TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2008 TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

31 3.6K 19
TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ  TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2008 TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 A LỜI MỞ ĐẦU 2 B PHẦN NỘI DUNG 3 I. Lý luận chung về khủng hoảng kinh tế 3 1. Khái niệm 3 2. Phân loại 3 3. Chu kỳ của khủng hoảng kinh tế 5 4. Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế 6 5. Tác động của khủng hoảng kinh tế 7 IIKhủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến Việt Nam 8 1. Nguyên nhân cuộc khủng hoảng 8 2. Kinh tế Việt Nam trước tác động của khủng hoảng 11 3. Thị trường bất động sản chống trọi với khủng hoảng kinh tế 2008 14 4. Thị trường chứng khoán Việt Nam 2008 19 5. Hệ thống ngân hàng thương mại trước tác động của khủng hoảng 2008 21 C KẾT LUẬN 28 D TÀI LIỆU THAM KHẢO 29 A LỜI MỞ ĐẦU Khủng hoảng kinh tế là một hiện tượng có tính chu kì của nền kinh tế. Nó tồn tại và xuất hiện như một phần không thể thiếu. Bởi khủng hoảng không chỉ gây những ảnh hưởng tiêu cực mà đồng thời ở một góc nhìn khác nó cũng tác động tích cực đến nền kinh tế. Đây là lí do để chúng tôi lựa chọn đề tài này. Từ đầu thế kỉ XX đến nay, kinh tế thế giới đã xảy ra nhiều cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế khu vực và trên phạm vi toàn cầu. Trước năm 2008, cuộc khủng hoàng 19291933 được coi là cuộc khủng hoảng lớn nhất và để lại nhiều thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, tháng 9 năm 2008 đã chứng kiến một cơn bão khủng hoảng trầm trọng hơn xuất phát từ Mĩ. Cuộc khủng hoảng này đã làm cho kinh tế thế giới nhanh chóng rơi vào suy thoái, kim ngạch thương mại sụt giảm mạnh, thất nghiệp tăng, lòng tin của các nhà đầu tư giảm sút nghiêm trọng. Cho đến nay, tức năm 2010, nền kinh tế thế giới vẫn chưa thực sự giải quyết những hậu quả để lại của cuộc khủng hoảng. Vì vậy, khủng hoảng 2008 có thể coi là một vấn đề mang tính thời sự. Cuộc khủng hoảng này không chỉ gây điêu đứng nền kinh tế Mỹ, mà hậu quả của nó còn lan rộng ra khắp các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Việt Nam là một nền kinh tế mở, và đang phát triển. Từ khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam có nhiều tương tác và liên hệ trực tiếp hơn với nền kinh tế toàn cầu nên Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng trên khắp các phương diện: thị trường chứng khoán, bất động sản, ngân hàng, hệ thống tài chính,… Bài tiểu luận của nhóm được viết nhằm trình bày có hệ thống những vấn đề tổng quan về khủng hoảng kinh tế. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu từ khái niệm của khủng hoảng kinh tế, cho đến nguyên nhân, tác động của nó đến nền kinh tế quốc dân. Từ nền kiến thức cơ bản đó, ta có thể phân tích và hiểu cặn kẽ về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng 2008 tới nền kinh tế Việt Nam. Hi vọng rằng qua bài tiểu luận của nhóm, người đọc sẽ thu nhận được cho bản thân những kiến thức cơ bản về khủng hoảng kinh tế một khái niệm cơ bản của kinh tế học cũng như những nhận thức, tri thức về nền kinh tế Việt Nam đã chịu những tàn phá như thế nào trong cơn bão khủng hoảng đó. B PHẦN NỘI DUNG I. Lý luận chung về khủng hoảng kinh tế

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG Khoa Kinh tế Quốc tế TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ Tên đề tài: TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2008 TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Nhóm thực hiện: Nhóm 2_Lớp Pháp 3_Khối 2 KT_K48 GV hướng dẫn: ThS. Hoàng Xuân Bình Hà Nội, Tháng 5 năm 2010 2 MỤC LỤC MỤC LỤC 3 A/ LỜI MỞ ĐẦU 4 B/ PHẦN NỘI DUNG 5 I. Lý luận chung về khủng hoảng kinh tế 5 1. Khái niệm 5 2. Phân loại 5 3. Chu kỳ của khủng hoảng kinh tế 7 4. Nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng kinh tế 8 5. Tác động của khủng hoảng kinh tế 9 II/Khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến Việt Nam 10 1. Bối cảnh và nguyên nhân khủng hoảng 10 2. Kinh tế Việt Nam trước tác động của khủng hoảng 13 3. Thị trường bất động sản chống trọi với khủng hoảng kinh tế 2008 16 4. Thị trường chứng khoán Việt Nam 2008 21 5. Hệ thống ngân hàng thương mại trước tác động của khủng hoảng 2008 23 3 A/ LỜI MỞ ĐẦU Khủng hoảng kinh tế là một hiện tượng có tính chu kì của nền kinh tế. Nó tồn tại và xuất hiện như một phần không thể thiếu. Bởi khủng hoảng không chỉ gây những ảnh hưởng tiêu cực mà đồng thời ở một góc nhìn khác nó cũng tác động tích cực đến nền kinh tế. Đây là lí do để chúng tôi lựa chọn đề tài này. Từ đầu thế kỉ XX đến nay, kinh tế thế giới đã xảy ra nhiều cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế khu vực và trên phạm vi toàn cầu. Trước năm 2008, cuộc khủng hoàng 1929-1933 được coi là cuộc khủng hoảng lớn nhất và để lại nhiều thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, tháng 9 năm 2008 đã chứng kiến một cơn bão khủng hoảng trầm trọng hơn xuất phát từ Mĩ. Cuộc khủng hoảng này đã làm cho kinh tế thế giới nhanh chóng rơi vào suy thoái, kim ngạch thương mại sụt giảm mạnh, thất nghiệp tăng, lòng tin của các nhà đầu tư giảm sút nghiêm trọng. Cho đến nay, tức năm 2010, nền kinh tế thế giới vẫn chưa thực sự giải quyết những hậu quả để lại của cuộc khủng hoảng. Vì vậy, khủng hoảng 2008 có thể coi là một vấn đề mang tính thời sự. Cuộc khủng hoảng này không chỉ gây điêu đứng nền kinh tế Mỹ, mà hậu quả của nó còn lan rộng ra khắp các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Việt Nam là một nền kinh tế mở, và đang phát triển. Từ khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam có nhiều tương tác và liên hệ trực tiếp hơn với nền kinh tế toàn cầu nên Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng trên khắp các phương diện: thị trường chứng khoán, bất động sản, ngân hàng, hệ thống tài chính,… Bài tiểu luận của nhóm được viết nhằm trình bày có hệ thống những vấn đề tổng quan về khủng hoảng kinh tế. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu từ khái niệm của khủng hoảng kinh tế, cho đến nguyên nhân, tác động của nó đến nền kinh tế quốc dân. Từ nền kiến thức cơ bản đó, ta có thể phân tích và hiểu cặn kẽ về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng 2008 tới nền kinh tế Việt Nam. Hi vọng rằng qua bài tiểu luận của nhóm, người đọc sẽ thu nhận được cho bản thân những kiến thức cơ bản về khủng hoảng kinh tế - một khái niệm cơ bản của kinh tế học cũng như những nhận thức, tri thức về nền kinh tế Việt Nam đã chịu những tàn phá như thế nào trong cơn bão khủng hoảng đó. 4 B/ PHẦN NỘI DUNG I. Lý luận chung về khủng hoảng kinh tế 1. Khái niệm “Nếu như trong sản xuất hàng hóa giản đơn, với sự phát triển của chức năng phương tiện thanh toán của tiền tệ đã làm xuất hiện khả năng nổ ra khủng hoảng kinh tế, thì đến chủ nghĩa tư bản, khi nền sản xuất xã hội hóa cao độ, khủng hoảng kinh tế là điều không thể tránh khỏi” ( Giáo trình NNLCB của Chủ nghĩa Mác-Lênin ). Như vậy, khủng hoảng kinh tế là thuật ngữ đã xuất hiện rất lâu trong công cuộc phát triển kinh tế. Trước hết, để hiểu hơn về khủng hoảng kinh tế, ta đi tìm hiểu thuật ngữ “suy thoái kinh tế”. Suy thoái kinh tế theo định nghĩa của kinh tế học vĩ mô là sự suy giảm tổng sản phẩm quốc nội thực ( GNP ) trong thời gian hai hoặc lớn hơn hai quý liên tiếp trong năm. Hay nói theo cách khác thì suy thoái kinh tế là tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tiếp trong hai quý. Suy thoái kinh tế là sự tụt giảm của tất cả các hoạt động kinh tế bao gồm cả việc làm, đầu tư và lợi nhuận doanh nghiệp, kéo theo cả giảm phát ( hạ giá cả ) và lạm phát ( tăng nhanh giá cả). Theo học thuyết kinh tế của Các-mác, khủng hoảng kinh tế là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu kì kinh tế. Khủng hoảng kinh tế ám chỉ thời gian chuyển biến rất nhanh sang giai đoạn suy thoái kinh tế. Như vậy ta có thể kết luận rằng sự suy thoái kinh tế trầm trọng và lâu dài được gọi là khủng hoảng kinh tế. 2. Phân loại 2.1. Khủng hoảng kinh tế sản xuất thừa Trong suốt quá trình phát triển, nền kinh tế của toàn Thế giới đã phải trải qua nhiều cuộc khủng hoảng khác nhau nhưng hình thức khủng hoảng đầu tiên và phổ biến nhất là “Khủng hoảng kinh tế sản xuất thừa”. Khủng hoảng này nổ ra đầu tiên vào năm 1825 và nhiều năm tiếp theo. Ví dụ: cuộc khủng hoảng kinh tế sản xuất thừa gâu ra hậu quả nặng nề nhất là vào năm 1929 kéo dài tới năm 1933. 5 Với kiểu khủng hoảng kinh tế này thì tình trạng thừa hàng hoá không phải là thừa so với nhu cầu xã hội mà là thừa so với sức mua có hạn của quần chúng lao động, kéo theo sản xuất giảm sút, vốn đầu tư bị rút bớt, tỉ lệ thất nghiệp tăng cao và tỉ lệ tái sản xuất bị rối loạn. Khi nổ ra khủng hoảng thì hàng hoá không được tiêu thụ, sản xuất bị thu hẹp, nhiều doanh nghiệp bị vỡ nợ, phá sản, thợ thuyền bị thất nghiệp, thị trường bị rối loạn, hàng hoá thì bị phá huỷ. Hàng triệu người lao động lâm vào tình trạng đói khổ vì họ không có khả năng thanh toán. 2.2. Khủng hoảng tài chính (KHTC) Được định nghĩa là trạng thái chấn động của hệ thống tài chính, từ hệ thống lưu thông tiền tệ, tín dụng, đến tài chính nhà nước. Biểu hiện của khủng hoảng này chủ yếu là ở sự mất ổn định, mất cân đối giữa thu và chi, thiếu hụt nghiêm trọng và kéo dài các nguồn vốn ngân sách nhà nước và tín dụng của ngân hàng, kéo theo lạm phát, đồng tiền mất giá nghiêm trọng. KHTC bắt nguồn từ sự thiếu hụt ngân sách do đề phòng và chuẩn bị chiến tranh, tăng cường lực lượng quân sự, hoặc do chi tiêu vào phúc lợi xã hội quá sức chịu đựng của nền kinh tế, hoặc đầu tư nhiều mà không có hiệu quả, tất cả đều có thể dẫn đến KHTC. Khủng hoảng thị trường tài chính xảy ra khi những món nợ đến hạn không thu hồi được, do việc cấp phát vốn, cấp tín dụng không kiểm tra, kiểm soát, không xem xét khả năng hoàn vốn của những đơn vị vay hoặc, do giá chứng khoán cổ phần đột nhiên giảm sút. Ví dụ: Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nặng nề nhất đã xảy ra tại các nước Châu Á năm 1997. 2.3. Khủng hoảng tiền tệ và tín dụng (KHTT-TD) Là sự chấn động, rối loạn của hệ thống lưu thông tiền tệ và tín dụng, nảy sinh do khủng hoảng chu kì của sản xuất (khủng hoảng kinh tế) hoặc do các sự kiện đặc biệt thất thường về kinh tế và chính trị. Trên thị trường tiền tệ, KHTT-TD biểu hiện dưới dạng thiếu tiền cho vay và tăng cao lãi suất. Trong thời kì khủng hoảng tiền tệ, trong lĩnh vực tín dụng và thương mại xảy ra việc thủ tiêu có tính chất cưỡng bức một phần số dư nợ lẫn nhau của các nhà kinh doanh về kì phiếu và giảm khối lượng tín dụng thương mại. Trong lĩnh vực tín dụng quốc tế, KHTT - TD biểu hiện: sự đứt quãng tức thời các mối quan hệ tín dụng quốc tế và sự phá sản của những người vay tiền nước ngoài, sự ách tắc của người 6 xuất khẩu do các ngân hàng không cho họ vay thêm những khoản tín dụng mới; sự thiếu hụt lớn của các bảng cân đối thanh toán, và giảm sút lớn xuất khẩu tư bản. Ảnh hưởng của KHTT - TD cũng biểu hiện cả trên thị trường chứng khoán và trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ. Đặc trưng của nó là "nạn đói tiền" hay là sự "rối loạn" toàn bộ lưu thông tiền tệ, và sự mất giá đồng tiền. Khủng hoảng tiền tệ, với ý nghĩa là khủng hoảng thị trường tín dụng ngắn hạn, thường gây ra khủng hoảng thị trường vốn (tư bản) là nơi cấp phát các khoản tín dụng dài hạn, dẫn đến khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Ví dụ: Một trong những cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ nghiêm trọng đã xảy ra vào nửa cuối năm 1997 ở các nước Đông Nam Á (Thái Lan, Inđônêxia, Philippin, Malaixia) và một số nước Đông Á khác, và ở cả một số nước phát triển Châu Âu. 3. Chu kỳ của khủng hoảng kinh tế Nền kinh tế trong chủ nghĩa tư bản đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Dựa trên đó, các nhà nghiên cứu đã tính được chu kỳ của khủng hoảng kinh tế. Chu kỳ của khủng hoảng kinh tế chính là khoảng thời gian nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vận động từ đầu cuộc khủng hoảng này đến đầu cuộc khủng hoảng sau. Nhìn chung, cứ từ 8 đến 12 năm lại xuất hiện một cuộc khủng hoảng kinh tế. Chu kỳ kinh tế gồm 4 giai đoạn: Khủng hoảng, Tiêu điều, Phục hồi, Hưng thịnh. • Khủng hoảng là giai đoạn khởi điểm của chu kỳ kinh tế mới. Ở giai đoạn này, hàng hóa ế thừa, giá cả giảm mạnh, sản xuất đình trệ, xí nghiệp đóng cửa, công nhân thất nghiệp hàng loạt, tiền công hạ xuống. Nhà tư bản mất khả năng thanh toán các khoản nợ dẫn đến phá sản nên lực lượng sản xuất bị phá hoại nghiêm trọng. • Tiêu điều là giai đoan sản xuất ở trạng thái trì trệ, không còn tiếp tục đi xuống nhưng cũng không tăng lên, thương nghiệp đình đốn, tư bản không có nơi đầu tư. Trong giai đoạn này, để thoát khỏi tình trạng bế tắc, các nhà tư bản còn trụ lại được tìm cách giảm chi phí bằng việc hạ thấp tiền công, tăng cường độ và thời gian lao động của công nhân làm cho sản xuất vẫn có lời trong tình hình hạ giá. 7 • Phục hồi là giai đoạn mà các xí nghiệp được khôi phục và mở rộng sản xuất. Công nhân lại được thu hút vào làm việc, mức sản xuất đạt đến quy mô cũ, vật giá tăng lên, lợi nhuận của tư bản do đó cũng tăng lên. • Hưng thịnh là giai đoạn sản xuất phát triển vượt quá điểm cao nhất mà chu kì trước đã đạt được. Nhu cầu và khả năng tiêu thụ hàng hóa tăng, xí nghiệp được mở rộng và xây dựng thêm. Nhu cầu tín dụng tăng, ngân hàng tung tiền cho vay, năng lực sản xuất lại vượt quá sức mua cảu xã hội. Do đó lại tạo điều kiện cho một cuộc khủng hoảng kinh tế mới. 4. Nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng kinh tế Mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản chính là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Đó chính là mâu thuẫn giữa trình độ xã hội hoá cao của lực lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Để hiểu rõ được mâu thuẫn này, ta phải xem xét đến phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bao gồm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong khi lực lượng sản xuất có công cụ sản xuất luôn được cải tiến nhờ sự sáng tạo vượt bậc của con người, nhờ có sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất và do đó nó mang tính xã hội hoá cao. Còn về quan hệ sản xuất lại mang tính tư hữu hoá bởi nó thuộc sở hữu của các nhà tư bản nên quy mô của nó hay cung cách tổ chức phụ thuộc vào đó. Do vậy sinh ra mâu thuẫn. Mâu thuẫn này được thể hiện qua: + Mâu thuẫn giữa tính tổ chức, tính kế hoạch trong từng xí nghiệp rất chặt chẽ và khoa học với khuynh hướng tự phát vô chính phủ trong toàn xã hội. + Mâu thuẫn giữa khuynh hướng tích luỹ, mở rộng không có giới hạn của tư bản với sự sức mua ngày càng eo hẹp của quần chúng do bị bần cùng hoá. + Mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư bản và giai cấp lao động làm thuê. Sự mâu thuẫn này có thể là nguyên nhân chính gây ra các cuộc khủng hoảng kinh tế kéo theo nó là các vụ bãi công, biểu tình đòi lại quyền lợi của chính họ qua sự bóc lột nặng nề của các chủ tư biển thông qua giá trị thặng dư. 8 Đây là ba mâu thuẫn cơ bản dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế. Bên cạnh đó cũng có nhiều nguyên nhân khác như sự đối lập và mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị gây ra khủng hoảng kinh tế sản xuất thừa. 5. Tác động của khủng hoảng kinh tế Có thể nói, không một quốc gia, không một doanh nghiệp, không một người dân nào trên thế giới không chịu ít nhiều tác động của khủng hoảng kinh tế. Khủng hoảng kinh tế đã khiến hàng loạt các vấn đề yếu kém và tồn tại của kinh tế thế giới được bộc lộ ra ở phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới. Nhìn chung, khi một cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra, tất cả các lĩnh vực của đời sống bao gồm kinh tế, văn hóa, chính trị-xã hội, … ít nhiều đều chịu ảnh hưởng. Tùy theo trình độ phát triển của từng quốc gia, từng khu vực mà mức độ ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế cũng khác nhau. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó, khủng hoảng kinh tế nói chung có cả những tác động tiêu cực và tích cực. 5.1 Tác động tiêu cực Một trong những tác động tiêu cực thường thấy nhất của một cuộc khủng hoảng kinh tế là tỉ lệ GDP giảm và tỉ lệ thất nghiệp tăng. Khủng hoảng dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực tùy vào từng quốc gia, từng khu vực. Mô hình chung, khủng hoảng kinh tế dẫn đến hàng loạt các chỉ số kinh tế giảm. Đây là dấu hiệu của khủng hoàng khi hàng loạt các chỉ số kinh tế giảm, bắt đầu là chỉ số GDP giảm mạnh (tổng sản phẩm quốc dân_Gross Domestic Products ), tiếp đến là chỉ số CPI ( chỉ số giá tiêu dùng ). Khi các chỉ số này thụt giảm đồng nghĩa với việc thị trường đi vào tình trạng bất ổn định. Khi đó, mọi mặt kinh tế của một quốc gia sẽ bị đình trệ, các khoản nợ quốc gia tăng, khả năng rủi ro lớn và kéo theo các chỉ số về chứng khoán thụt giảm. Việc các chỉ số về chứng khoán thụt giảm đồng nghĩa với việc chỉ số INDEX giảm khiến mọi thị trường liên quan giảm theo bao gồm thị trường bất động sản, thị trường tài chính- ngân hàng, thị trường tiền tệ-tín dụng, . Như vậy, khủng hoảng kinh tế khiến cho chỉ số GDP giảm mạnh gián tiếp gây ra sự bất ổn trên thị trường làm sức mua của người dân suy 9 giảm, cầu về hàng hóa giảm. Mà cầu giảm dẫn đến cung giảm, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa sản xuất hoặc phá sản. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp còn trụ lại trên thị trường sẽ giảm cung. Nếu không giảm cung sẽ dẫn đến đại khủng hoảng hay còn gọi là khủng hoảng thừa. Đây là khủng hoảng để lại hậu quả nặng nề nhất. Việc cung thị trường giảm sẽ dẫn đến khả năng sản xuất giảm và lúc đấy dẫn đến thất nghiệp. Thất nghiệp gây ra những tác động tiêu cực lẫn tích cực đến nền kinh tế. Đối với cá nhân, thất nghiệp gây ra sự mất mát thu nhập và tổn thương về mặt tâm lí. Đối với xã hội, thất nghiệp chu kì làm cho sản lượng giảm xuống dưới mực tự nhiên. Lợi ích cơ bản của thất nghiệp là tạo điều kiện để xếp đúng người vào đúng việc và làm tăng năng suất lao động. Ngoài ra, một trong các hậu quả khác mà khủng hoảng để lại là lạm phát. Thực chất, lạm phát không bị gây ra do khủng hoảng mà là do chính sách của nhà nước để giải quyết cuộc khủng hoảng đó. Các chính sách của nhà nước đưa ra để cứu nền kinh tế đàu tiên là kích cầu, tức là tăng sức mua với việc trợ giá, đặt giá trần và giá sàn hay giảm thuế nên khiến tỉ lệ lạm phát tăng. 5.2 Tác động tích cực Nền kinh tế toàn cầu không thể thoát khỏi quy luật tăng trưởng rồi suy tàn. Khi khủng hoảng xảy ra, người ta coi đó như hậu quả tất yếu sau một kỳ tăng trưởng nóng và là dấu hiệu tốt cho thấy một sức sống mới sắp bắt đầu. Từ đó, khủng hoảng được coi là biện pháp đào thải hiệu quả để loại bỏ một số phần tử yếu kém, lạc hậu và chỉ có những gì thực sự khỏe mạnh mới có thể tồn tại. II/Khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến Việt Nam 1. Bối cảnh và nguyên nhân khủng hoảng Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay, nguyên nhân của nó, không bắt nguồn từ đâu hết ngoài Mỹ. Mỹ là điểm xuất phát đồng thời cũng là trung tâm của cuộc khủng hoảng, thông qua mối quan hệ mật thiết về tài chính nói riêng và kinh tế nói chung của Mỹ với nhiều quốc gia trên thế giới, cuộc khủng hoảng tài chính đã lan rộng, dẫn tới sự đổ vỡ tài chính, suy thoái kinh tế… ở nhiều quốc gia. 10 [...]... nề 2 Kinh tế Việt Nam trước tác động của khủng hoảng Với đà tăng trưởng kinh tế rất ấn tượng và lạc quan trong năm 2007, tác động của cơn bão khủng hoảng tài chính đến Việt Nam có chậm hơn so với nhiều nước trên thế giới Tuy nhiên kinh tế Việt Nam năm 2008 cũng không nằm ngoài dòng chảy của kinh tế thế giới Sau đây là một số phân tích về kinh tế Việt Nam trước tác động của khủng hoảng tài chính 2008. .. hoạt động xuất nhập khẩu 28 29 C/ KẾT LUẬN Có thể nói, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008- 2009 vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Khó ai có thể phủ nhận ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh của Việt Nam cũng như với các thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán,… Hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế. .. các tác động tiêu cực đối với nền kinh tế của đất nước Thị trường bất động sản Việt nam tuy mới hình thành nhưng cũng đã thể hiện tầm quan trọng, có ảnh hưởng không nhỏ tới các thị trường khác Câu hỏi đặt ra là thị trường bất động sản Việt nam có giống thị trường bất động sản Mỹ mà chúng ta đã chứng kiến đợt khủng hoảng tài chính - tín dụng bất động sản vừa qua, đang tác động mạnh đến hệ thống tài chính. .. tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam trong năm 2009 sẽ cao gấp 5 lần so với năm 2008 15 3 Thị trường bất động sản chống trọi với khủng hoảng kinh tế 2008 Trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế thì tác động qua lại giữa các nền kinh tế, trong đó có tác động tích cực và tác động tiêu cực là không thể tránh khỏi Việc cần thiết là chủ động phân tích, đánh giá rút ra các bài học kinh nghiệm để phát... thị trường tài chính thế giới nên hệ thống ngân hàng Việt Nam không chịu ảnh hưởng sâu sắc của cuộc khủng hoảng 2008 Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính làm suy giảm kinh tế toàn cầu đã gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước Từ đó, mối quan hệ tín dụng của các NHTM với doanh nghiệp cũng chịu những ảnh hưởng tiêu cực 5.2.2 Tác động đến hoạt động của ngân hàng thương mại i) Cuộc chay đua... về huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng, các NHTM cổ phần thường là người châm ngòi cho các cuộc chạy đua về lãi suất cũng như hàng loạt chương trình khuyến mại 5.2 Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tới các NHTM ở Việt Nam 5.2.1 Nhận định chung Cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng ra toàn thế giới đã kéo theo sự sụp độ của hàng loạt các hệ thống tài chính lớn Theo Chính phủ... khoán,… Hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam liên quan đến nền kinh tế thế giới đều bị tác động mạnh bởi cơn bão tài chính Tuy nhiên, cú va đập mà Việt Nam phải gánh chịu đã được giảm nhẹ rất nhiều do một số nguyên nhân Nguyên nhân chủ yếu là do việc Việt Nam chưa hội quá sâu vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Chính phủ và doanh nghiệp ta chưa có quan hệ... nghiên cứu sâu hơn các định chế tài chính bất động sản của Mỹ và các nước khác như các quỹ đầu tư, tái thế chấp, tín thác bất động sản để áp dụng nhằm đa dạng hóa nguồn vốn cho thị trường bất động sản, nhưng kèm theo là cơ chế kiểm soát hiệu quả 4 Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến thị trường chứng khoán Việt Nam Hai năm 2006-2007, thị trường chứng khoán Việt nam phát triển bong bong với... dấu hiệu cải thiện của các yếu tố kinh tế vĩ mô TTCK đã có sự phục hồi trong ngắn hạn Đến tận 9 /2008 TTCK đã chứng kiến giai đoạn hoạt động sôi nổi nhất của thị trường: cả HoSE và Hastc đã có những phiên tăng điểm mạnh Trong giai đoạn này, cổ phiếu được ưa chuộng nhất là nhóm cổ phiếu dầu khí, nguyên vật liệu và công nghệ Chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, TTCK Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng... hiện nay 30 D/ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Khủng hoảng tài chính toàn cầu – Thách thức với Việt Nam, TS Nguyễn Đức Hưởng - NXB Thanh Niên 2 Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, NXB Chính trị Quốc gia, 2009 3 Hoạt động hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam 1 năm sau gia nhập WTO, NXB Thống kê, 2007 4 Thời báo kinh tế Sài Gòn 5 Thời báo kinh tế Việt Nam 6 www.vneconomy.vn 7 www.baomoi.com

Ngày đăng: 12/09/2014, 10:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • A/ LỜI MỞ ĐẦU

  • B/ PHẦN NỘI DUNG

    • I. Lý luận chung về khủng hoảng kinh tế

      • 1. Khái niệm

      • 2. Phân loại

      • 3. Chu kỳ của khủng hoảng kinh tế

      • 4. Nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng kinh tế

      • 5. Tác động của khủng hoảng kinh tế

        • 5.1 Tác động tiêu cực

        • 5.2 Tác động tích cực

        • II/Khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến Việt Nam

          • 1. Bối cảnh và nguyên nhân khủng hoảng

          • 2. Kinh tế Việt Nam trước tác động của khủng hoảng

            • 2.1. FDI

            • 2.2. Lạm phát

            • 2.3. Chính sách tiền tệ và tài khóa

            • 2.4 Xuất nhập khẩu

            • 3. Thị trường bất động sản chống trọi với khủng hoảng kinh tế 2008

            • 4. Thị trường chứng khoán Việt Nam 2008

              • 4.3. Thị trường trái phiếu

              • 5. Hệ thống ngân hàng thương mại trước tác động của khủng hoảng 2008

                • 5.1. Vài nét Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam

                • 5.2 Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tới các NHTM ở Việt Nam

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan