay từng lần. - Cho vay theo hạn mức thấu chi. - Cho vay thông qua nghiệp vụ. GVHD: Phạm Xuân Minh 4 SVTH: Lê Thị Ngọc Ni Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại CN NHNo&PTNT huyện Chợ Lách 3. Tín dụng nông nghiệp: Tín dụng nông nghiệp là khoản tín dụng ngân hàng cấp cho nông dân, hộ sản xuất để đáp ứng nhu cầu về vốn cho các đối tượng phí và cây trồng, vật nuôi như chi phí về cây con, con giống, chi phí thức ăn, phân bón, thuốc trừ sâu, nâng cấp, cải tạo vườn, xây dựng chuồng chăn nuôi… II. ĐỐI TƯỢNG CHO VAY: - Đối tượng cho vay của Ngân hàng là phần thiếu hụt trong tổng giá trị cấu thành tài sản cố định, tài sản lưu động, và các khoản chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng trong một thời kỳ nhất định. - Ngân hàng cho vay các đối tượng sau: + Giá trị vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và đầu tư phát triển. III. MỤC ĐÍCH CHO VAY: Phương châm chính của Ngân hàng là” đi vay để cho vay”, nên muốn hoạt động cho vay đạt hiệu quả thì trước hết hoạt động cho vay phải gắn liền với chu kỳ sản xuất kinh doanh…, giúp người vay khai thác được hết khả năng sản xuất. Hoạt động cho vay giúp người đi vay bổ sung vào nguồn vốn tạm thời thiếu hụt, tiếp cận và áp dụng các cơ sở vật chất hiện đại, góp phần đưa sản xuất nông nghiệp phát triển và xây dựng nông thôn giàu mạnh, đưa đất nước ngày cáng phát triển. VI. QUY TRÌNH XÉT DUYỆT CHO VAY: 1. Sơ đồ quy trình xét duyệt cho vay: Sơ đồ 1: Quy trình xét duyệt cho vay GVHD: Phạm Xuân Minh 5 SVTH: Lê Thị Ngọc Ni Khách hàng Cán bộ tín dụng Ban Giám Đốc Trưởng phòng TD Kế toán- Ngân quỹ (1) (2) (3) (4) (4a) (6) (5) Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại CN NHNo&PTNT huyện Chợ Lách 2. Giải thích quy trình xét duyệt cho vay: (1) Cán bộ tín dụng trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, có trách nhiệm kiểm định hồ sơ, tiến hành kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của từng loại hồ sơ sau đó thẩm định lại và trình lên trưởng phòng tín dụng. (2) Trưởng phòng tín dụng sau khi xem xét hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng trình, tiến hành xem xét nơi thẩm định( nếu cần thiết ), ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định (nếu có) và trình lên Ban Giám đốc duyệt. (3) Ban GĐ xem xét lại hồ sơ lần nữa rồi mới ra quyết định. (4) Nếu hồ sơ được GĐ duyệt đồng ý cho vay thì hồ sơ dược gởi sang phòng tín dụng để làm thủ tục cho khách hàng vay vốn, còn nếu không đồng ý thì thông báo cho khách hàng bằng văn bản. (4a) Cán bộ tín dụng nhận hồ sơ duyệt từ GĐ thì chuyển sang phòng phòng KT- NQ. (5) Phòng KT-NQ nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng từ phòng tín dụng thì phòng KT-NQ tiến hành làm thủ tục gởi nhận tiền khách hàng,đồng thời thực hiện lưu trữ hồ sơ vay. (6) Cán bộ tín dụng mở sổ theo dõi khách vay thu nợ. Sau đó tiến hành kiểm tra tình hình vay vốn.Hàng tháng phòng KT kết hợp với cán bộ tín dụng sao kê nợ đến hạn, quá hạn báo cáo với Ban GĐ để được chỉ đạo kịp thời trong quá trình xử lý. V. NGUYÊN TẮC VÀ ĐIỀU KIỆN CHO VAY: 1-Nguyên tắc cho vay -Hoạt động của tín dụng ngân hàng tuân thủ theo hai nguyên tắc sau: +Nguyên tắc 1: tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. -Theo nguyên tắc này, tiền vay phải được sử dụng đúng cho các nhu cầu đã được bên vay trình bày với ngân hàng và được ngân hàng cho vay chấp nhận.Đó là các khoản chi phí, những đối tựng phù hợp với nội dung sản xuất kinh doanh của bên vay.Ngân hàng có quyền từ chối và hủy bỏ mọi yêu cầu vay vốn không được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận. GVHD: Phạm Xuân Minh 6 SVTH: Lê Thị Ngọc Ni Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại CN NHNo&PTNT huyện Chợ Lách -Tuân thủ nguyên tắc này, ngân hàng khi cho khách hàng vay có quyền yêu cầu buộc bên vay phải sử dụng tiền vay đúng mục đích đã cam kết thường xuyên giám sát hành động của bên vay về phương diện này. +Nguyên tắc 2: Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. -Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của tín dụng là giao dịch cung cầu về vốn, tín dụng chỉ là giao dịch quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định. -Trong khoảng thời gian cam kết giao dịch, ngân hàng và bên vay trong hợp đồng tín dụng rằng ngân hàng sẽ chuyển giao quyền sử dụng một lượng nhất định cho bên vay khi kết thúc kỳ hạn, bên vay phải hoàn trả quyền này cho ngân hàng (trả nợ gốc) với một khoảng chi phí (lợi tức và phí) nhất định cho việc sử dụng vốn vay. 2-Điều kiện cho vay -Điều kiện cho vay là những yêu cầu của ngân hàng đối với bên vay để làm căn cứ xem xét quyết định thiết lập quan hệ tín dụng. Nội dung của điều kiện cho vay cũng làm cơ sở cho việc xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình sử dụng tiền vay. -Khách hàng muốn vay vốn thì phải hội đủ những điều kiện sau: +Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. +Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp . +Có khả năng tài chính đảm bảo trả được nợ trong thời hạn cam kết. • Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh dịch vụ, đời sống. • Kinh doanh có hiệu quả. • Không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng. • Khách hàng phải mua bảo hiểm tài sản đầy đủ trong suốt thời gian vay vốn. + Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, khả thi và có hiệu quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. GVHD: Phạm Xuân Minh 7 SVTH: Lê Thị Ngọc Ni Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại CN NHNo&PTNT huyện Chợ Lách + Thực hiện quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn Việt Nam. Các điều kiện cho vay có thể được từng ngân hàng cụ thể hóa tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động của từng ngân hàng, đặc điểm của từng tài khoản vay, tùy thuộc và môi tường kinh doanh. 3-Thời hạn cho vay: - Thời hạn cho vay là khoảng thời gian mà bên vay được quyền sử dụng vốn vay. Thời hạn cho vay được tính từ khi ngân hàng cho rút khoản tiền vay đầu tiên đến khi thu hết tiền nợ. *Các loại thời hạn cho vay: + Thời hạn cho vay ngắn hạn dưới 12 tháng. + Thời hạn cho vay trung hạn từ trên 12 tháng đến dưới 60 tháng. + Thời hạn cho vay dài hạn từ trên 60 tháng. - Thời hạn cho vay có thể coi là thời hạn của hợp đồng tín dụng. 4-Lãi suất cho vay: - Lãi suất cho vay là tỷ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được trong kỳ so với số vốn cho vay phát ra trong một thời kì nhất định. Thông thường lãi suất cho vay tính cho năm, quý, tháng. - Có 2 loại lãi suất cho vay: + Lãi suất cho vay trong hạn: Tùy theo thỏa thuận với khách hàng, Ngân hàng cho vay có thể áp dụng các loại lãi suất sau khi cho vay. Lãi suất thả nổi: là loại lãi suất được ngân hàng cho vay điều chỉnh lại theo định kỳ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm. Lãi suất cố định: Lãi suất cố định không thay đổi trong suốt thời hạn của khoản vay. + Lãi suất nợ quá hạn: Lãi suất cho vay nợ quá hạn thường cao hơn lãi suất cho vay trong hạn song tối đa không quá 150% so với lãi suất cho vay trong hạn. VI. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN: - Một trong các hoạt động chủ yếu nhất của Ngân hàng là huy động vốn để cho vay. GVHD: Phạm Xuân Minh 8 SVTH: Lê Thị Ngọc Ni Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại CN NHNo&PTNT huyện Chợ Lách Huy động vốn là một hoạt động thu hút tiền gửi của khách hàng dưới nhiều hình thức khác nhau. *Các hình thức huy động vốn: 1. Tiền gửi không kỳ hạn: Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà khi gửi vào, khách hàng gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước cho Ngân hàng, và ngân hàng phải thỏa mãn yêu cầu đó của khách hàng. Loại tiền gửi này biến động thường xuyên nhưng nó vẫn có được số dư ổn định do việc gửi vào và rút ra có sự chênh lệch về thời gian, số lượng, nên ngân hàng có thể huy động số dư đó làm nguồn vốn tín dụng để cho vay. 2. Tiền gửi có kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi tiền vào có sự thỏa thuận về thời gian rút ra giữa Ngân hàng và khách hàng. Như vậy, theo nguyên tắc khách hàng gửi tiền chỉ được rút tiền ra theo thời hạn đã thỏa thuận. Tuy nhiên, những thực tế do yếu tố cạnh tranh, để thu hút tiền gửi, các Ngân hàng thường cho phép khách hàng được rút tiền ra trước thời hạn nhưng không được hưởng lãi suất hoặc chỉ hưởng lãi suất thấp. Tiền gửi có kỳ hạn là một nghiệp vụ mang tính ổn định. Ngân hàng có thể sử dụng tiền này một cách chủ động làm kinh doanh. Thông thường có các loại kỳ hạn: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng ., với mỗi loại kỳ hạn có các mức lãi suất tương ứng theo nguyên tắc kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao. *Lãi suất huy động vốn là loại lãi suất mà các tổ chức tín dụng sử dụng để huy động vốn cho các mục tiêu hoạt động kinh doanh của mình, như lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn, lãi suất tiền gửi của các tổ chức kinh tế, lãi suất tiền gửi tiết kiệm của dân cư. - Phân tích hoạt động huy động vốn giúp nhà quản trị đưa ra những giải pháp huy động vốn có hiệu quả nhất. VII. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY: - Phân tích là việc nghiên cứu các cơ sở khoa học của việc ra quyết định giúp nhà quản trị có thể ra quyết định tốt, loại bỏ các quyết định xấu. - Mục đích của việc phân tích để nhà quản trị tìm ra những khuyết điểm để sửa chữa và có thể phát huy những điểm mạnh hiện có để đạt được mục tiêu của mình. GVHD: Phạm Xuân Minh 9 SVTH: Lê Thị Ngọc Ni Tổng dư nợ Tổng nguồn vốn Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại CN NHNo&PTNT huyện Chợ Lách - Phân tích hoạt động cho vay là việc nghiên cứu các vấn đề cho vay để nhà quản trị đưa ra những phương án tốt nhất và loại bỏ những khả năng xấu trong quá trình hoạt động. - Mục đích của việc phân tích hoạt động cho vay là giúp nhà quản trị hạn chế rủi ro trong quá trình kinh doanh, mặt khác có thể tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay. VIII. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY: 1. Doanh số cho vay: - Là chỉ tiêu phản ảnh tất cả các khoản tín dụngngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó không kể món vay đó thu hồi về hay chưa, thường xác định theo tháng, quý, năm. 2. Doanh số thu nợ: - Là chỉ tiêu phản ảnh toàn bộ các món nợ ngân hàng đã thu về, kể cả những món nợ năm nay và các năm về trước. 3. Dư nợ: - Là chỉ tiêu phản ảnh tại một thời điểm nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu và đây cũng chính là khoản mà ngân hàng cần phải thu về, nó phản ánh thực tế hoạt động tín dụng của ngân hàng. 4. Nợ quá hạn: - Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không trả được nợ ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang quản lý tại một tài khoản khác. Nợ quá hạnchỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng. 5. Chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn: - Chỉ tiêu này cho biết dư nợ trong cho vay chiếm bao nhiêu % trong tổng nguồn vốn sử dụng của ngân hàng. Công thức tính: Dư nợ trên tổng nguồn vốn (%) = * 100 (%) 6. Chỉ tiêu nợ trên tổng số vốn huy động: GVHD: Phạm Xuân Minh 10 SVTH: Lê Thị Ngọc Ni [...]... hàng + Hoạt động tín dụng và việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng chưa nhiều GVHD: Phạm Xuân Minh 20 SVTH: Lê Thị Ngọc Ni Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại CN NHNo&PTNT huyện Chợ Lách CHƯƠNG III PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN CHỢ LÁCH I TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT CHỢ LÁCH: 1.Tình hình nguồn vốn của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chợ Lách qua 3... TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG: 1 Đối tượng: - Đối tượng của phân tích hoạt động tín dụng là diễn biến kết quả của hoạt động tín dụng ngân hàng và tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến diễn biến và kết quả đó 2 Nhiệm vụ: GVHD: Phạm Xuân Minh 12 SVTH: Lê Thị Ngọc Ni Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại CN NHNo&PTNT huyện Chợ Lách Phân tích hoạt động tín dụng có những nhiệm vụ sau: - Xác định các nhân tố... qua hoạt động tín dụng giúp những người không có vốn, họ có vốn để sản xuất góp phần cho việc phát triển kinh tế huyện nhà Nhờ đó nguồn vốn huy động tăng lên qua các năm II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN CHỢ LÁCH: 1.Tình hình cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chợ Lách: Hiện nay không chỉ có NHNo&PTNT Chợ Lách mà kể cả những Ngân hàng khác việc huy động. .. những mặt tồn tại, yếu kém của quá trình hoạt động tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng 3 Ý nghĩa: - Phân tích hoạt động tín dụng là cơ sở quan trọng để đề ra các quyết định kinh doanh, vì thông qua các tài liệu phân tích cho phép các nhà quản trị nhận thức đúng đắn những mặt mạnh yếu của ngân hàng, trên cơ sở đó có thể đề ra quyết định đúng đắn - Phân tích hoạt động tín dụng là biện pháp... đây Chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Chợ Lách đã không ngừng mở rộng và nâng cao các biện pháp công cụ huy động vốn trên địa bàn huyện Chợ Lách GVHD: Phạm Xuân Minh 21 SVTH: Lê Thị Ngọc Ni Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại CN NHNo&PTNT huyện Chợ Lách Bảng 2- Tình hình huy động vốn nhận vốn điều hòa của Chi nhánh NHNo&PTNT Chợ Lách qua 3 năm(2003-2005): Đơn vị tính:... tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại CN NHNo&PTNT huyện Chợ Lách - Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa- tinh thần và thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỷ cán bộ nhân viên - Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh - Thực hiện báo cáo chuyên đề theo quy định  Chi nhánh cấp 3: Chi nhánh xã Vĩnh Thành là một chi nhánh cấp 3 có quy mô hoạt động nhỏ so với hội sở chính, chi. .. thôn Chợ Lách Hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chợ Lách ngày càng đạt hiệu quả hơn, thể hiện qua bảng số liệu sau: GVHD: Phạm Xuân Minh 18 SVTH: Lê Thị Ngọc Ni Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại CN NHNo&PTNT huyện Chợ Lách Bảng 1- Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm(2003-2005) Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 1.Tổng thu 20.206 23.612 32.750 2 Tổng chi. .. Ni Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại CN NHNo&PTNT huyện Chợ Lách CHƯƠNG II GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNHNGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHỢ LÁCH I SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI HUYỆN CHỢ LÁCH: 1 Về vị trí địa lý: - Bến Tre là một tỉnh nằm ở hạ lưu của sông Cửu Long, được bồi đắp do phù sa của 4 nhánh sông là sông Mỹ Tho, sông Balai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chi n... nông thôn Chợ Lách là một đơn vị hoạch toán nội bộ có tư cách pháp nhân và thực hiện các nhiệm vụ đối với ngân sách Nhà nước Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chợ Lách là một ngân hàng hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ cho nên các hoạt động trích lập quỹ, các tỷ lệ dự trữ GVHD: Phạm Xuân Minh 15 SVTH: Lê Thị Ngọc Ni Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại CN NHNo&PTNT huyện Chợ Lách bảo... SVTH: Lê Thị Ngọc Ni Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại CN NHNo&PTNT huyện Chợ Lách Biểu đồ 2:Tình hình huy động vốn, nhận vốn điều hòa qua 3 năm (2003-2005) 1.1.Vốn huy động: Năm 2003, nguồn vốn huy động chi m 34,72% tổng nguồn vốn, năm 2004, vốn huy động chi m 44,61% tổng nguồn vốn tăng 46,5% tương ứng tăng 26.600 triệu đồng so với năm 2003 Đến năm 2005, vốn huy động chi m 50,67% tổng nguồn . Ni Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại CN NHNo&PTNT huyện Chợ Lách 3. Tín dụng nông nghiệp: Tín dụng nông nghiệp là khoản tín dụng ngân. Tổng chi phí Tổng thu nhập Thu nhập Tổng tài sản Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại CN NHNo&PTNT huyện Chợ Lách Phân tích hoạt động tín

Ngày đăng: 25/03/2013, 15:50

Hình ảnh liên quan

Bảng 1- Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm(2003-2005) - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Chi Nhánh NHNN&PTNT huyện Chợ Lách

Bảng 1.

Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm(2003-2005) Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 2- Tình hình huy động vốn nhận vốn điều hịa của Chi nhánh NHNo&PTNT Chợ Lách qua 3 năm(2003-2005): - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Chi Nhánh NHNN&PTNT huyện Chợ Lách

Bảng 2.

Tình hình huy động vốn nhận vốn điều hịa của Chi nhánh NHNo&PTNT Chợ Lách qua 3 năm(2003-2005): Xem tại trang 22 của tài liệu.
Biểu đồ 2:Tình hình huy động vốn, nhận vốn điều hịa qua 3 năm (2003-2005) - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Chi Nhánh NHNN&PTNT huyện Chợ Lách

i.

ểu đồ 2:Tình hình huy động vốn, nhận vốn điều hịa qua 3 năm (2003-2005) Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng 3- Tình hình cho vay ngắn hạn qua 3 năm(2003-2005) - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Chi Nhánh NHNN&PTNT huyện Chợ Lách

Bảng 3.

Tình hình cho vay ngắn hạn qua 3 năm(2003-2005) Xem tại trang 26 của tài liệu.
2.Phân tích tình hình doanh số cho vay ngắn hạn tại CN NHNo&PTNT Chợ Lách: - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Chi Nhánh NHNN&PTNT huyện Chợ Lách

2..

Phân tích tình hình doanh số cho vay ngắn hạn tại CN NHNo&PTNT Chợ Lách: Xem tại trang 28 của tài liệu.
Qua bảng số liệu ta thấy: - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Chi Nhánh NHNN&PTNT huyện Chợ Lách

ua.

bảng số liệu ta thấy: Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 8- Dưnợ ngắn hạn theo ngành - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Chi Nhánh NHNN&PTNT huyện Chợ Lách

Bảng 8.

Dưnợ ngắn hạn theo ngành Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 9: Dưnợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế qua 3 năm(2003-2005)     Đơn vị tính :triệu đồng - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Chi Nhánh NHNN&PTNT huyện Chợ Lách

Bảng 9.

Dưnợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế qua 3 năm(2003-2005) Đơn vị tính :triệu đồng Xem tại trang 35 của tài liệu.
Tuy chiếm tỷ trọng khơng lớn trong tổng dư nợ ngắn hạn nhưng tình hình dư nợ ngắn hạn của thành phần kinh tế này tăng lên qua các năm - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Chi Nhánh NHNN&PTNT huyện Chợ Lách

uy.

chiếm tỷ trọng khơng lớn trong tổng dư nợ ngắn hạn nhưng tình hình dư nợ ngắn hạn của thành phần kinh tế này tăng lên qua các năm Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 11- Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế qua 3 năm 2003-2005 - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Chi Nhánh NHNN&PTNT huyện Chợ Lách

Bảng 11.

Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế qua 3 năm 2003-2005 Xem tại trang 37 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan