Ứng dụng mô hình CAMEL vào phân tích hoạt động của ngân hàng TMCP hàng hải chi nhánh nha trang

102 992 1
Ứng dụng mô hình CAMEL vào phân tích hoạt động của ngân hàng TMCP hàng hải chi nhánh nha trang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc o0o ĐƠN XIN XÁC NHẬN THỰC TẬP Kính gởi: Ban giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải Chi nhánh Nha Trang Em tên là: Thân Thị Hà Trang, Lớp 47TC –Trường Đại Học Nha Trang Được sự đồng ý của Giám đốc Ngân hàng CPTM Hàng Hải-Chi nhánh Nha Trang và sự phân công của Khoa Kinh Tế - Bộ môn Tài Chính, em đã thực tập tại Ngân hàng từ ngày 2/3 đến ngày 13/6. Trong suốt thời gian thực tập, các Cô Chú Anh Chị trong ngân hàng luôn tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập của mình. Nay em viết đơn này kính xin ban giám đốc Ngân hàng CPTM Hàng Hải-Chi nhánh Nha Trang xác nhận quá trình thực tập của em tại Ngân hàng. Qua đây em xin chân thành cảm ơn các Cô Chú và các Anh Chị nhân viên Ngân hàng đã luôn tận tình chỉ bảo em trong thời gian qua. Nha Trang, ngày 13 tháng 6 năm 2009 Sinh viên thực tập Thân Thị Hà Trang MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài: 1 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2 3. Phương pháp nghiên cứu: 2 4. Phạm vi nghiên cứu: 2 5. Kết cấu: 2 CHƯƠNG 1 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ GIỚI THIỆU MÔ HÌNH CAMEL TRONG QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3 1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: 3 1.1.1. Bản chất và chức năng của ngân hàng thương mại: 3 1.1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại: 3 1.1.1.2. Bản chất của ngân hàng thương mại: 4 1.1.1.3. Chức năng của ngân hàng: 5 1.1.2. Các hoạt động của ngân hàng: 9 1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn: 9 1.1.2.2. Hoạt động cấp tín dụng: 9 1.1.2.3. Hoạt động thanh toán và ngân quỹ: 10 1.1.2.4. Hoạt động đầu tư: 10 1.1.2.5. Các hoạt động kinh doanh khác: 10 1.2. LÝ THUYẾT CAMEL 11 1.2.1. Vốn tự có của ngân hàng: 12 1.2.1.1. Vốn tự có là gì? 12 1.2.1.2. Đặc điểm của vốn tự có: 13 1.2.1.3. Chức năng của vốn tự có: 13 1.2.1.4. Các giới hạn khi xác định vốn tự có: 15 1.2.1.5. Các khoản phải trừ khỏi vốn tự có: 16 1.2.1.6. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: 16 1.2.2. Chất lượng tài sản Có: 22 1.2.2.1. Chất lượng các khoản cho vay: 23 1.2.2.2. Chất lượng các khoản đầu tư: 23 1.2.2.3. Cơ cấu tài sản có nội bảng: 24 1.2.3. Năng lực quản lý: 24 1.2.4. Khả năng sinh lời: 26 1.2.5. Khả năng thanh khoản: 28 CHƯƠNG 2 33 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI CHI NHÁNH NHA TRANG THEO MÔ HÌNH CAMEL 33 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI 33 2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân Hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam 34 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: 34 2.1.1.2. Tầm nhìn: 34 2.1.1.3. Mục tiêu: 34 2.1.1.4. Chiến lược: 35 2.1.2. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Nha Trang: 35 2.1.2.1. Sơ lược: 35 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh MSB Nha Trang: 36 2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động: 37 2.2. Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng: 42 2.2.1. Tình hình chung về huy động vốn: 42 2.2.2. Tình hình chung về sử dụng vốn: 44 2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh: 45 2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng: 47 2.3.1. Các nhân tố vĩ mô 47 2.3.1.1. Môi trường pháp lý: 47 2.3.1.2. Môi trường kinh tế: 48 2.3.1.3. Môi trường chính trị xã hội: 49 2.3.1.4. Sự phát triển của công nghệ ngân hàng: 49 2.3.1.5. Môi trường cạnh tranh: 50 2.3.2. Các nhân tố vi mô: 50 2.3.2.1. Nguồn nhân lực: 50 2.3.2.2. Thị trường tiêu thụ và mạng lưới chi nhánh: 52 2.3.2.3. Khách hàng: 53 2.3.2.4. Văn hóa của ngân hàng: 53 2.4. Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo mô hình CAMEL: 54 2.4.1. Phân tích nhân tố vốn tự có: 54 2.4.1.1. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: 54 2.4.1.2. Các yêu cầu về giới hạn khác: 58 2.4.2. Chất lượng tài sản Có: 59 2.4.2.1. Chất lượng các khoản cho vay: 59 2.4.2.2. Chất lượng các khoản đầu tư: 60 2.4.2.3. Cơ cấu tài sản có nội bảng: 61 2.4.3. Năng lực quản lý: 63 2.4.4. Khả năng sinh lời: 65 2.4.4.1. Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân (ROA): 65 2.4.4.2. Thu nhập lãi suất ròng/ Tổng thu nhập: 66 2.4.4.3. Tổng tài sản sinh lời/ Tổng tài sản: 67 2.4.5. Khả năng thanh khoản: 68 2.4.5.1. Nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn: 69 2.4.5.2. Hệ số thanh toán nhanh: 72 2.4.5.3. Tổng dư nợ tín dụng/ Tổng tiền gửi: 72 2.4.5.4. Hệ số khả năng chi trả: 73 2.5. Nhận xét chung về hoạt động quản trị ngân hàng qua phân tích mô hình CAMEL: 75 2.5.1. Những ưu điểm: 76 2.5.2. Những nhược điểm: 76 CHƯƠNG 3 77 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI (MSB) – NHA TRANG 77 3.1. Biện pháp tăng cấp tín dụng trung và dài hạn: 77 3.2. Các biện pháp nâng cao mức sinh lời: 79 3.2.1. Nâng cao chất lượng tài sản Có: 79 3.2.2. Giải pháp nhằm tăng thu nhập: 81 3.2.3. Giải pháp nhằm cắt giảm chi phí: 83 3.3. Các biện pháp Marketing ngân hàng: 85 KẾT LUẬN 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHỤ LỤC 89 BẢNG TỔNG KẾT TÀI SẢN 89 PHỤ LỤC A: CÁCH XÁC ĐỊNH TỶ LỆ AN TOÀN VỐN TỐI THIỂU DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 : Bảng phân tích tình hình huy động vốn 43 Bảng 2.2: Bảng phân tích tình hình sử dụng vốn 45 Bảng 2.3: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 46 Bảng 2.4 : Bảng phân tích giá trị tài sản Có rủi ro nội bảng 56 Bảng 2.5: Bảng phân tích giá trị tài sản Có rủi ro ngoại bảng 57 Bảng 2.6: Bảng phân tích chất lượng các khoản cho vay 59 Bảng 2.7: Bảng tính dư nợ cho vay trên tổng tài sản 60 Bảng 2.8 : Bảng tính tỷ lệ tài sản Có sinh lời trên tổng tài sản Có nội bảng 61 Bảng 2.9: Bảng đánh giá kết cấu bảng cân đối kế toán 62 Bảng 2.10: Bảng phân tích tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản 65 Bảng 2.11: Bảng so sánh các chỉ số ROA 66 Bảng 2.12: Bảng tính thu nhập lãi suất ròng trên tổng doanh thu 67 Bảng 2.13: Bảng tính tổng tài sản sinh lời trên tổng tài sản 68 Bảng 2.14: Bảng tính nguồn vốn ngắn hạn 70 Bảng 2.15: Bảng tính nguồn cho vay trung và dài hạn 71 Bảng 2.16: Bảng tính các khoản đầu tư trung và dài hạn 71 Bảng 2.17: Bảng tính hệ số thanh toán nhanh 72 Bảng 2.18: Bảng tính tổng dư nợ tín dụng trên tổng tiền gửi: 73 Bảng 2.19: Bảng tính hệ số khả năng chi trả 74 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Năm 2008 là một năm nền kinh tế nước ta có nhiều biến động với rất nhiều khó khăn. Chỉ xét riêng trong lĩnh vực tài chính có thể thấy khủng hoảng tài chính của Mỹ bắt đầu vào tháng 9/2008 đã lan rộng ra hầu hết các nước và mang tính toàn cầu. Với tính chất xuyên quốc gia và có sự liên thông giữa các thị trường, Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng ấy. Ngành ngân hàng trong năm 2008 cũng vì thế đã trải qua nhiều biến động khó khăn, ví dụ như các vấn đề nảy sinh khi lạm phát tăng cao, cơn bão tài chính của Mỹ, sự cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài, sự cạnh tranh với thị trường chứng khoán… Năm 2008 ghi nhận những biến động chưa từng có của hệ thống ngân hàng VN: lãi suất cho vay giữa năm đạt đỉnh 23%-24%/năm, đến cuối năm giảm còn 8,5% năm; lãi suất huy động cũng đạt đỉnh 20%/năm. SBV phải đưa ra nhiều biện pháp can thiệp hành chính đối với hệ thống ngân hàng thương mại, mức lãi suất cơ bản được điều chỉnh đến 15 lần trong vòng 6 tháng Để đối mặt với tất cả những khó khăn đó, các ngân hàng trước mắt cần có cái nhìn khách quan và chính xác về tình hình hoạt động của ngân hàng mình, nhận biết được thực trạng và tồn tại, từ đó mới có thể đưa ra các biện pháp hữu ích cho việc điều chỉnh hoạt động của ngân hàng nhằm hướng tới sự phát triển cao và ổn định. Sử dụng lý thuyết CAMEL có thể cho chúng ta một bài phân tích ngân hàng chi tiết và toàn diện, từ đó rút ra được những kết luận khách quan về tình hình hoạt động, năng lực và vị thế của ngân hàng mình. CAMEL được xem như là một công cụ phòng ngừa rủi ro rất tích cực đối với các Ngân hàng thương mại. Đối với nhiều ngân hàng, khái niệm này không phải là xa lạ, nhưng việc xây dựng một hệ thống chỉ tiêu theo chuẩn CAMEL và sử dụng nó như một công cụ để giám sát và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thì vẫn còn là vấn đề mới mẻ đối với các ngân hàng Việt Nam. Do đó, trong khuôn khổ đề tài “Ứng dụng mô hình CAMEL vào phân tích hoạt động của Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Nha Trang ” em xin đề xuất cho chi nhánh một phương pháp 2 phân tích khoa học và hiệu quả trong việc phân tích hoạt động kinh doanh của chi nhánh. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Ứng dụng mô hình CAMEL vào công tác phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Nha Trang, từ đó có cái nhìn tổng quát và chính xác về năng lực của chi nhánh. 3. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu của đề tài là kết hợp giữa lý thuyết đã học với thực tế từ công việc trong thời gian thực tập tại MSB. Trên cơ sở đó thu thập thông tin, số liệu của Ngân hàng và phân tích, đánh giá kết quả. Phân tích các nhân tố theo thời gian để thấy được mức độ biến thiên về quy mô và ảnh hưởng của nó tới kết quả chung. 4. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu ở tất cả các mặt hoạt động của ngân hàng trong phạm vi các chỉ tiêu của mô hình CAMEL. Số liệu thu thập và sử dụng trong 3 năm liên tiếp 2006- 2007-2008. 5. Kết cấu: Ngoài lời đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu bài luận văn gồm có 3 chương. - Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt đông ngân hàng thương mại và giới thiệu mô hình CAMEL trong quản trị ngân hàng thương mại. - Chương 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải (MSB) Nha Trang qua mô hình CAMEL. - Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) Nha Trang. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ GIỚI THIỆU MÔ HÌNH CAMEL TRONG QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: 1.1.1. Bản chất và chức năng của ngân hàng thương mại: 1.1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại: Trong nền kinh tế hàng hóa, có nhiều doanh nghiệp, nhiều đơn vị tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Có ngành tạo ra sản phẩm hàng hóa cho xã hội như nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, có ngành chỉ làm nhiệm vụ lưu thông, phân phối, lại có ngành chỉ thuần túy cung cấp dịch vụ (vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng). Trong đó các Ngân hàng thương mại hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Tất cả đều góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển. Hoạt động của ngân hàng thương mại trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng được coi là một loại định chế tài chính đặc biệt của nền kinh tế thị trường. Người ta cho rằng ngân hàng thương mại ra đời trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa phát triển tới một trình độ nhất định, đồng thời qua quá trình tồn tại và phát triển hàng nhiều thế kỉ, hệ thống ngân hàng thương mại ngày càng được hoàn thiện, ngân hàng thương mại trở thành một trong những định chế không thể thiếu của nền kinh tế thị trường, hoạt động của ngân hàng thương mại đã và sẽ góp phần to lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ngân hàng thương mại có một vị trí đặc biệt trong nền kinh tế xã hội. Vậy Ngân hàng thương mại là gì? Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên. 4 Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng có số lượng lớn và rất phổ biến trong nền kinh tế. Sự có mặt của ngân hàng thương mại trong hầu hết các mặt hoạt động của nền kinh tế xã hội đã chứng minh rằng: ở đâu có một hệ thống ngân hàng thương mại phát triển, thì ở đó sẽ có sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế. Luật số 02/1997/QH10 Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam khẳng định: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan” (Điều 10 Luật các tổ chức tín dụng). Đạo luật Ngân hàng của Cộng hòa Pháp cũng đã chỉ rõ: Ngân hàng thương mại là những cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác, và sử dụng nguồn lực đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính. Như vậy, có thể nói rằng ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại, đồng thời sử dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân để phát triển kinh tế xã hội. 1.1.1.2. Bản chất của ngân hàng thương mại: Chúng ta đều có thể nhận thấy rằng, ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt trong nền kinh tế - hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Bản chất của ngân hàng thương mại thể hiện qua các khía cạnh sau đây: - Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp và là một đơn vị kinh tế: Nói ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp và là một đơn vị kinh tế nghĩa là ngân hàng thương mại hoạt động trong một ngành kinh tế, có cơ cấu, tổ chức bộ máy như một doanh nghiệp bình đẳng trong quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp khác, phải tự chủ về kinh tế và phải có nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước như các đơn vị kinh tế khác. [...]...5 - Hoạt động của ngân hàng thương mại là hoạt động kinh doanh Để hoạt động kinh doanh, các ngân hàng thương mại phải có vốn (vốn được cấp nếu là ngân hàng công, được cổ đông góp vốn nếu là ngân hàng cổ phần…) phải tự chủ về tài chính (tự lấy thu nhập để bù đắp chi phí); đặc biệt hoạt động kinh doanh cần đạt đến mục tiêu tài chính cuối cùng là lợi nhuận, hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương... nó là cơ sở để hình thành nên các nguồn vốn khác của ngân hàng  Vốn tự có quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng, cụ thể vốn tự có là cơ sở để xác định giới hạn huy động vốn của ngân hàng Nó còn là yếu tố để các cơ quan quản lý dựa vào để xác định các tỉ lệ an toàn trong kinh doanh ngân hàng 1.2.1.3 Chức năng của vốn tự có:  Chức năng bảo vệ: Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng có rất nhiều... khoản tiền gửi phải trả khi có yêu cầu Do vậy ngân hàng thường xuyên phải đối đầu với nhu cầu chi trả Nếu yêu cầu này của khách hàng không được thực hiện ngay, nguồn tiền gửi có thể bị giảm sút nhanh chóng, thậm chí có thể làm cho ngân hàng bị phá sản Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là cấp tín dụng, do vậy ngân hàng phải có trách nhiệm đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng hợp pháp của khách hàng Thực hiện... các ngân hàng trên toàn thế giới Các trung tâm thanh toán quốc tế được thiết lập nhằm tăng hiệu quả của thanh toán qua ngân hàng, biến ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho nền kinh tế toàn cầu 1.1.2 Các hoạt động của ngân hàng: Theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại bao gồm: 1.1.2.1 Hoạt động huy động. .. 1.1.2.4 Hoạt động đầu tư: Hoạt động đầu tư của NHTM là hình thức mà ngân hàng sử dụng vốn điều lệ và quỹ dự trữ của mình để góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng trong nước theo quy định của pháp luật Ngoài ra NHTM còn được phép góp vốn, mua cổ phần hoặc liên doanh với Ngân hàng nước ngoài để thành lập ngân hàng liên doanh 1.1.2.5 Các hoạt động kinh doanh khác: Ngoài những hoạt. .. cũng là một trong năm tiêu chuẩn quan trọng nhất mà các ngân hàng thương mại phải đáp ứng để bảo đảm an toàn hoạt động, theo định hướng quản lý rủi ro của Ngân hàng Nhà nước theo từng thời kì 17 Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, hệ số an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng phải đạt 8% theo tiêu chuẩn của BASEL do Ủy ban giám sát các ngân hàng BASEL ban hành Công thức xác định tỷ lệ an toàn vốn... định của Ngân hàng Nhà nước về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu 1.2.4 Khả năng sinh lời: Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ Phân tích kết quả kinh doanh là một công tác có tầm quan trọng đặc biệt giúp cho các nhà quản lý đánh giá hoạt động ngân hàng, xây dựng các mục tiêu và tìm biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động Phân tích kết quả nhằm:  Làm rõ thực trạng hoạt động ngân hàng, ... sử dụng tài sản của ngân hàng thương mại Nâng cao chất lượng tài sản, chất lượng nguồn vốn cũng chính là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Khả năng sinh lời là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hoạt động kinh doanh và mức độ phát triển của một ngân hàng thương mại Để có lãi trong kinh doanh, ngân hàng thương mại phải đạt được những vấn đề sau:  Chi phí kinh doanh hợp lý  Phải... trong điều hành hoạt động ngân hàng để tránh những thiệt hại cho xã hội Lĩnh vực hoạt động này của ngân hàng thương mại góp phần cung ứng một khối lượng vốn tín dụng rất lớn cho nền kinh tế xã hội Tóm lại ngân hàng thương mại là loại hình định chế tài chính trung gian hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng Đây là loại định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất... lý của ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản Nó liên quan tới sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng và cả hệ thống Khả năng thanh khoản là một chuẩn mực đối với hoạt động của ngân hàng Đây là một chi tiêu rất nhạy cảm Trong thực tế cho thấy một ngân hàng có chất lượng tài sản Có tốt nhưng khi có một khoản tiền rút ra mà ngân hàng không có khả năng chi trả sẽ dẫn đến bất tín nhiệm của khách hàng . với các ngân hàng Việt Nam. Do đó, trong khuôn khổ đề tài Ứng dụng mô hình CAMEL vào phân tích hoạt động của Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Nha Trang ” em xin đề xuất cho chi nhánh một. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI CHI NHÁNH NHA TRANG THEO MÔ HÌNH CAMEL 33 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI 33 2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân. giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải Chi nhánh Nha Trang Em tên là: Thân Thị Hà Trang, Lớp 47TC –Trường Đại Học Nha Trang Được sự đồng ý của Giám đốc Ngân hàng CPTM Hàng Hải- Chi nhánh Nha Trang

Ngày đăng: 31/08/2014, 10:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan