đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở một số dự án trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh

61 1K 5
đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở một số dự án trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ Tên đề tài: “Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở một số dự án trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh" Chuyên ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Mã số : 60.62.16 Người thực hiện : NGUYỄN VĂN LINH Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THANH TRÀ Hà Nội, năm 2012 1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam hiện nay đang trong quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trong các tỉnh thành trên cả nước. Trong quá trình đổi mới nền kinh tế - xã hội ở nước ta, cơ chế kinh tế thị trường đã từng bước được hình thành, các thành phần kinh tế phát triển mạnh và hình thành xu hướng mọi yếu tố nguồn lực đầu vào cho sản xuất và sản phẩm đầu ra trở thành hàng hoá, trong đó có đất đai. Khi đất đai trở thành hàng hóa trên thị trường đã hình thành các giao dịch “ ngầm “ về đất đai, các giao dịch này đã đẩy giá đất lên rất cao so với giá đất Nhà nước đã ban hành theo khung giá quy định, việc giao đất lúc này đã không còn phù hợp với giá trị thực của đất. Vì vậy, chuyển sang hình thức đất giá quyền sử dụng đất cho phù hợp với giá trị thị trường, phản ánh đúng giá trị của đất là tất yếu. Bắc Ninh, là một tỉnh phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, kéo theo đó là quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trên toàn tỉnh. Nhu cầu sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội rất lớn. Trong những năm gần đây Nhà nước đã có cơ chế dùng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng đấu thầu dự án hoặc đấu giá quyền sử dụng đất. Công tác đấu giá quyền sử dụng đất đó thực sự là một hướng đi mới cho thị trường bất động sản. Giá trị thực của đất trên thị trường được phản ánh thông qua việc đấu giá quyền sử dụng đất. Xuất phát từ thực tế trên, đồng thời nhằm góp phần vào việc đẩy mạnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở một số dự án trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh”. 1 1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.2.1. Ý nghĩa khoa học Hiện nay, giá đất do Nhà nước quy định và giá trên thị trường đang có sự chênh lệch rất lớn, nhiều người đã lợi dụng những quy định chưa hoàn chỉnh của pháp luật để liên kết, móc nối với một số cán bộ quan liêu, biến chất núp dưới danh nghĩa “dự án” để kiếm lợi thông qua hình thức giao đất. Thực chất của vấn đề này là đem đất của Nhà nước thông qua hình thức giao đất có thu tiền để kiếm lời cá nhân trên cơ sở chênh lệch giá so với giá thị trường. Việc dùng giá đất quy định để thu tiền khi giao đất ở hầu hết các địa phương trong cả nước trong thời gian trước đây chưa phát huy được nguồn nội lực to lớn và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho Nhà nước. Vì vậy, để tạo thêm nguồn lực cho ngân sách Nhà nước, đáp ứng nhu cầu đất ở cho nhân dân, đảm bảo tính công khai, dân chủ, hiệu quả trong sử dụng đất, Nhà nước cần nghiên cứu, tổ chức thực hiện thí điểm rồi sau đó nhân rộng mô hình đấu giá quyền sử dụng đất. Để công tác đấu giá quyền sử dụng đất đạt hiệu quả cao, cần nghiên cứu sâu hơn, nhất là cách thức tổ chức và thực hiện đấu giá sử dụng đất đất cho hợp lý. 1.2.1. Ý nghĩa thực tiễn Bắc Ninh, là thành phố thuộc tỉnh Bắc Ninh là trung tâm của một tỉnh có nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa và quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trên toàn tỉnh. Trong thời gian qua, công tác đấu giá quyền sử dụng đất đã được triển khai rất mạnh, tuy nhiên vẫn theo nhiều phương thức khác nhau, mỗi hình thức đều có những thành công và hạn chế khác nhau. Do vậy cần tiến hành nghiên cứu và đánh giá hiệu quả của công tác đấu quyền sủ dụng đất qua các dự án khác nhau với các phương án khác nhau để có thể đề xuất và góp ý giúp quy trình đấu giá đất ngày càng hoàn thiện đem lại hiệu quả cao nhất, tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương. 2 1.3. Mục đích - yêu cầu của đề tài 1.3.1. Mục đích - Tìm hiểu các văn bản pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất và quy định, quy chế đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Bắc Ninh. - Đánh giá hiệu quả của đấu giá quyền sử dụng đất ở một số dự án trên địa bàn thành phố Bắc Ninh. - Đề xuất một số giải pháp trong công tác đấu giá quyền sử dụng đất góp phần hoàn thiện trong công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở địa phương. 1.3.2. Yêu cầu - Nắm vững các văn bản liên quan đến đấu giá quyền sử dụng đất của Trung ương và địa phương. - Số liệu điều tra phải khách quan và đảm bảo độ tin cậy. - Đưa ra các ý kiến đảm bảo tính khách quan đối với công tác đấu giá quyền sử dụng đất. - Kết quả nghiên cứu phải đảm bảo cơ sở khoa học và thực tiễn, có khả năng áp dụng ở các địa bàn khác. - Đánh giá được hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội, quản lý sử dụng đất đai của công tác đấu giá quyền sử dụng đất. 3 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Đất đai và thị trường đất đai 2.1.1 Đất đai Đất đai là một loại tài nguyên tự nhiên, một loại tài nguyên sản xuất, bao gồm cả lục địa và mặt nước trên bề mặt trái đất. Theo quan điểm kinh tế học thì đất đai không chỉ bao gồm mặt đất còn bao gồm cả tài nguyên trong lòng đất và tất cả mọi thứ sinh sôi trên mặt đất và trong lòng đất không do lao động và con người làm ra, tức là bao gồm nước mặt đất và nước ngầm, thổ nhưỡng, thực vật và động vật. Với nghĩa chung nhất, đó là lớp bề mặt của trái đất, bao gồm đồng ruộng, đồng cỏ, bãi chăn thả, cây rừng, bãi hoang, mặt nước, đầm lầy và bãi đá Với nghĩa hẹp thì đất đai biểu hiện khối lượng và tính chất của quyền lợi hoặc tài sản mà một người có thể chiếm đối với đất. Nó có thể bao gồm lợi ích trên đất về mặt pháp lý cũng như những quyền theo tập quán không thành văn. Khi nghiên cứu khái niệm về đất đai liên quan đến định giá đất phải hiểu: đất đai là một nguồn tài nguyên thiên nhiên, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, an ninh và quốc phòng. Đất đai là tài sản vì đất đai có đầy đủ thuộc tính của một tài sản như: đáp ứng được nhu cầu nào đó của con người tức là có giá trị sử dụng; con người có khả năng chiếm hữu và sử dụng; là đối tượng trao đổi mua bán (tức là có tham gia vào giao lưu dân sự) Đất đai còn được coi là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, được chuyển tiếp qua các thế hệ, và được coi là một dạng tài sản trong phương thức tích luỹ của cải vật chất của xã hội. Đồng thời đất đai còn được coi là một tài sản đặc biệt vì bản thân nó không do lao động làm ra, mà lao động tác động vào đất đai để biến nó từ trạng thái hoang hoá trở thành sử dụng vào đa mục đích. Đất đai cố định về 4 vị trí, có giới hạn về không gian và vô hạn về thời gian sử dụng. Bên cạnh đó đất đai có khả năng sinh lợi vì trong quá trình sử dụng, nếu biết sử dụng và sử dụng một cách hợp lí thì giá trị của đất (đã được khai thác sử dụng) không những không mất đi mà có xu hướng tăng lên. Vì tính tài sản đặc biệt và tính hàng hóa đặc biệt là một trong những nguyên nhân đòi hỏi phải định giá. Tính đặc biệt có tính chất đòi hỏi phải định giá là đất đai tham gia nhiều vào quá trình sản xuất nhưng nó không chuyển dần giá trị của nó vào giá thành của sản phẩm, không hao mòn, càng tham gia nhiều vào quá trình sản xuất thì giá đất càng tăng lên. Việc đầu tư của xã hội để làm tăng giá trị của đất đai, phần lớn là đầu tư trực tiếp cho các tài sản khác như: hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ; do đó, chi phí đầu tư làm tăng giá trị của đất đai là rất trìu tượng, khó xác định, khó phân bổ cho từng thửa đất….thiếu cơ sở xác định mức chi phí cụ thể làm ảnh hưởng đến giá đất. 2.1.2 Thị trường đất đai Một thị trường là tập hợp những người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau dẫn đến khả năng trao đổi (Robert và Daniel, 1994). Hay nói cách khác: thị trường là nơi trao đổi hàng hoá được sản xuất ra, cùng với các quan hệ kinh tế giữa người với người, liên kết với nhau thông qua trao đổi hàng hoá. Thị trường hiểu theo nghĩa rộng là chỉ các hiện tượng kinh tế được phản ánh thông qua trao đổi và lưu thông hàng hoá cùng quan hệ kinh tế và mối liên kết kinh tế giữa người với người để từ đó liên kết họ với nhau. Thị trường hiểu theo nghĩa hẹp là chỉ khu vực và không gian trao đổi hàng hoá. Thị trường đất đai về ý nghĩa chung là thị trường giao dịch đất đai. Thị trường đất đai có thể được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, thị trường đất đai là tổng hòa các mối quan hệ về giao dịch đất đai diễn ra tại một khu vực địa lý nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định. Theo nghĩa hẹp, thị trường đất đai là nơi diễn ra các hoạt động có liên 5 quan trực tiếp đến giao dịch đất đai. Thị trường đất đai là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường, kể cả với nền kinh tế chuyển đổi theo hướng phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN như ở nước ta. Tại điều 5 Luật Đất đai 2003 quy định: "đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu", do đó không tồn tại thị trường chuyển quyền sở hữu đất đai ở nước ta, chủ thể lưu thông trên thị trường đất đai trên ý nghĩa chung là quyền sử dụng đất. Đối với thị trường đất đai về ý nghĩa chung là thị trường giao dịch về đất đai. Các giao dịch diễn ra trên thị trường đất đai khu vực thường quan tâm giải quyết những vấn đề mang tính chi tiết, cụ thể của cả bên mua và bên bán như vị trí, hình thể, qui mô, kích thước thửa đất; hình thức và phương thức thanh toán nhưng các giao dịch diễn ra trong thị trường đất đai quốc gia hay quốc tế thường chủ yếu quan tâm tới lĩnh vực đầu tư tìm kiếm lợi nhuận tối đa của các bên mua và bên bán. Vì vậy, khách thể giao dịch chủ yếu trong thị trường này là các loại đất tại các đô thị, vùng ven đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất và các đặc khu kinh tế 2.1.3 Giá đất Đất đai là sản phẩm phi lao động, bản thân nó không có giá trị. Do đó đối với đất đai mà nói, giá cả đất đai phản ánh tác dụng của đất đai trong hoạt động kinh tế, nó là sự thu lợi trong quá trình mua bán, nói cách khác giá cả đất đai cao hay thấp quyết định bởi nó có thể thu lợi cao hay thấp ở một khoảng thời gian nào đó. Quyền lợi đất đai đến đâu thì có thể có khả năng thu lợi đến đó từ đất và cũng có giá cả tương ứng, như giá cả quyền sở hữu, giá cả quyền sử dụng, giá cả quyền cho thuê, giá cả quyền thế chấp Hầu hết những nước có nền kinh tế thị trường, giá đất được hiểu là biểu hiện mặt giá trị của quyền sở hữu đất đai. Xét về phương diện tổng quát, giá đất là giá bán quyền sở hữu đất chính là mệnh giá của quyền sở hữu mảnh đất đó trong không gian và thời 6 gian xác định. Với những đặc điểm: 1. Không giống nhau về phương thức biểu thị: giá cả đất đai phản ánh tác dụng của đất đai trong hoạt động kinh tế, quyền lợi đất đai đến đâu thì có khả năng thu lợi đến đó và cũng có giá cả tương ứng, như giá cả quyền sở hữu, giá cả quyền sử dụng, giá cả quyền cho thuê, giá cả quyền thế chấp 2. Không giống nhau về thời gian hình thành: do đất đai có tính khác biệt cá thể lớn, lại thiếu một thị trường hoàn chỉnh, giá cả được hình thành dưới sự ảnh hưởng lâu dài từ quá khứ đến tương lai, thời gian hình thành giá cả dài, khó so sánh với nhau. 3. Giá đất đai không phải là biểu hiện tiền tệ của giá trị đất đai, giá cả cao hay thấp không phải do giá thành sản xuất quyết định. 4. Giá đất chủ yếu là do nhu cầu về đất đai quyết định và có xu thế tăng cao rõ ràng, tốc độ tăng giá đất cao hơn so với tốc độ tăng giá hàng hóa thông thường. 5. Giá đất có tính khu vực và tính cá biệt rõ rệt: do đất có tính cố định về vị trí, nên giữa các thị trường có tính khu vực, giá cả của đất rất khó hình thành thống nhất, mà có tính đặc trưng khu vực rõ ràng, trong cùng một thành phố, vị trí của thửa đất khác nhau thì giá đất cũng khác nhau, giá đất có tính cá biệt rất rõ ràng; ngoài ra, giá đất còn phụ thuộc vào sự phát triển của kinh tế, sự gia tăng dân số của từng vùng, vì vậy thửa đất khác nhau có giá cả rất khác nhau. 2.1.4 Một số khái niệm khác - Đấu giá: Là bán bằng hình thức để cho người mua lần lượt trả giá giá cao nhất thì được. - Đấu giá BĐS: Là việc bán, chuyển nhượng BĐS công khai để chọn người mua, nhận chuyển nhượng BĐS trả giá cao nhất theo thủ tục đấu giá tài sản. 7 - Đấu thầu: Là đấu giá trước công chúng, ai nhận làm hoặc nhận bán với giá rẻ nhất thì giao cho làm hoặc được bán hàng. - Định giá: Là sự ước tính về giá trị của các quyền sử hữu tài sản cụ thể bằng hình thái tiền tệ cho một mục đích đã được xác định, tại một thời điểm xác định. - Định giá đất: Được hiểu là sự ước tính về giá trị của quyền sử dụng đất bằng hình thái tiền tệ cho một mục đích đã được xác định, tại một thời điểm xác định. - Định giá BĐS:là hoạt động tư vấn, xác định giá của một BĐS cụ thể tại một thời điểm xác định. - Sàn giao dịch BĐS: Là nơi diễn ra các giao dịch BĐS và cung cấp các dịch vụ cho kinh doanh BĐS. - Giá cả: Là biểu thị bằng tiền tệ về giá trị của một tài sản, là số tiền thoả thuận giữa người mua và người bán tại một thời điểm xác định. Giá cả có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị thị trường của tài sản. 2.2 Các hình thức đấu giá trên thế giới. Đấu giá là một cơ chế thị trường trong đó một vật hữu hình hay vô hình, một hay một tập hợp sản phẩm hay dịch vụ (gọi chung là vật đấu giá) được trao đổi, mua bán trên cơ sở giá chào những người tham gia đấu giá hay người trả giá, những thành viên tham gia trên thị trường. Đấu giá cung cấp một hệ quy tắc điều chỉnh qua đó quyết định mua từ hay bán cho người trả giá thích hợp nhất. Đấu giá được tổ chức vào thời điểm xác định với số người tham gia hạn chế. Một trong những đặc điểm của đấu giá là vật chào bán có giá trị chung hay riêng đối với những người tham gia. Một vật có thể chỉ có giá trị (riêng) nếu nó rơi vào tay một người (một nhóm thiểu số người) nhất định, sưu tầm đồ cổ chẳng hạn. Một đồng tiền cổ đối với nhiều người thì không khác gì vật 8 bỏ đi nhưng đối với nhà sưu tầm thì nó lại là cả một gia tài. Vật mang giá trị chung nếu nó có cùng giá trị tương đương đối với tất cả mọi người tham gia đấu giá. Một đặc trưng khác của đấu giá là phương thức thực hiện. Người thắng cuộc có thể trả (hoặc được trả) theo giá mà người đó chào (đấu giá mức thứ nhất) hoặc theo mức giá liền kế tiếp (đấu giá mức thứ hai). Việc đấu giá có thể được tổ chức công khai hoặc theo hồ sơ niêm phong. Đấu giá mức thứ nhất: cho phép người chào giá cao nhất được mua vật đấu giá và trả tiền tại mức giá đó. Mặt khác, trong đấu thầu, người thắng cuộc là người thắng thầu là người chào ở mức giá thấp nhất và được trả bằng mức giá đó. Chẳng hạn như việc đấu thầu xây dựng công trình công cộng. Trên thực tế, đấu giá mức thứ nhất thường đấu giá niêm phong hoặc đấu giá kiểu Hà Lan. Đấu giá mức thứ hai: chấp nhận người trả giá ở mức cao nhất và người thắng cuộc chỉ phải trả tiền ở mức giá thấp liền dưới mức thắng cuộc. Trong đấu thầu, người bỏ thầu có mức giá thấp nhất sẽ được chấp nhận thầu nhưng được trả tiền ở mức cao liền kề trên mức giá chào thắng cuộc. Đấu giá mức thứ hai thường là đấu giá niêm phong hoặc đấu giá kiểu Anh. Đấu giá niêm phong: đây là hình thức đấu giá trong đó người tham gia cùng nộp giá chào một lúc mà không được biết giá của người khác cũng như giữ kín không cho người khác biết giá của mình. Thông thường người trả giá mua cao nhất (hoặc giá bán thấp nhất theo hình thức đấu thầu) sẽ thắng. Người thắng có thể trả theo giá đã chào hoặc tại mức giá thấp hơn ngay sau mức giá thắng cuộc (đấu giá mức thứ hai). Đấu giá kiểu Hà Lan: người bán đấu giá đưa ra một mức giá rất cao cho vật đấu giá mà thường là không người mua nào trả nổi. Mức giá sẽ được hạ xuống dần dần theo một chiếc đồng hồ. Nếu người trả giá chấp nhận mức giá 9 [...]... của thành phố 3.3.2 Đánh giá thực trạng đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố 3.2.3 Kết quả đấu giá ở một số dự án đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố 30 3.2.4 Đánh giá hiệu quả của công tác đấu giá quyền sử dụng đất 3.2.5 Đề xuất một số giải pháp đối với công tác đấu giá quyền sử dụng đất 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp kế thừa các tài liệu liên quan Thu thập, đánh. .. đấu giá quyền sủ dụng đất thành phố Bắc Ninh – Tỉnh Bắc Ninh và nghiên cứu cụ thể 1 số dự án : - Dự án đấu giá quyền sử dụng đất khu K15 phường Võ Cường - Thành phố Bắc Ninh – Tỉnh Bắc Ninh - Dự án đấu giá quyền sử dụng đất khu nhà ở Hồ ngọc Lân 4 Phường Kinh Bắc - Thành phố Bắc Ninh – Tỉnh Bắc Ninh - Dự án đấu giá khu nhà ở Thôn Dương Ổ - Xã Phong Khê - Thành phố Bắc Ninh – Tỉnh Bắc Ninh 3.2 Nội dung... Minh, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Lào Cai… Sau đây là sơ lược tình hình đấu giá đất của một số địa phương trong thời gian qua 2.3.4.1 Đấu giá quyền sử dụng đất ở thành phố Hà Nội Đấu giá quyền sử dụng đất là một chủ trương lớn và là nhiệm vụ trọng tâm của thành phố Hà Nội, trên cơ sở quy định của pháp luật về đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, Uỷ ban nhân dân thành phố. .. 60 của Luật đất đai - Tổ chức kinh tế chuyển hình thức từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất - Người sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất Đất để đấu giá mà không có người tham gia hoặc đấu giá không thành Về trình tự đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất đối với quỹ đất được sử dụng để tạo vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu... 2.3.4.2 Đấu giá quyền sử dụng đất ở thành phố Đà Nẵng Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương và trung tâm của các tỉnh miền Trung; có vị trí địa lý: phía Đông giáp biển Đông, phía Tây, Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế Thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất tại thành phố Đà Nẵng: - Tất cả những người tham gia đấu giá đều thực hiện đấu giá trực tiếp để nhận quyền sử dụng đất dưới... cuộc bán đấu giá tài sản được ghi vào Sổ đăng ký bán đấu giá tài sản Trong trường hợp bán đấu giá tài sản thành thì đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá tài sản lập hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá - Tùy từng trường hợp bán đấu giá tài sản cụ thể hoặc theo yêu cầu của người có tài sản bán đấu giá thì tổ chức bán đấu giá tài sản mời tổ chức, cá nhân có liên quan đến tham dự cuộc bán đấu giá 2.3.5... gia đấu giá; người tham gia đấu giá đất trả giá thấp hơn giá quy định của vòng đấu giá bắt buộc, hoặc tham gia đấu giá từ vòng thứ hai trở đi nhưng trả giá thấp hơn giá cao nhất của vòng đấu trước trực tiếp; người trúng đấu giá nhưng từ chối nhận quyền sử dụng đất hoặc rút lại giá đã trả; người tham gia đấu giá vi phạm quy chế đấu giá Theo quy định mới, giá khởi điểm không được thấp hơn giá đất, giá. .. sản bán đấu giá Nếu không có người trả giá cao hơn thì đấu giá viên tổ chức bốc thăm để chọn ra người mua được tài sản bán đấu giá 23 - Diễn biến của cuộc bán đấu giá tài sản phải được ghi vào biên bản bán đấu giá tài sản Biên bản bán đấu giá tài sản phải có chữ ký của đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá tài sản, người ghi biên bản, một người tham gia đấu giá và một người tham dự cuộc bán đấu giá. .. khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất hoặc khi thi hành án, thu hồi nợ có liên quan đến quyền sử dụng đất, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 61 - Đấu giá quyền sử dụng đất không được áp dụng khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất hoặc khi thi hành án, thu hồi nợ có liên quan đến quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau: - Sử dụng đất quy định tại... huyện được tự tổ chức đấu giá với đất công có diện tích 500 – 1.000 m 2 (nội 28 thành) và 1.500 – 2.000 m2 (ngoại thành) UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định số 24/2010/QĐ-UBND Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất tại TP.HCM Quy chế này quy định cụ thể việc đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất tại TP.HCM đối với . bàn thành phố Bắc Ninh. - Đánh giá hiệu quả của đấu giá quyền sử dụng đất ở một số dự án trên địa bàn thành phố Bắc Ninh. - Đề xuất một số giải pháp trong công tác đấu giá quyền sử dụng đất góp. tác đấu giá quyền sử dụng đất, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở một số dự án trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh . 1 1.2. Ý nghĩa khoa. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ Tên đề tài: Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở một số dự án trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh& quot; Chuyên

Ngày đăng: 03/09/2014, 00:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. MỞ ĐẦU

    • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

    • 1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

      • 1.2.1. Ý nghĩa khoa học

      • 1.2.1. Ý nghĩa thực tiễn

      • 1.3. Mục đích - yêu cầu của đề tài

        • 1.3.1. Mục đích

        • 1.3.2. Yêu cầu

        • 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

          • 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

            • 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu.

            • 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu.

            • 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.

              • 4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Bắc Ninh – Tỉnh Bắc Ninh.

                • 4.1.1. Điều kiện tự nhiên.

                • 4.1.1.1. Vị trí địa lý.

                • 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo.

                • 4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn.

                • 4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.

                • 4.1.2.1. Về kinh tế.

                • 4.1.2.2. Về văn hóa - xã hội.

                  • a. Giáo dục và đào tạo.

                  • Tiếp tục triển khai có hiệu quả trường trọng điểm và trường chất lượng cao của tỉnh (trường MN Hoa Hồng và trường THCS Nguyễn Đăng Đạo) đồng thời tập trung chỉ đạo xây dựng trường trọng điểm cấp thành phố đối với các trường: Tiểu học Khắc Niệm, Tiểu học Tiền An, THCS Ninh Xá, THCS Tiền An, THCS Thị Cầu và MN Thị Cầu, MN Ninh Xá. Hoàn thành và đưa vào sử dụng trụ sở Phòng GD&ĐT thành phố, khởi công xây dựng trường Tiểu học Suối Hoa

                  • b. Sự nghiệp y tế

                  • c. Sự nghiệp văn hoá xã hội - thể dục thể thao

                  • d. Năng lượng, Bưu chính viễn thông

                  • 4.1.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất

                    • 4.1.3.1. Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất, lập bản đồ địa chính

                    • 4.1.3.2. Quy hoạch và kế hoạch hóa việc sử dụng đất

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan