Bước đầu nghiên cứu đặc điểm khối tế bào gốc máu ngoại vi dùng điều trị một số bệnh máu tại viện huyết học truyền máu trung ương

96 1.2K 3
Bước đầu nghiên cứu đặc điểm khối tế bào gốc máu ngoại vi dùng điều trị một số bệnh máu tại viện huyết học truyền máu trung ương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ghép tế bào gốc tạo máu là quá trình truyền tế bào gốc vào máu như truyền máu, sau khi đã điều kiện hóa với hóa trị liệu hay xạ trị, nhằm tiêu diệt tế bào ác tính và tạo điều kiện cho quá trình mọc ghép. Đây là phương pháp điều trị hiện đại hiệu quả cho bệnh lý huyết học và một số bệnh lý khác. Trên Thế giới, ghép tế bào gốc tạo máu đã phát triển, số lượng ca ghép tăng lên rất nhanh.Theo báo cáo của J. Douglas Rizzo, Trung tâm nghiên cứu Ghép máu và tủy xương (CIBMTR): Năm 1999, có khoảng 5 000 ca ghép đồng loại, 6 000 ca ghép tự thân. Nhưng đến năm 2009, tăng lên 27 000 ca ghép đồng loại và 33 000 ca ghép tự thân . Hiện nay, nguồn tế bào gốc sử dụng cho ghép chủ yếu được lấy từ máu ngoại vi, tủy xương, máu dây rốn. Tuy nhiên do có nhiều ưu điểm như: Không cần gây mê, thủ thuật ít xâm lấn nên nguồn tế bào gốc máu ngoại vi chiếm phần lớn các ca ghép tế bào gốc tạo máu: 80% các ca ghép đồng loại, 95% các ca ghép tự thân (CIBMTR-2010). Tại Viện HH-TM Trung ương, tế bào gốc máu ngoại vi được sử dụng cho tất cả các ca ghép đồng loại và tự thân. Quá trình thu nhận tế bào gốc là công đoạn đầu tiên và quan trọng của ghép tế bào gốc tạo máu để cung cấp khối tế bào gốc đảm bảo số lượng tế bào gốc (TB CD34+) cho ghép. Trên thực tế, khi tiến hành thu nhận tế bào gốc máu ngoại vi huy động có khoảng 5 – 30 % các ca thu nhận thất bại , , . Việc tiến hành thu nhận lại gây tốn kém, phiền toái cho BN/NH và BN có thể mất lựa chọn ghép như một phương pháp điều trị. Vì vậy các Trung tâm ghép đã quan tâm nghiên cứu vấn đề này nhằm giảm thiểu các ca thất bại thu nhận tế bào gốc , , , , , . Khối TBG sau thu nhận có thể được truyền ngay trong vòng 24h - 72h (khối TBG tươi – fresh stem cells graft ), cũng có thể bảo quản đông lạnh trong nhiều năm (khối TBG đông lạnh – cryopreserved stem cells graft ). 2 Trong quá trình bảo quản, đặc biệt bảo quản đông lạnh, các TBG tạo máu có thể bị ảnh hưởng như: Mất tế bào, giảm tỷ lệ tế bào sống, nhiễm khuẩn,…. do đó việc có các quy trình xử lý, bảo quản tế bào gốc sau thu nhận là rất quan trọng. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu khảo sát đánh giá khối tế bào gốc sau bảo quản đông lạnh , , , có nghiên cứu đã chỉ ra không có sự khác biệt về thời gian mọc mảnh ghép khi dùng khối tế bào gốc đông lạnh hay dùng khối tế bào gốc tươi . Tại Viện HH-TM Trung ương, quá trình thu nhận tế bào gốc đã được tiến hành từ năm 2006, và quá trình bảo quản đông lạnh tế bào gốc được thực hiện từ 9/2012. Việc nghiên cứu về đặc điểm khối tế bào gốc máu ngoại vi phục vụ cho điều trị ghép là thực sự có ý nghĩa nhằm đảm bảo khối tế bào gốc đạt các tiêu chuẩn cho ghép tế bào gốc tạo máu, góp phần vào thành công của điều trị ghép. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Bước đầu nghiên cứu đặc điểm khối tế bào gốc máu ngoại vi dùng điều trị một số bệnh máu tại Viện HH- TM Trung ương” với hai mục tiêu: 1. Khảo sát kết quả thu nhận khối tế bào gốc máu ngoại vi. 2. Mô tả một số đặc điểm của khối tế bào gốc máu ngoại vi đông lạnh. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 TẾ BÀO GỐC TRONG QUÁ TRÌNH TẠO MÁU 1.1.1 Đặc điểm tế bào gốc tạo máu Các tế bào gốc được định nghĩa dựa trên ba đặc trưng cơ bản, đó là khả năng tự tái tạo, khả năng biệt hóa đa dòng và khả năng phục hồi mô tạo máu. Ngoài ra còn một số đặc điểm khác như khả năng di chuyển từ tủy ra máu, tính mềm dẻo trong biệt hóa và chết theo chương trình  Khả năng tự tái tạo Bằng chứng rõ ràng về khả năng tự tái tạo của các tế bào gốc là việc cung cấp liên tục các tế bào máu trong suốt cuộc đời của một cá thể.Khả năng này liên quan chặt chẽ với hoạt tính của enzyme tổng hợp chuỗi có khả năng tổng hợp chuỗi DNA mới. Ở người, thời gian tổng hợp chuỗi DNA rất ngắn trong quá trình phân bào của tế bào gốc, đặc biệt khi tác động mạnh (stress) như trong quá trình ghép.  Khả năng biệt hóa đa dòng Tế bào gốc tạo máu có khả năng biệt hóa thành tất cả các tế bào máu, ban đầu tạo các tế bào định hướng dòng tủy và dòng lympho. Các tế bào định hướng dòng lympho sẽ phân chia và biệt hóa thành các dòng lympho T, B và NK. Các tế bào gốc định hướng dòng tủy sẽ phân chia và biệt hóa thành các tế bào đầu dòng bạch cầu hạt, dòng mono, dòng mẫu tiểu cầu, dòng hồng cầu.  Khả năng hồi phục mô tạo máu Các y văn sớm nhất đã công bố về khả năng phục hồi mô tạo máu của tế bào gốc dựa trên thực nghiệm ghép trên chuột sau khi chiếu xạ liều chí tử.Tương tự như vậy, các tế bào gốc ở người cũng đặc trưng bởi đặc tính quay 4 trở lại tủy xương và tái tạo mô tạo máu. Sau khi trở lại, cư trú tại tủy xương, các tế bào gốc tạo máu tăng sinh và biệt hóa, đáp ứng với những tín hiệu kích thích từ môi trường đệm gian bào. Hình 1.1. Sơ đồ biệt hóa tạo máu 1.1.2 Vị trí sinh máu Sinh máu ở người là đỉnh cao của sự tiến hóa, quá trình sinh sản các tế bào máu đạt tới mức hoàn thiện nhất với một cơ chế điều hòa tinh tế nhất. Có thể chia sinh máu ở người thành 3 thời kỳ chính là (1) sinh máu trong thời kỳ phôi thai, (2) sinh máu thời kỳ sơ sinh và trẻ em, cuối cùng là (3) sinh máu người trưởng thành. Ngay từ tuần thứ 8 của phôi, sinh máu đã bắt đầu được hình thành bởi các tiểu đảo Woll – Pander, gọi là sinh máu trung bì phôi.Từ tuần thứ 4 trở đi, sinh máu được thực hiện tại trung mô trong phôi mà rõ nhất ở gan và lách. Đến tháng thứ 3 thì tủy xương, hạch và tuyến ức cũng bắt đầu quá trình sinh máu. Sinh máu thời kỳ phôi thai là quá trình biệt hóa không ngừng và rất mạnh mẽ. Lúc đầu ở đâu có một mảnh trung mô thì ở đó có sinh máu nhưng 5 dần khu trú hẳn về tủy xương, lách và hạch lympho; Các dòng tế bào máu cũng dần được hoàn thiện về số lượng, hình thái, chức năng và cả tính kháng nguyên bề mặt. Sau khi trẻ ra đời, sinh máu khu trú dần ở 3 cơ quan chính, trong đó tủy xương giữ vai trò chủ yếu . Hình 1.2. Vị trí sinh máu 1.1.3 Các phương pháp xác định tế bào gốc tạo máu Các nghiên cứu về tế bào gốc tạo máu gặp nhiều khó khăn vì chúng phân bố rải rác trong các mô tạo máu và không có các dấu ấn đặc trưng hay các kỹ thuật đặc hiệu hoàn toàn để xác định chính xác tế bào gốc tạo máu. Hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng một tập hợp nhiều phương pháp để xác định và phân lập tế bào gốc: Xác định dấu ấn màng tế bào, nuôi cấy in vitro, đếm tế bào gốc trong ghép.  Phương pháp xác định dấu ấn màng tế bào Dấu ấn màng tế bào là nhóm các phân tử tế bào đặc hiệu đơn dòng tế bào máu và tế bào miễn dịch, hay còn gọi là cụm kháng nguyên biệt hóa (CD- Cluster of differentiation antigen ). Quá trình hình thành các dấu ấn gắn liền với quá trình phát triển tế bào máu. Sự phát triển và biệt hóa thành các dòng Thời kỳ phôi thai Thời kỳ sơ sinh và trẻ em Thời kỳ trưởng thành Trước sinh Sau sinh Túi noãn hoàng Tủy xương Tủy xương Gan X. chày Xương ức Xương sườn X. đùi Xương sống lách 6 tế bào có chức năng riêng. Các tế bào đều có kháng nguyên đặc hiệu riêng. Sử dụng các kháng nguyên này có thể xác định chính xác dòng tế bào. Việc xác định các kháng nguyên này nhờ các kháng thể đặc hiệu đơn dòng tương ứng và được thực hiện trên máy đếm tế bào dòng chảy – Flowcytometry. Tế bào gốc tạo máu có mang kháng nguyên biệt hóa CD34. Hiện nay, CD34 được chấp nhận là dấu ấn đại diện cho các tế bào gốc tạo máu. Số lượng tế bào gốc trong các đơn vị khối tế bào gốc được coi như là số lượng các tế bào CD34+, .  Phương pháp nuôi cấy in vitro Một số hệ thống nuôi cấy đã được phát triển và áp dụng để đếm các tế bào gốc ở chuột và người, bao gồm kỹ thuật tạo cụm tế bào (CFC), kỹ thuật tạo cụm tế bào có khả năng tăng sinh cao (HPPCFC), kỹ thuật nuôi cấy tế bào dài hạn (LTC- ICs) và cải tiến (E- LTC- ICs). Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy có thể giúp đếm các tế bào gốc tạo máu đa tiềm năng ở người. Nguyên lý của kỹ thuật này là lựa chọn quần thể tế bào gốc nguyên phát, nuôi cấy trong điều kiện có đầy đủ các yếu tố kích thích tăng sinh dòng, tạo điều kiện cho quá trình biệt hóa theo hướng dòng tủy và dòng lympho. Tuy nhiên kỹ thuật này không đánh giá được khả năng tái cư trú của các tế bào gốc trở lại tủy xương mà khả năng này chỉ đánh giá được trong quá trình ghép .  Phương pháp xác định tế bào gốc trong quá trình ghép Trên thực nghiệm: Các tế bào gốc của người được xác định gián tiếp qua ghép dị loài vào chuột được chiếu xạ liều chí tử. Sự có mặt tế bào gốc người trong tủy xương của động vật nhận ghép được đánh giá bằng các dấu ấn đặc trưng của người như: CD45+, DNA đặc trưng của người. Đây là điểm quan trọng để đánh giá ghép thành công, xác định sự có mặt của tế bào gốc được tiêm vào và khả năng hồi phục mô tạo máu cho động vật thực nghiệm . 7 Trên lâm sàng: Khi tiến hành ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại, việc xác định các tế bào gốc của người hiến ở cơ thể người nhận có thể được thực hiện nhờ các phương pháp sau :  Kết quả hồi phục bạch cầu đoạn trung tính và tiểu cầu của BN được ghép sau khi điều kiện hóa diệt tủy. Sự mọc ghép này được đánh giá qua xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (TPTTBM ).  Dựa vào các dấu ấn đặc trưng, khác biệt giữa người hiến và người nhận, từ đó xác định các tế bào máu trong cơ thể người được ghép là của người hiến hay của chính BN. Các phương pháp được sử dụng như: FISH (Fluorescent In Situ Hybridization - Kỹ thuật lai tại chỗ phát huỳnh quang), PCR (polymerase chain reaction - Phản ứng tổng hợp chuỗi),…. 1.1.4 Ứng dụng lâm sàng tế bào gốc tạo máu Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học của tế bào gốc đã góp phần làm sáng tỏ về quá trình tự tái tạo, biệt hóa và chết theo chương trình. Những kiến thức về chu trình tế bào giúp hoàn thiện ứng dụng ghép tế bào gốc tạo máu trên lâm sàng - một phương pháp điều trị hiệu quả cho nhiều bệnh lý ác tính và không ác tính cơ quan tạo máu cũng như các bệnh lý cơ quan khác. Có 2 hình thức ghép : a. Ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại (Allogeneic HSCT): Là hình thức ghép trong đó khối tế bào gốc tạo máu được lấy từ anh, chị, em ruột hay người cho không cùng huyết thống phù hợp HLA truyền cho BN sau khi đã kết thúc điều kiện hóa. Mục đích của phương pháp này là sửa chữa thay thế các tế bào tạo máu bị tổn thương, tạo hiệu quả mảnh ghép chống khối u và hỗ trợ hóa trị liều cao. Phương pháp này áp dụng trong điều trị một số bệnh như: STX, Bệnh Thallasemia, LXMc,… 8 b. Ghép tế bào gốc tạo máu tự thân (Autologous HSCT): Là hình thức ghép trong đó khối tế bào gốc tạo máu được lấy từ chính người được ghép và truyền trả lại cho BN sau khi đã kết thúc điều kiện hóa. Phương pháp này dùng phối hợp với hóa trị liệu liều cao áp dụng trong điều trị một số bệnh như: U lympho non Hodgkin, U lympho Hodgkin, Đa u tủy xương, Lơ xê mi cấp,… 1.2 THU NHẬN TẾ BÀO GỐC MÁU NGOẠI VI 1.2.1 Các nguồn cung cấp tế bào gốc Đến nay, nguồn tế bào gốc tạo máu sử dụng cho ghép trên lâm sàng có thể được lấy từ tủy xương, từ máu ngoại vi sau quá trình huy động bằng Cytokin và/ hoặc kết hợp với hóa trị liệu, từ máu dây rốn . Tế bào gốc tủy xương Tế bào gốc tạo máu tủy xương là nguồn tế bào gốc đầu tiên được sử dụng trong ghép tế bào gốc tạo máu.Trong tủy xương, có lượng khá cao tế bào CD34+(khoảng 1/100 đến 1/10000 tế bào có nhân trong tủy).Tuy nhiên hạn chế lớn của tế bào gốc tủy xương là chọc hút tủy phải gây mê, bệnh nhân / người cho phải nằm viện 1 tuần. Thêm vào đó, sau khi kết thúc thu nhận, BN/NH có thể bị mất nhiều máu do đó phải truyền máu, khi đó sẽ có nguy cơ lây nhiễm bệnh truyền máu cho bệnh nhân và người hiến. Tế bào gốc máu dây rốn Trong những năm gần đây, nguồn tế bào gốc từ máu dây rốn ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp tế bào gốc cho ghép tế bào gốc đồng loại, với các ưu điểm vượt trội như: Giàu tế bào định hướng tạo máu ở giai đoạn sớm, khả năng sinh sản cao gấp 2 lần tế bào gốc tủy xương, việc thu gom lại khá đơn giản lấy từ nguồn đáng lẽ bỏ đi. Ngoài ra khi ghép tế bào gốc máu dây rốn yêu cầu phù hợp HLA là ≥4/6, trong khi đó nếu ghép tế bào gốc 9 đồng loại lấy từ tủy xương và máu ngoại vi huy động thì lại yêu cầu phù hợp HLA ≥5/6. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của tế bào gốc máu dây rốn là số lượng tế bào gốc thấp hơn, thời gian mọc mảnh ghép chậm hơn so với tế bào gốc tủy xương và tế bào gốc máu ngoại vi. Tế bào gốc huy động ra máu ngoại vi: Đây là nguồn tế bào định hướng tạo máu từ tủy xương, được huy động ra máu ngoại vi bằng cách sử dụng những yếu tố kích thích tăng trưởng, thường sử dụng G-CSF đơn độc hay phối hợp với hóa trị liệu. Các tế bào gốc ra máu ngoại vi sẽ được thu thập bằng hệ thống máy tách. Phương pháp này không cần gây mê, ít xâm nhập, trong chế phẩm để ghép có lượng khá cao tế bào gốc tạo máu mà lại chứa ít tế bào ung thư hơn so với tế bào gốc từ tủy xương trong ghép tự thân. Hiện nay, tế bào gốc máu ngoại vi là nguồn cung cấp chủ yếu cho ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại và ghép tế bào gốc tạo máu tự thân. Các nghiên cứu lâm sàng so sánh khi sử dụng tế bào gốc máu ngoại vi với sử dụng tế bào gốc từ tủy xương cho thấy: Kết quả mọc ghép sớm hơn, khả năng hồi phục miễn dịch nhanh hơn, tỷ lệ tử vong liên quan đến các biến chứng ghép thấp hơn, nguy cơ xuất hiện bệnh ghép chống chủ cấp như nhau ở 2 nhóm, nhưng bệnh ghép chống chủ mạn gặp nhiều hơn nhóm ghép tế bào gốc máu ngoại vi , . 1.2.2 Huy động tế bào gốc máu ngoại vi 1.2.2.1 Các chất huy động tế bào gốc máu ngoại vi a. Cytokin G-CSF là chất huy động được sử dụng phổ biến từ những năm 1990. Nó đã cho thấy tính hiệu quả trong huy động tế bào gốc tạo máu cũng như tính an toàn đối với người cho và bệnh nhân, , ,, , . 10  Cơ chế tác dụng: Hình 1.3. Cơ chế huy động của G- CSF G-CSF là yếu tố kích thích tăng trưởng dòng bạch cầu hạt. Dưới tác dụng của G-CSF dòng bạch cầu hạt tăng sinh trong đó có bạch cầu hạt trung tính. Sự tăng sinh này, giải phóng men Elastase của bạch cầu đoạn trung tính. Dưới tác dụng của men Elastase sẽ làm đứt gẫy liên kết giữa VCAM-1 (Vascularcell adhesion molecular- phân tử dính tế bào ) với VLA-4 (Very late antigen- 4), kết quả làm huy động tế bào gốc ra máu ngoại vi.  Dược động học tác dụng của G-CSF Hình 1.4. Dược dộng học tác dụng huy động tế bào CD34+ của G-CSF Số lượng tế bào CD34+ máu ngoại vi huy động tăng nhanh từ ngày thứ tư đến ngày thứ năm, sau đó số lượng tế bào CD34+ máu giảm dần mặc dù vẫn dùng G-CSF. VLA-4 VCAM - 1 Số ngày dùng G-CSF Elastase e VLA-4 TB CD34+ [...]... Tuấn Khải, Nguyễn Trung Chính và cộng sự nghiên cứu “Ghép tế bào gốc máu ngoại vi tự thân trong điều trị u hạch ác tính non Hodgkin và Đa u tủy xương tại bệnh vi n Trung ương quân đội 108” chỉ ra quy trình huy động, thu gom và bảo quản tế bào gốc máu ngoại vi được thực hiện an toàn và hiệu quả - Nghiên cứu “Ghép tế bào gốc máu ngoại vi trong điều trị bệnh Bạch cầu cấp dòng tủy tại bệnh vi n TM- HH Thành... đồng loại Hiện nay, tế bào gốc máu ngoại vi vẫn là nguồn cung cấp chính cho ghép tế bào gốc tạo máu trong nước cũng như trên Thế giới Tại bệnh vi n HH- TM Thành phố Hồ Chí Minh là 90% tổng số ca ghép tự thân và đồng loại, tại Vi n HH- TM Tung ương là 100% cho các ca ghép Vì vậy đã có những nghiên cứu về vi c sử dụng khối tế bào gốc máu ngoại vi huy động dùng cho điều trị một số Bệnh máu như: - Tác giả... dung nghiên cứu 2.2.2.1 Khối TBG thu nhận và một số yếu tố liên quan: • Đặc điểm khối TBG thu nhận: Thể tích khối tế bào gốc, số lượng tế bào CD34+, các chỉ số huyết học khối tế bào gốc • Yếu tố dự đoán số lượng tế bào CD34+ thu được • Một số yếu tố liên quan đến kết quả thu nhận: Yếu tố người hiến /bệnh nhân, tình trạng bệnh, máy gạn, thể tích xử lý, thời gian xử lý 2.2.2.2 Một số đặc điểm của khối. .. • 39 khối TBG thu nhận từ 23 bệnh nhân Đa u tủy xương và 16 người 14 khối TBG tươi hiến khỏe mạnh • 16 khối TBG tươi dùng cho ghép tế bào gốc tạo máu tự thân ở BN Đa u tủy xương • 23 khối TBG đông lạnh dùng cho ghép tế bào gốc tạo máu tự thân và ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại 2.1.2 Tiêu chuẩn đối tượng nghiên cứu • Khối TBG dùng trong ghép tại Vi n: Khối TBG phải có số lượng TB CD34+ ≥2×106TB/kg... 1.2.3 Thu nhận tế bào gốc máu ngoại vi a Thời điểm thu nhận tế bào gốc Thời điểm thu nhận tế bào gốc được xác định dựa trên số lượng tế bào CD34+ máu ngoại vi trước thu nhận Các nghiên cứu đã chỉ ra với số lượng TB CD34+ máu ngoại vi > 8- 10TB/µl thì có khả năng cao thu được đủ liều cho ghép khi sử dụng kỹ thuật tách với thể tích chuẩn hay với thể tích lớn , Tuy nhiên xét nghiệm đếm tế bào CD34+ là xét... nhuộm được nhân trong trường hợp màng tế bào không còn nguyên vẹn hay là những các tế bào chết Ưu điểm: Đánh giá được tỷ lệ tế sống chết của tế bào gốc, đã có quy trình chuẩn, độ nhạy độ chính xác cao Nhược điểm: Tốn kém, đòi hỏi các trang thiết bị hiện đại, trong một số loại mẫu như khối tế bào gốc tủy xương, khối tế bào gốc sau chọn lọc tế bào CD34+, khối tế bào gốc sau phá đông có thể cho kết quả... quả và an toàn đối với người cho khỏe mạnh Để đáp ứng nhu cầu điều trị ghép ngày càng tăng, Vi n HH- TM Trung ương đã được đầu tư những trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả và ứng dụng ghép tế bào gốc tại Vi n Vi n đã tiến hành thu nhận tế bào gốc máu ngoại vi từ năm 2006, bảo quản đông lạnh tế bào gốc từ 9/2012 Vi c nghiên cứu các kết quả có được trong thời gian qua trong quá trình thu... dài đối với bệnh nhân và người hiến chưa thực sự rõ ràng, tuy nhiên đã có nhiều nghiên cứu cho thấy độ an toàn của vi c sử dụng G-CSF , 1.3 XỬ LÝ KHỐI TẾ BÀO GỐC SAU THU NHẬN 1.3.1 Kỹ thuật chọn lọc tế bào CD34 Vi c chọn lọc các tế bào gốc tạo máu có tác dụng loại bỏ tế bào không mong muốn (lympho T, các tế bào ung thư) có lẫn trong khối tế bào gốc, giảm thể tích của đơn vị khối tế bào gốc, giảm thể... Như vậy số lượng tế bào CD34+ trong đơn vị TBG máu ngoại vi đóng vai trò quan trọng đảm bảo thành công ghép tế bào gốc tạo máu Trên thực tế, vi c đảm bảo số lượng tế bào CD34+ này không phải luôn dễ dàng, đặc biệt ở đối tượng là BN Có khoảng 5 – 30 % số các BN bị thất bại trong vi c thu nhận đủ số lượng tế bào CD34+ , , Khi đó BN sẽ mất lựa chọn ghép như một phương pháp điều trị. Có nhiều nghiên cứu đã... trình huy động tế bào gốc máu ngoại vi Huy động tế bào gốc máu ngoại vi được thực hiện tại khoa Ghép tế bào gốc tạo máu, Vi n Huyết học Truyền máu TW theo quy trình trong quyển: “ Hướng dẫn quy trình kỹ thuật bệnh vi n tập III” Toàn bộ BN/NH được huy động với G-CSF đơn thuần liều khoảng 10µg/kg cân nặng/ ngày, tiêm dưới da chia 2 lần/ ngày Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu hàng ngày và đếm số lượng TB . điều trị ghép. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu: Bước đầu nghiên cứu đặc điểm khối tế bào gốc máu ngoại vi dùng điều trị một số bệnh máu tại Vi n HH- TM Trung. Trung ương với hai mục tiêu: 1. Khảo sát kết quả thu nhận khối tế bào gốc máu ngoại vi. 2. Mô tả một số đặc điểm của khối tế bào gốc máu ngoại vi đông lạnh. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 TẾ BÀO. hóa trị liệu, từ máu dây rốn . Tế bào gốc tủy xương Tế bào gốc tạo máu tủy xương là nguồn tế bào gốc đầu tiên được sử dụng trong ghép tế bào gốc tạo máu. Trong tủy xương, có lượng khá cao tế bào

Ngày đăng: 08/09/2014, 19:37

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1 TẾ BÀO GỐC TRONG QUÁ TRÌNH TẠO MÁU

    • 1.1.1 Đặc điểm tế bào gốc tạo máu

      • Khả năng tự tái tạo

      • Khả năng biệt hóa đa dòng

      • Khả năng hồi phục mô tạo máu

    • 1.1.2 Vị trí sinh máu

    • 1.1.3 Các phương pháp xác định tế bào gốc tạo máu

      • Phương pháp xác định dấu ấn màng tế bào

      • Phương pháp nuôi cấy in vitro

      • Phương pháp xác định tế bào gốc trong quá trình ghép

    • 1.1.4 Ứng dụng lâm sàng tế bào gốc tạo máu

  • 1.2 THU NHẬN TẾ BÀO GỐC MÁU NGOẠI VI

    • 1.2.1 Các nguồn cung cấp tế bào gốc

    • 1.2.2 Huy động tế bào gốc máu ngoại vi

      • Các chiến lược tối ưu hóa quá trình huy động tế bào gốc :

    • 1.2.3 Thu nhận tế bào gốc máu ngoại vi

  • 1.3 XỬ LÝ KHỐI TẾ BÀO GỐC SAU THU NHẬN

    • 1.3.1 Kỹ thuật chọn lọc tế bào CD34

    • 1.3.2 Xử lý loại bỏ tế bào ung thư trong ghép tự thân

    • 1.3.3 Loại tế bào lympho T trong dịch tế bào gốc

    • 1.3.4 Không hòa hợp hệ nhóm máu

    • 1.3.5 Giảm thể tích khối tế bào gốc trước truyền

  • 1.4 BẢO QUẢN KHỐI TẾ BÀO GỐC VÀ TRUYỀN CHO BỆNH NHÂN

    • 1.4.1 Các hình thức bảo quản

    • 1.4.2 Dung dịch bảo quản

    • 1.4.3 Nồng độ tế bào có nhân

    • 1.4.4 Quá trình hạ nhiệt độ và bảo quản tế bào gốc

    • 1.4.5 Phá đông và truyền tế bào gốc cho bệnh nhân

  • 1.5 ĐÁNH GIÁ VÀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KHỐI TẾ BÀO GỐC SAU BẢO QUẢN

    • 1.5.1 Đếm số lượng tế bào có nhân

    • 1.5.2 Đếm tỷ lệ tế bào sống chết bằng phương pháp nhuộm XanhTrypan

    • 1.5.3 Nuôi cấy cụm

    • 1.5.4 Kỹ thuật xác định tế bào CD34+ sống bằng kỹ thuật Đếm tế bào dòng chảy (Flowcytometry)

    • 1.5.5 Xác định tình trạng nhiễm tế bào u và nhiễm khuẩn

    • 1.5.6 Sự phục hồi và hoạt động tế bào gốc sau ghép

  • 1.6 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TẾ BÀO GỐC TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH MÁU TẠI VIỆT NAM

  • 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

    • 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

    • 2.1.2 Tiêu chuẩn đối tượng nghiên cứu

  • 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    • 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

    • 2.2.2 Nội dung nghiên cứu

      • 2.2.2.1 Khối TBG thu nhận và một số yếu tố liên quan:

    • 2.2.3 Vật liệu, trang thiết bị kỹ thuật và sinh phẩm

    • 2.2.4 Quy trình kỹ thuật áp dụng

  • 2.3 PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU

  • 2.4 VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU

  • 3.1 KẾT QUẢ THU NHẬN TẾ BÀO GỐC MÁU NGOẠI VI

    • 3.1.1 Kết quả thu nhận tế bào gốc máu ngoại vi nhóm người hiến

      • Nhận xét: Ở nhóm người hiến, số lượng người hiến nam là 9 người, người hiến nữ là 7 người. Độ tuổi trung bình của người hiến là khá trẻ, trung bình là 30 tuổi, người hiến ít tuổi nhất là 13 tuổi cao tuổi nhất là 51 tuổi. Cân nặng trung bình là 56kg, trong đó cân nặng nhẹ nhất là 50kg. Kết quả huy động phác đồ G-CSF đơn độc là: Ngày thứ tư của phác đồ, đã có lượng cao tế bào CD34+ ra máu ngoại vi, với giá trị trung bình là 93 TB/µl. Số lượng TBCN tăng khá cao, trung bình là 53G/L.

    • 3.1.2 Kết quả thu nhận tế bào gốc máu ngoại vi nhóm BN Đa u tủy xương

    • 3.1.3 Các yếu tố liên quan đến kết quả thu được

    • 3.1.4 Mối tương quan số lượng TB CD34+ thu được và một số chỉ số của BN/NH trước thu nhận

  • 3.2 ĐẶC ĐIỂM KHỐI TBG ĐÔNG LẠNH

    • 3.2.1 Các hình thức bảo quản khối TBG

    • 3.2.2 Khối TBG sau giảm thể tích

    • 3.2.3 Đặc điểm khối tế bào gốc bảo quản đông lạnh

  • 3.3 THỜI GIAN MỌC GHÉP

    • 3.3.1 Nhóm ghép tự thân

    • 3.3.2 Nhóm ghép đồng loại

  • 4.1 KẾT QUẢ THU NHẬN TẾ BÀO GỐC MÁU NGOẠI VI

    • 4.1.1 Kết quả thu nhận tế bào gốc máu ngoại vi ở người hiến

    • 4.1.2 Kết quả thu nhận tế bào gốc máu ngoại vi ở bệnh nhân

    • 4.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khối TBG thu nhận

    • 4.1.4 Mối tương quan số lượng TB CD34+ thu được và một số chỉ số của BN và người hiến trước thu nhận

  • 4.2 ĐẶC ĐIỂM KHỐI TẾ BÀO GỐC ĐÔNG LẠNH

    • 4.2.1 Khối tế bào gốc sau bảo quản

    • 4.2.2 Khối tế bào gốc sau giảm thể tích

    • 4.1.3 Khối tế bào gốc đông lạnh

  • 4.3 THỜI GIAN HỒI PHỤC BẠCH CẦU ĐOẠN TRUNG TÍNH VÀ TIỂU CẦU Ở BN GHÉP TẾ BÀO GỐC TẠO MÁU

    • 4.3.1 Nhóm ghép tự thân

    • 4.3.2 Nhóm ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại

  • MỤC LỤC

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan