khảo sát sự ảnh hưởng của vừng (sesamum orientale) lên một số chỉ tiêu sinh lý của chuột mus musculus var. albino bằng phương pháp cho uống

51 573 0
khảo sát sự ảnh hưởng của vừng (sesamum orientale) lên một số chỉ tiêu sinh lý của chuột mus musculus var. albino bằng phương pháp cho uống

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thò Hoàn Mỹ ĐẶT VẤN ĐỀ Mè (vừng) là một loại thực phẩm đã xuất hiện từ rất lâu của dân tộc ta. “Muối vừng” trước đây đã từng là món ăn trong bữa cơm của các gia đình ở nông thôn và thành thò. Ngoài ra, chúng ta còn gặp những món ăn được phổ biến từ rất lâu ở từng vùng đòa phương khác nhau như: bánh tráng (đa) nướng (Thanh Hóa), kẹo gương (Quảng Ngãi), mè xửng (Huế)… Ngày nay, vừng được mở rộng phạm vi sử dụng vì ngoài ý nghóa là món ăn có giá trò dinh dưỡng nó còn có tác dụng chữa nhiều bệnh. Hạt vừng và dầu hạt vừng được dùng để chữa táo bón, chữa kiết lò mới phát, chữa vết bỏng… Ở Trung Quốc dầu vừng được dùng làm thuốc bổ và giải độc. Ở Ấn Độ hạt vừng là thuốc làm dòu da, lợi tiểu, lợi sữa, chữa tró. Ở Haiti, nước sắc từ hạt vừng trò hen… Trong phạm vi nghiên cứu của bài luận này tôi chỉ tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng của hạt vừng lên những chỉ tiêu sinh lý máu ở cơ thể chuột như: _ Sự tăng trọng của chuột. _ Số lượng hồng cầu trong máu. _ Số lượng bạch cầu trong máu. _ Nồng độ hemoglobin trong máu. Nghiên cứu này tạo cơ sở cho việc sử dụng hạt vừng một cách rộng rãi trong việc chế biến các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, thực phẩm chức năng và góp phần trong việc điều trò – phòng chống bệnh cho con người. - Trang 1 - Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thò Hoàn Mỹ TỔNG QUAN 1. Đại Cương Về Vừng [1] 1.1. Tên gọi Tên khoa học: Sesamum orientale L. Tên đồng nghóa: Sesamum indicum DC. Tên khác: Mè, hồ ma, chi ma, kén ma nga (Thái). Tên nước ngoài: Gingelly seed, sesame, blue plant, gingelly oil plant (Anh); sésame, benne, jugioline (Anh). Họ: Pedaliaceae. 1.2. Hình thái cây vừng Cây thảo đứng, sống hàng năm. Thân có nhiều lông mòn. Lá mọc so le ở gốc, đôi khi chia 3 thùy; các lá phía trên mọc đối, hình mác hẹp, gốc và đầu thuôn, mép nguyên hoặc hơi khía răng, gân lá hình mạng rõ ở mặt dưới. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá gần ngọn, có cuống ngắn, màu trắng hoặc hơi hồng; đài năm răng nhỏ, có lông mềm; tràng hình ống loe ở đầu, các cánh hoa hàn liền chia hai môi, môi trên hai thùy, môi dưới ba thùy; bốn nhò, hai dài hai ngắn; bầu bốn ô, có lông mềm, chứa nhiều noãn. Quả nang, hình trụ dài, có lông và khía dọc, mở thành bốn mảnh; hạt nhiều, hình trái xoan, dẹt, màu vàng ngà hoặc đen tùy loại. Mùa thu hoạch: tháng 4 – 6. - Trang 2 - Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thò Hoàn Mỹ 1.3. Phân bố – sinh thái Vừng là cây trồng từ cổ xưa ở vùng nhiệt đới Châu Á. Tại các tỉnh phía nam Trung Quốc (cả đảo Hải Nam), n Độ, Malaysia, Thái lan, Campuchia, Lào và Việt Nam… Cây ưa sáng và ưa ẩm; sinh trưởng mạnh trong mùa xuân – hè, khi thời tiết chưa nắng – nóng, nhiệt độ không khí trung bình dưới 28 0 C. Đến giữa hoặc cuối mùa hè, nhiệt độ lên cao, cây đã có quả già và hoàn thành chu kỳ sống trong thời gian từ 3 đến 3,5 tháng. Vừng ra hoa nhiều. Hoa nở từ dưới lên dần phía ngọn và thụ phấn nhờ côn trùng. Khi cây có là bắt đầu vàng úa cũng là lúc quả già, gặp thời tiết khô và nóng, quả sẽ tự tách ra thành nhiều mảnh, phán tán hạt ra ngoài. Vừng được trồng phổ biến ở khắp các miền quê Việt Nam trừ vùng núi cao lạnh. Vừng có nhiều giống. Có loại cho hạt màu đen, thường được trồng ở các tỉnh phía nam và hạt màu trắng vàng, được trồng rộng rãi khắp nơi cây thích nghi với cả những vùng có khí hậu cận nhiệt đới ở Trung Quốc. Tổng sản lượng vừng ở Châu mỗi năm có thể đến vài trăm ngàn tấn. 1.4. Hạt vừng Vừng vàng hình thon dẹp, một đầu nhọn, một đầu tròn, da hạt nhẵn hoặc nhám mang nhiều vân hình nhiều cạnh và một đường ngôi phân đôi hạt theo chiều dọc. Màu sắc hạt thường là trắng, vàng, đen, xám… tùy giống khác nhau. Hạt vừng dày 3 – 4mm, rộng 1,6 – 2,3mm không có nội phôi nhủ. Trọng lượng 1000 hạt chỉ 2 – 4g. Vì hạt rất nhỏ nên khi gieo vừng cần chú ý công tác làm đất kỹ, tơi, mòn. Vỏ hạt rất mỏng. Các sắc tố chứa trong tế bào hạt quyết đònh màu sắc của hạt. Thường thì hạt màu trắng hoặc vàng nhạt chứa nhiều dầu nhất, sau đó là hạt màu nâu, và ít dầu nhất là hạt đen. Tức là vỏ hạt càng mòn tỷ lệ dầu càng cao. - Trang 3 - Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thò Hoàn Mỹ a. Thành phần hóa học [9] Bảng 1.1: Thành phần hóa học. Nước 7,60 Protid 20,1 Lipid 46,4 Gluxit 17,8 Xenlulo 3,50 Thành phần hóa học (g%) Tro 4,80 Ca 120 P 379 Muối khoáng (mg%) Fe 10 Caroten 0,03 B 1 0,30 B 2 0,15 Vitamin (mg%) PP 4,50 b. công dụng:[1] Hạt vừng và dầu hạt vừng được dùng chữa táo bón tăng cường dinh dưỡng. Mỗi sáng uống một muỗng cà phê dầu vừng, ăn một nắm vừng sống, hoặc ăn cháo vừng. Điều trò bệnh lỵ mới phát: vừng đen ăn sống 30g mỗi ngày, ăn liền 2 – 3 ngày. Điều trò vết bầm tím, sưng: uống một muỗng canh dầu vừng đen ép sống với ít rượu. Trò vết bỏng, rết cắn: lấy hạt vừng đen nghiền nhỏ đắp lên vết thương, hay dùng dầu vừng bôi lên vết thương. - Trang 4 - Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thò Hoàn Mỹ A. Hoa vừng B. Quả nang C. Hình thái cây vừng D. Quả nang được tách đôi E. Hạt vừng đen F. Hạt vừng vàng Hình 1.1. Cây vừng - Trang 5 - Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thò Hoàn Mỹ 2. Đại Cương Về Máu 2.1. Chức năng chung của máu [3] Chức năng hô hấp: máu vận chuyển O 2 từ phổi đến các tế bào và CO 2 từ các mô đến phổi. Chức năng dinh dưỡng: máu vận chuyển các chất như glucose, các amino acid, các acid béo, các vitamin… đến cung cấp cho các tổ chức tế bào. Chức năng đáo thải: máu lưu thông khắp cơ thể lấy những chất cặn bã của chuyển hóa tế bào đưa đến các cơ quan bài xuất như thận, phổi, tuyến mồ hôi… Chức năng bảo vệ cơ thể: các loại bạch cầu của máu có khả năng thực bào, khử độc, tiêu diệt vi trùng. Trong máu có các kháng thể, kháng độc tố… tham gia vào cơ chế bảo vệ cơ thể. Chức năng thống nhất điều hòa hoạt động cơ thể: máu mang các hormone, các loại khí O 2 và CO 2 , các chất điện giải khác Ca ++ , K + , Na + … để điều hòa hoạt động của các nhóm tế bào, các cơ quan khác nhau trong cơ thể nhằm đảm bảo sự họat động đồng bộ của các cơ quan trong cơ thể. Máu còn có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể một cách nhanh chóng làm cho các phần khác nhau trong cơ thể luôn có cùng một nhiệt độ tương đương nhau. 2.2. Các thành phần của máu [5] Lấy máu chống đông rồi cho vào một ống nghiệm, sau đó đem ly tâm, ta thấy máu được phân chia thành hai phần rõ rệt: _ Phần trên có màu vàng nhạt vì có các sắc tố màu vàng và chiếm khoảng từ 55– 60% thể tích của máu. Đó là huyết tương của máu. _ Phần dưới đặt hơn có màu đỏ thẫm, chiếm khoảng từ 40 – 45% thể tích máu, đó là các tế bào máu gồm có: các hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. - Trang 6 - Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thò Hoàn Mỹ 2.2.1. Huyết tương Huyết tương là một dòch thể lỏng, trong, màu vàng nhạt, vò hơi mặn. Huyết tương là thành phần quan trọng của máu, chiếm tỷ lệ 55 – 60% khối lương của máu. Trong huyết tương nước chiếm từ 90 – 92%, vật chất khô chiếm 8 – 10%. Trong vật chất khô có: _ Protein huyết tương (nồng độ 82 – 83g/l) gồm có hai phần chính là albumin (4,5%), globin (2,5 – 3%) và một phần nhỏ fibrinogen. Protein huyết tương có những chức năng quan trọng như: dinh dưỡng và chuyển hóa, tạo áp suất keo của máu, bảo vệ cơ thể và làm đông máu. _ Glucid huyết tương hầu hết ở dạng glucose tự do với nồng độ 1g/l. Đây là nguồn năng lượng và nguyên liệu để tổng hợp nhiều chất quan trọng của tế bào. Vì vậy tác dụng chủ yếu của glucid huyết tương là dinh dưỡng và cung cấp năng lượng. _ Lipid huyết tương không ở dạng tự do mà kết hợp với các protein thành hợp chất hòa tan lipoprotein với nồng độ 5 – 8g/l. Các lipid huyết tương tham gia vào những chức năng quan trọng: dinh dưỡng và vận chuyển. 2.2.2. Hồng cầu [3] 2.2.2.1. Hình dạng và cấu trúc Hồng cầu là những tế bào không nhân hình đóa lõm hai mặt, được tạo thành trong tủy xương ở động vật có vú; chúng mất nhân khi vào hệ tuần hoàn. Đường kính của hồng cầu từ 7 – 8µm. Chiều dày của hồng cầu ở trung tâm là 1µm và ở ngoại vi là 2 – 3µm. Hình lõm hai mặt thích hợp với khả năng vận chuyển khí của hồng cầu vì: _ Làm tăng diện tích tiếp xúc của hồng cầu lên 30% so với hồng cầu hình cầu. Tổng diện tích tiếp xúc của hồng cầu trong cơ thể là 3000 m 2 . _ Làm tăng tốc độ khuếch tán khí. - Trang 7 - Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thò Hoàn Mỹ _ Làm cho hồng cầu có thể dễ dàng di chuyển trong mao mạch có đường kính rất nhỏ. Hồng cầu là những tế bào không nhân và có rất ít cơ quan. Màng hồng cầu có bản chất là lipoprotein. Trên màng có các kháng nguyên của nhóm máu. Thành phần của hồng cầu là huyết cầu tố (hemoglobin). Hemoglobin chiếm 34% trọng lượng tươi và trên 90% trọng lượng khô của hồng cầu. 2.2.2.2. Vai trò hemoglobin trong hồng cầu [3], [5] Hồng cầu là những túi chứa đựng hemoglobin. Chính những phân tử hemoglobin này thực hiện chức năng vận chuyển khí O 2 và CO 2 của hồng cầu. a. Số lượng hemoglobin Hàm lượng hemoglobin trung bình của người Việt Nam là 14,6 ± 0,6g/100ml máu toàn phần ở nam và 13,2 ± 0,55g/100ml máu toàn phần nữ. Mỗi hồng cầu có khoảng 34,6 – 35 microgram hemoglobin. b. Cấu tạo hemoglobin Hemoglobin là một protein có màu gồm hai thành phần là hem và globin. Trong đó: _ Heme là một sắc tố màu đỏ giống nhau ở tất cả các động vật. Nó gồm một vòng có 4 nhóm pyrrol kết lại với nhau gọi là vòng porphin và trên vòng porphin gắn những gốc methyl, vinyl và propinyl gọi là vòng porphyrin. Ở chính giữa của vòng có một nguyên tử sắt luôn ở dạng ferrous (Fe ++ ). Mỗi phân tử hemoglobin sẽ có 4 heme. - Trang 8 - Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thò Hoàn Mỹ N N N N CH 2 CH 2 COOH CH 3 CH 3 C 2 H 3 H 3 C C 2 H 3 CH 2 CH 2 COOH H 3 C Fe A B Hình 1.2. Hemoglobin A. Hình thái hemoglobin B. Nhóm heme chứa sắt _ Globin là một protein, có cấu trúc thay đổi tùy theo loài. Chính globin quyết đònh tính đặc hiệu của hemoglobin. Globin gồm 4 chuỗi polypepid giống nhau từng đôi một: trong phân tử hemoglobin ở người trưởng thành phần globin gồm hai chuỗi α và hai chuỗi β. Tỷ lệ phần trăm tính theo trọng lượng của các thành phần của hemoglobin như sau: Globin: 95% Hemoglobin Sắt: 0,34% 4 hem Porphyrin: 4,66% - Trang 9 - Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thò Hoàn Mỹ Acid Acetic Chu trình Krebs 2-α-Ketoglutaric acid Glycine 4 Pyrrole Fe 2+ Hem Globin Hemoglobin Sơ đồ 1.2: Cấu tạo hemoglobin. 2.2.2.3. Các chất cần thiết cho sự thành lập hồng cầu [5] a. Vitamin B 12 Vitamin B 12 cần thiết để biến đổi ribonucleotit thành deoxyribonucleotit, một trong những giai đoạn quan trọng trong sự thành lập DNA. Do đó, thiếu vitamin B 12 sẽ ngăn chặn sự phân chia tế bào và sự trưởng thành của nhân. Đối với sự sản xuất hồng cầu, thiếu vitamin B 12 sẽ gây ức chế sự sản xuất hồng cầu. Các tế bào nguyên hồng cầu của tủy xương lớn hơn bình thường, được gọi là hồng cầu non lớn và hồng cầu trưởng thành có kích thước lớn được đặt tên là đại hồng cầu, hình quả trứng lớn không đều. Các đại hồng cầu này sau khi vào máu tuần hoàn có khả năng chuyên chở oxy, nhưng do chúng dễ bò bễ, nên gây thiếu máu ác tính. Bệnh thiếu máu ác tính, không phải do thiếu vitamin B 12 trong thức ăn mà do cơ thể không hấp thu được vitamin B 12 vì dạ dày thiếu sự bài tiết yếu tố nội tại (là chất tiết ra từ phần đáy và thân dạ dày, bản chất là mucopolysacarit hay mucopolypeptit). - Trang 10 - [...]... và phương pháp thí nghiệm 2.1 Nội dung thí nghiệm Để đánh giá tác dộng dinh dưỡng của thức ăn bổ sung vừng các chỉ tiêu sau: _ Lượng thức ăn chuột tiêu thụ _ Sự tăng trọng của chuột _ Các chỉ tiêu sinh lý máu : số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu, nồng độ hemoglobin 2.2 Phương pháp 2.2.1 Chăm sóc đối tượng và bố trí thí nghiệm Chuột nhắt được mua về ổn đònh trong 1 tuần tại phòng thí nghiệm Sinh Lý. .. lượng thức ăn chuột tiêu thụ trung bình trong 1 tuần (g/con/tuần) 2.2.5 Theo dõi trọng lượng chuột Trọng lượng chuột được cân hằng tuần bằng cân điện tử và ghi nhận sự thay đổi trọng lượng của chuột Biểu hiện sinh lý qua ăn uống, chạy nhảy, tình trạng lông 2.2.6 Theo dõi số lượng hồng cầu 2.2.6.1 Lấy máu chuột và pha loãng Bắt chuột vào ống nhốt chuột, treo lên giá Sát trùng đuôi chuột bằng cồn Dùng... chặt, bảo quản trong hộp kín có chứa hạt silicagen 2.2.3 Liều cho uống vừng và thuốc fumarat Chúng tôi sử dụng cùng một liều lượng cho chuột đực và cái và cho uống 2 lần trong 1 ngày (sáng, chiều) Lô thí nghiệm cho uống vừng: _ 2 tuần đầu tiên sử dụng: 0,48g vừng/ 1,5ml/con/ngày _ 2 tuần sau sử dụng: 0.72g vừng/ 1,5ml/con/ngày Lô thí nghiệm* cho uống thuốc: - Trang 27 - Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn... lượng bạch cầu 2.2.7.1 Lấy máu chuột và pha loãng Bắt chuột vào ống nhốt chuột, treo lên giá Sát trùng đuôi chuột bằng cồn Dùng kim tiêm dâm vào đuôi chuột, cho máu chảy ra Hút máu vào ống trộn hồng cầu đến vạch 0,5 Sau đó hút dung dòch trộn bạch cầu cho tới số 11 Vậy máu đã được pha loãng 20 lần Bòt ngón tay vào hai đầu rồi lắc đều Sau khi lấy máu xong sát trùng đuôi chuột bằng cồn - Trang 30 - Khóa luận... 28,20g Lượng thức ăn tiêu thụ ở lô TN21 cao hơn 2 lô còn lại Trong đó lô ĐC2 là lô có lượng thức ăn tiêu thụ ít nhất Như vậy, việc cho uống bổ sung nước vừng đã kích thích chuột ăn nhiều hơn Trong quá trình hấp thu và tiêu hóa của chuột đực, thức ăn có thể dễ dàng được chuyển hóa 1.3 So sánh lượng thức ăn giữa lô cái – đực cho uống vừng Bảng 3.3: So sánh lượng thức ăn chuột cái – đực tiêu thụ (g/con/tuần)... Nhìn chung, lượng thức ăn tiêu thụ trung bình của lô cái tăng cao hơn lô đực bắt đầu từ tuần 1 đến tuần thứ 4 Như vậy, có thể việc tiêu hóa thức ăn ở chuột cái dễ dàng hơn ở chuột đực khi cho chuột uống bổ sung nước vừng - Trang 35 - Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thò Hoàn Mỹ 2 Trọng lượng chuột 2.1 Trọng lượng của nhóm chuột cái Trọng lượng chuột cái thí nghiệm được sử lý thống kê và được trình... tuần 1: 13,65g và tuần 4 tăng lên đến 22,24g; lô TN11 tuần 1: 19,30g và tuần 4 tăng lên đến 34,46g; lô TN12 tuần 1: 15,97g và tuần 4 tăng lên đến 28,10g Lượng thức ăn tiêu thụ ở lô TN11 cao hơn 2 lô còn lại Trong đó, lô ĐC1 là lô có lượng thức ăn tiêu thụ ít nhất Như vậy, việc cho uống bổ sung nước vừng đã kích thích chuột ăn nhiều hơn Trong quá trình hấp thu và tiêu hóa của chuột cái, thức ăn có thể dễ... Lượng thức ăn chuột đực tiêu thụ (g/con/tuần) Lượng thức ăn tiêu thụ trung bình của các lô tăng dần, tương ứng với sự tăng trọng của chuột Tuy nhiên, lượng thức ăn tiêu thụ ở lô TN21 tăng mạnh hơn 2 lô còn lại Ví dụ như: lượng thức ăn của lô ĐC2 tuần 1: 13,69g – tuần 4 tăng lên 23,40g; thức ăn lô TN21 tuần 1: 18,20g – tuần 4 tăng lên đến 32,29g và thức ăn lô TN22 tuần 1: 16,91g – tuần 4 tăng lên đến 28,20g... (B1+B2)/2 Số bạch cầu trong 1 mm3 là: (B x 20 x 4000)/400 = B x 200 (tế bào/ml máu) 2.2.8 So màu bằng phương pháp Drabkin [7] Nguyên tắc: huyết sắc tố tiếp xúc với dung dòch Drabkin sẽ biến hết thành Cyanhemoglobin và được đo bằng máy đo quang phổ - Trang 31 - Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thò Hoàn Mỹ 2.2.8.1 Lấy máu chuột Bắt chuột vào ống nhốt chuột, treo lên giá Sát trùng đuôi chuột bằng cồn... theo phương pháp ANOVA với độ tin cậy 95% cho tất cả thí nghiệm Các bảng phân tích thống kê được đặt ờ phần phụ lục của luân văn này - Trang 32 - Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thò Hoàn Mỹ KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 1 Lượng thức ăn tiêu thụ 1.1 Lượng thức ăn tiêu thụ của nhóm cái Lượng thức ăn chuột cái tiêu thụ (g/con/tuần) được trình bày trong Bảng 3.1 và Đồ thò1 (ĐC1): Uống nước cất (TN11): Uống vừng . hạt vừng trò hen… Trong phạm vi nghiên cứu của bài luận này tôi chỉ tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng của hạt vừng lên những chỉ tiêu sinh lý máu ở cơ thể chuột như: _ Sự tăng trọng của chuột. . dụng:[1] Hạt vừng và dầu hạt vừng được dùng chữa táo bón tăng cường dinh dưỡng. Mỗi sáng uống một muỗng cà phê dầu vừng, ăn một nắm vừng sống, hoặc ăn cháo vừng. Điều trò bệnh lỵ mới phát: vừng đen. đen ăn sống 30g mỗi ngày, ăn liền 2 – 3 ngày. Điều trò vết bầm tím, sưng: uống một muỗng canh dầu vừng đen ép sống với ít rượu. Trò vết bỏng, rết cắn: lấy hạt vừng đen nghiền nhỏ đắp lên vết

Ngày đăng: 29/08/2014, 12:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan