THIẾT KẾ CẢI TẠO HỆ THỐNG CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ QUY NHƠN – BÌNH ĐỊNH

212 993 12
THIẾT KẾ CẢI TẠO HỆ THỐNG CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ QUY NHƠN – BÌNH ĐỊNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

, việc cải tạo và thiết kế hệ thống cấp nước Tp Quy Nhơn trở nên hết sức cần thiết để đảm bảo nhu cầu nước về số lượng và chất lượng của các đối tượng dùng nước. Tạo điều kiện tốt cho phát triển kinh tế xã hội của Tp Quy Nhơn và thực hiện mục tiêu về chiến lược cấp nước quốc gia đến năm 2020 .

Đồ án tốt nghiệp kĩ sư Chuyên ngành Cấp thoát nước MỤC LỤC GVHD : TS. Đoàn Thu Hà SVTH: Trần Đăng An – Lớp S7-46H 1 Đồ án tốt nghiệp kĩ sư Chuyên ngành Cấp thoát nước CHƯƠNG I TÌNH HÌNH CHUNG CỦA KHU VỰC 1.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1.1.1.Vị trí địa lý Quy Nhơn là thành phố của tỉnh Bình Định, ven biển trung bộ Việt Nam. Tỉnh Bình Định được giới hạn bởi 134km bờ biển phía Đông, tỉnh Quảng Ngãi ở phía Bắc, tỉnh Phú Yên ở phía Nam và tỉnh Gia Lai ở phía Tây.Tọa độ địa lý của thành phố tại 13 0 46’ vĩ độ Bắc 119 0 14’độ kinh Đông, phía Bắc giáp huyện Tuy Phước, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Tuy Phước. Với diện tích 21.644 ha (số liệu năm 2004), là một trong những đô thị hạt nhân của vùng Nam Trung Bộ. Quy Nhơn nằm cách Hà Nội về phía nam 1.060 km, cách thành phố Hồ Chí Minh về phía bắc 640km nối liền bởi đường quốc lộ số 1, tuyến đường sắt xuyên Việt. Năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 558/QĐ-TTg công nhận thành phố Qui Nhơn là đô thị loại II. 1.1.2. Đặc điểm địa hình địa mạo Thành phố Qui Nhơn chia làm 2 khu vực: • Khu vực thành phố cũ. • Khu vực mở rộng bán đảo Phương Mai. Khu vực thành phố cũ nằm sát bờ biển. Ở giữa khu vực nội thành có núi Bà Hoả cao 279,2m và núi Vùng Chua chia thành phố cũ thành 2 khu vực: Khu vực nội thành và khu vực Phường Bùi Thị Xuân-Trần Quang Diệu. Khu vực nội thành có địa hình tương đối bằng phẳng; cao độ thay đổi từ 1,5 m đến 4 m; hướng dốc nghiêng từ núi ra biển và từ núi về các triền sông; độ dốc trung bình từ 0,5% đến 1%. Khu vực phường Bùi Thị Xuân-Trần Quang Diệu-Long Mỹ nằm hai bên Đông và Tây củaQuốc lộ 1A là thung lũng kẹp giữa núi Vùng Chua và núi Hòn Chà. Địa hình phía Tây đường Quốc lộ 1A tương đối bằng phẳng. Cao độ thấp nhất là 3,5 m. Cao độ trung bình 4,0m. Địa hình phía Đông Quốc lộ 1A thấp trũng, phần lớn là ruộng lúa. Cao độ thấp nhất là 1,1 m. Cao độ cao nhất là 15 m. GVHD : TS. Đoàn Thu Hà SVTH: Trần Đăng An – Lớp S7-46H 2 Đồ án tốt nghiệp kĩ sư Chuyên ngành Cấp thoát nước Khu vực mở rộng bán đảo Phương Mai là một cồn cát ngang ổn định. Chỗ rộng nhất là 4,5 km. Chỗ hẹp nhất là 1 km. Chiều dài của bán đảo khoảng 18 km. Cao độ lớn nhất là 315 m; cao độ thấp nhất là - 0,3 m; cao độ trung bình là 4,0 m. Địa hình có hướng dốc về hai phía Đông và Tây. Bán đảo không bị ngập lụt. 1.1.3.Đặc điểm về khí hậu Khí hậu của thành phố Quy Nhơn cũng giống như khí hậu của tỉnh Bình Định nằm trong trong khu vực vùng Nam Trung Bộ, chi phối bởi gió Đông Bắc trong mùa mưa vào gió Tây trong mùa khô. Mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 8, mùa mưa tuơng đối ngắn, bắt đầu vào tháng 9 và kéo dài tới tháng 12 (chiếm 80% lượng mưa cả năm) Đặc trưng khí hậu của thành phố như sau: - Mùa đông ít lạnh, thịnh hành gió Tây Bắc đến Bắc. - Mùa hè có nhiệt độ khá đồng đều, có 4 tháng nhiệt độ trung bình vượt quá 28 0 C. Hướng gió chủ yếu là Đông đến Đông Nam, nhưng chiếm ưu thế trong mùa hạ là Tây đến Tây Bắc. - Mùa mưa bão gần đây rất dữ dội, thường tập trung từ tháng 9 đến tháng. Trong đó tháng 10 thường là có nhiều bão nhất. - Nhiệt độ trung bình hàng năm là: 26,9 0 C, nhiệt độ thấp nhất trung bình là: 24,0 0 C trong đó nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là: 39,9 0 C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là: 15 0 C. - Tổng giờ nắng cả năm : 2521 giờ - Độ ẩm tương đối cao nhất: 83% độ ẩm tương đối thấp nhất: 35,7%, độ ẩm tương đối trung bình: 78% - Lượng mưa tại Quy Nhơn phân bố không đều các tháng trong năm, chủ yếu tập trung vào tháng 9 đến tháng 12, chiếm 80% lượng mưa của cả năm. Tổng lượng mưa trung bình năm 1677 mm, tổng số ngày mưa trung bình năm là128 ngày. Các tháng có lượng mưa lớn nhất trung bình trong năm là tháng 10 và tháng 11, lượng mưa trung bình 300- 500mm/tháng. Vào các tháng ít mưa trong năm (tháng 3,4), lượng mưa trung bình 15 - 35 mm/tháng. GVHD : TS. Đoàn Thu Hà SVTH: Trần Đăng An – Lớp S7-46H 3 Đồ án tốt nghiệp kĩ sư Chuyên ngành Cấp thoát nước - Lượng bốc hơi trung bình năm tại thành phố Quy Nhơn là 1193 mm. So với lượng mưa thì khả năng bốc hơi chiếm 60 - 70%. - Hướng gió chủ yếu là Đông đến đông nam, nhưng chiếm ưu thế trong mùa hạ là Tây đến Tây Bắc.Vận tốc gió trung bình tại thành phố Quy Nhơn là 2-4m/s. Trong những trường hợp đặc biệt như: giông, bão… vận tốc gió rất lớn, có thể đạt tới 40m/s. 1.1.4 . Chế độ thủy hải văn - Thuỷ văn: Thành phố Quy Nhơn nằm phía Nam của sông Hà Thanh. Sông Hà Thanh dài 85 km bắt nguồn ở độ cao bắt nguồn ở độ cao 1100 m phía Tây Nam huyên Vân Canh chảy theo hướng Tây nam - Đông bắc đến Diêu Trì chia thành hai nhánh: Hà Thanh và Trường Úc đổ vào đầm Thị Nại qua hai cửa Hưng Thanh và Trường Úc rồi ra biển Quy Nhơn. Diện tích lưu vực: 580 km 2 Hiện nay con sông mùa khô bị cạn kiệt dòng chảy không đáng kể, mùa mưa nước chảy xiết thường hay ngập lụt vào tháng 10 đến tháng 11 lũ kéo dài 58 - 75 giờ. - Hải văn Thành phố Quy Nhơn còn chịu ảnh hưởng của nhật triều không đồng đều, thời gian trong tháng khoảng 20 ngày nhật triều. Biên độ nhật triều từ 1,2 - 2,2 m. Mùa mưa với lượng mưa trùng với biên độ của triều cường có thể gây ra sự chênh lệch từ 0,4 - 0,6 m. Mực nước triều cao nhất trung bình: 2,20 m. Mực nước triều trung bình: +1,26 m Mức nước triều thấp nhất trung bình: 0,28 m. 1.1.5.Điều kiện địa chất công trình và địa chất thủy văn: - Địa chất công trình : Khu vực trung tâm thành phố: Lớp 1 - đất nền, lớp 2 - cát thô hạt trung độ sâu hơn 8 m có cường độ chịu lực 1,5 kg/cm 2 . Thông qua các công trình xây dựng đều làm móng nông, chiều sâu nhỏ hơn 4m. GVHD : TS. Đoàn Thu Hà SVTH: Trần Đăng An – Lớp S7-46H 4 Đồ án tốt nghiệp kĩ sư Chuyên ngành Cấp thoát nước Khu vực ven núi Bà Hoả,Vũng Chua: lớp 1 - đất đắp hữu cơ là 1,5m, lớp 2 - cát, cát pha sườn tích, lũ tích, độ sâu đến 4 - 4,5m, R = 1,2 kg/cm 2 . Thuận lợi cho các công trình. Khu vực ven sông Hà Thanh và Đầm Thị Nại: lớp 1 - cát hạt trung lẫn vỏ sò độ sâu từ 1,2 - 5,4m, giá trị SPT trung bình N tb = 3, lớp 2 bù sét, độ sâu thay đổi từ 2,0 - 1,8 m, lớp 3 - sét mềm dẻo, chiều dài thay đổi từ 7,5 - 31,2m, N tb = 6, lớp 4 - sét nửa cứng, chiều dài thay đổi từ 4,5 đến 5 m, lớp này bắt đầu nằm ở cao độ khoảng -31 m. Đến độ cao khoảng - 36 m là dạng hạt mịn hoặc đá kết sét. Thành phố Quy Nhơn nằm trong vùng có khả năng động đất cấp 6. - Địa chất thuỷ văn: Thành phố Quy Nhơn nằm trong vùng địa chất thuỷ văn Đông Bắc bộ, nơi mà tầng chứa nước là những địa tầng tuổi Paleozoic - mesozoic và các khe nứt trong đá cứng. Có một số sông chảy qua các tỉnh và cạn kiệt trước khi đổ ra biển. Địa chất vùng thành phố Quy Nhơn phần lớn phủ bằng trầm tích tuổi holoxen được xếp loại là bồi tích ven sông mới tạo thành gồm các vật liệu mịn (hạt mịn) về phía nam và phía Tây có bồi cao do đá biến chất tạo thành. Do tính hạt mịn của vật liệu tầng chứa nước và do nằm gần biển nên trữ lượng nước ngầm không lớn. Mức nước ngầm dao động khoảng từ 1,55 m đến 3,96 m. Khu vực bãi bồi sông Hà Thanh có tiềm năng nước ngầm cao hơn. Khu vực trung tâm thành phố có mực nước ngầm thấp hơn 3 - 4 m từ mặt đất. Sông Hà Thanh ở phía Bắc thành phố bắt nguồn từ Tây Nam của tình Bình Định trong các bãi đồi cao và chảy theo hướng thung lũng cho tới khi đến đồng bằng, từ đó nó quanh co uốn khúc và thay đổi hướng chảy. Nước ở dưới đá sông có độ sâu từ 7 - 22 m, lớp đá gốc ganít ở độ sâu 25m. 1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 1.2.1. Diện tích và phân chia hành chính Thành phố có 16 phường: Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Lê Hồng Phong, Trần Phú, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Văn Cừ, Đống Đa, Thị Nại, Hải Cảng, Ngô Mây, Ghềnh Ráng, Quang Trung, Nhơn Bình, Nhơn Phú, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu và 5 GVHD : TS. Đoàn Thu Hà SVTH: Trần Đăng An – Lớp S7-46H 5 Đồ án tốt nghiệp kĩ sư Chuyên ngành Cấp thoát nước xã: Nhơn Lý, Nhơn Hội, Nhơn Châu, Nhơn Hải và Phước Mỹ (tách từ huyện Tuy Phước rồi sáp nhập vào Quy Nhơn) với tổng diện tích là 205 km², dân số khoảng 284.000 người phường và các khu đô thị mới mở rộng . 1.2.2. Dân số và mật độ dân số a/ Dân số Theo kết quả điều tra dân số thực hiện năm 2006, dân số của Thành phố Quy Nhơn là 267.956 người. Trong đó, dân số nội thị tập trung trong 16 phường là 245.903 người, chiếm 91,77% tổng dân số toàn thành phố. Khu đô thị cũ có số dân là 172.132 người, bằng 70% tổng số dân nội thị. Dân số khu đô thị mới phát triển (Nhơn Bình, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu) chiếm 27% dân số nội thị. Dân số ngoại thị là 22.503 người, bằng 8,23% dân số toàn thành phố, bao gồm dân của bán đảo Phương Mai, Nhơn Hội, Nhơn Lý, NHơn Hải. Xã đảo Nhơn Châu có 2545 người. Tỷ lệ tăng dân số nội thị ước khoảng 1,62%. Thống kê quy mô dân số: Bảng 1.1. Thống kê dân số Thành phố Đơn vị Hiện trạng 2006 Đợt đầu 2015 Tương lai 2025 Toàn thành phố Người 267.956 380.000 540.000 Nội thị Người 245.903 348.000 495.000 Ngoại thị Người 22.053 32.000 45.000 Phân bố dân cư: Bảng 1.2. Phân bố dân cư Khu vực thành phố Quy Nhơn Đơn vị Hiện trạng 2006 Đợt đầu 2015 Dài hạn 2025 Khu đô thị trung tâm (hiện hữu) Người 163.007 215.000 230.000 Khu Nhơn Bình, Nhơn Phú Người 32.186 65.000 140.000 Khu Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu Người 28.112 65.000 105.000 Khu đô thị mới Nhơn Hội Người 20.021 35.000 65.000 b/ Mật độ dân số : 1.2.3. Lao động GVHD : TS. Đoàn Thu Hà SVTH: Trần Đăng An – Lớp S7-46H 6 Đồ án tốt nghiệp kĩ sư Chuyên ngành Cấp thoát nước Dân số trong độ tuổi lao động là 152.467 người, chiếm 56,9% dân số toàn thành phố. Tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 112.588 người. Trong đó số lao dộng hoạt động trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp là 21,2%; trong công nghiệp xây dựng là 26,9%; trong thương nghiệp, dịch vụ là 51,9%. Một số chỉ tiêu cơ bản: Bảng 1.3. Một số chỉ tiêu cơ bản về dân sô và lao động Các chỉ tiêu Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 1. Dân số trung bình 1000 người 1485,6 1504,7 1521,1 1530,3 1545,3 T Đ: Dân số trong độ tuổi lao động " 793,7 809,5 838,3 845,9 870,0 2. Tỷ lệ dân số %o 14,5 13,2 12,7 10,6 11,5 3. Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành KT 1000 người 717,2 736,6 756,0 775,2 4. Học sinh phổ thông 1000 người 347,7 353,9 356,3 357,1 354,8 5. Số giường bệnh Giường 2224 2195 2195 2195 2260 6. Cán bộ ngành y Người 2400 2374 2555 2537 2521 Trong đó: Y, bác sỹ " 1275 1261 1368 1359 1308 (Nguồn Website tỉnh Bình Định) 1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế xã hội a/ Cơ sở kinh tế - kỹ thuật: Hiện nay, cơ cấu các ngành kinh tế của Qui Nhơn có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ lệ ngành nông lâm ngư nghiệp trong GDP.Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản - công nghiệp và xây dựng - dịch vụ trong GDP năm 2006 đạt: 36,7% - 28% - 35,3% (kế hoạch: 35% - 30% - 35%; năm 2005: 38,4% - 26,7% - 34,9%). Tổng sản phẩm địa phương (GDP) cả năm 2006 12% (ước tăng cao hơn tốc độ tăng năm 2005 là 0,9%) Trong đó, giá trị tăng thêm của các ngành: - Nông, lâm, thuỷ sản tăng 8,21%. Riêng nông nghiệp tăng 10,54%. - Công nghiệp, xây dựng tăng 17,94%. Riêng công nghiệp tăng 17,53%. - Dịch vụ tăng 12,32%. - Thu nhập bình quân dầu người 2005 là 900 USD/người GVHD : TS. Đoàn Thu Hà SVTH: Trần Đăng An – Lớp S7-46H 7 Đồ án tốt nghiệp kĩ sư Chuyên ngành Cấp thoát nước Mục tiêu phát triển đến năm 2010 của thành phố là xây dựng Qui Nhơn thành một thành phố cảng đô thị lọai I trên hành lang Bắc-Nam và Đông-Tây; một trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giao dịch quốc tế có vai trò tích cực thúc đẩỳ phát triển kinh tế-xã hội của khu vực. Quy Nhơn có cầu Thị Nại là cây cầu vượt biển lớn nhất nước (dài 2.477,3m, rộng 14,5m, trọng tải 80 tấn gồm 54 nhịp, tổng vốn đầu tư là 500 tỷ đồng) nằm trong hệ thống cầu đường Nhơn Hội là dài gần 7km nối thành phố Qui Nhơn với bán đảo Phương Mai (khu kinh tế Nhơn Hội), gồm cầu chính vượt đầm Thị Nại, 5 cầu nhỏ qua sông Hà Thanh và đường dẫn 2 đầu cầu. Được xây dựng trong 3 năm, khánh thành ngày 12/12/2006. Phía Tây Bắc là các khu công nghiệp Phú Tài, Long Mỹ và các cụm công nghiệp Quang Trung, Nhơn Bình và cụm công nghiệp Nhơn Phước, phía Đông đã và đang hình thành các tuyến du lịch và dịch vụ du lịch biển Quy Nhơn - Sông Cầu và Phương Mai - núi Bà với nhiều điểm du lịch mới được xây dựng. Hiện có 2700 cơ sở sản xuất lớn nhỏ. Dịch vụ có 8500 cơ sở giải quyết việc làm cho 27.870 lao động. Thành phố có khu công nghiệp Phú Tài qui mô 188 ha, hiện có 62 doanh nghiệp đang hoạt động. Khu công nghiệp Phú Tài mở rộng có qui mô 140 ha, hiện đã có 19 doanh nghiệp thuê đất và đi vào sản xuất. Sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp hiện có trên 2300 cơ sở sản xuất công nghiệp, năm 2003 đạt 1651 tỷ đồng (tính theo giá thực tế). Kim ngạch xuất khẩu năm 2000 tăng gấp 4,8 lần so với năm 1990. Đến nay thành phố Quy Nhơn đã trở thành trung tâm công nghiệp lớn của tỉnh Bình Định chiếm đến 75% số xí nghiệp quốc doanh, 25% số cơ sở sản xuất TTCN, tạo ra 70% giá trị sản xuất công nghiệp quốc doanh toàn tỉnh. Cảng biển Qui Nhơn luôn luôn giữ vai trò then chốt trong việc trao đổi hàng hoá. Kim ngạch xuất khẩu của cảng năm 2006 đạt 135 triệu USD. Du lịch dịch vụ là một ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Năm 2006, tổng GDP của ngành đạt 834 tỷ VNĐ, chiếm 52,8% GDP của thành phố. TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI GVHD : TS. Đoàn Thu Hà SVTH: Trần Đăng An – Lớp S7-46H 8 Đồ án tốt nghiệp kĩ sư Chuyên ngành Cấp thoát nước (Năm trước = 100) Bảng 1.4. Chỉ tiêu kinh tế xã hội Tp Quy Nhơn Các chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 1. Dân số trung bình 101,2 101,3 101,1 100,6 101,0 Trong đó: Dân số trong độ tuổi lao động 102,2 102,0 103,6 100,9 102,8 2. Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành KT 102,7 102,6 102,5 3. Học sinh phổ thông 101,8 101,8 100,7 100,2 99,4 4. Số giường bệnh 107,4 98,7 100,0 100,0 103,0 5. Cán bộ ngành y 103,4 98,9 107,6 99,3 99,4 Trong đó: Y bác sỹ 96,4 98,9 108,5 99,3 96,2 (nguồn : websites tỉnh Bình Định) b/Giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá: Trên địa bàn thành phố có Trường Đại học sư phạm trung ương quản lý quy mô trên 12500 học sinh. Trường Cao đẳng do địa phương quản lý qui mô trên 4000 học sinh. Ngoài ra còn có 3 trường trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật với hơn 8000 học sinh. Hệ thống giáo dục hiện có 43 trường phổ thông các cấp; 1 thư viện thành phố. Thành phố Qui Nhơn có 5 bệnh viện đa khoa, 2 phòng khám khu vực, 2 trung tâm y tế kế hoạch hoá gia đình, 1 đội vệ sinh phòng dịch và 20 trạm y tế. 1.3. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT 1.3.1. Hiện trạng hệ thống giao thông Cảng Quy Nhơn là một trong số ít cửa khẩu quan trọng của Việt Nam. Từ hướng Tây thoát ra biển Đông. Thông qua quốc lộ 19- cảng biển, (quy mô 2,4 triệu tấn / năm (năm 2003), dự kiến 5 triệu tấn / năm (năm 2010) và tàu trên 3 vạn tấn ra vào thuận lợi). Có nhiều lợi thế về giao thông đường bộ (quốc lộ 1A, quốc lộ 1D, quốc lộ 19, đường sắt Bắc - Nam) đường thủy, đường hàng không (sân bay cách trung tâm thành phố 27km). Có trên 200km đường nội thành. GVHD : TS. Đoàn Thu Hà SVTH: Trần Đăng An – Lớp S7-46H 9 Đồ án tốt nghiệp kĩ sư Chuyên ngành Cấp thoát nước Hiện nay thành phố Quy Nhơn đang phấn đấu xây dựng thành công 2 dự án trọng điểm là: dự án đường Xuân Diệu (tạo cảnh quan du lịch cho bãi biển Quy Nhơn), dự án cầu đường Quy Nhơn - Nhơn Hội (tạo ra một vùng đất mới ở bán đảo Phương Mai xây dựng khu kinh tế Nhơn Hội. 1.3.2. Hiện trạng hệ thống cấp nước a/ Đặc điểm chung hiện trạng hệ thống cấp nước Hệ thống cấp nước thành phố Quy Nhơn được hình thành từ thời kỳ Pháp thuộc với qui mô nhỏ, sau này được cải tạo, nâng cấp và phát triển hình thành một hệ thống cấp nước hoàn thiện hơn, bao gồm công trình thu nước thô, khu khử trùng và mạng lưới phân phối nước sạch tới những nơi tiêu thụ. Công suất hiện tại của hệ thống là 47.000m 3 /ngày phân phối chủ yếu cho khu vực các phường nội thành và một số khu vực ngoại thành đang trong đô thị hóa. Nước ngầm được bơm từ bãi giếng Hà Thanh và bãi giếng sông Côn được dẫn về nhà máy xử lí nước ngầm Diêu Trì công suất 39.000 m 3 /ngđ và nhà máy Phú Tài công suất 8000 m 3 /ngđ. Tại nhà máy Diêu Trì có 2 bể chứa với dung tích mỗi bể là W = 3000 m 3 . Tại nhà máy này trạm bơm cấp II bố trí 4 bơm với Q 1b = 180l/s , H =35m. Nhà máy nước Phú Tài có công suất 8000 m 3 /ngđ có một bể chứa 2000 m 3 , tại nhà máy có 2 bơm với Q 1b = 40l/s, H b = 28m. Khu vực nội thành cũ là nơi tập trung dân cư chủ yếu; khu vực phía bắc, khu vực Nhơn Bình, Nhơn Phú, Đống Đa đã phát triển trong giai đoạn trước; Khu vực phía tây, khu vực phường Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu, Diêu Trì đang được xây dựng, hoàn thiện và mở rộng. Mạng lưới phân phối: Toàn thành phố có khoảng 35.000m ống có đường kính Φ400 ÷ Φ500mm. Dự án VIE 2146 - 2005 cải tạo hệ thống cấp nước Quy Nhơn, khu vực nội thành cũ hầu hết được thay mới bởi các ống phân phối có đường kính 200 - 300, (thống kê những đoạn ống cũ sử dụng lại tại chương 5 ). Các phường Bùi Thị Xuân và Trần Quang Diệu chưa có ống phân phối nên nhân dân chưa được dùng nước máy. Tỷ lệ thất thoát nước của hệ thống cấp nước năm 2002 là 33,6%. Năm 2003 giảm tỷ lệ thất thoát xuống còn 32%. b/ Đặc điểm các đối tượng sử dụng nước GVHD : TS. Đoàn Thu Hà SVTH: Trần Đăng An – Lớp S7-46H 10 [...]... đạt yêu cầu về chất lượng nước của các đối tượng dùng nước này 1.3.3 Hiện trạng hệ thống thoát nước Sử dụng hệ thống thoát nước thải sinh hoạt chung với hệ thống thoát nước mưa đối với khu vực thành phố cũ (phía Bắc, Đông và Đông Nam núi Bà Hoả).Các hu vực còn lại sử dụng hệ thống thoát nước thải riêng Khu vực bán đảo Phương Mai : Xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng Nước thải bệnh viện và công... tượng thất thoát nước khá trầm trọng Nếu năm 2002 lượng nước thất thoát là 33.6% thì đến năm 2003 giảm xuống còn 32% Do vậy , việc cải tạo và thiết kế hệ thống cấp nước Tp Quy Nhơn trở nên hết sức cần thiết để đảm bảo nhu cầu nước về số lượng và chất lượng của các đối tượng dùng nước Tạo điều kiện tốt cho phát triển kinh tế xã hội của Tp Quy Nhơn và thực hiện mục tiêu về chiến lược cấp nước quốc gia đến... Định Tuy nhiên , Hồ Bình Định cách thành phố ở vị trí xa 70km nên việc xây dựng công trình dẫn nước về thành phố rất tốn kém ,trong khi đó nguồn nước thô của hồ Đập Đá đảm bảo đủ về chất lượng và lưu lượng nước thô của thành phố nên chọn nguồn nước từ hồ Đập Đá làm nguồn nước thô 3.2.4 Đề xuất các phương án cấp nước • Phương án 1 Sử dụng nguồn nước từ hồ Đập Đá Nước thô được bơm về nhà máy nước Nhơn. .. SVTH: Trần Đăng An – Lớp S7-46H Đồ án tốt nghiệp kĩ sư Chuyên ngành Cấp thoát nước 19 CHƯƠNG 2 : TÍNH TOÁN QUY MÔ TRẠM CẤP NƯỚC *** 2.1 XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI NHU CẦU DÙNG NƯỚC 2.1.1 Nhu cầu dùng nước sinh hoạt Dựa vào điều chỉnh quy hoạch chung phát triển Tp Quy Nhơn tỉnh Bình Định đến năm 2020 được phê duyệt ngày 6-1-2004 theo QĐ 98-2004- TTg , ta chia Tp Quy Nhơn thành hai khu vực cấp nước như sau : •... qui hoạch thiết kế GVHD : TS Đoàn Thu Hà SVTH: Trần Đăng An – Lớp S7-46H Đồ án tốt nghiệp kĩ sư Chuyên ngành Cấp thoát nước 15 kỹ thuật tiên tiến như hệ thống cấp và thoát nước nằm trong hệ thống tuy nen cũng như việc cung cấp điện, hệ thống thông tin liên lạc.v.v toàn bộ đi ngầm trong khu vực đô thị 1.5.2.2 Hệ thống trung tâm đô thị: Hệ thống trung tâm dịch vụ được tổ chức thành 3 cấp: Phục vụ thường... cung cấp nguồn nước thô cho thành phố với trữ lượng lớn ổn định chất lượng tốt Tuy nhiên khoảng cách lớn cách thành phố 70km , chi phí xây dựng đường ống lớn , không phù hợp với điều kiện hiện tại của thành phố - Hồ Đập Đá , có chất lượng tốt và trữ lượng đảm bảo 3.2.3 Lựa chọn nguồn nước Qua phân tích thực tế nguồn nước cấp cho thành phố Quy Nhơn chỉ có hai nguồn là nguồn nước từ hồ Đập Đá và Hồ Bình. .. cầu nước cho trường học Hệ thống giáo dục của thành phố gồm 43 trường trung học phổ thông các cấp , nhưng do lưu lượng sử dụng nước của các trường phổ thông không lớn nên ta coi như các điểm lấy nước dọc đường Ngoài ra có các điểm lấy nước lớn là Trường Đại Học Quy Nhơn, Trường Cao Đẳng Sư Phạm Quy Nhơn , 3 trường trung học chuyên nghiệp là các điểm lấy nước tập trung như bảng dưới đây : Bảng 2.7: Quy. .. 2.1.6 Nước dùng cho công trình dịch vụ công cộng Lấy bằng 10% lưu lượng nước sinh hoạt của thành phố 2.2 Quy mô công suất trạm cấp nước Công suất của trạm cấp nước được xác định theo công thức : QTr = [ a.Q SH + (Q BV + QTH ) + Qt + QCN ].b.c ( m3/ngđ) GVHD : TS Đoàn Thu Hà SVTH: Trần Đăng An – Lớp S7-46H Đồ án tốt nghiệp kĩ sư Chuyên ngành Cấp thoát nước 25 Trong đó : QTr : Công suất của trạm cấp nước. .. trạm xử lí tại phường Nhơn Bình nơi có điều kiện địa chất ổn định, có đủ diện tích và thuận lợi cho việc vận chuyển nước vào mạng lưới CHƯƠNG 4 XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA TRẠM BƠM CẤP II , DUNG TÍCH CỦA ĐÀI NƯỚC VÀ BỂ CHỨA *** 4.1.Chế độ tiêu thụ nước của thành phố Quy Nhơn Theo kết quả tính toán ở chương 2 ta có biểu đồ tiêu thụ nước của các giai đoạn Hình 4.1: Biểu đồ dùng nước giai đoạn 1 GVHD... giếng Thế Thạnh ) , theo Quy t định số 696/QĐ/QLN ngày 14/6/2001 của Bộ NN&PTNT, Công ty cấp nước Bình Định được phép khai thác 8548 m3/ngày đêm bằng 3 giếng khoan khai thác lấy nước ở tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích sông Một khu vực nhiều tiềm năng với trữ lượng ở lưu vực sông Côn cách thành phố Quy Nhơn 12km về phía bắc Trữ lượng nước ngầm khu vực này khai thác khoảng 20.000 – 30.000 m3/ngày đêm và . Hà Thanh. Sông Hà Thanh dài 85 km bắt nguồn ở độ cao bắt nguồn ở độ cao 1100 m phía Tây Nam huyên Vân Canh chảy theo hướng Tây nam - Đông bắc đến Diêu Trì chia thành hai nhánh: Hà Thanh và. ha. GVHD : TS. Đoàn Thu Hà SVTH: Trần Đăng An – Lớp S7 -46H 15 Đồ án tốt nghiệp kĩ sư Chuyên ngành Cấp thoát nước Công viên Hà Thanh: Nằm hai bên bờ sông Hà Thanh diện tích 50ha, là khu vui chơi giải. lịch thăm quan danh thắng: Xây dựng các tua du lịch chuyên đề nghiên cứu văn hoá Chăm, nghệ thuật tuồng Đào Tấn, khởi nghĩa Tây Sơn, biểu diễn võ cổ truyền, tham quan các di tích danh thắng như

Ngày đăng: 07/09/2014, 23:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan