Vai trò của doanh nghiệp nhà nước tỉnh quảng ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

68 655 0
Vai trò của doanh nghiệp nhà nước tỉnh quảng ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

trong quá trình phát triển, các doanh nghiệp nhà nước chưa thực sự tháo gỡ được khó khăn trong sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh kém, hiệu quả còn thấp. Do đó hầu hết các doanh nghiệp này chưa khẳng định rõ nét được vị trí, vai trò chủ đạo trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước . Vì vậy để góp phần làm rõ “Vai trò của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” tôi chọn vấn đề trên làm đề tài của luận văn.

Học viện chính trị - hành chính quốc gia hồ chí minh Học viện chính trị – hành chính khu vực I Vũ đức yêm Luận văn tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị-hành chính Vai trò của doanh nghiệp nhà nước tỉnh quảng ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Lớp : Cao cấp lý luận chính trị – Hành chính B115 Hà Nội, tháng 6 năm 2011 Mục lục Trang Mở đầu 2 Chương 1: Một số vấn đề lý luận về vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. 5 1.1. Doanh nghiệp nhà nước. 5 1.2. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. 10 Chương 2: Thực trạng vai trò của doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 19 2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Ninh. 19 2.2. Thực trạng hoạt động và vai trò của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Ninh những năm qua. 24 Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 45 3.1. Quan điểm, phương hướng tiếp tục đổi mới để phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay. 46 3.2. Giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới nhằm phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay. 50 Kết luận 61 Danh mục tham khảo 63 ii Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Hơn hai mươi năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân; nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt cao; năm 2006 GDP bình quân đầu người đạt 650USD; năm 2007 GDP bình quân đầu người đạt 715 USD; năm 2008 GDP bình quân đầu người đạt 960 USD; năm 2009 GDP bình quân đầu người đạt 1.000 USD và năm 2010 GDP bình quân đầu người đạt 1.168 USD (10.Tr 64; 24. Tr 64). Nhờ đó, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao rõ rệt, hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân ngày được củng cố và tăng cường, chính trị xã hội ổn định, quốc phòng – An ninh được giữ vững. Trong thành quả chung đó doanh nghiệp nhà nước đã có những đóng góp to lớn "Đã chi phối được các ngành, lĩnh vực then chốt và sản phẩm thiết yếu của nền kinh tế, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, ổn định và phát triển kinh tế – xã hội, tăng thế và lực của đất nước". Bên cạnh những đóng góp to lớn cho quá trình phát triển kinh tế xã hội, doanh nghiệp nhà nước cũng bộc lộ những vấn đề cần giải quyết như: Hậu quả sản xuất kinh doanh, vai trò chủ đạo, nòng cốt, cơ cấu ngành nghề nhất là sau sự kiện của tập đoàn Vinasin. Định hướng trong thời gian tới "là nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh, đa sở hữu trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối. Cơ cấu lại ngành nghề kinh doanh của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước để doanh nghiệp nhà nước thực sự trở thành nòng cốt của kinh tế nhà nước". ở Quảng Ninh, kinh tế nhà nước, mà trong đó các doanh nghiệp nhà nước đã có nhiều đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Các doanh nghiệp nhà nước tỉnh vẫn tiếp tục duy trì được vai trò của mình trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mức đóng góp của các doanh nghiệp nhà nước vào GDP của tỉnh năm 2005 đạt 8,276 nghìn tỷ đồng chiếm 65,95 %, năm 2006 đạt 8,938 nghìn tỷ đồng chiếm 71,23%, năm 2007 đạt 9,653 nghìn tỷ đồng chiếm 76,92%, năm 2008 đạt 10,425 nghìn tỷ đồng chiếm 83,07%, năm 2009 đạt 11,25 nghìn tỷ đồng chiếm 92,08%. Năm 2010 đạt 12,56 nghìn tỷ đồng chiếm 96,45%. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, các doanh nghiệp nhà nước chưa thực sự tháo gỡ được khó khăn trong sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh kém, hiệu quả còn thấp. Do đó hầu hết các doanh nghiệp này chưa khẳng định rõ nét được vị trí, vai trò chủ đạo trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước . Vì vậy để góp phần làm rõ “Vai trò của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” tôi chọn vấn đề trên làm đề tài của luận văn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Là vai trò của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu vai trò của doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. 3. Mục đích nhiệm vụ của luận văn Mục đích: Trên cơ sở hệ thống hóa và làm rõ vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm phát 2 huy vai trò của khu vực doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Ninh trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thời gian tới. Nhiệm vụ của luận văn : - Làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của doanh nghiệp nhà trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay. - Phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đổi mới, phát huy vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Ninh trong những năm tiếp theo. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên những quan điểm cơ bản chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, tổng kết thực tiễn, thống kê, điều tra, phỏng vấn, thu thập thông tin và số liệu… 5. kết cấu của luận văn Luận văn có kết cấu gồm: - Mở đầu - Chương 1: Một số vấn đề lý luận về vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Chương 2: Trực trạng vai trò của doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ năm 2000 đến nay. - Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao Vai trò của doanh nghiệp nhà nước tỉnh quảng ninh Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 3 - Kết luận. - Danh mục tài liệu tham khảo. Chương 1 Một số vấn đề lý luận về vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 1.1. doanh nghiệp nhà nước 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước. Khái niệm doanh nghiệp nói chung bắt nguồn từ tiếng Pháp “ entrendre” có nghĩa là “đảm nhận” hay “ hoạt động”. Do đó một nhà doanh nghiệp thường được dùng để chỉ những người chấp nhận rủi ro để khởi đầu một công việc kinh doanh nhỏ. Một trong những định nghĩa đầy đủ về nhà doanh nghiệp bao gồm các yếu tố sau: - Phối hợp những lợi thế đang có theo một cách mới và hiệu quả hơn. - Tạo ra nhiều giá trị hơn từ những nguyên liệu thô và nhân lực và trước đây bị coi là vô ích. - Cải thiện những gì đã xuất hiện với việc sử dụng các kỹ thuật mới. - Di chuyển tài nguyên kinh tế ra khỏi khu vực năng suất thấp tới khu vực sản xuất hiệu quả hơn. - Có phương pháp tìm kiếm và đáp ứng lại những nhu cầu chưa được thoả mãn và các đòi hỏi của khách hàng. Theo Maleol Gillis, doanh nghiệp nhà nước được xác định theo 3 tiêu chuẩn: - Chính phủ là cổ đông chính trong doanh nghiệp, hoặc nếu không thì Chính phủ có thể thực hiện việc kiểm soát những chính sách chung mà doanh nghiệp theo đuổi và bổ nhiệm hoặc cách chức Ban quản lý doanh nghiệp. 4 - Doanh nghiệp có nhiệm vụ sản xuất hàng hoá hoặc dịch vụ bán cho công chúng hoặc cho các doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp nhà nước khác. - Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm thu – chi trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu doanh nghiệp thiếu điều kiện thứ nhất thì đó là doanh nghiệp tư nhân, thiếu điều kiện thứ hai hoặc điều kiện thứ 3 thì một tổ chức của Chính phủ không được coi là doanh nghiệp nhà nước mà là cơ quan công cộng. Theo V.V Ramandham, doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức trong đó hỗn hợp những yếu tố “công ích” và những yếu tố “doanh nghiệp”. Những yếu tố “công ích” là: - Những quyết định về kinh doanh và hoạt động do các tổ chức đảm nhận, tiêu chí quan trọng trong các quyết định không chỉ là kết quả tài chính. - Lợi nhuận là của công chứ không thuộc một nhóm tư nhân nào. - Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước xã hội, điều đó không có nghĩa giản đơn chỉ là các nhà quản lý doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước quyết định của họ, mà doạnh nghiệp nói chung phải chịu trách nhiệm trước xã hội. Những yếu tố “ doanh nghiệp” là: - Doanh nghiệp có thể tồn tại về mặt tài chính một cách dài hạn và hoạt động theo nguyên tắc thị trường. - Giá cả phải được thiết lập trên cơ sở chi phí, yêu cầu này xuất phát từ đòi hỏi giá cả phải bù đắp được toàn bộ chi phí. Khả năng tồn tại về mặt tài chính và mối quan hệ giữa cá thể, chi phí những yếu tố phân biệt doanh nghiệp nhà nước với các hoạt động công ích. ở Việt Nam, quan niệm về doanh nghiệp nhà nước được trình bày trong Luật Doanh nghiệp nhà nước ban hành ngày 30/4/1995. Điều I của luật quy định:“Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập các tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm 5 thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội do Nhà nước giao. Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi số vốn do Nhà nước quản lý. Doanh nghiệp nhà nước có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam” (14, Tr.63). Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII cũng nêu rõ: “Doanh nghiệp nhà nước nói chung có quy mô vừa và lớn, công nghệ tiến bộ, kinh doanh có hiệu quả, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, lấy lãi suât sinh lời trên vốn làm một trong những tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp kinh doanh, lấy kết quả thực hiện các chính sách xã hội làm tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp công ích… Bên cạnh những doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước sẽ có nhiều doanh nghiệp nhà nước nắm đa số hay tỷ lệ cổ phần chi phối” (6.Tr.63). ở đây cần hiểu rõ cổ phần chi phối của Nhà nước trong doanh nghiệp đó là: - Doanh nghiệp nhà nước có nhiều chủ sở hữu vốn, trong đó Nhà nước nắm giữ không dưới 50% vốn. - Doanh nghiệp nhà nước có nhiều chủ sở hữu vốn, trong đó phần sở hữu của Nhà nước ít nhất gấp hai lần cổ phần của cổ đông lớn nhất khác trong doanh nghiệp. 1.1.2. Các loại hình doanh nghiệp nhà nước. Dựa trên quan niệm về doanh nghiệp nhà nước có thể phân loại doanh nghiệp nhà nước theo các góc độ về mức độ sở hữu, mục tiêu kinh tế - xã hội. * Xét theo mức độ sở hữu, doanh nghiệp nhà nước có hai loại: - Loại doanh nghiệp nhà nước chỉ có một chủ sở hữu vốn duy nhất là Nhà nước. - Loại doanh nghiệp nhà nước có nhiều chủ sở hữu vốn, trong đó Nhà nước giữ một phần sở hữu nhất định (tuỳ theo quy định cụ thể). * Xét theo mục tiêu kinh tế – xã hội doanh nghiệp nhà nước có hai loại: 6 - Doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận (hoạt động công ích). - Doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. ở Việt Nam theo Luật doanh nghiệp nhà nước thì doanh nghiệp nhà nước chia làm hai loại, xét theo mục tiêu kinh doanh. - Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh là doanh nghiệp nhà nước hoạt động chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận. - Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích là doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ công cộng theo các chính sách của Nhà nước hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. * Xét theo góc độ sở hữu, doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam có 4 loại: - Loại doanh nghiệp nhà nước chỉ có một chủ sở hữu vốn duy nhất là Nhà nước. - Loại doanh nghiệp nhà nước có nhiều chủ sở hữu vốn, trong đó Nhà nước sở hữu trên 50 % vốn điều lệ. - Loại doanh nghiệp nhà nước có nhiều chủ sở hữu vốn, trong đó phần sở hữu của Nhà nước ít gấp 2 lần cổ phần của cổ đông lớn nhất khác trong doanh nghiệp. - Loại doanh nghiệp nhà nước mà trong đó Nhà nước không có cổ phần chi phối nhưng có quyền quyết định một số vấn đề quan trọng của doanh nghiệp theo thoả thuận trong điều lệ doanh nghiệp. * Xét theo phân cấp quản lý hành chính, doanh nghiệp nhà nước được chia làm 2 loại: - Doanh nghiệp nhà nước Trung ương (Bộ quản lý). - Doanh nghiệp nhà nước địa phương (Tỉnh, Thành phố quản lý). 1.1.3. Đặc trưng của doanh nghiệp nhà nước Thứ nhất: Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế của Nhà nước, được Nhà nước giao vốn, tài sản để hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc hoạt động công ích. Doanh nghiệp chỉ là chủ thể quản lý, sử dụng vốn tài sản và phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về bảo toàn, phát triển vốn mà Nhà nước giao. 7 [...]... phân biệt doanh nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác Đặc trưng thứ 2 và thứ 3 giúp ta phân biệt doanh nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp tự tổ chức quản lý hoặc đơn vị sự nghiệp của nhà nước 1.2 Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 1.2.1 Nhận thức chung về vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị... Các doanh nghiệp nhà nước hầu hết là đối tác chủ yếu trong hợp tác đầu tư nước ngoài (chiếm 98%) Các tổng công ty có quy mô lớn, tuy chỉ chiếm 28,4% tổng số doanh nghiệp nhà nước nhưng nắm giữ 65 % tổng số vốn và 61% số lao động, có trình độ công nghệ và quản lý cao hơn khu vực tư nhân 17 Chương 2 Thực trạng vai trò của doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện. .. của doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Nước ta thời kỳ trước đổi mới, doanh nghiệp nhà nước được đồng nhất với kinh tế quốc doanh Xét trên giác độ quan hệ sản xuất, xí nghiệp quốc doanh dựa trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất được coi là hình thức tiến bộ, đóng vai trò gương mẫu đầu tàu trong việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quan... vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế hỗn hợp cho mọi nền kinh tế, tuy nhiên chúng ta có thể xem xét vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong ba mối quan hệ sau đây: - Doanh nghiệp nhà nước trong mối quan hệ với mục tiêu, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế- xã hội - Tương quan của doanh nghiệp nhà nước trong các giải pháp, công cụ kinh tế mà nhà nước lựa chọn để điều tiết thúc đẩy. .. được Một là, doanh nghiệp nh nước đã từng bước thể hiện là lực lượng nòng cốt trong thúc đẩy cơ cấu kinh tế của Quảng Ninh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá - Về cơ cấu ngành: Các doanh nghiệp nhà nước đã góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trong nông, lâm, ngư nghiệp Biểu hiện là số doanh nghiệp thuộc... nhà nước tỉnh Quảng Ninh đã giảm về số lượng từ 321 doanh nghiệp năm 1997 xuống còn 275 doanh nghiệp năm 2008 và 232 doanh nghiệp năm 2010 Ngược lại số doanh nghiệp ngoài Nhà nước bao gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và hợp tác xã tăng lên từ 1.560 năm 1997 lên 2.655 doanh nghiệp năm 2006 Sự phân bố doanh nghiệp nhà nước của. .. trò của doanh nghiệp nhà nước được đặt trong tương quan của việc chọn lựa phương pháp trực tiếp hay gián tiếp để điều tiết và thúc đẩy nền kinh tế và ưu thế của các doanh nghiệp nhà nước trong việc cung cấp hàng hoá dịch vụ so với hệ thống doanh nghiệp tư nhân Do vậy, có thể hiểu vai trò của các doanh nghiệp nhà nước có tính quy định lịch sử cụ thể Đối với Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp. .. hoạt động sản xuất kinh doanh do đầu tư chủ yếu bằng vốn vay thương mại với lãi suất cao, lợi nhuận thu được không đủ trả nợ lãi nên cũng có số lỗ đáng kể như các công ty trong các lĩnh vực khai thác quản lý thuỷ lợi, cơ khí, kim khí, vật liệu chất đốt… 2.2.2 Đánh giá vai trò của doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay 2.2.2.1 Những... hiện chiến lược kinh tế - Tương quan của doanh nghiệp nhà nước với hệ thống doanh nghiệp của toàn bộ nền kinh tế 9 Trong ba quan hệ này, quan hệ thứ nhất quy định vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong những giai đoạn phát triển nhất định Tuy nhiên, vai trò của doanh nghiệp nhà nước có thể thay đổi, tăng hoặc giảm tuỳ theo chính sách, chiến lược phát triển kinh tế Trong hai mối quan hệ sau, vai trò. .. Công ty Điện Lực Quảng Ninh ) so với mức bình quân chung của doanh nghiệp nhà nước trên cả nước Do đó, đây cũng được xem như một hạn chế của phần lớn các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh trong cuộc cạnh tranh trên thị trường với các thành phần kinh tế khác 2.2.1.3 Về trình độ công nghệ Từ năm 1999 đến nay, hầu hết số doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Ninh đã đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị . về vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. 5 1.1. Doanh nghiệp nhà nước. 5 1.2. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp. trí, vai trò chủ đạo trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước . Vì vậy để góp phần làm rõ Vai trò của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp. thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay. - Phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,

Ngày đăng: 03/09/2014, 10:33

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Học viện chính trị - hành chính quốc gia hồ chí minh

  • Học viện chính trị – hành chính khu vực I

    • Luận văn tốt nghiệp

      • Hà Nội, tháng 6 năm 2011

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan