đánh giá chất lượng và một số biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo an toàn ở trường cao đẳng nghề dầu khí vũng tàu

107 659 0
đánh giá chất lượng và một số biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo an toàn ở trường cao đẳng nghề dầu khí vũng tàu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  Lê Thùy Dung ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO AN TOÀN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DẦU KHÍ VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM CẢNH HUY Hà Nội – Năm 2012 Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 6 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI 6 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 7 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 8 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 8 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 10 1.1. CHẤT LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ 10 1.1.1 Chất lượng 10 1.1.2 Chất lượng dịch vụ 11 1.1.2.1 Khái niệm dịch vụ 11 1.1.2.2 Đặc điểm của dịch vụ 13 1.1.2.3 Chất lượng dịch vụ 14 1.1.2.4 Các nhân tố cơ bản quyết định chất lượng dịch vụ 15 1.1.2.5 Các mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ 16 1.2. KHÁI NIỆM ĐÀO TẠO, ĐẶC ĐIỂM ĐÀO TẠO VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO 19 1.2.1 Khái niệm đào tạo 19 1.2.2 Đặc điểm đào tạo 20 1.2.3 Chất lượng đào tạo 21 1.2.3.1 Định nghĩa chất lượng đào tạo 21 1.2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo 21 1.2.4 Đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo 24 1.2.5 Quản lý chất lượng đào tạo và các phương pháp quản lý chất lượng đào tạo 28 1.2.4.1 Quản lý chất lượng đào tạo 28 1.2.4.2 Một số phương pháp quản lý chất lượng đào tạo 30 1.2.4.3. Các phương hướng nâng cao chất lượng đào tạo theo nhu cầu 34 1.3 MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO AN TOÀN-MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DẦU KHÍ 35 1.2.1 Mô hình nghiên cứu 35 1.2.2 Các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu 39 Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung 2 1.2.3 Phương pháp nghiên cứu 39 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO AN TOÀN – MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DẦU KHÍ VŨNG TÀU 41 2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DẦU KHÍ 41 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 41 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức 43 2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ 43 2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức 44 2.2 GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO AN TOÀN MÔI TRƯỜNG CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DẦU KHÍ 47 2.2.1 Thông tin chung 47 2.2.2 Quá trình hoạt động và phát triển dịch vụ đào tạo an toàn – môi trường ở trường Cao Đẳng Nghề Dầu Khí 48 2.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO TẠI TRUNG TÂM AN TOÀN – MÔI TRƯỜNG CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DẦU KHÍ 50 2.3.1 Chương trình và phạm vi đào tạo 51 2.3.2 Cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy 53 2.3.3 Đội ngũ giáo viên 55 2.4 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO AN TOÀN – MÔI TRƯỜNG TẠI TRUNG TÂM AN TOÀN – MÔI TRƯỜNG CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DẦU KHÍ 61 2.4.1 Tiến hành đánh giá 61 2.4.1.1 Phương pháp thực hiện 61 2.4.1.2 Xây dựng bảng câu hỏi 64 2.4.2 Phân tích dữ liệu nghiên cứu 70 2.4.2.1 Mô tả mẫu 70 2.4.2.2 Đánh giá và kiểm định thang đo: 71 2.4.2.3 Phân tích nhân tố 74 2.4.2.4 Phân tích hồi quy 80 2.4.3 Kết luận, đánh giá kết quả phân tích: 82 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO AN TOÀN – MÔI TRƯỜNG CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DẦU KHÍ VŨNG TÀU 89 3.1 TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG GIẢI PHÁP 89 Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung 3 3.2 ĐỊNH HƯỚNG ĐẢM BẢO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DẦU KHÍ NÓI CHUNG VÀ TRUNG TÂM AN TOÀN – MÔI TRƯỜNG NÓI RIÊNG 90 3.3 M CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO AN TOÀN – MÔI TRƯỜNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DẦU KHÍ 93 3.3.1 Đổi mới phương pháp quản lý đội ngũ giáo viên 93 3.3.2 Đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo 97 3.3.3 Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập 100 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 104 Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU 1. Bảng 1.1: Thang đo SERVQUAL 2. Hình 1.1: Những nhân tố chính trong mô hình đánh giá chất lượng đào tạo của Schomberg 3. Hình 1.2 : Đánh giá chất lượng đào tạo theo đầu vào – quá trình – đầu ra 4. Hình 1.3: Mô hình hệ thống đánh giá chất lượng theo hệ thống Châu Âu 5. Hình 1.4: Khung nghiên cứu của đề tài 6. Bảng 2.1: Các khóa đào tạo an toàn – môi trường ở Trung tâm 7. Bảng 2.2: Bảng phân phối giáo viên trong các khoa 8. Bảng 2.3: Trình độ đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy 9. Bảng 2.4: Phương pháp nghiên cứu 10. Bảng 2.5: Nhu cầu thông tin và nguồn thông tin cho nghiên cứu 11. Bảng 2.6: Kết quả phân tích mô tả mẫu 12. Bảng 2.7a: hệ số Cronbach Alpha các nhóm biến 13. Bảng 2.7b: hệ số Cronbach Alpha các nhóm biến sau khi loại bỏ biến cldtao16 14. Bảng 2.8: kết quả KMO and Barlett’ Test 15. Bảng 2.9: Eigenvalues và số lượng nhân tố chất lượng dịch vụ đào tạo 16. Bảng 2.10: nhóm nhân tố chất lượng dịch vụ đào tạo 17. Bảng 2.11: Cronbach Alpha các nhân tố mới 18. Bảng 2.12: KMO and Barlett’s Test cho thang đo chất lượng đào tạo 19. Bảng 2.13: Eigenvalues và số lượng nhân tố chất lượng đào tạo 20. Bảng 2.14: KMO and Barlett’s Test cho thang đo mức độ hài lòng của học viên 21. Bảng 2.15: Eigenvalues và số lượng nhân tố mức độ hài lòng của học viên 22. Bảng 2.16: Mô tả, mã hóa các biến đại diện và xếp hạng trung bình các nhân tố 23. Bảng 2.17 : Kết quả phân tích hồi quy đa biến Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung 5 24. Bảng 2.18 : Kết quả hồi quy đơn biến 25. Bảng 2.19: Kết quả phân tích thống kê mô tả Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung 6 MỞ ĐẦU LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI Ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ và chiếm vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Con người và thiết bị hoạt động trong lĩnh vực này đòi hỏi phải có độ tin cậy cao và độ an toàn tuyệt đối. Chính vì vậy mà theo thông lệ quốc tế: Tất cả các kỹ sư, công nhân và nhân viên làm việc trong ngành dầu khí đều phải trải qua các khóa huấn luyện về an toàn và môi trường. Đặc biệt là đối với những người làm việc trên các giàn khoan, thực hiện các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm dầu khí đòi hỏi phải có độ an toàn cao, trình độ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến hiện đại. Nếu không có chứng chỉ an toàn đạt tiêu chuẩn quốc tế thì người lao động không được các nhà thầu chấp nhận làm việc ở các vị trí nêu trên. Mặt khác, đào tạo an toàn được lặp lại từng 2 năm và số người cần đào tạo hàng năm bằng 1/2 số lượng lao động của Tổng Công ty, bao gồm các lĩnh vực: - An toàn môi trường cơ bản: 35%; - An toàn trên biển: 30%; - An toàn trong các nhà máy: 30%; - Môi trường: 5% Với mục tiêu hướng tới trang bị kiến thức An toàn – môi Trường cơ bản cho toàn bộ CB-CNV làm việc trong ngành Dầu khí, năm 1993, trường Trường Cao Đẳng Nghề Dầu Khí thành lập Trung tâm Đào tạo An toàn – Môi trường tại số 120, đường Trần Phú, Bãi Dâu, TP. Vũng Tàu nhằm đáp ứng các nhu cầu về đào tạo an toàn và môi trường cho ngành công nghiệp dầu khí và các ngành công nghiệp khác. Trong hệ thống đào tạo ở Việt Nam, công tác đào tạo huấn luyện về an toàn môi trường trong hoạt động dầu khí được xem là một lĩnh vực đặc thù không giống các loại Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung 7 hình đào tạo khác. Công tác đào tạo an toàn được các công ty nhà thầu rất chú trọng, thường xuyên đánh giá, kiểm tra và đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên chuyên ngành, tài liệu, thiết bị và phương pháp huấn luyện. Do đó, việc đánh giá chất lượng đào tạo an toàn môi trường ở cơ sở trường Cao Đẳng Nghề Dầu Khí là thực sự cần thiết, không chỉ giúp cho nhà trường nhận ra các thiếu sót trong công tác đào tạo mà còn thể hiện cho học viên thấy rằng nhà trường thực sự quan tâm tới họ và mong muốn tìm ra những cách thức tối ưu nâng cao chất lượng đào tạo an toàn môi trường ở trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các nhà thầu. Có như vậy thì trường mới có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt và ngày càng phát triển trong tương lai. Xem đào tạo là một hình thức dịch vụ nên học viên sử dụng dịch vụ đào tạo cũng được xem là khách hàng, do đó những nghiên cứu nhắm vào việc nâng cao giá trị cảm nhận của khách hàng hay nhắm đến mục tiêu hoàn thiện tối đa dịch vụ vì khách hàng là thực sự cần thiết và hợp lý. Nhất là trong khung cảnh cạnh tranh đào tạo trong nền kinh tế thị trường khốc liệt này. Với những lý do nêu trên, đề tài “Đánh giá chất lượng và một số biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo an toàn môi trường ở trường Cao Đẳng Nghề Dầu Khí Vũng Tàu” được hình thành trong nghiên cứu này. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm: 1. Xác định những yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ đào tạo an toàn môi trường của trường Cao Đẳng Nghề Dầu Khí Vũng Tàu. 2. Đo lường mức độ tác động của của các yếu tố này lên chất lượng dịch vụ dịch vụ đào tạo an toàn môi trường của trường Cao Đẳng Nghề Dầu Khí Vũng Tàu. 3. Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo an toàn môi trường của trường Cao Đẳng Nghề Dầu Khí Vũng Tàu. Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung 8 PHẠM VI NGHIÊN CỨU Thời gian thực hiện: Hoàn thành trước 30/10/2012 Đối tượng nghiên cứu: các khách hàng tham gia khóa học đào tạo an toàn ở trường Cao Đẳng Nghề Dầu Khí Vũng Tàu Không gian nghiên cứu: Khoa An toàn – Môi trường, trường Cao Đẳng Nghề Dầu Khí Vũng Tàu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp, bao gồm:  Phương pháp nghiên cứu lý định tính: Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại tài liệu nhằm xây dựng cơ sở lý luận đề tài nghiên cứu.  Phương pháp nghiên cứu định lượng: Điều tra khảo sát bằng phiếu câu hỏi theo mẫu lựa chọn đối với học viên đã tham gia các khóa học về an toàn – môi trường ở khoa an toàn – môi trường thuộc trường Cao Đẳng Nghề Dầu Khí và thu thập thêm các thông tin có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.  Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng để xử lý các kết quả khảo sát. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và ứng dụng vào đánh giá cho Trường Cao đẳng nghề Dầu khí, trên cơ sở đó có thể đưa ra được những biện pháp thích hợp nhằm cải thiện chất lượng đào tạo hiện tại, nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo của trường. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI - Phần mở đầu và kết luận - Đề tài gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung 9 Chương II: Đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo an toàn – môi trường ở trường Cao Đẳng Nghề Dầu Khí Chương III: Biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo an toàn – môi trường ở trường Cao Đẳng Nghề Dầu Khí [...]... chất lượng đào tạo chúng ta có đề xuất ra một thang bậc chất lượng đào tạo theo năng lực để làm cơ sở khoa học cho việc tổ chức đào tạo có chất lượng bao hàm các khâu: 1/ Xây dựng mục tiêu và chương trình đào tạo 2/ Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo 3/ Chọn phương pháp dạy và học 4/ Chọn phương pháp và nội dung kiểm tra đánh giá 5/ Tiến hành kiểm định và đánh giá chất lượng đào tạo 1.2.5 Quản lý chất. .. số lượng học viên nhà trường nhận đào tạo sẽ giảm 1.2.3 Chất lượng đào tạo 1.2.3.1 Định nghĩa chất lượng đào tạo Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (2004), “ Chất lượng đào tạo được hiểu là một tiêu thức phản ánh các mức độ của kết quả hoạt động Giáo dục và Đào tạo có tính liên tục từ khởi đầu quá trình đào tạo đến kết thúc quá trình đó” 1.2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo Chất lượng đào. .. Quản lý chất lượng đào tạo và các phương pháp quản lý chất lượng đào tạo 1.2.4.1 Quản lý chất lượng đào tạo Đào tạo là một lĩnh vực bao gồm các vấn đề mà một nhà trường thường làm và bằng cách đó nhà trường cung cấp kiến thức và giáo dục học viên Đây là công việc kết nối mục tiêu đào tạo, các chính sách liên quan đến chuẩn mực và bằng cấp mà nhà trường đào tạo, thiết kế chương trình đào tạo và thực hiện... trình nâng cao chất lượng đào tạo 1.2.4.2 Một số phương pháp quản lý chất lượng đào tạo Đào tạo được coi là một loại hình dịch vụ nên các phương pháp được áp dụng trong quản lý chất lượng sản phẩm cũng có thể áp dụng để quản lý chất lượng đào tạo Sau đây luận văn xin được đi sâu phân tích về các phương pháp quản lý chất lượng được áp dụng riêng trong lĩnh vực đào tạo (1) Phương pháp kiểm soát chất lượng. .. trọng nhất Các chỉ số về đầu vào, quá trình của hệ thống đều là các cấu thành có tầm quan trọng như nhau trong việc xác định chất lượng của một nhà trường Sau đây, luận văn xin đi sâu phân tích các phương pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo nhu cầu của nhà Trường 1.2.4.3 Các phương hướng nâng cao chất lượng đào tạo theo nhu cầu Một số phương hướng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo nhu cầu... hoạch được tiến hành trong và ngoài nhà trường và được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo ra sự tin tưởng thỏa đáng rằng các hoạt động và sản phẩm đào tạo sẽ thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu về chất lượng đào tạo (3) Phương pháp quản lý chất lượng theo ISO 9000:2000 Với quan điểm các cơ sở đào tạo là một loại hình dịch vụ xã hội, một số nước đã và đang áp dụng mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO... điểm bắt đầu và không có điểm kết thúc - Nâng cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụ của tất cả các thành viên trong một trường học trong đó Ban Giám Hiệu giữ vai trò quyết định thành công hay thất bại của chương trình đã đề ra - Nâng cao chất lượng đào tạo được thể hiện thông qua một hệ thống quản lý công khai và minh bạch - Kết quả của chương trình nâng cao chất lượng phải được đo lường và đánh giá qua 29... quan đến giảng dạy, phương pháp đánh giá, kiểm tra, giám sát, cho điểm cùng với các quy trình đánh giá liên quan khác “Quản lý chất lượng đào tạo là quá trình tổ chức thực hiện có hệ thống các biện pháp quản lý toàn bộ quá trình đào tạo nhằm đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu người sử dụng lao động” (Trần Khánh Đức, 2007) 28 Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung Quản lý chất lượng. .. lượng đào tạo là một lĩnh vực rộng lớn và bao gồm nhiều mảng đa dạng trong việc quản lý của nhà trường Một cách tổng quát, ta có thể hiểu quản lý chất lượng đào tạo là quá trình nghiên cứu và phân tích thực trạng công tác đào tạo nhằm đưa ra các quyết định để nâng cao chất lượng đào tạo Như vậy, quản lý chất lượng đào tạo có hai chức năng cơ bản sau: Thứ nhất, đó là chức năng ổn định, duy trì chất lượng. .. (Management by Objective) và quản trị theo quá trình (Management by Proces) (4) Phương pháp quản lý chất lượng tổng thể (TQM) trong giáo dục và đào tạo Đây là mô hình quản lý toàn bộ quá trình đào tạo để đảm bảo chất lượng các cấp từ đầu vào, quá trình và đầu ra, kết quả đào tạo và khả năng thích ứng về lao động và việc làm Mô hình quản lý chất lượng tổng thể TQM được áp dụng trước hết ở các cơ sở . II: Đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo an toàn – môi trường ở trường Cao Đẳng Nghề Dầu Khí Chương III: Biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo an toàn – môi trường ở trường Cao Đẳng Nghề Dầu Khí Luận. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  Lê Thùy Dung ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO AN TOÀN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DẦU KHÍ VŨNG TÀU LUẬN. tạo an toàn môi trường của trường Cao Đẳng Nghề Dầu Khí Vũng Tàu. 3. Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo an toàn môi trường của trường Cao Đẳng Nghề Dầu Khí Vũng Tàu. Luận Văn

Ngày đăng: 31/08/2014, 05:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan