phân tích báo cáo tài chính công ty vinamilk giai đoạn 2011 2013

54 6.5K 56
phân tích báo cáo tài chính công ty vinamilk giai  đoạn 2011 2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM - VINAMILK A/ Giới thiệu sơ lược về công ty VINAMILK: I Lịch sử hình thành và đặc điểm chung của công ty Vinamilk Vinamilk là tên gọi tắt của công ty cổ phần sữa Việt Nam- một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như các thiết bị liên quan tại Việt Nam, là công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam vào năm 2007 (*) Vinamilk là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam Hiện nay công ty đang chiếm lĩnh tới 75% thị phần sữa tại Việt Nam Sản phẩm của công ty không những được phân phối mạnh trong nước với mạng lưới 183 nhà phân phối vi 94.000 điểm bán hàng phủ đều khắp 63 tỉnh thành trên cả nước, sản phẩm của Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada…Sau hơn 30 năm tồn tại và phát triển hiện nay công ty đã xây dựng được 8 nhà máy, 1 xí nghiệp và đang xây dựng thêm 3 nhà máy nữa Sản phẩm của công ty có chất lượng cao, ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng mẫu mã chủng loại sản phâm đa dạng phong phú cung cấp cho nhiều phân khúc thị trường khác nhau Công ty Vinamilk đã trải qua quá trình phát triển lâu dài-36 năm phát triển, vượt qua nhiều khó khăn và dần khẳng định mình trên thị trường nội địa và hướng tới thị trường quốc tế Năm 2003 công ty tiến hành cổ phần hoá chuyển thành công ty cổ phần sữa Việt Nam (tháng 11), mã giao dịch chứng khoán là VNM, đây là dấu mốc quan trọng cho thời kỳ phát triển mới của công ty II Phạm vi phân tích Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam – Vinamilk qua số liệu năm 2010, 2011 và 2012 -1- Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang Tài liệu tham khảo: Báo cáo tài chính hợp nhất của Công Ty Cổ Phần Sữa Việt NamVinamilk tại ngày 31/12/2010, 31/12/2011, 31/12/2012 III Các kết quả đạt được - Hệ thống phân phối: số điểm bán lẻ mà Vinamilk bao phủ cuối năm 2010 là khoảng 140.000 điểm Trong năm 2010, Vinamilk cũng tiến hành cải tổ lại cấu trúc của hệ thống phân phối theo hướng chuẩn hóa kênh truyền thông làm xương sống cho hệ thống phân phối, tạo nền tảng cho đà phát triển những năm sau - Sản phẩm mới: trong năm 2010 Vinamilk đã tung ra 20 sản phẩm bao gồm sữa chua ăn lợi khuẩn (bổ sung Probiotics), nước uống Artiso, trà xanh hương chanh, nước táo, nước cam, trà bí đao, sữa tiệt trùng bổ sung vi chất và các loại bột dinh dưỡng - Đầu tư tài sản cố định: trong năm Công ty đã giải ngân 1.680 tỷ đồng, đạt 98% kếhoạch - Các dự án lớn đã khởi động như nhà máy sữa Mega Bình Dương, nhà máy Sữabột Dielac 2 và nhà máy sữa Ðà Nẵng - Trong năm 2010, Công ty cũng đã đầu tư vào 1 dự án nhà máy sữa bột Miraka tại New Zealand với giá trị góp vốn tương đương 8.5 triệu USD và chiếm 19.3% vốn điều lệ của Công ty Miraka - Công ty cũng đã nhận chuyển nhượng toàn bộ vốn của Công ty TNHH F&N (Việt Nam) tại Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) Mục đích để lấy đất cho dự án nhà máy sữa Dielac 2 với công suất 54.000 tấn/năm - Nhà máy cà phê Sài Gòn: Ðã hoàn tất việc nhượng bán nhà máy cà phê Sài Gòn cho Công ty Cổ phần Trung Nguyên để tập trung vào ngành sữa - Trong năm 2010, Vinamilk cũng đã hoàn tất việc mua lại toàn bộ phần vốn của các cổ đông khác trong Công ty Sữa Lam Sơn để chuyển thành Công ty TNHH một thành viên Sữa Lam Sơn - Nhà máy nước giải khát đã được đưa vào hoạt động vào tháng 6/2010 và tung ra thị trường các loại nước giải khát có lợi cho sức khỏe như trà xanh, trà sâm bí đao, trà artiso, nước ép trái cây các loại - Khai trương trụ sở mới của Vinamilk tại Phú Mỹ Hưng vào tháng 12/2010 -2- Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang Các danh hiệu đạt được: Vinamilk đã đạt được các danh hiệu đáng chú ý sau: + Top 200 doanh nghiệp tốt nhất châu Á + Top 5 doanh nghiệp tư nhất lớn nhất Việt Nam 2010 + 1 trong 50 Thương Hiệu Quốc Gia (Bộ Công Thương) + Top 10 Thương hiệu nổi tiếng nhất khu vực Superbrands + Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2010 (Báo Sài Gòn Tiếp Thị) IV Điểm mạnh, điểm yếu về hoạt động kinh doanh 1 Điểm mạnh: - Danh mục sản phẩm đa dạng và mạnh, mạng lưới phân phối và bán hàngrộng khắp - Vinamilk tiêu thụ hơn một nửa sản lượng sữa tươi nguyên liệu sản xuất trong nước Điều này khiến cho Vinamilk có sức mạnh chi phối về giá sữa tươi nguyên liệu trên thị trường - Quan hệ bền vững với các nhà cung cấp, đảm bảo nguồn sữa đáng tin cậy Kinh nghiệm quản lý tốt được chứng minh bởi kết quả hoạt động kinh doanh bền vững và thiết bị, công nghệ sản xuất đạt chuẩn quốc tế - Với bề dày lịch sử có mặt trên thị trường Việt Nam, Vinamilk có khả năng xác định, am hiểu xu hướng và thị hiếu tiêu dùng, điều này giúp công ty tập trung những nỗ lực phát triển để xác định đặc tính sản phẩm do người tiêu dùng đánh giá Chẳng hạn, sự am hiểu sâu sắc và nỗ lực của mình đã giúp dòng sản phẩm Vinamilk Kid trở thành một trong những sản phẩm sữa bán chạy nhất dành cho khúc thị trường trẻ em từ 6 đến 12 tuổi tại Việt Nam trong năm 2007 - Chủ động về nguyên liệu cũng như học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi bò sữa tiên tiến: công ty đã và đang có những dự án trực tiếp chăn nuôi bò sữa, ngoài ra còn hỗ trợ nông dân nuôi bò sữa Bên cạnh đó, công ty cũng đã có dự án nuôi bò sữa ở New Zealand (quốc gia xuất khẩu sữa nguyên liệu và sữa thành phẩm nhiều nhất vào thị trường Việt Nam - Vinamilk cũng đầu tư mạnh vào hình ảnh và uy tín của công ty thông qua các chương trình học bổng, hoạt động giúp đỡ người nghèo, cứu trợ bão lũ, nuôi dưỡng bà mẹ Việt Nam Anh Hùng… Các hoạt động này đã nâng cao hình ảnh của -3- Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang công ty đối với người tiêu dùng, từ đó tạo tính ổn định và tăng trưởng trong doanh thu 2 Điểm yếu: Điểm mạnh của Vinamilk là có những thương hiệu mạnh, những sản phẩm tốt với chất lượng rất cao nhưng năng lực marketing thì lại yếu, không tương xứng với sức mạnh to lớn của hệ thống sản phẩm và lực lượng sản xuất rất hùng hậu Marketing chưa xây dựng được một chiến lược truyền thông và những thông điệp hiệu quả để quảng bá đến người tiêu dùng về những điểm mạnh và ưu thế của các thương hiệu và sản phẩm của Vinamilk Nói về sản phẩm sữa tươi thì tỷ trọng sữa tươi của các sản phẩm Vinamilk rất cao, ít nhất từ 70% đến 99% sữa tươi so với các đối thủ chỉ có khoảng 10% sữa tươi nhưng Vinamilk lại chưa hề có một thông điệp nào mạnh mẽ để khẳng định ưu thế đó đến người tiêu dùng Chủ động trong nguồn nguyên liệu, giá thu mua sữa cao hơn, hệ thống xe đông lạnh vận chuyển tốt, dây chuyền chế biến hiện đại là một lợi thếvượt trội của Vinamilk nhưng tất cả thế mạnh hơn hẳn này lại không được chuyển tải đến người tiêu dùng Hoạt động Marketing của công ty chủ yếu tập trung ở miền Nam, trong khi Miền Bắc lại chưa được công ty đầu tư mạnh cho các hoạt động Marketing, điều này có thể dẫn đến việc công Vinamilk mất dần thị trường vào tay các đối thủ cạnh tranh của mình như Dutch Lady, Abbott…30% doanh thu của công ty là từ xuất khẩu, thị trường chính là Iraq, Campuchia và một số nước khác Tình hình bất ổn ở Iraq có thểkhiến doanh thu từ hàng xuất khẩu sang thị trường này suy giảm B Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam-Vinamilk: I,Phân tích cơ cấu tài sản công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk 1.Phân tích khái quát cơ cấu tài sản công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk -4- Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang ( ĐVT :triệu đồng ) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 234,843,207 3,101,435 1,224,462 2, Giá trị còn lại của TSCĐ 3,058,038, 4,571,226 7,446,795 3, Giá trị các khoản đầu tư tài chính 3,760,779 3,677,316 5,091,293 4, Giá trị nợ phải thu 1,119,075 2,126,947 2,208,745 5, Giá trị hàng tồn kho 2,272,650 3,186,792 3,357,506 6Tổng tài sản 10,763,193 15,564,318 19,752,564 7,Tỷ trọng tiền và tương đương tiền(%) 2,18% 19,93% 6,20% 8, Tỷ trọng TSCĐ (%) 28,41% 29,37% 37,70% 10,Tỷ trọng các khoản ĐTTC (%) 34,94% 23,63% 25,78% 11,Tỷ trọng nợ phải thu (%) 10,40% 13,67% 11,18% 12, Tỷ trọng hàng tồn kho (%) 21,12% 20,47% 17,00% 1,Tiền BIỂU ĐỒ CẤU TRÚC TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP Phân tích: -5- Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang Tỷ trọng TSCĐ: Là doanh nghiệp sản xuất nên TSCĐ chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản, Dựa vào bảng số liệu trên có thể thấy công ty có tỷ trọng TSCĐ tương đối cao qua 3 năm so với tổng tài sản, chiếm tỷ trọng trung b́nh, cao qua 3 năm so với tổng tài sản, chiếm tỷ trọng trung bình, Tỷ trọng TSCĐ năm 2011 tăng so với năm 2010 nhưng không đáng kể, đến năm 2012 thì tỷ trọng TSCĐ lại tăng mạnh, Nguyên nhân sự tăng của TSCĐ qua các năm là do: Nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao hiệu quả hoạt động nên công ty đã mua sắm 1 số máy móc thiết bị và xây dựng nhà xưởng, thêm vào đó công ty muốn mở rộng thị trường tiêu thụ nên mua mới 1 số phương tiện vận tải để phục vụ nhu cầu phân phối sản phẩm.Đặc biệt là vào cuối năm 2010, đầu 2011 Vinamilk đã nhận được giấy phép đầu tư vào Công ty Miraka Limited tại New Zealand.Chính vì vậy tỷ trọng TSCĐ năm 2011 tăng so với năm 2010 nhưng không đáng kể, Với vị thế là doanh nghiệp đầu ngành, Vinamilk vẫn đang trong giai đoạn đầu tư gia tăng năng lực sản xuất để đáp ứng được tiềm năng tăng trưởng của ngành Điển hình là Vinamilk cho đầu tư phát triển thêm 5 trang trại sữa, xây dựng thêm bồn chứa sữa và máy móc dây chuyền phục vụ cho những trang trại nuôi bò sữa của riêng công ty Bên cạnh đó trong kế hoạch đầu tư tài sản từ năm 2012 – 2016, VNM dự kiến sẽ chi 3,487 tỷ đầu tư tăng năng lực sản xuất trong giai đoạn 2012 – 2016, Công ty đã và đang đầu tư vào 3 nhà máy mới: - Nhà máy sữa Đà Nẵng: đã hoàn thành và đi vào hoạt động từ tháng 8/2012, - Nhà máy sữa bột Dielac 2: dự kiến đi vào hoạt động từ quý 2/2013, - Nhà máy sữa Mega: dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ quý 2/2013, Việc đầu tư xây dựng nhà máy mới đã khiến cho tài sản cố định hữu hình của công ty tăng 19,36% so với năm 2011, Đồng thời chi phí xây dựng cơ bản dở dang cũng tăng đáng kể (185,59% so với 2011),Đây chính là nguyên nhân khiến cho năm 2012 tỷ trọng TSCĐ tăng mạnh , - Doanh nghiệp sử dụng phương pháp trích khấu pháp hao theo phương đường thẳng, Tỷ trọng giá trị đầu tư tài chính: Dựa vào biểu đồ trên ta thấy tỉ trọng các khoản đầu tư tài chính của công ty khá lớn so với tổng tài sản của công ty, Tăng trưởng ra bên ngoài của công ty cao,Công ty đầu tư vào các chứng khoán có tính thanh khoản và với các đối tác có mức độ tín nhiệm cao ,Đồng thời công ty kinh doanh trên nhiều lĩnh vực ,đa nghành đa nghề -6- Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang Năm 2011 so với 2010 giảm 11,31% ,Nguyên nhân chủ yếu là khoản tiền gửi có kỳ hạn 1 năm của công ty giảm mạnh.Có thể bởi vì khoản tiền đã đến kỳ hạn và công ty quyết định để tiền đầu tư khoản khác thay vì tiếp tục gửi vào ngân hàng,Trong năm 2011 thì khoản tiền vay nợ ngắn chỉ còn bằng 0.Không ngoại trừ khả năng công ty này đã đem tiền đi trả nợ hết cho ngân hàng.Phần còn lại công ty đem gửi ngân hàng trong thời hạn 3 tháng và đầu tư vào việc khác Năm 2012 tỉ trọng khoản đầu tư của công ty có xu hướng tăng, Năm này là năm thế giới gặp khủng hoảng kinh tế trầm trọng ,Vào thời điểm này việc sử dụng tiền để đầu tư rất được công ty cân nhắc.Với tình hình như vậy thì doanh nghiệp lựa chọn phương án gửi tiền vào ngân hàng không có gì là lạ.Chính vì vậy trong năm này khoản đầu tư ngắn hạn lại tăng với mức tăng 431,13% chiếm 19,79 % trong cơ cấu tài sản, Tỷ trọng hàng tồn kho: Công ty cổ phần Sữa Vinamilk là doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm sữa ,vì vậy tỉ trọng hàng tồn kho luôn chiếm tỷ lệ cao, Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản có khuynh hướng tăng trong 3 năm qua, Năm 2011 tăng mạnh so với 2010,Nguyên nhân là do nguyên vật liệu đầu vào của công ty là sữa bột và sữa tươi,Trong đó khoảng 60-70% sữa bột là được nhập khẩu từ nước ngoài ,Năm 2011 giá nguyên vật liệu đầu vào này tăng 19% các nhà dự đoán của công ty dự đoán giá nguyên vật liệu này sẽ tiếp tục tăng nên công ty tăng lượng nguyên vật liệu nhập khẩu để dự trữ.Bên cạnh đó thị trường được mở rộng nên lượng hàng gửi bán của công ty cũng tăng mạnh khiến giá trị hàng tồn kho tăng mạnh 40,22% so với 2011, Vào năm 2012 Giá sữa nguyên vật liệu đầu vào tăng 22% kể từ đầu năm đến cuối tháng 3/2012, Đại diện Vinamilk cho biết với việc hạn hán ở New Zealand làm giá sữa nguyên liệu đầu vào butter milk power tăng 22% so với cuối năm, đồng thời dự báo có thể sẽ tiếp tục tăng cho đến tháng 10, tháng 11 khi bước vào mùa vụ khai thác chính ở New Zealand,Chính vì thế công ty mua thêm lượng nguyên vật liệu nhập khẩu để dự trữ thêm trong trường hợp nguyên vật liệu tăng thêm nữa, Đồng thời trong năm này công ty cũng mua thêm công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất nên hàng tồn kho tăng so với 2011 nhưng mức tăng không đáng kể Hàng tồn kho tăng nhưng tỷ trọng hàng tồn kho qua 3 năm lại giảm : Nguyên là do giá trị hàng tồn kho tăng nhưng nhỏ hơn mức tăng của tổng tài sản ,Trong năm 2011 HTK tăng 40,22% trong khi tài sản tăng 44,61% ( chủ yếu là tỷ trọng tiền và tương đương tiền tăng manh ), Đến năm 2012 HTK chỉ tăng 5,36% trong khi tài sản tăng đến 26,91%( chủ yếu là tỉ trọng TSCĐ tăng mạnh) , -7- Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang Tuy nhiên ,nếu tỷ trọng hàng tồn kho khá lớn cho thấy vòng quay hàng tồn kho còn thấp , lượng hàng dự trữ trong kho quá nhiều ,hơn nữa sản phẩm của công ty chủ yếu là sữa nên rất dễ bị hỏng ,doanh nghiệp phải tốn thêm khoản mục chi phí bảo quản ,rủi ro thiên tai … vì vậy ,công ty cần có chính sách dự trữ HTK thích hợp để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh , Tỷ trọng tiền và tương đương tiền: Tỷ trọng tiền trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp không cao,Điều này cũng dễ hiểu vì doanh nghiệp nào cũng muốn “tiền thì phải sản sinh ra tiền” thay vì dự trữ tiền ở doanh nghiệp thì nhà quản trị nào cũng tìm cách đầu tư sinh lời Năm 2011 tỷ trong tiền đột nhiên tăng mạnh tăng đến 1220,64 % chiếm đến 19,93 % trong cơ cấu tổng tài sản của doanh nghiệp.Tiền và tương đương tiền tăng mạnh nguyên nhân là do: Các khoản tăng của lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư,các khoản thu hồi cho vay và lãi vay có kỳ hạn 1 năm trở xuống Các khoản tăng của lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính đến chủ yếu từ hoạt động huy động vốn từ việc phát hành thêm cổ phiếu, công ty phát hành 14,25 triệu cổ phiếu, tương đương với số vốn là 1.455 tỷ đồng vào tháng 6/2011.Và đặc biệt nguyên nhân chủ yếu là do lượng tiền gửi ngân hàng trong thời gian 3 tháng tăng mạnh, điều này cũng dễ hiểu bởi trong tình hình khủng hoảng kinh tế hiện nay, các kênh đầu tư chứa đựng nhiều rủi ro thì công ty quyết định đem tiền tạm thời gửi vào ngân hàng sẽ mang giảm bớt được rủi ro cho các khoản đầu tư Đến năm 2012 tỷ trọng tiền lại giảm xuống chỉ còn chiếm 6,02%,Nguyên nhân là do trong thời gian này công ty đã dùng một khoản tiền lớn để đầu tư xây dựng tài sản cố đinh mở rộng quy mô sản xuất , chi tiền để mua nguyên vât liệu dự trữ và đầu tư ngắn hạn Tỷ trọng nợ phải thu qua 3 năm có khá cao chiếm tỷ trọng từ 10%-13% trong tổng tài sản ngắn hạn,Trong năm 2011 các khoản phải thu có tăng so với 2011 và giảm nhẹ ở năm 2012,Sư biến động này là do: Doanh thu của công ty trong năm 2011 tăng mạnh, dẫn đến khoản phải thu khách hàng tăng lên, chính sách công ty mở rộng thị trường khắp 3 miền Bắc – Trung – Nam và cả nước ngoài nên công ty cho những khách hàng lớn và có tiềm năng có thể kéo dài thời gian trả nợ, nên tỷ trọng khoản phải thu của khách hàng tăng 3,27 % trong năm 2011 Đến năm 2012 khoản phải thu có tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với tốc độ tăng tài sản làm cho tỷ trọng của khoản phải thu có xu hướng giảm so với năm 2011,Nguyên nhân là vì thị trường công ty đã thực sự phát triển nên công ty hạn chế bán chịu mà thay vào đó công ty khuyến khích các đại lý, chi nhánh nhanh chóng thanh toán tiền hàng bằng cách tăng chiết khấu thanh toán lên, bình thường công ty hưởng chiết khấu thanh toán tiền -8- Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang mặt là 1%, Để giảm bớt việc khách hàng chậm thanh toán công ty nên tăng chiết khấu lên 2 % hoặc 3 %,Chính vì vậy năm 2012 doanh thu tăng khiến tăng làm các khoản phải thu có tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với tốc độ tăng tài sản, Như vậy, các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng tăng,các khoản phải thu tăng đó là dấu hiệu tốt,công ty cần có biện pháp đối với việc thu tiền hàng qua các chi nhánh và hạn chế trả tiền hàng trước cho người bán vì điều này có thể dẫn đến công ty bị chiếm dụng vốn, Từ việc phân tích trên cho thấy: Việc phân bổ vốn ở DN này rất hiệu quả.DN chú trọng tăng các loại tài sản cần thiết để mở rộng quy mô, tăng năng lực sản xuất kinh doanh , thu hút khách hàng , giảm các loại tài sản không cần thiết, tạo điều kiện để sử dụng vốn có hiệu quả.Tuy nhiên DN cũng cần hết sức chú ý đến khả năng thanh toán của khách hàng có quan hệ làm ăn , hạn chế hết mức rủi ro trong khâu thanh toán, dự trữ tiền và hàng tồn kho vừa đủ 2, Phân tích cấu trúc vốn của công ty cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk: 2.1 Phân tích tính tự chủ về mặt tài chính: Chỉ tiêu đvt: triệu đồng 2010 2011 2012 1, Vốn chủ sở hữu 7,956,947 12,412,148 15,394,454 2, Nợ phải trả 2,806,246 3,152,169 4,358,110 3, Tổng tài sản 10,763,193 15,564,318 19,752,564 4, Tỷ suất tự tài trợ (1/3)(%) 73,93% 79,75% 77,94% 5, Tỷ suất nợ (100% - 4) (%) 26,07% 20,25% 22,06% 6, Tỷ suất nợ / VCSH (%) 35,27% 25,40% 28,31% 2.1.1 Tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ: -9- Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy : Tổng nguồn vốn không ngừng tăng trong những năm qua, cùng với sự gia tăng của quy mô tài sản bất chấp tình hình kinh tế khó khăn, Tổng nguồn vốn cuối năm 2012 là 19,752,564 triệu đồng được tài trợ 77,94 % từ nguồn vốn chủ sở hữu, tức 15,394,454 triệu đồng và 22,06 % từ các khoản nợ, tức 4,358,100 triệu đồng, Nhìn vào biểu đồ ta thấy năm 2011 nợ phải trả vẫn tăng nhưng không bằng mức tăng của tổng tài sản nên tỷ suất nợ vẫn giảm.Bên cạnh đó thì nguồnvốn chủ sỡ hữu của doanh nghiệp tăng mạnh khiến cho tỷ suất tự tài trợ năm 2011 tăng 5,82 % so với năm 2010 Hệ số nợ phản ánh trong 1 đồng tài sản của công ty đầu tư thì có 0,26 đồng (2010), 0,20 đồng (2011) từ vốn vay bên ngoài Hệ số nợ năm 2011 thấp hơn năm 2010 là 0,06 lần hay 6%, cho thấy giá trị tài sản được tài trợ bằng nợ phải trả đã giảm xuống.Hệ số nợ - 10 - Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang • Sự biến đổi nhu cầu thị trường: Thực phẩm là một mặt hàng thiết yếu nên tiêu chuấn an toàn thực phẩm luôn được người tiêu dùng quan tâm.Vì vậy những vấn đề về chất lượng sản phẩm rất dễ tác động đến nhu cầu thị trường sữa Một ví dụ rất điển hình là vụ việc “ Meladin” vừa qua Sau khi có thông tin về sữa nhiễm melamine, không chỉ vùng nguyên liệu gặp thảm cảnh mang sữa đổ đi mà sữa thành phẩm cũng lâm vào tình trạng tiêu thụ chậm Các công ty sx sữa đã có những ngày khá ảm đạm vì những suy diễn tiêu cực Những công ty lớn cũng phải lâm vào tình cảnh đem sữa “chạy rong”.Hoàn toàn khác với cảnh người tiêu dùng chen nhau mua sữa như trước đây, bây giờ chỉ cần có khách tiến gần đến quầy sữa đã được nhân viên bán hàng tiếp đón rất tận tình.Điều đó cho thấy ngành thực phẩm nói chung có rủi ro kinh doanh khá cao Tuy nhiên Việt Nam hiện đang là một thị trường tiềm năng không chỉ đối với VNM mà còn với toàn ngành sữa khi dân số hiện nay là 90 triệu dân.Trong đó, trẻ em chiếm tới 36%, tốc độ tăng trưởng dân số bình quân hàng năm là 1.5% và tốc độ tăng trưởng thu nhập khoảng 5%/năm Thu nhập ngày được cải thiện cùng với sự gia tăng dân số trẻ sẽ là yếu tố khiến cho sức cầu các sản phẩmcó lợi cho sức khỏe như sữa ngày được nâng cao Theo nghiên cứu của công ty hàng đầu thế giới về chế biến và đóng gói thực phẩm thì mức tiêu thụ sữa ở Việt Nam tăng mạnh Nếu năm 2004 có khoảng 50 triệu lít sữa được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam thì dự tính đến năm 2013 sẽ là 2 tỉ lít.Bên cạnh đó so với những công ty như là Dutch lady, Hanoimilk, TH truemilk … thì Vinamilk vẫn là ưu tiên số 1 đối với người tiêu dùng.Trong một môi trường kinh doanh đầy sự canh tranh thì thương hiệu vẫn là yếu tố hàng đầu ,không phải ngẫu nhiên mà Vinamilk được mệnh danh là “ Nữ hoàng sữa” Đặc biệt sau vụ sữa meladin thì sự tin tưởng của người tiêu dùng vào chất lượng sản phẩm của công ty càng cao.Đó cũng là nguyên nhân khiến rủi ro kinh doanh của công ty Vinamilk rất thấp so với toàn ngành Sự biến đổi về giá bán : Chỉ trong vòng chưa đầy 3 năm ngành sữa đã điều chỉnh tăng giá 30 lần cho thấy tốc độ tăng “phi mã” nhưng giá sữa Vinamil chỉ tăng nhẹ so với toàn ngành Bất chấp sự chạy đua lợi nhuân của các hãng sữa ngoại hiên nay sữa Vinamilk được đánh giá là đạt được nhiều tiêu chuẩn của quốc tế nhưng giá sữa ( ví dụ như sữa bột trẻ em) chỉ bằng 1/3 so với giá nhiều loại trên thị trường.Chủ tịch của công ty cho biết công ty tăng giá lên thì cũng tăng được nhưng ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng.Thu nhập người dân nước ta chưa được bằng nhiều nước khác nên công ty luôn cố gắng để làm sao mọi tầng lớp đều có thể uống sữa với chi phí hợp lý Chính vì vậy trên thị trường chưa sản phẩm nào của công ty là cao hơn nước ngoài trong khi chất lượng không thua Mặc dù công ty thu mua nguyên liệu cho nông dân cao hơn thế giới nhưng công ty luôn cố gắng giữ mức giá ổn định phù hợp với người tiêu dùng.Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp thấp • - 40 - Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang • Sự biến đổi về giá cả các yếu tố đầu vào : Vinamilk hiện đang thu mua khoảng 44,5% sản lượng sữa tươi trong nước (tương đương với 30-40% nguyên liệu dùng trong sản xuất).Do có lợi thế về mạng lưới và chính sách thu mua.Vinamilk có lợi thế điều tiết giá nhất định khi thực hiện thu mua sữa tươi.Bên cạnh đó trong nhưng khoảng thời gian này , giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng nên nhà nước đã có chính sách giảm thuế nhập khẩu đối với mặt hàng này • Khả năng thay đổi giá bán khi có sự thay đổi giá đầu vào: Càng ngày con người càng quan tâm đến sức khỏe của mình vì thế các sản phẩm sữa rất được ưa chuông.Xu hướng chọn mua loại đắt nhất ( tâm lý gắn liền giữa giá bán và chất lượng) khiến DN có thế tăng giá bán.Hay nói cách khác sản phẩm của doanh nghiệp là sản phẩm có chất lượng đảm bảo luôn tạo được lòng tin với người tiêu dùng nên trong điều kiện giá nguyên vật liệu đầu vào tăng DN vẫn có thể tăng giá bán để bù đắp bớt 1 phần chi phí mà không gây ra những phản ứng từ người tiêu dùng.Mặc dù vậy DN luôn cân nhắc trong việc tăng giá vì mục tiêu là doanh nghiệp hàng đầu DN luôn áp dụng chính sách giảm lãi hoặc bù đắp từ việc kinh doanh từ nhiều sản phẩm khác nhau để chia sẻ bớt gánh nặng chi tiêu với người tiêu dùng.Chính vì vậy rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp rất thấp •Mức độ của định phí:Vinamilk là 1 doanh nghiệp sản xuất lớn.Bên cạnh đó trong những năm qua DN luôn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất nên chắc chắn chi phí cố định của DN sẽ rất lớn.Đáng lẽ ra đòn bẩy kinh doanh sẽ lớn nhưng có lẽ vì doanh thu của doanh nghiệp cao và luôn tăng mạnh.Mặt khác DN luôn có chính sách quản lý chi phí rất tốt khiến chi phí biến đổi thấp khiến cho đòn bẩy kinh doanh của doanh nghiệp luôn ở mức thấp 2/Rủi ro tài chính : Chúng ta sẽ phân tích phương sai , độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên của chỉ tiêu ROE cũng như chỉ tiêu đồn bẩy tài chính để đánh giá rủi ro tài chính của DN này Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 VINAMIL 49.97% 40.91% 41.62% 35% 0.25 26% 0.25 -31.73% 0.25 TRUNG BÌNH NGÀNH Xác suất(p) - 41 - Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 a)Phương sai: Var(ROE)= • GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang = Vinamilk: = =0.4997x0.25+0.4091x0.25+0.4162x0.25=0.0732 → Var(ROE)= + =0.007 • Ngành: = =0.35x0.25+0.26x0.25- 0.3173x0.25=0.0732 → Var( ROE):= + =0.066 b)Độ lệch chuẩn • Vinamilk: δ(ROE)= = = 0.084 = = 0.257 • Ngành: δ(ROE)= c)Hệ số biến thiên • Vinamilk: - 42 - Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 - • - = = = 0.254 = GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang = 3.511 Ngành: = Ta có bảng tổng hợp sau: Chỉ tiêu Vinamilk Trung bình ngành Gía trị kì vọng 0.3313 0.0732 Var(ROE) 0.033 0.023 Δ 0.007 0.066 Hbt 0.254 3.551 Nhìn vào phân tích ta có thể thấy hệ số biến thiên của DN thấp hơn nhiều so với trung bình ngành.Rủi ro tài chính của DN rất thấp so với ngành d)Đòn bẩy tài chính: Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1)Chi phí lãi vay 6,003 13,933 3,114 2)LNTT và LV(4+1) 4,246,441 4,946,442 6,890,459 Đòn bẩy tài chính(2/(2-1)) 1.0014 1.0028 1.0005 Nếu lợi nhuận trước thuế và lãi vay của DN tăng 1% thì lợi nhuận trên 1 đồng vốn chủ sở hữu chỉ tăng giảm khoảng 1% tại một mức độ hoạt động nào đó.Rủi ro tài chính của DN rất thấp.Về mặt lý thuyết, ta thấy đòn bẩy tài chính của DN luôn lớn hơn 1 nên việc vay nợ sẽ giúp DN đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ cao hơn Tóm lại , rủi ro tài chính của DN rất thấp phụ thuộc vào các nhân tố: Đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính: Như đã phân tích ta thấy cả ĐBKD và ĐBTC của DN chỉ biến động từ 1%-2% Hệ số nợ:Là loại rủi ro do việc sử dụng nợ vay mang lại, nó gắn liền với cơ cấu tài chính của doanh nghiệp.Như đã phân tích ở phần trước thì tỷ lệ nợ của doanh nghiệp rất - 43 - Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang thấp.Trong 2 năm gần đây DN hầu như vay ngân hàng , DN không hề chịu áp lực nào về việc thanh toán.Trong cơ cấu nguồn vốn của DN chủ yếu là vốn chủ sỡ hữu.Từ đó ta có thể kết luận rằng rủi ro tài chính của doanh nghiệp này là thấp 3/Rủi ro phá sản: Là rủi ro gắn liền với khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp.Mối quan tâm của chủ nợ là tình trạng hiện tại của doanh nghiệp, đó là khả năng huy động vốn để đáp ứng nhu cầu huy động và để trả các khoản nợ tới hạn Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được biểu hiện qua 4 chỉ tiêu: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá rủi ro phá sản củaVinamilk ĐVT: Triệu đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1 TS ngắn hạn 5,804,397 9,279,160 10,927,532 2 Tiền + ĐTNH + Nợ phải thu 3,446,178 5,964,416 7,342,484 234,843 3,101,435 1,224,462 2,646,542 2,993,592 4,298,764 6,003 13,933 3,114 4,246,441 4,946,442 6,890,459 Khả năng thanh toán hiện hành (1/4) 2.19 3.10 2.54 Khả năng thanh toán nhanh ( 2/4) 1.30 1.99 1.71 Khả năng thanh toán tức thời (3/4) 0.09 1.04 0.28 Khả năng thanh toán lãi vay(6/5) 707 355 2212 3 Tiền và tương đương tiền 4 Nợ ngắn hạn 5.Lãi vay 6.Lợi nhuận trước thuế + lãi vay - 44 - Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang 0 Nhìn vào biểu đồ và bảng phân tích ta có thể thấy trong 3 năm khả năng thanh toán hiện hành của công ty luôn lớn hơn 2 , khả năng thanh toán nhanh ở mức lớn hơn 1.0 và khả năng thanh toán lãi vay luôn ở mức rất cao.Khả năng thanh toán của DN được đánh giá là rất tốt Nhưng khả năng thanh thanh toán tức thời của DN trong 2 năm 2010 và 2011 rất thấp.Năm 2012 Khả năng thanh toán của DN có sự giảm sút.Chúng ta sẽ cùng đi sâu vào tìm hiểu từng chỉ tiêu để đánh giá rõ hơn khả năng thanh toán của DN 2.1Khả năng thanh toán hiện hành: Hệ số thanh toán hiện hành là công cụ đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, biểu thị sự cân bằng giữa tài sản ngắn hạn và các nợ ngắn hạn.Ý nghĩa của tỷ số này là nói lên mức độ trang trải của tài sản ngắn hạn đối với khoản nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm nào Tóm lại, cho ta biết tại một thời điểm nhất định ứng với một đồng nợ ngắn hạn thì công ty có khả năng quy động bao nhiêu từ tài sản ngắn hạn để trả nợ - 45 - Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang Nhìn vào biểu đồ ta có thẩy thấy khả năng thanh toán hiện hành của công ty giai đoạn 2010-2012 lớn và luôn ở mức cao hơn so với trung bình ngành.Điều đó chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty cao khả năng phá sản thấp.Nó cho thấy sự dồi dào của doanh nghiệp trong việc thanh toán Qua phân tích trên ta thấy, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty năm 2011 đạt mức cao nhất 3.1 tức là với 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty sẽ được đảm bảo thanh toán bằng 3,1 đồng tài sản ngắn hạn So với năm 2010, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty tăng 0,9 lần và vẫn ở mức cao so với hệ số trung bình nhóm ngành Con số trên thể hiện khả năng đảm bảo thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của công ty là rất tốt Nguyên nhân là do tốc độ tăng tài sản ngắn hạn năm 2011 tăng nhiều hơn đáng kể so với tốc độ tăng nợ ngắn hạn ( tăng 59,864% so với 13,237%) Tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu là do tiền gửi ngân hàng tăng mạnh Ngoài ra còn do hàng tồn kho và nợ phải thu tăng.Tuy nhiên hàng tông kho và nợ phải thu tăng cũng dẫn đến hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp không tốt( điều này đã được phân tích ở phần hiệu quả) Năm 2012 khả năng thanh toán hiện hành toàn ngành có sự sụt giảm Trong năm này tình hình kinh tế khó khăn nên không chỉ DN mà rất nhiều công ty khác có nợ ngắn hạn tăng lên Tuy so với ngành khả năng thanh toán hiện hành DN vẫn ở mức cao nhưng khả năng thanh toán hiện hành của DN giảm xuống còn 2.54 cho thấy khả năng thanh toán của DN không còn đảm bảo như năm trước 2.2.Khả năng thanh toán nhanh: - 46 - Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang Chỉ tiêu này cho phép đánh giá tốt hơn khả năng thanh toán của DN vì nó loại bỏ bớt phần tài sản hàng tồn kho trên tử số vì đó là bộ phận dự trữ thường xuyên cho kinh doanh mà các giá trị của nó và thời gian hoán chuyển thành tiền của nó không chắc chắn Nhìn chung cả 3 năm tỷ suất thanh toán nhanh đều lớn hơn 1 nên có thể đánh giá tình hình tài chính của công ty là khả quan, công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cao Năm 2010 hệ số này thấp hơn trung bình ngành nhưng sang năm 2011 và 2012 thì khả năng thanh toán nhanh của DN luôn cao hơn ngành.Năm 2011 chỉ tiêu này tăng mạnh nhưng sang năm 2012 lại giảm nhẹ Năm 2011 hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty là 1.99 tức là không cần bán hàng tồn kho hay vay mượn gì thêm, với 1 đồng nợ ngắn hạn công ty có thể đảm bảo thanh toán bằng 1.99 đồng tài sản ngắn hạn So với năm 2010, hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty tăng 0,69 lần với tốc độ tăng 53,8% Nguyên nhân cũng tương tự như đối với hệ số khả năng thanh toán hiện hành ở trên, tốc độ tăng của các khoản (Tiền + Đầu tư ngắn hạn+ Phải thu khách hàng) tăng mạnh hơn tốc độ tăng của khoản Nợ ngắn hạn So với trung bình nhóm ngành, hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng cao hơn (1.99 so với 1,86) , có thể thấy hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty là rất tốt , đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn Với số liệu này nếu công ty có nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh thì đây là doanh nghiệp lý tưởng để các ngân hàng cho vay Năm 2012 khả năng thanh toán nhanh của công ty có sự giảm nhẹ còn 1.71 tức là 1 đồng nợ ngắn hạn công ty có thể đảm bảo thanh toán nhanh bằng 1.71 đồng tài sản ngắn - 47 - Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang hạn So với năm 2011, hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm 0.28 lần với tốc độ giảm 14.07% Tuy hệ số này giảm nhưng sự giảm ở trên không đáng kể → Tóm lại qua 2 chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh ta có thể đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng tài sản lưu động là rất cao Mặc dù năm 2012 khả năng thanh khoản giảm so với năm 2011 nhưng vẫn cao hơn so với ngành Với nhóm chỉ tiêu khả năng thanh khoản đứng góc độ ngân hàng sẽ sẵn sàng chấp nhận các khoản tín dụng, đứng góc độ các đối tác kinh doanh thì sẵn sàng ký kết hợp đồng với công ty vì uy tín trả nợ của công ty trong ngắn hạn là rất cao Chính vì vậy làm cho công ty Vinamilk sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh, thu nhiều lợi nhuận hơn 1.3/Khả năng thanh toán tức thời: Với hai hệ số trên, ta thừa nhận rằng khoản phải thu có khả năng chuyển nhanh thành tiền để trả nợ ngắn hạn, việc thu hồi các khoản này chỉ là vấn đề thời gian Một thị trường (tài chính, tiền tệ) trôi chảy sẽ giúp cho việc trao đổi mua bán các “khoản phải thu” này Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường nói chung và thị trường tài chính nói riêng chưa được phát triển như hiện nay, hệ số thanh toán tức thời thích hợp hơn là hệ số khả năng thanh toán nhanh.Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của DN bằng tiền và các chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền mặt Chỉ số này cho biết khả năng huy động các nguồn vốn bằng tiền để trả nợ vay ngắn hạn trong thời gian gần như tức thời - 48 - Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang Nhìn vào biểu đồ ta thấy trong năm 2010 hệ số khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp này rất thấp chỉ có 0.09 vì lượng tiền mặt của công ty rất ít trong khi nợ ngắn hạn lại nhiều.Đến năm 2011 hệ số này của công ty là 1,04 tức là với 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty thì sẽ được đảm bảo thanh toán ngay bởi 1,04 đồng tài sản ngắn hạn So với năm 2010, hệ số này tăng 1 lần Nguyên nhân dẫn đến sự tăng đột biến là do việc tăng đột biến của khoản Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2011 so với năm 2010 như đã nói ở trên.Có thể thấy, với hệ số thanh toán khả năng tức thời là 1,04, cao hơn rất nhiều so với năm 2010 chứng tỏ khả năng thanh toán tức thời của công ty đang được đảm bảo rất tốt Nhưng sang đến năm 2012 hệ số này lại có sự sụt giảm chỉ còn 0.28 Con số này cho thấy nếu DN này gặp trường hợp rủi ro bất ngờ thì khả năng trả nợ ngay các khoản nợ ngắn hạn thấp.Nguyên nhân vì trong năm này DN đầu tư nhiều vào tài sản cố định đồng thời tận dụng lượng tiền mặt để tăng cường tích trữ hành tồn kho nhắm tránh sự biến động giá nguyên liệu trên thị trường thế giới và tăng cường đầu tư tài chính nên tiền và tương đương tiền giảm gần 1 nửa so với năm 2011 Đồng thời các khoản nợ ngắn hạn của DN cũng tăng mạnh( tăng đến 43.06% so với năm 2011) khiến cho hệ số khả năng thanh toán tức thời có sự sụt giảm nghiêm trọng 1.4.Khả năng thanh toán lãi vay: Ta biết rằng gánh nặng nợ về tài chính mà công ty phải đươngđầu phụ thuộc rất lớn vào khả năng tạo ra dòng tiền để chi tr ảnợ theo yêu cầu hàng năm Lãi vay là một nghĩa vụ tài chính đó vàđược đảm bảo chi trả từ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Do đó để đánh giá khả năng thanh toán nợ trong dài hạn ta cần phân tích hệ số khả năng thanh toán lãi vay - 49 - Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy hệ số khả năng thanh toán lãi vay của DN này rất lớn.DN này rất ít đi vay nợ bên ngoài bên cạnh đó lợi nhuận của công ty cũng rất lớn nên khả năng chi trả lãi vay rất cao Theo kết quả tính toán, năm 2010 hệ số khả năng thanh toán lãi vay là 707 trong khi đó hệ số này năm 2011 đã giảm xuống còn 355 Khả năng thanh toán bằng lãi vay =355 nghĩa là trong năm 2011 DN có 355,0 đồng sẵn sàng dùng để trả cho 1 đồng lãi vay Ta có thể thấy có 1 mức sụt giảm rất lớn so với năm 2010 (năm 2010: chỉ tiêu này là 707), điều này có thể là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và chính sách thắt chặt tín dụng của nhà nước khiến chí phí lãi vay tăng một cách đột biến với tỷ lệ lên đến 132,07% trong khi lợi nhuận trước thuế chỉ tăng nhẹ 16,32%.Tuy nhiên dù sụt giảm lớn nhưng chỉ tiêu này vần ở mức rất cao bỏ xa các đối thủ trong ngành và ảnh hưởng này là nguyên nhân khách quan của tình hình tài chính trong nước và với 1 doanh nghiệp có tỷ lệ vốn chủ cao như VNM thì chi phí lãi vay không chiếm 1 tỷ trọng cao trong tổng chi phí Đồng thời đây cũng là biểu hiện tốt trong việc sử dụng đòn cân nợ có hiệu quả hơn Năm 2012 hệ số này lại tăng mạnh nguyên nhân là do chí phí lãi vay từ ngân hàng và tổ chức khác có sự sụt giảm mạnh.Trong khi lợi nhuận trước thuế tăng 39.68% thì chi phí lãi vay lại giảm 77.65% →Như vậy, thông qua phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn ta nhận thấy khả năng thanh toán của công ty cổ phần sữa Việt Nam có 1 số đặc điểm như sau: • Nhờ có tiềm lực tài chính mạnh, VNM hạn chế sử dụng công cụ đòn bẩy tài chính cho hoạt động kinh doanh Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, thanh toán nhanh và thanh toán tức thì tại thời điểm 31/12/2012 ở mức rất cao và cải thiện đáng kể so với các năm trước, cho thấy trong ngắn hạn VNM không có rủi ro thanh toán • Tuy nhiên điều đó cũng cho thấy VNM chưa sử dụng tốt các nguồn lực tài chính cho hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh Nếu sử dụng tốt hơn các công cu đòn bẩy tài chính tốc độ phát triển của doanh nghiệp này có thể còn cao hơn nữa • Đây có thể là chiến lược phát triển của công ty trong thời kỳ thị trường tài chính bất ổn, các kênh đầu tư khác cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó công ty lựa chọn chiến lược an toàn trong việ c sử dụng vốn để đảm bảo được khả năng thanh toán trong ngắn hạn • Khi phân tích khả năng thanh toán dài hạn, ta thấy nợ vay nhỏ hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu, nguyên nhân là do lãi suất vay trong năm qua là rất cao thế nên các khoản vay dài hạn ,ngắn hạn của công ty là ít - 50 - Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang IV Phân tích giá trị doanh nghiệp 1 Lý thuyết Việc định giá doanh nghiệp thường đặt ra trong những trường hợp như: tăng vốn, sáp nhập hoặc giải thể doanh nghiệp, thanh lý doanh nghiệp Nhất là trong trường hợp mua bán hay sáp nhập, việc định giá của một công ty để quyết định mua là một khâu rất quan trọng Thông thường cả hai bên trong thương vụ mua bán hay sáp nhập đều có cách đánh giá khác nhau về giá trị của doanh nghiệp bị mua Bên bán có khuynh hướng định giá doanh nghiệp mình ở mức cao nhất có thể, trong khi bên mua sẽ có gắng trả giá thấp nhất trong khả năng Để đưa ra một mức giá công bằng và được chấp nhận bởi cả hai bên, người ta đưa ra nhiều phương pháp phù hợp để định giá doanh nghiệp 1.1 Nguyên tắc định giá doanh nghiệp Định giá doanh nghiệp là việc xem xét, phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp, hay nói cách khác đó là việc xác định giá cả của doanh nghiệp Đây là việc đánh giá thuần tuý giá trị doanh nghiệp căn cứ vào giá trị sử dụng, giá trị hiện tại cũng như cung cầu trên thị trường trên cơ sở trạng thái tài chính doanh nghiệp Giá trị của doanh nghiệp lúc này được xem xét thông qua giá trị cổ phần Ở nước ta, thị trường này mới hình thành với sự tham gia của một số công ty cổ phần có quy mô lớn, trong khi đó số lượng lớn các doanh nghiệp hiện nay là doanh nghiệp vừa và nhỏ Hơn nữa, việc định giá này chỉ quan tâm đến hiệu quả tài chính, theo yêu cầu của nhà đầu tư hơn là nhà quản trị Và rõ ràng nó không quan tâm đến hiệu quả thật sự của doanh nghiệp Do vậy thị trường này chưa thể là một cơ sở tin cậy cho việc đinh giá Việc định giá có thể bằng nhiều tài liệu như bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh, bảng báo cáo thuyết minh tài chính Ngoài ra, các tài liệu dự đoán cũng được xem như nguồn tài liệu quan trọng để định giá doanh nghiệp 1.2 Định giá trên cơ sơ bảng cân đối kế toán Theo cách nhìn đơn giản, giá trị của doanh nghiệp chính là tài sản của doanh nghiệp Do vậy, các số liệu để định giá doanh nghiệp là giá trị của các thành phần trong sổ sách kế toán cũng như trên bảng cân đối kế toán Trong trường hợp sổ sách kế toán phản ánh không chính xác hoặc giá phí lịch sử của tài sản quá khác xa với giá trị hiện tại của nó thì nên kiểm kê mọi tài sản và công nợ của doanh nghiệp rồi tiến hành định giá và điều chỉnh các giá trị tương ứng Đánh giá giá trị theo sổ sách kế toán - 51 - Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang Giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá trị của toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm đánh giá sau khi trừ các khoản nợ phải trả Giá trị này còn được gọi là giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp Hiển nhiên tài sản này phải ngang bằng với toàn bộ tài sản doanh nghiệp đã tạo được suốt trong quá trình kinh doanh trong quá khứ mà hiện còn tồn tại sau khi đã trừ đi các khoản nợ tồn đọng vào thời điểm đinh giá Đây là quan điểm tĩnh, được thể hiện bằng công thức sau: Giá trị doanh nghiệp = Tổng tài sản – Nợ phải trả 1.3 Định giá dựa trên cơ sở báo cáo kết quả kinh doanh Theo phương pháp này, định giá doanh nghiệp phải chú ý đến lợi thế kinh doanh thông qua lợi nhuận, tỉ suất lợi nhuận của các năm trước khi định giá và việc dự kiến lợi nhuận tương lai của doanh nghiệp Do vậy, có thể xem xét tài sản theo hướng tài sản tài chính, có nghĩa là giá trị mà người đầu tư có thể và chuẩn bị trả khi mua tài sản để đạt được một kết quả, hiệu quả nào đó mà họ dự kiến đạt được Cách tiếp cận này có tính chất “động” hơn phương pháp trước Định giá dựa trên cơ sở lợi nhuận quá khứ và lợi nhuận tương lai Định giá theo lợi nhuận quá khứ và tương lai, thực chất là việc hiện tại hóa lợi nhuận dự đoán trong tương lai trên cơ sở lợi nhuận quá khứ Như vậy, kết quả nếu ta khảo sát lợi nhuận trong việc dự đoán này là lợi nhuận sau thuế thì giá trị của doanh nghiệp (V) sẽ là: V= Trong đó n LN n LN 1 LN 2 LN i + + + =∑ (1 + r ) (1 + r ) 2 (1 + r ) n i =1 (1 + r ) i LN 1,i,n : là lợi nhuận dự đoán sau năm thứ nhất, thứ i, thứ n n: là tuổi thọ dự tính của doanh nghiệp 1.4 Định giá bằng phương pháp hỗn hợp Phương pháp này thường được sử dụng trong thực tiễn trên cơ sở sử dụng đồng thời cả hai phương pháp trên, nó khắc phục các nhược điểm của phương pháp đánh giá theo tài sản và theo hiệu quả Giá trị tổng thể của doanh nghiệp là trung bình số học giữa giá trị tài sản và giá trị năng suất theo công thức sau: V = GTtheoBCĐKT + GTtheoBCKQKD 2 - 52 - Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang Trong đó các giá trị này được xác định theo các phương pháp định giá trên, trên cơ sở của BCĐKT và báo cáo kết quả kinh doanh Có thể xem xét cách đánh giá này dưới một dạng khác: V = 1 LN   GTtheoBCĐKT +  2 r  với r là tỷ lệ vốn hóa lợi nhuận 2 Áp dụng Các nhà đầu tư thường mua và bán các cổ phần Trong khi đó, các công ty có thể mua và bán cả một doanh nghiệp Hiện nay ở nước ta, nhất là đối với các doanh nghiệp Nhà Nước, việc xác định giá trị doanh nghiệp hầu như ít được quan tâm, có chăng chỉ khi sáp nhập, giải thể hoặc cổ phần hoá doanh nghiệp thì việc xác định giá trị mới được tiến hành, và chủ yếu cũng là cũng là định giá tài sản doanh nghiệp 2.1 Định giá trên cơ sở bảng cân đối kế toán theo phương pháp đánh giá theo giá trị trên sổ sách kế toán BẢNG: GIÁ TRỊ CÔNG TY SỮA VINAMILK DỰA TRÊN BCĐKT (ĐVT: TỶ ĐỒNG) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1 Giá trị kế toán của tài sản 10.763 15.564 19.752 2 Nợ phải trả 2.806 3.152 4.358 3 Giá trị doanh nghiệp (1-2) 7.957 12.412 15.394 4 Tốc độ tăng trưởng liên hoàn 156% 124,03% Bảng phân tích trên cho thấy, giá trị của công ty sữa Vinamilk trong ba năm qua là tương đối tốt vì có xu hướng liên tục gia tăng Cụ thể như sau: • Năm 2010 - Năm 2011: Giá trị doanh nghiệp năm 2011 tăng so với năm 2010 là 4.455 tỷ đồng (tương ứng với tỉ lệ tăng là 56%) Nguyên nhân là do giá trị kế toán tài sản của công ty năm 2011 tăng 4.801 tỷ đồng so với năm 2010 (tương ứng với tỉ lệ tăng là 44,61%) đồng thời nợ phải trả của công ty cũng tăng lên 346 tỷ đồng (tương ứng với tỉ lệ tăng là 12,33%) Nhưng nhận thấy mức tăng của giá trị kế toán tài sản của công ty lớn hơn so với nợ phải trả nên dẫn đến giá trị doanh nghiệp tăng lên • Năm 2011 - Năm 2012: Giá trị doanh nghiệp năm 2012 tăng so với năm 2011 là 2.982 tỷ đồng (tương ứng với tỉ lệ tăng là 24,03%) Nguyên nhân là do giá trị kế toán tài sản của công ty năm 2011 tăng 4.188 tỷ đồng so với năm 2010 (tương ứng với tỉ lệ tăng là 12,91%) đồng thời nợ phải trả của công ty cũng tăng lên 1.206 tỷ - 53 - Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang đồng (tương ứng với tỉ lệ tăng là 38,26%) Nhưng nhận thấy mức tăng của giá trị kế toán tài sản của công ty lớn hơn so với nợ phải trả nên dẫn đến giá trị doanh nghiệp tăng lên  Đánh giá: Đây là dấu hiệu tích cực đối với người chủ sở hữu của công ty 2.2 Định giá dựa trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo phương pháp định giá dựa trên cơ sở lợi nhuận quá khứ và lợi nhuận tương lai BẢNG: KẾT QUẢ DỰ TOÁN (ĐVT: TỶ ĐỒNG) Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Doanh thu thuần 32.761 39.495 47.110 54.463 61.802 Lợi nhuận trước thuế 11.215 13.478 16.236 18.689 21.293 Lợi nhuận sau thuế 6.315 7.657 9.635 11.517 13.556 Với chi phí vốn của công ty là r = 10% thì giá trị của công ty sữa Vinamilk vào cuối năm 2012 là hiện giá của lợi nhuận sau thuế dự toán trong 5 năm đến, chiết khấu theo tỉ lệ 10% là: V= 6.315 1 + 0,1 + 7.657 (1 + 0,1) 2 + 9.635 (1 + 0,1) 3 + 11.517 (1 + 0,1) 4 + 13.556 (1 + 0,1) 5 = 35.591 tỷ đồng 2.3 Định giá bằng phương pháp hỗn hợp Dựa trên giá trị công ty sữa Vinamilk theo bảng cân đối kế toán và theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta tính được giá trị của công ty vào cuối năm 2012 là: V= 7.957 + 35.591 = 21.774 tỷ đồng 2 V/ Các biện pháp khắc phục: Như chúng ta đã thấy khả năng hoạt động về mọi mặt của Vinamilk duy trì ở trạng thái lành mạnh • Một số dự án ngoài lĩnh vực sữa đã được xem xét và thanh lý với mức lợi nhuận hợp lý, đóng góp làm tăng cường dòng ngân lưu của Vinamilk cho các hoạt động kinh doanh chính qua mỗi năm • Hầu hết các dự án đầu tư lớn đều được quản lý tốt và theo đúng kế hoạch đã đề ra để tăng năng lực sản xuất của Vinamilk, nhằm đáp ứng được nhu cầu sản phẩm tăng rất nhanh của thị trường • Các chỉ số cơ bản về tình hình công nợ, vốn vay, tính thanh khoản, hiệu quả sử dụng tài sản, trích lập dự phòng, vốn chủ sở hữu đều đạt chuẩn cao - 54 - ... II Phân tích hiệu hoạt động cơng ty sữa Vinamilk Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản - 16 - Phân tích báo cáo tài cơng ty VINAMILK- Nhóm GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang Đối với hiệu suất sử dụng tài. .. giảm B Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh Cơng Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam -Vinamilk: I ,Phân tích cấu tài sản cơng ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk 1 .Phân tích khái quát cấu tài sản công ty cổ.. .Phân tích báo cáo tài cơng ty VINAMILK- Nhóm GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang Tài liệu tham khảo: Báo cáo tài hợp Cơng Ty Cổ Phần Sữa Việt NamVinamilk ngày 31/12/2010, 31/12 /2011, 31/12/2012

Ngày đăng: 31/08/2014, 09:42

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. Lịch sử hình thành và đặc điểm chung của công ty Vinamilk

  • II. Phạm vi phân tích

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan