đa dạng hoá sản phẩm du lịch của thủ đô hà nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

105 1K 3
đa dạng hoá sản phẩm du lịch của thủ đô hà nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN + Các loại đa dạng hóa sản phẩm 33 Đa dạng hóa đồng tâm là bổ sung các sản phẩm dịch vụ mới có liên quan. Sử dụng khi: 33 Đa dạng hóa hàng dọc là bổ sung thêm hoạt động kinh doanh mới không liên quan đến các hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp 34 + Điều kiện để đa dạng hoá sản phẩm du lịch: 34 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT APTA Hiệp hội Du lịch châu Mỹ ASEANTA Hiệp hội Du lịch ASEAN CNN Mạng Tin tức Truyền hình cáp được thành lập năm 1980 bởi Ted Turner và là một nhánh của Turner Broadcasting System, sở hữu bởi Time Warner CTA Hiệp hội Du lịch vùng Caribe ĐHKTQD Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội VTV Đài truyền hình Việt Nam BBC Thông tấn xã quốc gia của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc GDP Tổng sản phẩm nội địa WTTC Hiệp hội Lữ hành và Du lịch thế giới PATA Hiệp hội Du lịchChâu Á - Thái Bình Dương WTO Tổ chức Du lịch thế giới, JATA Hiệp hội Du lịch Nhật Bản SARS Hội chứng hô hấp cấp tính nặng. UNWTO Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc MICE Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác SLVO Sea Links Vacation Ownership VH-TT-DL Văn hoá, Thể thao và Du lịch UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ + Các loại đa dạng hóa sản phẩm 33 Đa dạng hóa đồng tâm là bổ sung các sản phẩm dịch vụ mới có liên quan. Sử dụng khi: 33 Đa dạng hóa hàng dọc là bổ sung thêm hoạt động kinh doanh mới không liên quan đến các hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp 34 + Điều kiện để đa dạng hoá sản phẩm du lịch: 34 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay trên thế giới, du lịch đã trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến, là cầu nối hữu nghị, phương tiện gìn giữ hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc. Du lịch hiện được coi là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn về nhiều mặt mà nó đem lại. Ở nước ta, trong suốt 49 năm hình thành và phát triển, ngành du lịch luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, ở mỗi thời kỳ đều xác định vị trí của du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước phù hợp với yêu cầu cách mạng. Tuy đạt được những kết quả cơ bản, tích cực, nhưng ngành du lịch còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém cần khắc phục. Đó là, chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, loại hình du lịch chưa phong phú, độc đáo, chưa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam; giá cả đắt hơn so với một số nước khu vực nên khả năng cạnh tranh yếu. Sự đa dạng và chất lượng của sản phẩm du lịch, cách thức tổ chức sản phẩm du lịch trọn gói còn hạn chế, chưa có tính chuyên nghiệp cao Những điều đó làm cho du lịch Việt Nam ít lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Tính đặc thù của sản phẩm ở từng doanh nghiệp chưa rõ nét, lợi thế của mỗi vùng, mỗi địa phương chưa được khai thác và phát huy triệt để. Sản phẩm du lịch Việt Nam vì thế chưa thật đa dạng cả bề rộng lẫn chiều sâu. Các loại hình du lịch mới tuy đã được chú ý nghiên cứu phát triển, song còn hạn chế; cơ chế chính sách còn thiếu thông thoáng, còn nhiều khó khăn, vướng mắc về thủ tục. Nhiều khu du lịch, điểm du lịch khai thác ở dạng tự nhiên, chưa được đầu tư tôn tạo đúng mức. Chương trình du lịch còn đơn điệu, trùng lắp, chưa đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách, của mỗi thị trường. Việc bảo tồn, nâng cấp các di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật phục vụ cho hoạt động du lịch còn nhiều bất cập. Công tác tuyên 1 truyền, quảng bá du lịch, nhất là ở nước ngoài, tuy đã có những tiến bộ nhiều so với các năm trước, nhưng còn rất hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu thông tin của khách du lịch và các nhà đầu tư. Với những hạn chế, yếu kém trên, là người công tác trong ngành du lịch, tác giả lựa chọn đề tài “Đa đạng hoá sản phẩm du lịch của thủ đô Hà Nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kinh tế của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Cho đến nay, đã có khá nhiều hội thảo và công trình nghiên cứu nhằm đẩy mạnh hoạt động du lịch và kinh doanh du lịch của nước ta - Tăng cường liên kết kinh tế nhằm phát triển du lịch tỉnh Bình Định. Luận văn thạc sỹ kinh tế của Huỳnh Thị Luật, ĐHKTQD (2008). - Kinh tế nhiều thành phần trong lĩnh vực du lịch ở tỉnh Đồng Tháp. Luận văn thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Minh Tuấn, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2008). - Du lịch trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Thuận. Luận văn thạc sỹ kinh tế của Dụng Văn Duy, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2002). - Phát triển kinh tế du lịch ở Nghệ An. Luận văn thạc sỹ kinh tế của Hoàng Đức Cường, Học vện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1999). - Kinh tế du lịch của Thừa Thiên - Huế, tiềm năng và phát triển. Luận văn thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Thị Hoá, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1997). Các đề tài nói trên tập trung chủ yếu vào các chủ đề khai thác tiềm năng của các địa phương để phát triển kinh tế du lịch; các thành phần kinh tế trong hoạt động du lịch; vấn đề liên kết kinh tế trong hoạt động du lịch…. Chưa có đề tài nào nghiên cứu đa dạng hoá sản phẩm du lịch của thủ đô Hà Nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đây vẫn là một chủ đề mới. 2 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu các chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển dịch vụ du lịch; các Nghị quyết, văn bản của Đảng bộ và chính quyền thành phố Hà Nội; thực trạng về phát triển du lịch Hà Nội, luận văn nhằm làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về sản phẩm du lịch; thực trạng sản phẩm du lịch của thủ đô Hà Nội và đưa ra các giải pháp khắc phục để du lịch thủ đô ngày càng phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng: Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính chất liên ngành, liên vùng và tính xã hội hoá cao. Tuy nhiên, luận văn chỉ nghiên cứu về đa dạng hoá loại hình sản phẩm du lịch ở thủ đô Hà Nội. • Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: thủ đô Hà Nội. - Về thời gian: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sản phẩm du lịch từ năm 2002 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu. Cụ thể thu thập những thông tin, số liệu về hoạt động du lịch của thủ đô Hà Nội thời gian vừa qua. Đồng thời tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên sâu đối với những người nghiên cứu và quản lý về lĩnh vực du lịch tìm ra những kinh nghiệm, nguyên nhân của những tồn tại để đưa ra phương hướng sát hợp và có hiệu quả trong việc đa dạng hoá sản phẩm du lịch của Thủ đô Hà Nội. 6. Dự kiến những đóng góp của luận văn - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về du lịch, kinh doanh du lịch và sản phẩm du lịch. - Đánh giá thực trạng sản phẩm du lịch của thủ đô Hà Nội trong thời gian qua. 3 - Kiến nghị một số phương hướng, giải pháp đa dạng hoá sản phẩm du lịch của thủ đô Hà Nội. 7. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về du lịch và sản phẩm du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Chương 2: Thực trạng sản phẩm du lịch của thủ đô Hà Nội giai đoạn 2002 - 2008. Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm đa dạng hoá sản phẩm du lịch của thủ đô Hà Nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 4 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DU LỊCH 1.1.1. Du lịch và những đặc trưng của du lịch Du lịch có từ xa xưa gắn với sự ước mơ của con người vì căn tính cơ bản của con người là vừa thích quen, vừa thích lạ, vừa muốn đi tìm hiểu làm quen với cái lạ để thưởng thức cảnh đẹp của thiên nhiên, của các nền văn hóa khác nhau mà ở quê hương mình không hoặc chưa có - qua đó mà tăng thêm tri thức, tình cảm và bồi dưỡng sức khỏe. Ngày nay, du lịch đã gắn liền với cuộc sống của hàng triệu người, nó trở thành một ngành kinh tế quan trọng và chủ yếu không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay, nhận thức của mọi người đối với ngành du lịch vẫn chưa thống nhất. Xuất phát từ góc độ của nhà kinh doanh du lịch - người khai phá ngành du lịch cận đại, Thomas Cook đã nêu ra định nghĩa ngành du lịch tức là: “Để khách du lịch thu được hứng thú tình cảm xã hội lớn nhất, tổ chức sự nghiệp để người ta đưa hết trách nhiệm lớn nhất”. Người Nhật Bản cho rằng ngành du lịch là “Công nghệ tin tức” có thể phản ánh tình hình chính trị, nếp sống xã hội và sự thay đổi tài chính. Người Anh đặc biệt nhấn mạnh sự giao lưu giữa người với người trong du lịch, coi trọng tiếp đãi nhiệt tình, nên gọi ngành du lịch là “Ngành tiếp đãi hữu hảo nhiệt tình”. Người Mỹ cho rằng rối loạn chính trị, khủng hoảng kinh tế và thiên tai địch họa đều sẽ dẫn đến sự tuột dốc của du lịch, vì thế gọi ngành du lịch là “Ngành nghề béo bệu”. Người Nam Tư gọi ngành du lịch là “Hộ chiếu đi tới hòa bình thế giới”. 5 Các cách nêu trên chỉ là sự giải thích đơn giản dễ hiểu đối với một số đặc điểm và tác dụng của ngành du lịch chứ chưa vạch rõ bản chất của ngành du lịch. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của ngành du lịch thế giới, việc nghiên cứu của mọi người đối với ngành du lịch cũng không ngừng đi sâu và đã có rất nhiều quan điểm có tính chất gợi mở. Các học giả Mỹ, Mathieson và Wall cho rằng: “Du lịch là ngành nghề có hàng loạt mối liên quan lẫn nhau để phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước. Du lịch liên quan đến du khách, hình thức lữ hành, cung cấp ăn, ở, thiết bị và các vật dụng khác, nó cấu thành một khái niệm tổng hợp không ngừng biến đổi theo thời gian và hoàn cảnh, một khái niệm đang hình thành và đang thống nhất”. Cùng quan điểm này, các tác giả khác của Mỹ là Mcintosh, Charles R.Goeldner, J.R.Brent Ritchie phát biểu: “Du lịch như là tổng các hiện tượng và mối quan hệ nảy sinh từ tác động qua lại giữa du khách, nhà cung ứng, chính quyền và cộng đồng chủ nhà trong quá trình thu hút và đón tiếp khách”. Kuns - một học giả người Thụy Sỹ cho rằng du lịch là “Công nghiệp giao thông”, ông cho rằng: “Công nghiệp giao thông có thể được coi là một bộ phận của kinh tế quốc dân, nhiệm vụ của nó là phục vụ cho khách du lịch rời khỏi nơi thường trú đi thăm viếng nơi khác. Đó là nền kinh tế tổng hợp do nhiều ngành thương nghiệp và công nghiệp tổ hợp thành, chức năng của nó là nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách”. Học giả Nhật Bản, Tiền Điền Dũng trong khái luận về du lịch cho rằng: “Ngành du lịch là hoạt động kinh doanh đa dạng, do rất nhiều bộ môn du lịch đối lập khác nhau triển khai nhằm thích ứng với nhu cầu của khách du lịch”. Học giả Mexico trong cuốn ngành du lịch là môi giới giao lưu của loài người luận bàn rằng: “Ngành du lịch có thể được xem là tổng các mối quan hệ được hình thành nên nhằm cung cấp dịch vụ và các tiện lợi khác cho khách du lịch”. 6 Như vậy, các khái niệm và các định nghĩa về ngành du lịch trên đây tuy không thật giống nhau, nhưng đều có hai chỗ tương đồng. Thứ nhất, ngành du lịch là một ngành kinh tế có tính tổng hợp do hàng loạt ngành liên quan cùng tổ hợp thành; Thứ hai, nhiệm vụ của ngành du lịch là cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách. Do đó, có thể hiểu: Ngành du lịch là ngành kinh tế có tính tổng hợp lấy khách du lịch làm đối tượng, cung cấp sản phẩm cầm thiết và dịch vụ cho khách du lịch, tạo điều kiện tiện lợi cho hoạt động du lịch của họ. Trong thực tế, sự phát triển du lịch của mỗi quốc gia thường bao gồm các mục tiêu như: kinh tế, chính trị và xã hội,… Nhà nước thúc đẩy du lịch phát triển có thể lấy một trong các mục tiêu đó làm chính và có thể xem xét tới các mục tiêu còn lại, hoặc cũng có thể coi trọng và xác định nhiều mục tiêu khác nhau. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện và tình hình cụ thể của nước đó, tuy nhiên cùng với sự thay đổi tương ứng phát triển du lịch không phải chỉ lấy phát triển kinh tế làm mục tiêu duy nhất - ngành du lịch là ngành mà mục tiêu cơ bản của nó ở chỗ thông qua thúc đẩy, xúc tiến, cung cấp hàng hóa và dịch vụ để tạo ra thu nhập và đóng góp vào thu nhập của nền kinh tế quốc dân. Ngành du lịch ngoài tính chất cơ bản mang tính kinh tế ra, so với các ngành khác còn có các đặc trưng cơ bản sau: Thứ nhất, ngành du lịch mang tính tổng hợp: hoạt động du lịch là hoạt động có tính tổng hợp, trong quá trình hoạt động du lịch, khách du lịch có các nhu cầu về đi lại, ăn ở, du ngoạn, vui chơi giải trí, mua sắm… Vì thế, sản phẩm và dịch vụ du lịch phải là sản phẩm tổng hợp của sự phối hợp liên ngành như công ty du lịch, khách sạn du lịch, doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch, đơn vị bán hàng lưu niệm du lịch…, đồng thời bao gồm các đơn vị sản xuất của ngành như dệt, ngành xây dựng… và một số cơ sở sản xuất tư liệu phi vật chất, như văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, tài chính, hải quan, bưu điện, tôn giáo… cuối cùng phải được khác du lịch chấp nhận. 7 [...]... phát triển du lịch là tất yếu khách quan Các quốc gia, các địa phương có xu hướng giảm thiểu các thủ tục hành chính tạo điều kiện cho du lịch phát triển - Tính thời vụ trong du lịch ngày càng được khắc phục 1.2 SẢN PHẨM DU LỊCH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM DU LỊCH 1.2.1 Sản phẩm du lịch 1.2.1.1 Khái niệm sản phẩm du lịch và đặc tính của sản phẩm du lịch + Khái niệm Sản phẩm du lịch là một... cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch + Đặc tính của sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch có nhiều đặc tính riêng biệt những đặc tính này cũng là những đặc trưng của dịch vụ du lịch Sau đây là những đặc tính sản phẩm du lịch: - Khách mua sản phẩm trước khi thấy sản phẩm 14 - Sản phẩm du lịch thường là một kinh nghiệm nên dễ bắt chước - Khoảng thời gian mua sản phẩm và thấy, sử dụng sản phẩm. .. loại đa dạng hóa sản phẩm Đa dạng hóa được chia làm 3 loại: • Đa dạng hóa đồng tâm • Đa dạng hóa hàng dọc • Đa dạng hóa hàng ngang Đa dạng hóa đồng tâm là bổ sung các sản phẩm dịch vụ mới có liên quan Sử dụng khi: • Bổ sung sản phẩm dịch vụ mới có liên quan đến các sản phẩm đang kinh doanh sẽ nâng cao được doanh số bán của sản phẩm hiện tại • Sản phẩm dịch vụ mới được bán với giá cạnh tranh hơn • Sản phẩm. .. quá lâu - Sản phẩm du lịch ở xa khách hàng - Sản phẩm du lịch do sự tổng hợp các ngành kinh doanh khác nhau - Sản phẩm du lịch như chỗ ngồi ở máy bay, phòng ngủ khách sạn, ghế ngồi nhà hàng không thể để tồn kho - Trong thời gian ngắn, lượng cung sản phẩm du lịch cố định, nhưng lượng cầu của khách có thể gia tăng hoặc giảm sút - Khách mua sản phẩm du lịch ít trung thành hoặc không trung thành với công... giới, ở nhiều quốc gia du lịch là ngành kinh tế hàng đầu Trong những năm tới dự đoán du lịch sẽ phát triển theo các xu hướng sau: 1.1.3.1 Xu hướng phát triển của cầu du lịch Sự phát triển của cầu du lịch dự đoán theo 6 xu hướng sau: - Nhu cầu du lịch ngày càng tăng, du lịch trở thành một tiêu chuẩn đánh giá mức sống của dân cư - Du lịch quốc tế phát triển, phân bố các luồng khách, hướng du lịch thay đổi... cung du lịch như sau: - Danh mục sản phẩm du lịch được mở rộng, phong phú, có nhiều sản phẩm độc đáo 13 - Hệ thống tổ chức bán sản phẩm du lịch cũng phát triển, có nhiều hình thứ tổ chức du lịch phù hợp với nhu cầu du lịch đa dạng - Vai trò của tuyên truyền quảng cáo trong du lịch ngày càng được nâng cao - Ngành du lịch ngày càng được hiện đại hóa trên tất cả các khâu - Xu hướng quốc tế hóa trong. .. sự hài lòng của khách đối với sản phẩm du lịch đến mức độ nào + Tiếp xúc của khách hàng với các khách hàng khác Mọi khách hàng luôn là một phần của sản phẩm du lịch, nó góp phần vào chất lượng chung của sản phẩm du lịch + Sự tham gia Trong du lịch, sự lôi cuốn khách vào việc tham gia cung cấp dịch vụ có thể làm thỏa mãn sự hài lòng của khách và giảm chi phí hoạt động 26 1.2.1.5 Hệ thống phân phối sản. .. ngành du lịch 1.1.2.4 Các điều kiện về kinh tế bao gồm các điều kiện bảo đảm các nguồn lực, việc thiết lập và mở rộng các quan hệ kinh tế 1.1.2.5 Các điều kiện, sự kiện đặc biệt gắn liền với sự năng động sáng tạo của chính quyền và ngành du lịch tạo nên 12 1.1.3 Xu hướng phát triển du lịch Du lịch phát sinh từ khi ngành thủ công tách ra khỏi nông nghiệp Ngày nay, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế. .. mong muốn 1.1.2 Các điều kiện phát triển du lịch Du lịch chỉ có thể phát sinh, phát triển trong những điều kiện và hoàn cảnh thuận lợi nhất định Trong số các điều kiện đó có những điều kiện trực tiếp tác động đến việc hình thành nhu cầu du lịch và việc tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch, bên cạnh đó có những điều kiện gắn liền với đặc điểm của từng khu vực địa lý Các điều kiện này có mối quan... Hệ thống phân phối sản phẩm du lịch + Định nghĩa “Phân phối trong du lịch là quá trình hoạt động, nhờ đó khách hàng đến được với sản phẩm thông qua môi giới trung gian” - Mục đích của phân phối trong du lịch là thiết lập mối liên hệ giữa cung và cầu, giữa các tổ chức du lịch và khách du lịch, đưa sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng và đưa khách hàng đến với sản phẩm - Đối với sản phẩm tiêu dùng, phân . nhằm đa dạng hoá sản phẩm du lịch của thủ đô Hà Nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 4 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ. phục. 1.2. SẢN PHẨM DU LỊCH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM DU LỊCH 1.2.1. Sản phẩm du lịch 1.2.1.1. Khái niệm sản phẩm du lịch và đặc tính của sản phẩm du lịch + Khái niệm Sản phẩm du lịch. chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về du lịch và sản phẩm du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Chương 2: Thực trạng sản phẩm du lịch của thủ đô Hà Nội giai đoạn 2002 - 2008. Chương 3:

Ngày đăng: 11/09/2014, 04:35

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • + Các loại đa dạng hóa sản phẩm

  • Đa dạng hóa đồng tâm là bổ sung các sản phẩm dịch vụ mới có liên quan. Sử dụng khi:

  • Đa dạng hóa hàng dọc là bổ sung thêm hoạt động kinh doanh mới không liên quan đến các hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp.

  • + Điều kiện để đa dạng hoá sản phẩm du lịch:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan