so sánh hiệu suất cộng hợp độc tố cá nóc (tetrodotoxin) với toxoid tetanus bằng hai phương pháp formaldehyde và fluorosulfonyl benzoic acid

48 496 0
so sánh hiệu suất cộng hợp độc tố cá nóc (tetrodotoxin) với toxoid tetanus bằng hai phương pháp formaldehyde và fluorosulfonyl benzoic acid

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- 1 - MỞ ĐẦU Nước ta nằm ở khu vực Đông Nam Á có bờ biển dài trên 3000km. Số lượng cũng như chủng loại cá Nóc rất phong phú. Ngư dân vùng biển suốt từ Quảng Ninh đến Kiên Giang đã đánh bắt hàng ngàn tấn cá Nóc mỗi năm. Sản lượng cá Nóc đánh bắt được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như làm thực phẩm hàng ngày, làm mắm, làm chả cá, làm khô cá….đưa vào tiêu thụ trên thị trường. Người dân sử dụng loại thực phẩm này là nạn nhân của các vụ ngộ độc thương tâm, đã có nhiều gia đình tử nạn do nhiễm độc tố cá Nóc. Tỷ lệ chết do ngộ độc cá Nóc chiếm khoảng 45% số ca chết do ngộ độc thực phẩm hàng năm. Đặc biệt là khô cá nóc, cá nóc đông lạnh, chả cá nóc thường xảy ra vào tháng trước và sau tết âm lịch. Ngộ độc cá nóc tươi thường xảy ra tại các tỉnh ven biển, vào mùa cá nóc (từ tháng 3 đến tháng 10, nhiều nhất là từ tháng 4 đến tháng 7). Hiện nay vẫn chưa có một loại thuốc giải độc đặc hiệu nào cho các ca ngộ độc cá Nóc. Trước tình hình ngộ độc ngày càng gia tăng, việc sản xuất ra một loại thuốc đặc hiệu là rất cần thiết. Với lĩnh vực miễn dịch có thể tìm ra phương án cho vấn đề này. Dựa trên đối tượng độc tố được chiết xuất từ cá Nóc là Tetrodotoxin ( thành phần độc tố chính gây chết) có thể sản xuất kháng độc tố cá Nóc. Mở ra một hướng điều trị mới cho bệnh nhân khi bị ngộ độc do loại độc tố này. Kháng thể kháng độc tố cá nóc đặc hiệu sẽ trung hoà lượng độc tố trong cơ thể bệnh nhân giúp bệnh nhân giải độc. Viện Vacxin Nha Trang đang tiến hành nghiên cứu thử nghiệm sản xuất huyết thanh kháng độc tố cá Nóc. Để sản xuất được kháng huyết thanh cần thiết phải có một kháng nguyên có chất lượng sử dụng để gây miễn dịch. Do đó, để đem lại hiệu quả cho công đoạn ban đầu của quy trình nghiên cứu sản xuất kháng thể kháng độc tố cá Nóc, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “So sánh hiệu suất cộng hợp độc tố cá Nóc (Tetrodotoxin) v ới Toxoid Tetanus bằng hai phương pháp Formaldehyde và Fluorosulfonyl benzoic acid” Đề tài thực hiện nhằm mục tiêu: Sản xuất kháng nguyên nhân tạo (antigen) độc tố cá Nóc với hiệu suất cao để nghiên cứu gây miễn dịch sản xuất kháng độc tố Tetrodotoxin. - 2 - Chương 1 TỔNG QUAN - 3 - 1.1. Khái quát về kháng nguyên 1.1.1. Khái niệm [1], [6], [8] Kháng nguyên là chất mà được hệ thống miễn dịch nhận biết một cách đặc hiệu. Những phân tử đơn giản, chung cho nhiều loài như nước, muối, khoáng, ure, creatinin, đường đơn hoặc đường đôi, không phải là kháng nguyên. Thường kháng nguyên có một cấu trúc phức tạp hơn hoặc nếu chúng là những phân tử nhỏ như các kim khí nặng (crôm, kẽm) hay thuốc thì phải với điều kiện là chúng có thể liên kết được với các đại phân tử như protein. Nói một cách đầy đủ hơn, kháng nguyên là một chất gây ra đáp ứng miễn dịch (tính sinh kháng thể hay tính gây mẫn cảm) và rồi phản ứng với các sản phẩm của đáp ứng này (tính đặc hiệu). Kháng nguyên không có một đặc tính hoá học riêng biệt nào và chúng là những hoá chất tự nhiên, cũng như là các sản phẩm tổng hợp không có trong tự nhiên. Bằng chứng độc nhất nói lên một chất thực là một kháng nguyên khi chứng minh được có đáp ứng miễn dịch chống lại nó. Điều này có thể thực hiện được trên súc vật bằng cách tiêm kháng nguyên, đôi lúc phải tiêm tá chất (mẫn cảm thực nghiệm) hoặc nếu ở người thì khi có xuất hiện kháng thể sau bị nhiễm khuẩn, uống thuốc (mẫn cảm ngẫu nhiên hay do thầy thuốc). Dẫu sao bình thường hệ thống miễn dịch không có đáp ứng với những chất của bản thân. Nên để có thể chứng minh là có đáp ứng thì đôi khi phải sử dụng những biện pháp đặc biệt như ở súc vật thì mẫn cảm với tá chất, tiêm các chất của bản thân đã bị thoái hoá nhẹ, hay qua nghiên cứu các bệnh tự miễn ở người. 1.1.2. Các loại kháng nguyên [1], [8] Dựa vào bản chất hoá học của các chất mà phân ra các loại kháng nguyên sau: 1.1.2.1. Các glucid Các polyosid nói chung là những kháng nguyên tuyệt hảo cũng như là phần glucid của các glycoprotein. Ví dụ hay nói đến nhất là các kháng nguyên kinh điển của nhiều vi sinh vật và của các nhóm máu mà tính đặc hiệu là do các nhóm - 4 - đường khác nhau quyết định. Đó là những polysaccharide với cấu trúc phân tử đa dạng và do đó có tính kháng nguyên mạnh. 1.1.2.2. Lipid Phần lớn các chất này gồm một chuỗi đơn điệu CH 2 kỵ nước nên không có tính kháng nguyên. Những ví dụ về kháng nguyên lipid là do chúng có thêm phần glucid hay protid. Nh ư trường hợp chất cardiolipin chiết từ ty lạp thể, mà người ta thấy có kháng thể tương ứng trong bệnh giang mai, nó rất hay dùng để phát hiện bệnh này vì nhạy và ít tốn tiền. 1.1.2.3. Protein Khi có trọng lượng phân tử lớn hơn 4000 dalton thì các polypeptid hay protein là những kháng nguyên tốt nhất. Chất vasopressin có trọng lượng phân tử 1000 với 9 acid amin là chất nhỏ nhất gây được mẫn cảm mà cho đến nay người ta biết. Cấu trúc rất phức tạp của chúng làm cho chúng có nhiều nhóm quyết định kháng nguyên khác nhau. 1.1.2.4. Axit nucleic Rất khó có được kháng thể chống axit nucleic khi mẫn cảm cho con vật. Ngược lại trong một số bệnh tự mẫn luput ban đỏ rải rác cấp, người ta thấy có nhiều loại kháng thể chống axit nucleic. 1.1.2.5. Các chất tổng hợp Các chất có cấu trúc tổng hợp khác nhau có thể trở thành kháng nguyên khi chúng có trọng lượng phân tử đủ lớn hay khi chúng liên kết được với những protein mang tải. Người ta đã chú ý nhiều đến các cấu trúc tổng hợp để xác định tính kháng nguyên và tính đặc hiệu của chúng. Thuốc có thể là kháng nguyên gây ra những phản ứng dị ứng thấy trong bệnh lý người. 1.1.2.6. Các siêu kháng nguyên Đó là trường hợp đặc biệt khi các phân tử không cần kết hợp với phức hợp chủ yếu hoà hợp mô lớp II để được trình diện như thông lệ mà lại tác dụng thẳng với trình tự peptid của một số TRC đặc biệt có chuỗi V. Cho nên những phân tử ấy không cần được nhận biết một cách đặc hiệu mà vẫn tác dụng lên nhiều clôn - 5 - tế bào T có mang cấu trúc như chuỗi  của TRC. Người ta thấy đặc tính này ở các enterotoxin của liên cầu trùng và nucleocapsid của virus dại. Có thể mở rộng khái niệm siêu kháng nguyên tới các phân tử có nguồn gốc vi khuẩn, có những tính đặc hiệu khác nhau mà có thể liên kết với các globulin miễn dịch màng để hoạt hoá tế bào lympho B. 1.1.3. Những đặc tính của kháng nguyên [1], [6], [8] 1.1.3.1. Tính đặc hiệu miễn dịch 1. Tính đặc hiệu Tính đặc hiệu của một kháng nguyên là đặc tính mà kháng nguyên ấy chỉ được nhận biết bởi đáp ứng miễn dịch (kháng thể) do nó gây ra, chứ không phải những đáp ứng miễn dịch do các kháng nguy ên khác. Như thế một kháng thể chống A chỉ phản ứng với kháng nguyên A. Ngược lại một kháng nguyên A chỉ được nhận biết bởi một kháng thể chống A. Mọi kỹ thuật miễn dịch đều dựa trên đặc tính cơ bản này là tính đặc hiệu của phản ứng miễn dịch. Tình trạng mất phản ứng sau khi có những thay đổi cực nhỏ về cấu trúc hoá học của kháng nguyên, đã chứng minh tính đặc hiệu ấy. Đối với các polyosid chỉ cần thay đổi một trong những thành phần sau đây cũng đủ để thay đổi tính chất đặc hiệu: một chức đường, liên kết giữa hai chức đường. Đối với peptid và protein thì chỉ một thay đổi nhỏ cũng làm biến tính đặc hiệu: ví dụ đổi một acid amin bằng một acid amin khác, acid amin D th ế cho acid amin tự nhiên L. Tính đặc hiệu của phản ứng miễn dịch đã được các công trình của K. Landsteiner (1930 - 1934) chứng minh qua các kháng nguyên nhân tạo gồm một protein gắn với những phân tử nhỏ tổng hợp mà ông ta gọi là “hapten”. Chỉ cần biến đổi vị trí của một gốc hay thay đổi gốc đó bằng một gốc khác là đáp ứng miễn dịch vẫn có thể phân biệt được. 2. Phản ứng chéo Đối lại với quy luật tính đặc hiệu của phản ứng miễn dịch thì lại có ngoại lệ gọi là “phản ứng chéo” khi hai kháng nguyên có nguồn gốc khác nhau nhưng lại phản ứng với cùng một kháng thể. Ngoại lệ đó là do: - 6 - - Có một cấu trúc giống hệt: thực vậy ở các loài khác nhau vẫn có thể có những nhóm quyết định kháng nguyên chung vì lý do tiến hoá hay ngẫu nhiên. Ví dụ như những chất của nhóm máu A và B với chất của một số vi khuẩn vô hại ở ruột, chúng có cấu trúc giống nhau đến mức chính là các vi khuẩn gây ra sản xuất kháng thể tự nhiên chống A và chống B ở những người có nhóm máu O. Trong trường hợp này cá thể có nhóm máu O sản xuất những kháng thể dị loại thực ra là để chống vi khuẩn nhưng đồng thời cũng là kháng thể đồng loài nếu đứng trên phương diện truyền máu hay khía cạnh khi không có hoà hợp mẹ - thai. - Có một cấu trúc tương tự: có thể lấy ví dụ nhóm B và kháng nguyên giả B xuất phát từ kháng nguyên A 1 . Đặc trưng của nhóm máu A 1 là có một ose tận cùng là N – acetylgalactosamin và của kháng nguyên B là galactose. Trong ung thư đại tràng khi có nhiễm vi khuẩn thì chất N - acetylgalactosamin có thể bị mất acetyl bởi men desacetylase của vi khuẩn mà đổi thành galatosamin. Khi ấy kháng nguyên A 1 được nhận biết bởi một số kháng thể chống B trên nên được gọi là “giả B”. Những kháng thể chống B ấy không phân biệt mỗi OH của galactose và NH 2 của galactosamin. 3. Nhóm quyết định kháng nguyên hay epitop Phần của kháng nguyên được nhận biết bởi hệ thống miễn dịch được gọi là nhóm quyết định kháng nguyên hay là epitop. Thụ thể hay receptor đối với kháng nguyên nằm trên tế bào lympho T được gọi là TCR (T cell receptor), và trên tế bào B được gọi là vị trí kháng thể hay paratop. Kích thước của một nhóm quyết định kháng nguyên là 5 đến 6 gốc -ose đối với một kháng nguyên glucid, hay 5 đến 6 acid amin đối với một kháng nguyên lẫn lộn. Trên cùng một kháng nguyên thường có nhiều epitop vì cấu trúc ấy hoặc được nhắc đi nhắc lại nhiều lần hoặc vì có nhiều môtýp khác nhau có thể nhận biết được. 4. Kho tư liệu miễn dịch Tất cả số nhóm quyết định kháng nguyên mà một hệ thống miễn dịch có thể nhận biết được, hình thành kho tư liệu miễn dịch của mỗi cá thể. Theo những hiểu biết về các phần thay đổi trong cấu trúc của globulin miễn dịch thì bộ gen con người có khoảng 10 7 khả năng tạo các kháng thể khác nhau. Ngoài ra khi - 7 - cùng một kháng thể mà lại có thể nhận biết nhiều quyết định kháng nguyên khác nhau với mức ái tính thay đổi, thì hệ thống miễn dịch ấy được coi như là đã “bị thoái hoá”. 1.1.3.2. Tính sinh kháng th ể Tính sinh kháng thể là khả năng của một kháng nguyên tạo ra một đáp ứng miễn dich. Đáp ứng này có thể là tế bào hay dịch thể, dương tính (gây mẫn cảm tức có sinh kháng thể) hay âm tính (gây dung nạp tức không sinh kháng thể). Tính sinh kháng thể là đặc tính đầu tiên của kháng nguyên nói ở trên. Việc định nghĩa của cả hai từ sau đây cho phép hiểu rõ hơn khái niệm ấy. 1. Hapten Một hapten là một “phân tử nhỏ (tự nhiên hay nhân tạo) một mình không có khả năng gây ra đáp ứng miễn dịch nhưng vẫn được nhận biết bởi các sản phẩm của đáp ứng này”. Từ này đã được Landsteiner tạo ra năm 1930 khi ông ta chứng minh là những chất có cỡ khổ nhỏ bản thân không gây mẫn cảm được một con vật nhưng ngược lại nó vẫn phản ứng với huyết thanh của con vật đã được mẫn cảm với kháng nguyên toàn bộ, nghĩa là một kháng nguyên bao gồm cả chất mang tải lẫn hapten. Như vậy hapten có tính chất đặc hiệu nhưng không có tính chất sinh kháng thể. Dẫu sao từ hapten không hoàn toàn đồng nghĩa với nhóm quyết định kháng nguyên. Thực vậy hapten có thể bé hơn, bằng hay lớn hơn epitop và như thế không tương ứng hoàn toàn về cấu trúc nhóm quyết định kháng nguyên. 2. Chất mang tải (carrier) Chất mang tải là một phần của kháng nguyên, nói chung là protein, liên kết với hapten làm cho nó trở nên sinh kháng thể được. Người ta đã giải thích sự cần thiết phải có tính chất mang tải như sau: kháng nguyên được hấp thu và tiêu đi một phần bởi tế bào trình diện kháng nguyên, phần này phải được biểu lộ trên bề mặt của nó, kết hợp với phức hợp hoà hợp mô lớp II. Như vậy là phải có một sự bổ cứu giữa chất mang tải và phức hợp hoà hợp mô. 1.1.3.3. Những đặc tính khác - 8 - Đó là những đặc tính phụ và không thường xuyên nhưng đã mang lại những thay đổi về chất lượng và số lượng trong đáp ứng miễn dịch. 1. Tính gây dị ứng Một số kháng nguyên dễ gây ra sản xuất kháng IgE hơn và do đó mà gây ra dị ứng týp tức khắc. Cho đến ngày nay người ta chưa biết những đặc trưng của tính trạng ấy. Các dị nguyên chính được biết là phấn hoa, nọc của một số sâu bọ có cánh màng, súc vật…Đáp ứng miễn dịch chuyển thẳng từ IgM sang IgE. Tính chất này phụ thuộc vào cơ địa của cá thể. 2. Tính gây dung nạp Một số kháng nguyên lại dễ tạo ra tình trạng dung nạp hơn là một số khác. Như vậy khó mà gây được sự mẫn cảm đối với loại kháng nguyên ấy. Nó cũng phụ thuộc vào cơ địa. 3. Tính tá chất Một số tá chất cho phép tăng cường độ của đáp ứng miễn dịch đối với kháng nguyên đã kết hợp với nó. Một số kháng nguyên bản thân đã có tính kích thích ấy. 4. Tính gây phân bào Ngoài đáp ứng miễn dịch đặc hiệu, kháng nguyên có thể kéo theo một tình trạng tăng  - globulin huyết chung bằng kích thích sự phân chia của tế bào lympho B. Điều này hay thấy trong quá trình nhiễm khuẩn hay khi tiêm polysaccharid của vi khuẩn đường ruột (LPS), chất này hay được dùng trong thực nghiệm với mục đích gây phân bào. 1.1.4. Ứng dụng của kháng nguy ên 1.1.4.1. Ứng dụng trong sản xuất vacxin.[1], [4], [6] Vacxin là chất liệu chế từ các vi sinh vật hoặc các kháng nguyên đặc hiệu của chúng để đưa vào cơ thể người gây miễn dịch chủ động cho cộng đồng để phòng bệnh truyền nhiễm do các vi sinh vật tương ứng gây ra [4,tr. 44]. - 9 - Như vậy, nguyên lý của vacxin là gây ra trong cơ thể sống một đáp ứng chủ động của hệ thống miễn dịch nhằm tạo ra kháng thể dịch thể hay tế bào chống lại những nhóm quyết định kháng nguyên của yếu tố có khả năng gây bệnh và nhờ đó làm mất khả năng này. 1.1.4.2. Ứng dụng sản xuất kháng huyết thanh Nguyên lý của kháng huyết thanh: khi cơ thể mắc bệnh cấp mà chưa có miễn dịch thì có thể sử dụng kháng thể có trong huyết thanh của vật khác hay của người khác mà đưa vào tạm thời thay thế để qua khỏi lúc nguy hiểm.[1, tr.357] Kháng huyết thanh chứa kháng thể đặc hiệu lấy từ huyết thanh súc vật hoặc người ở đây đã được gây miễn dịch cao độ với kháng nguyên của chính mầm bệnh [4, tr.44]. Tính đặc hiệu rất cao của các kháng thể ri êng biệt khi liên kết với một kháng nguyên, thậm chí một kháng thể chỉ liên kết với một quyết định kháng nguy ên (hoặc là epitop) đã tạo cho chúng một ph ương tiện lí tưởng và có giá trị cao trong các nghiên cứu sinh học, y học v à sinh học phân tử. Các epitop có thể tồn tại như những phân tử riêng biệt và là những chất hóa học hữu c ơ (chẳng hạn 2,4 D, penicillin…). Chúng cũng có mặt trong các đại phân tử nh ư protein, glycoprotein, lipoprotein, polysaccharid, A DN, ARN. Các epitop cũng có thể là một phần cấu trúc tế b ào của vi khuẩn, nấm mốc v à vi rút. Nói chung, các kháng thể có thể được sản xuất dễ dàng, thậm chí chỉ cần một l ượng nhỏ kháng nguy ên cũng có khả năng gây đáp ứng miễn dịch [6, tr. 128]. Kháng nguyên còn có ứng dụng to lớn trong sản xuất kháng huyết thanh. Các kháng nguyên là vi khuẩn bất hoạt, một phần của vi khuẩn, có thể là giải độc tố, độc tố thô…được đưa vào cơ thể súc vật gây miễn dịch sinh kháng thể đặc hiệu. Huyết thanh chứa kháng thể đặc hiệu này sẽ được sử dụng để chữa bệnh. Trước đây người ta dùng huyết thanh lấy từ ngựa, cừu được mẫn cảm chống vi khuẩn gây bệnh, rồi dùng gamma – globulin chiết tách từ những huyết thanh có kháng thể ấy. Ngày nay với kỹ thuật tế bào lai, người ta đã có huyết thanh đơn clon chỉ chống một nhóm quyết định kháng nguyên quan trọng sinh bệnh mà thôi. Ví dụ huyết thanh idiotyp chống tự kháng thể thấy trong bệnh đái đường tự mẫn, huyết thanh chống interleukin – 6 để chống viêm [1,tr.358-359],[5,tr.22]. - 10 - Ngoài ra kháng nguyên còn có ứng dụng trong các phản ứng kháng nguyên – kháng thể sử dụng trong các kỹ thuật miễn dịch: kỹ thuật ELISA,… 1.2. Độc tố cá Nóc Tetrodotoxin (TTX) 1.2.1. Công thức, cấu tạo của TTX [2],[3],[7],[13] Tetrodotoxin (TTX) còn g ọi là độc tố cá Nóc, là một chất độc thần kinh mạnh, có khả năng gây độc rất cao, tỷ lệ gây tử vong gấp 10 lần nọc độc rắn cạp nong, từ 10 đến 100 lần nhện độc v à gấp 10 000 lần so với mức độ độc của cyanua. Liều gây độc được xác định là 1 – 4 mg. Liều gây chết chuột LD 50 = 8 – 10 g/kg thể trọng [7]. TTX là một hợp chất hữu cơ phi protein, có tên là anhydrotetrodotoxin – 4 – epitetrotoxin hay axit tetronic, có công th ức phân tử là C 11 H 17 O 8 N 3 - được công bố năm 1964 tại “Hội nghị quốc tế về hoá học của các chất trong tự nhi ên” được tổ chức tại Tokyo, bởi nhóm nghi ên cứu Ritsuda Kasuke (Đại học Tokyo), nhóm nghiên cứu Hida Yoshimasa (Đại học Nagoya), ông Mosher, ông Wood – Ward. Công thức cấu tạo của TTX ở h ình 1.1 Trong phân tử TTX có một nhóm Guanidin tích điện d ương gồm ba nguyên tử Nitơ và một vòng pyrimidin hợp nhất với những v òng bổ sung tạo thành một hệ có năm vòng tất cả. Hệ thống vòng này có chứa các nhóm hydroxyl vốn có khả năng làm cho phức liên kết giữa TTX và kênh Na ổn định được ở bề mặt liên pha nước. Vùng liên kết giữa TTX và kênh Na là cực kỳ hẹp (d = 10 -10 nm) . TTX rất giống cation Na + đã hydrat hoá nên sẽ đi vào được cửa (miệng) của phức hệ Hình 1.1. Cấu trúc phân tử TTX [...]... nguyên độc tố cá Nóc có chất lượng là rất quan trọng để tạo ra huyết thanh kháng độc tố cá Nóc Do đó, bước đầu nghiên cứu thử nghiệm với mục đích tạo ra được kháng nguyên nhân tạo độc tố cá Nóc với hiệu suất cao để gây miễn dịch, chúng tôi tiến hành làm đề tài: So sánh hiệu suất cộng hợp độc tố cá Nóc (Tetrodotoxin) với Toxoid Tetanus bằng hai ph ương pháp Formaldehyde và Fluorosulfonyl benzoic acid ... chỉ đạt 3,26% và 3,15% Điều này cho thấy chất lượng của độc tố đã ảnh hưởng đến hiệu suất cộng hợp Như vậy trong cùng một điều kiện thì hiệu suất cộng hợp tỷ lệ thuận với độ sạch của độc tố 3.2 Kết quả cộng hợp bằng ph ương pháp Fluorosulfonyl benzoic acid Cũng như ở phương pháp cộng hợp với Formaldehyde chúng tôi c ũng xây dựng 3 lô thí nghiệm 2A, 2B v à 2C cho phương pháp cộng hợp TTX với TT thông... acid Đề tài thực hiện với các nội dung sau: 1 Cộng hợp TTX với protein mang TT thông qua Formaldehyde 2 Cộng hợp TTX với protein mang TT thông qua Fluorosulfonyl benzoic acid 3 So sánh hiệu suất cộng hợp của hai ph ương pháp trên 4 Định lượng hàm lượng TTX bằng phương pháp sinh hóa trên chu ột - 22 - Chương 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU - 23 - 2.1 Vật liệu 2.1.1 Thiết bị và dụng cụ Tủ ấm – Memmer... cứu cơ bản độc tố cá nóc TTX Họ cũng đã chiết tách và tinh chế độc tố TTX từ các loài cá nóc của Việt Nam nhưng chưa có một nghiên cứu nào chuyên sâu về độc tố này cũng như những nghiên cứu ứng dụng của độc tố TTX Viện Vacxin và sinh phẩm Y Tế Nha trang đã tinh chế được độc tố cá Nóc (TTX) với độ sạch từ 80-85% và đang ứng dụng loại độc tố này để nghiên cứu sản xuất kháng thể kháng độc tố Cá Nóc 1.4.2... đồ so sánh hiệu suất của 3 lô cộng hợp bằng Formaldehyde Qua kết quả ở hình 3.1 Hiệu suất cộng hợp của 3 lô trong c ùng một phương pháp có sự khác nhau Ở lô thí nghiệm 1A chúng tôi sử dụng độc tố của Nhật Bản (lô 7455) có độ sạch (99,8%) hiệu suất cộng hợp đạt 5,09% Còn lô thí nghiệm 1B và 1C chúng tôi sử dụng độc tố của Phòng nghiên cứu Viện Vacxin tinh chế, độ sạch 80-85%, có hiệu suất cộng hợp thấp... kết của TTX với protein mang Hiệu suất này được tính theo công thức 2 1 - 27 - H% = m1 m2 x (2.1) 100% Trong đó: H%: Hiệu suất quá trình cộng hợp m1: Hàm lượng TTX sau khi cộng hợp và ly giải m2: Hàm lượng TTX đưa vào cộng hợp Hình 2.3: TTX đông khô ban đầu Hình 2.4: Dung dịch cộng hợp sau ly giải 2.2.2 Phương pháp cộng hợp TTX với protein mang TT bằng Fluorosulfonyl benzoic acid Trong phân tử TTX có... g và 26,05 g (tính theo hàm lượng của TTX) Từ kết quả thực tế này chúng tôi thấy rằng: ở lô 1A cứ 500 g TTX đưa vào cộng hợp chỉ có 25,45 g TTX được cộng hợp với TT Tương tự như vậy với lô 1B và 1C cứ 1250 - 34 - g và 827 g thì chỉ có 40,75 g và 26,05 g TTX được cộng hợp với TT và được sử dụng làm kháng nguyên Hiệu suất cộng hợp (%) 6 5 5.09 4 3.26 3 3.15 2 1 0 Lô 1A Lô 1B Lô 1C Hình 3.1: Biểu đồ so. .. tạo Người ta đã so sánh tính miễn dịch của cộng hợp qua chất gắn kết l à EDC và chất gắn kết được cho là tốt MBS (N-hydroSuccimidyl M-maleimidobezoyl) bằng phương pháp ELISA, kết quả cho thấy tính miễn dịch của kháng nguyên nhân tạo cộng hợp bằng phương pháp sử dụng chất gắn kết EDC là tương đương với phương pháp sử dụng MBS Nghiên cứu đã chứng minh được rằng phương pháp gắn kết peptid với protein mang... lĩnh vực cộng hợp các Glyco với protein mang, các nhà khoa h ọc cũng tiến hành nghiên cứu tạo ra các kháng nguyên nhân tạo của các peptide, các hapten bằng cách cộng hợp chúng với một protein mang để tạo ra các immunogen có tính miễn dịch Năm 1981, David M.B và Preston G.F đã áp dụng phương pháp carbodiimide để cộng hợp một hợp chất có trong l ượng phân tử nhỏ để miễn dịch protein G với một protein... Trung Quốc… cá Nóc vẫn được xem là một thực phẩm ưa thích Cá Nóc và độc tính cá Nóc đã được các nhà nghiên cứu trên Thế Giới quan - 19 - tâm, đặc biệt trong những năm gần đây các nhà khoa học Nhật Bản và Trung Quốc đã tiến hành nhiều nghiên cứu về ứng dụng loại độc tố này Năm 1964 Johnson H.M là người đầu tiên công bố thành công của ông trong nghiên cứu cộng hợp độc tố TTX của lo ài ốc biển với protein . (Tetrodotoxin) v ới Toxoid Tetanus bằng hai phương pháp Formaldehyde và Fluorosulfonyl benzoic acid Đề tài thực hiện nhằm mục tiêu: Sản xuất kháng nguyên nhân tạo (antigen) độc tố cá Nóc với hiệu suất cao. để đem lại hiệu quả cho công đoạn ban đầu của quy trình nghiên cứu sản xuất kháng thể kháng độc tố cá Nóc, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: So sánh hiệu suất cộng hợp độc tố cá Nóc (Tetrodotoxin). do ngộ độc cá Nóc chiếm khoảng 45% số ca chết do ngộ độc thực phẩm hàng năm. Đặc biệt là khô cá nóc, cá nóc đông lạnh, chả cá nóc thường xảy ra vào tháng trước và sau tết âm lịch. Ngộ độc cá nóc

Ngày đăng: 31/08/2014, 17:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan