CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP: TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP CỦA TRUNG QUỐC

22 674 1
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP: TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP CỦA TRUNG QUỐC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP: TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP CỦA TRUNG QUỐC. Để tìm hiểu về việc công bố thông tin về môi trường của các doanh nghiệp, bài viết này xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin môi trường của doanh nghiệp trên cơ sở lý thuyết của các bên liên quan, và đưa ra một quan sát thực nghiệm về các doanh nghiệp Trung Quốc đã được niêm yết.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN MÔN HỌC: KINH TẾ MÔI TRƯỜNG ĐỀ TÀI CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP: TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP CỦA TRUNG QUỐC GVHD: TS. Nguyễn Hữu Dũng Thành viên tham gia: Lê Thị Liên Đinh Thị Tâm Trần Cẩm Linh Lớp: Cao học kinh tế phát triển Đêm – K21 TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2012 TÓM TẮT Để tìm hiểu về việc công bố thông tin về môi trường của các doanh nghiệp, bài viết này xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin môi trường của doanh nghiệp trên cơ sở lý thuyết của các bên liên quan, và đưa ra một quan sát thực nghiệm về các doanh nghiệp Trung Quốc đã được niêm yết. Mức độ công bố thông tin môi trường của các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay ở Trung Quốc rất thấp. Gần 40% trong tổng số mẫu không có dữ liệu môi trường và vấn đề này được xác định rõ trong việc phân tích thông tin được công bố. Trong điều kiện hiện nay, chiến lược công bố thông tin môi trường của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng sự quan tâm của Chính phủ. Sự nổ lực đáng kể của các doanh nghiệp trong việc công bố thông tin môi trường là tương đối nhạy cảm và phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp. Về vai trò giữa các bên liên quan, yếu tố cổ đông và chủ nợ doanh nghiệp được thử nghiệm trong nghiên cứu này tác động đến EID còn rất yếu. Một khám phá thú vị khác trong nghiên cứu này, các doanh nghiệp được chọn mẫu công bố thông tin về môi trường của mình. Các doanh nghiệp hoạt động ven biển Đông, nơi mà kinh tế khá phát triển thì có khả năng công bố thông tin về khí thải môi trường hơn so với các doanh nghiệp ở khu vực khác. Các doanh nghiệp có hiệu suất hoạt động tốt, thì việc công bố thông tin về đầu tư và chi phí kiểm soát ô nhiễm thì thuận lợi và dễ dàng hơn. Mối quan ngại của các bên liên quan về vấn đề môi trường của doanh nghiệp được thúc đẩy khuyến khích nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Trung Quốc chủ động hơn trong việc công bố thông tin môi trường nhằm cải thiện chất lượng môi trường xung quanh doanh nghiệp. 1. Giới thiệu Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh và liên tục, chủ yếu do lượng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng mang lại, đã gây tác động xấu đến môi trường. Các công cụ lập pháp và hành chính của Chính phủ đóng vai trò quan trọng để điều chỉnh hành vi về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp.Tuy nhiên, do khuôn khổ pháp lý về môi trường hiện tại và năng lực thực thi pháp luật bộc lộ nhiều yếu kém, nhiều doanh nghiệp hoạt động thể hiện sự không thân thiện với môi trường. Cơ quan môi trường quốc gia đang nỗ lực để phát triển các phương pháp tiếp cận mới nhằm khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động thân thiện hơn với môi trường. Theo đó, dựa trên một số thị trường ưu đãi, như bảo hiểm tín dụng xanh và bảo hiểm xanh bước đầu được triển khai. Hơn nữa, việc tiếp cận các thông tin môi trường của doanh nghiệp dễ dàng tạo điều kiện thu hút sự quan tâm của các tổ chức xã hội đồng thời tạo rào cản đối với các doanh nghiệp có công nghệ lạc hậu và khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường. Chiến lược quản lý môi trường có thể được thực hiện bằng cách gắn kết giữa các bên liên quan, việc công bố thông tin môi trường doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với trách nhiệm phủ xanh của doanh nghiệp. Phụ thuộc vào cách thức thông tin được chuyển tải, việc công bố thông tin môi trường doanh nghiệp (EID) có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như chứng nhận của sản phẩm, của các doanh nghiệp, quy trình và quy trình quản lý của bên thứ ba, hoặc bằng cách tự báo cáo mà không có đánh giá tổng quan, hoặc bằng cách cung cấp dữ liệu với một vài lời giải thích và dự báo. EID dựa trên sự tự nguyện của các doanh nghiệp, bao gồm báo cáo môi trường, công bố bởi các công ty, nhìn chung là chưa được kiểm toán ở các nước đang phát triển. Việc công bố thông tin môi trường doanh nghiệp ở Trung Quốc mới chỉ là bước đầu, việc công bố không mang tính bắt buộc. Tuy nhiên, một vài tập đoàn lớn ở Trung Quốc (PetroChiNa, Sinopec, Bao Steel) đã xuất bản các báo cáo hàng năm với nội dung bảo vệ môi trường bền vững và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Mặt khác, từ năm 2011, các doanh nghiệp nộp đơn xin niêm yết trên thị trường phải chỉ ra các tác động tiêu cực đến môi trường từ hoạt động của doanh nghiệp trong bản báo cáo bạch. Một chương trình đánh giá đã được khởi xướng trên toàn quốc vào năm 2005, phân loại các tác động môi trường của doanh nghiệp thành 5 cấp bậc khác nhau được thể hiện bằng các màu sắc khác nhau và cho thấy một bức tranh tổng thể về các tác động môi trường của các doanh nghiệp. EID góp phần giúp doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội của mình về việc phủ xanh và làm sạch môi trường tuy nhiên trên thực tế đa số các báo cáo môi trường có nội dung kém chất lượng và không rõ ràng nhất là trên cơ sở tự giác công bố. Để giúp cho các doanh nghiệp nhận thức đúng đắn về việc công bố thông tin môi trường doanh nghiệp, bài viết này nhằm mục đích xác định các yếu tố tác động đến việc công bố thông tin môi trường doanh nghiệp và minh họa bằng ví dụ cụ thể là các doanh nghiệp Trung Quốc được niêm yết. 2. Tổng quan tài liệu Về các yếu tố tác động đến việc công bố thông tin môi trường doanh nghiệp, chúng được xem như là các hoạt động có liên quan đến môi trường của doanh nghiệp, và chúng có thể được nhóm lại thành các yêu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài, các nhà nghiên cứu chưa khẳng định nhóm nào là chiếm ưu thế. Một số điểm nhấn của các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như các quy định, cơ chế cạnh tranh và áp lực từ các tổ chức phi chính phủ. Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, năng lực học tập cũng tác động đến khả năng tổ chức quản lý môi trường phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu thực nghiệm kiểm tra sự xuất hiện của EID có thể chia thành ba loại. Một là quan sát số lượng và chất lượng các nội dung của thông tin môi trường được công bố. Xem xét các báo cáo hàng năm của 127 doanh nghiệp được niêm yết trong thời gian 1992-2002 ở Trung Quốc, và thấy rằng thông tin môi trường là khá hạn chế và chung chung. Các doanh nghiệp có xu hướng cung cấp những thông tin môi trường có lợi cho hoạt động của mình. Loại nghiên cứu thực nghiệm thứ hai là phân tích các mối quan hệ giữa số lượng thông tin môi trường công bố và các yếu tố, sự kiện có liên quan. Bằng chứng từ những tài liệu môi trường được tiết lộ này chủ yếu là ở các nước phương Tây, cho rằng sự tự nguyện tiết lộ thông tin môi trường của doanh nghiệp tăng theo quy mô doanh nghiệp và các thành viên trong ngành công nghiệp môi trường nhạy cảm như dầu khí, hóa chất và các sản phẩm giấy.v.v. Số lượng các cuộc công bố thông tin môi trường doanh nghiệp được phát hiện tăng lên đáng kể theo sau các sự kiện tiêu cực về môi trường như tràn dầu và thiên tai, hoặc dưới sự cưỡng chế của cơ quan bảo vệ môi trường. Theo nghiên cứu trường hợp ở Canada, các yếu tố liên quan đến việc công bố thông tin môi trường được phát hiện là được phổ biến rộng rãi ở các doanh nghiệp với các phương tiện thông tin được bảo hộ hơn là mang tính chính trị. Trong bối cảnh ở Pháp, Cormier và Magna cho thấy chi phí sở hữu (đòn bẩy, lợi nhuận) và chi phí thông tin là yếu tố quyết định quan trọng của báo cáo môi trường trong chiến lược của một doanh nghiệp. Ví dụ Đức cho thấy những rủi ro, quyền sở hữu, độ tuổi tài sản cố định, quy mô doanh nghiệp cũng như quy trình doanh nghiệp xác định mức độ của việc công bố môi trường trong một năm. Mặc dù kết quả vẫn còn gây tranh cãi, nhóm thứ ba nghiên cứu khám phá các mức độ công bố về môi trường có liên quan đến hoạt động môi trường của doanh nghiệp. Kết quả là, Freedman và Jaggi kết luận rằng việc công bố thông tin môi trường không thể được sử dụng như là một giấy ủy quyền cho hoạt động môi trường. Tuy nhiên, gần như tất cả các nghiên cứu phát triển lý thuyết và phân tích thực nghiệm đã được tiến hành ở các nền kinh tế phát triển trong khi việc phân tích định lượng còn hạn chế ở các nước đang phát triển như Trung Quốc. Nghiên cứu này được nhóm vào loại thứ 2 được đề cập ở trên và nội dung nghiên cứu là nghiên cứu việc công bố thông tin môi trường doanh nghiệp trên cơ sở mở rộng phạm vi nghiên cứu của một công trình nghiên cứu trước đây trong bối cảnh của một nước đang phát triển. Một khung phân tích các yếu tố quyết định là cơ sở để doanh nghiệp công bố thông tin môi trường phù hợp với đặc điểm của mình. Bao gồm thông tin tài chính và phi tài chính. 3. Phát triển khung phân tích và giả thuyết nghiên cứu 3.1. Khái niệm cơ bản về lý thuyết giữa các bên liên quan Dựa trên lý thuyết kinh tế bị phản đối vì tập trung vào lợi ích cá nhân và tối đa hóa sự giàu có là không phù hợp trong quan điểm về tầm quan trọng của môi trường như là một lợi ích công cộng. Từ đó về sau, quan điểm kinh tế chính trị, bao gồm cả lý thuyết bên tham gia và lý thuyết tính hợp pháp, được xem như là các quan điểm lý thuyết chủ đạo cho việc phân tích các EID. Lý thuyết các bên liên quan khẳng định sự tồn tại của tổ chức đòi hỏi sự hỗ trợ của các bên liên quan và sự chấp thuận phải được tìm kiếm. 3.2. Khung phân tích và giả thuyết nghiên cứu Như đã giải thích ở trên, sự thành công của một doanh nghiệp dựa trên việc quản lý mối quan hệ với các bên liên quan của nó như là một tổng thể. Nếu một doanh nghiệp tin rằng các bên liên quan bên ngoài của nó là quan tâm nhiều hơn đến vấn đề môi trường, doanh nghiệp sẽ có thêm động lực công bố thông tin liên quan đến môi trường. Do đó, một giả thuyết chung được nêu rõ như sau: “Giả thuyết chung: sức mạnh của các bên liên quan bên ngoài của một doanh nghiệp có liên quan với mức độ công bố thông tin môi trường của doanh nghiệp.” Nghiên cứu này đã chọn đại diện các bên liên quan bên ngoài của các doanh nghiệp niêm yết, cụ thể là: (a) chính phủ, có khả năng can thiệp thông qua các quy định, (b) các cổ đông là những người chủ yếu cung cấp vốn cho các doanh nghiệp niêm yết, và (c) các chủ nợ, có khả năng cung cấp sức mạnh kinh tế cho doanh nghiệp thông qua việc cho vay nợ. Các giả thuyết có thể kiểm chứng cụ thể của các bên liên quan có thể được giải thích như dưới đây. Sức ép của chính phủ Tự nguyện công bố thông tin về môi trường (EID) Các yếu tố bên ngoài Các yếu tố bên trong Hình 1. Phân tích mô hình và các yếu tố của EID 3.2.1.Ha: Sức ép của Chính phủ (GP) Sức ép của Chính phủ như là một bên liên quan được thể hiện trong cơ chế thực thi của nó. Các doanh nghiệp có thể gắn hoạt động của mình với công tác bảo vệ môi trường nhằm làm giảm khả năng can thiệp của Chính phủ đến doanh nghiệp. Do đó, Chính phủ được xem là một đối tác có trọng lượng. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp rất nhạy cảm với môi trường như ngành công nghiệp kim khí, công nghiệp hóa chất,… sẽ phải đối mặt với những quy luật nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường. Các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nhạy cảm với môi trường thường công bố thông tin môi trường của doanh nghiệp mình nhằm giảm thiểu hoặc tránh các biện pháp cưỡng chế của Chính phủ, do đó đây là mối quan hệ tích cực. Do vậy, giả thuyết đầu tiên của nghiên cứu này là: Ha: Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nhạy cảm với môi trường có nhiều khả năng công bố thông tin môi trường hơn so với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phi công nghiệp. Sức ép từ phía cổ đông Yếu tố kiểm soát - Quy mô doanh nghiệp - Vị trí doanh nghiệp - Số năm niêm yết - Hoạt động kinh tế - Năng lực học tập Sức ép từ chủ nợ 3.2.2. Hb: Sức mạnh cổ đông (SP) Sức mạnh của cổ đông có thể được đo bằng cách định lượng mức độ sở hữu cổ phần. Việc cổ phiếu của một doanh nghiệp phân tán rộng hơn, khả năng doanh nghiệp công bố thông tin môi trường nhiều hơn. Điều này được thể hiện qua giả thuyết Hb: “Hb: Mức độ tập trung của các cổ đông trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc công bố thông tin môi trường doanh nghiệp.” Trong nghiên cứu này, mức độ tập trung quyền sở hữu chứng khoáng được đo bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu với sở hữu vốn của 10 cổ đông hàng đầu. Tập trung cổ phiếu cao hơn, SP sẽ khuyến khích các doanh nghiệp công bố thông tin môi trường. Những dữ liệu về cổ đông được thu thập từ báo cáo hàng năm của các doanh nghiệp niêm yết. 3.2.3. Hc: Sức ép chủ nợ (CP) Sức ép chủ nợ được đo lường bằng khoản nợ mà doanh nghiệp đã vay. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng thị trường quan tâm đến tình hình của môi trường doanh nghiệp khi đánh giá trách nhiệm môi trường và rủi ro vay nợ của doanh nghiệp. Điều này đã được khẳng định bởi một nghiên cứu gần đây rằng: một doanh nghiệp càng vay nợ, sẽ càng phấn đấu để kết hợp một chiến lược chủ động về môi trường. Điều này dẫn đến giá thuyết thứ ba: “Hc: Đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp có liên quan đến việc công bố thông tin môi trường.” Trong nghiên cứu này, mức độ đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp được chủ nợ thông qua. Theo đó, tỷ lệ nợ/tài sản của các doanh nghiệp lấy mẫu có nguồn gốc phân tích. 4. Phương pháp 4.1. Mẫu nghiên cứu Các mẫu và các dữ liệu cho nghiên cứu này được thu thập từ các doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết trong ba bước. Bước 1: lấy danh sách các doanh nghiệp niêm yết trên website http://www.cninfo.com.cn/. Danh sách này được sắp xếp theo các lĩnh vực công nghiệp và khối lượng vốn đăng ký của doanh nghiệp. Cứ 5 doanh nghiệp trong danh sách được sắp xếp thành một nhóm, mỗi doanh nghiệp được lựa chọn ngẫu nhiên như là một ứng cử viên đại diện. Bước 2: thu thập các thông tin cơ bản của các doanh nghiệp ứng cử viên. Các dữ liệu, chẳng hạn như trở lại của vốn chủ sở hữu (ROE) mức độ và tỷ lệ sở hữu cổ phần trách nhiệm hữu tài sản (D / A) trong năm 2006, cũng nhận được từ cơ sở dữ liệu đánh giá kinh tế của các doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết trên cùng một trang web. Nghiên cứu này xác định phương pháp định lượng chủ quan giữa số lượng truy cập thông tin môi trường từ dữ liệu diễn biến môi trường thực tế của doanh nghiệp, tuy nhiên số liệu này không có sẵn để kiểm tra chất lượng các thông tin tự báo cáo. Sự phân bố ngành công nghiệp của các mẫu được chỉ ra ở bảng 1. Bảng 1: Phân bố số lượng mẫu theo các khu vực công nghiệp Yếu tố Số lượng mẫu Tỷ lệ (%) Khai thác mỏ 6 3.4 Hàng dệt may 9 5.1 Thực phẩm và đồ uống 9 5.1 Giấy 5 2.9 Dầu khí, hóa chất và nhựa 28 16 Điện tử 6 3.4 Kim loại và phi kim 26 14.9 Máy móc thiết bị 25 14.3 Dược phẩm 15 8.6 Phát điện 11 6.3 Khác 35 20 Tổng số 175 100 4.2. Xác định mô hình kinh tế lượng Chúng tôi cho rằng việc công bố thông tin môi trường của các doanh nghiệp phụ thuộc vào sức ép của các bên liên quan bên ngoài và các đặc trưng của doanh nghiệp (quy mô, vị trí địa lý, năng lực học tập, hoạt động kinh tế,…) được xác định trong khung phân tích. Các giả thuyết này được kiểm định và dự báo bằng các mô hình hồi quy OLS. Mô hình này được thể hiện ơ phương trình (1), dự báo mức độ cung cấp thông tin môi trường doanh nghiệp (được tính toán bằng chỉ số công bố thông tin tích hợp hoặc điểm số của các mục thông tin môi trường của từng doanh nghiệp). EID level = b 0 + b 1 GP + b 2 SP + b 3 CP + b 4 LC + b 5 AGE + b 6 PLACE + b 7 ROE + b 8 LSIZ + e ( 1 ) Trong đó: Mức độ EID: mức độ công bố thông tin môi trường của doanh nghiệp tại thời kỳ t; b 0 : Hệ số gốc; GP: nhận giá trị là 1 đối với các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp nhạy cảm về môi trường; nhận giá trị là 0 nếu ngược lại; SP: phần trăm cổ phần nổi của doanh nghiệp sở hữu bởi top 10 cổ đông tại thời gian t; CP: tỷ lệ trách nhiệm hữu tài sản của doanh nghiệp ở thời kỳ t; LC: phần trăm của các nhân viên có trình độ giáo dục đại học trên tổng nhân viên; TUỔI: tuổi kể từ khi doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán tại thời gian t; PLACE: nhận giá trị là 1 đối với các doanh nghiệp trong khu vực ven biển phía Đông, nhận giá trị là 0 nếu ngược lại; ROE: lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ở thời kỳ t; LSIZ: cập nhật nguồn tài nguyên thiên nhiên của doanh nghiệp ở thời kỳ t; e: phần dư 4.3. Giải thích các biến 4.3.1. Biến phụ thuộc Biến phụ thuộc trong nghiên cứu này là mức độ EID doanh nghiệp. Việc xác định mức độ EID của các mẫu dựa theo hướng dẫn của GRI và báo cáo đo lường mức độ công bố thông tin môi trường của SEPA. Các mặt hàng, được đề nghị theo hướng dẫn của GRI, gồm 5 đặc trưng chính và 30 chỉ số được xác định từ vòng đời của sản phẩm. Chỉ có 9 mặt hàng được quy định cụ thể trong thông báo của SEPA mà chủ yếu là liên quan đến các tác động môi trường của quá trình sản xuất và các biện pháp kiểm soát ô nhiễm. Thích ứng với tình trạng thực tế năng lực quản lý môi trường và tập trung ở Trung Quốc, sáu hạng mục này được xác định để đánh giá mức độ EID của các mẫu. Các mặt hàng cốt lõi theo hướng dẫn của GRI, các hạng mục theo quy định của SEPA và những hạng mục được chọn cho nghiên cứu này được thể hiện trong Bảng 2. Bảng 2: Các mục quy định trong hướng dẫn GRI Đặc trưng Mẫu Vật liệu, năng lượng và nước EN1:Vật liệu được sử dụng theo trọng lượng và khối lượng EN2: Tỷ lệ phần trăm nguyên vật liệu đầu vào tái chế EN3: Năng lượng tiêu thụ trực tiếp bởi nguồn năng lượng chính Đa dạng sinh học EN11: Vị trí và diện tích đất sở hữu, cho thuê, quản lý, hoặc liền kề, khu bảo tồn và các khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao bên ngoài các khu bảo tồn Khí thải, nước thải và chất thải EN16: tổng số khí phát thải nhà kính trực tiếp và gián tiếp tính theo trọng lượng EN20: NOx, SOx và khí thải quan trọng khác theo loại và trọng lượng EN21: Tổng lượng nước xả bằng chất lượng và điểm đến EN22: Tổng trọng lượng của rác thải bằng phương pháp loại và xử lý Sản phẩm và dịch vụ EN27: Tỷ lệ phần trăm các sản phẩm bán ra và các vật liệu bao bì được thu hồi theo thể loại Tuân thủ EN28: tiền tệ giá trị của tiền phạt đáng kể và tổng số phi tiền tệ xử phạt đối với việc không tuân thủ luật pháp và các quy định môi trường Các mục theo quy định của SEPA 1. Chính sách bảo vệ môi trường của doanh nghiệp, mục tiêu và thành tựu. 2. Tổng mức tiêu thụ các nguồn tài nguyên hàng năm. 3. Đầu tư phát triển công nghệ môi trường của doanh nghiệp. 4. Nồng độ và số lượng phát thải. 5. Tổ chức và hoạt động của cơ sở môi trường. 6. Xử lý chất thải và tái chế sử dụng chất thải. 7. Tự nguyện thoả thuận với cơ quan môi trường để thực hiện cải thiện 8. Thông tin về các hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 9. Thông tin khác liên quan đến việc công bố thông tin môi trường doanh nghiệp. Các mục được lựa chọn trong nghiên cứu này I1: Chính sách bảo vệ môi trường của doanh nghiệp, chiến lược và mục tiêu. I2: Tiêu thụ năng lượng, nước và các nguồn tài nguyên khác I3: Phân loại, số lượng và tác động ảnh hưởng của khí thải, nước thải I4. Tổ chức và hoạt động của cơ sở môi trường I5. Đầu tư và chi phí kiểm soát ô nhiễm môi trường [...]... sách môi trường của họ Điều này chỉ ra rằng các doanh nghiệp Trung Quốc chưa kết hợp chiến lược phát triển kinh doanh với yếu tố môi trường Về cấp độ phân phối của EDI, được trình bày dưới dạng chỉ số thông tin môi trường được thể hiện trong hình.3 Gần 40% các doanh nghiệp trong mẫu không công bố thông tin phổ biến nào liên quan đến môi trường Theo kết quả đánh giá, thông tin môi trường của các doanh nghiệp. .. quan trọng vào các yếu tố quyết định cho EID ở Trung Quốc Mức độ nhạy cảm môi trường và quy mô của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng chính ảnh hưởng đến EID Hiệu suất kinh tế là không đáng kể liên quan đến các hoạt động công bố thông tin môi trường Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp Trung Quốc đang cung cấp các thông tin về môi trường chủ yếu là để làm giảm bớt những mối quan tâm của chính phủ... (LSIZ) Các tài liệu cho thấy rằng các doanh nghiệp quy mô càng lớn thì khả năng công bố thông tin môi trường doanh nghiệp của mình càng cao Các doanh nghiệp lớn cũng có khả năng có nguồn lực tốt hơn cho những nỗ lực bảo vệ môi trường LSIZ được định nghĩa là giá trị đăng nhập tự nhiên của tài sản ròng của công ty 4.3.3.2 Tuổi (AGE) TUỔI là số năm kể từ khi doanh nghiệp được niêm yết tại thị trường chứng... phía Đông có nhiều khả năng để công bố các dữ liệu phát thải Điều này có thể gán cho cấp độ tương đối cao hơn của môi trường công cộng nâng cao nhận thức về môi trường trong các khu vực này Việc gây ô nhiễm cho biết rằng các lượng khí thải của cộng đồng láng giềng có thể đáp ứng với các tiêu chuẩn môi trường quốc gia hoặc địa phương Các mục thứ năm của thông tin về môi trường có mối quan hệ tích cực... GP và LSIZ, mà là tương tự như các kết quả cho EID tại mục 5.4 Các kết quả mục 3 và 5 được liệt kê trong Bảng A và B của Bảng 6, tương ứng, trong đó chỉ ra rằng các doanh nghiệp được chọn lọc công bố các thông tin về môi trường của họ Bên cạnh GP và LSIZ, mục định nghĩa thứ ba của thông tin môi trường cũng có mối quan hệ tích cực với PLACE Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp niêm yết hoạt động ở khu... hoạt động kinh tế, chỉ ra rằng các doanh nghiệp lấy mẫu có một sự trở lại trung bình là 9,0% Độ tuổi của các doanh nghiệp niêm yết dao động từ tối thiểu là nửa năm đến tối đa là 15 năm, có nghĩa là hầu hết các doanh nghiệp Trung Quốc được liệt kê vẫn còn trẻ trong thị trường chứng khoán Trung bình năng lực học tập (LC), với trung bình 32,6%, cho thấy rằng phần lớn các doanh nghiệp niêm yết có nhân viên... kết hợp với mức độ EID p ¼ 0,000 Yếu tố chính góp phần dẫn đến công bố thông tin môi trường của doanh nghiệp Trung Quốc là để nâng cao hình ảnh doanh nghiệp và hỗ trợ các chính sách của chính phủ Giả thuyết b và c (Hb và Hc) không được hỗ trợ Sức mạnh cổ đông (SP) cho thấy không có liên quan đáng kể và hệ số là âm, có nghĩa là mức độ của cổ đông phân tán có mối quan hệ rất nhẹ và nghịch biến với doanh. .. lại cho các cấp độ EID bằng cách sử dụng các giá trị độ trễ cho các biến liên tục lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và đăng nhập tự nhiên của tài sản (LSIZ), năm 2005 Bảng 7 Kết quả hồi quy cho EID cấp bởi dữ liệu trễ của năm 2005 6 Kết luận Nghiên cứu này đã phát triển một bộ khung giữa các bên liên quan và phân tích các hành vi công bố thông tin môi trường của các doanh nghiệp Trung Quốc Các kết... Khoảng 30% của 175 doanh nghiệp trong mẫu đã chỉ ra rằng đầu tư cho môi trường và chi phí kiểm soát ô nhiễm của họ trong năm 2006 Gần 37% trong tổng số mẫu mô tả nỗ lực về môi trường nhất định như chứng nhận ISO14001 và kiểm toán minh bạch hơn, vv các doanh nghiệp dường như là miễn cưỡng để nêu ra những tác động của họ đến môi trường như thông tin về các loại khí thải, số lượng và các điểm đến Chỉ có... 0,05, và có yếu mối quan hệ tích cực hơi yếu với CP Hiệu suất kinh tế của một doanh nghiệp tốt hơn, thêm thông tin về môi trường đầu tư và chi phí kiểm soát ô nhiễm sẽ được mở ra SP xuất hiện trong một quan hệ nghịch biến hơi yếu với số điểm của mục này, có nghĩa là áp lực cổ đông mạnh mẽ hơn, doanh nghiệp sẽ dè dặt hơn để công bố các chi phí môi trường 5.6 Kiểm tra độ mạnh Để kiểm tra độ mạnh của kết . về việc công bố thông tin về môi trường của các doanh nghiệp, bài viết này xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin môi trường của doanh nghiệp trên cơ sở lý thuyết của các. nhận thức đúng đắn về việc công bố thông tin môi trường doanh nghiệp, bài viết này nhằm mục đích xác định các yếu tố tác động đến việc công bố thông tin môi trường doanh nghiệp và minh họa bằng. nguyện của các doanh nghiệp, bao gồm báo cáo môi trường, công bố bởi các công ty, nhìn chung là chưa được kiểm toán ở các nước đang phát triển. Việc công bố thông tin môi trường doanh nghiệp ở Trung

Ngày đăng: 29/08/2014, 22:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan