Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần phát hành sách hà tây

49 3.1K 54
Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần phát hành sách hà tây

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh tình hình nền kinh tế khó khăn như hiện nay, thị trường luôn biến động vì vậy nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng bị thắt chặt. Điều đó tạo nên tính cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp. Chính vì vậy để có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh phù hợp, đúng đắn và linh hoạt trong từng giai đoạn cụ thể của doanh nghiệp. Triển khai chiến lược kinh doanh là một bước đi mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện. Tuy nhiên trên thực tế, triển khai chiến lược kinh doanh không phải là một việc dễ thực hiện. Để đạt được các mục tiêu và các chiến lược kinh doanh đã đề ra đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải phân tích, xây dựng được các chính sách và phân bổ hợp lý các nguồn lực. Vì vậy công tác triển khai chiến lược kinh doanh là một giai đoạn quan trọng đảm bảo cho chiến lược của doanh nghiệp thành công. Công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây là công ty chuyên phân phối các loại xuất bản phẩm, văn phòng phẩm, văn hóa phẩm các loại, các biểu mẫu, giấy tờ quản lý kinh tế, quản lý hành chính theo đúng quy định của Pháp luật và thiết bị trường học. …việc xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh đóng vai trò rất quan trong đối với công ty. Tuy nhiên trong thời gian thực tập tại công ty em nhận thấy quá trình triển khai chiến lược kinh doanh của công ty còn nhiều hạn chế, sự phối kết hợp giữa các mục tiêu ngắn hạn, chính sách hỗ trợ, phân bổ nguồn lực chưa được chặt chẽ và hợp lý. Công ty chưa có bộ phận chuyên trách đảm nhiệm việc đề ra các mục tiêu ngắn hạn. Chính sách Markteting với hoạt động phân phối và xúc tiến chưa thật sự hiệu quả, chưa tạo được hình ảnh sâu đậm trong tâm trí khách hàng. Trong chính sách nhân sự còn hạn chế trong công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển. Vì vậy qua thời gian thực tập tìm hiểu và nghiên cứu tại công ty cổ phần phát hành sách Hà Tây, em nhận thấy cần phải hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh tại công ty. Do đó em chọn đề tài: “Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài - Nghiên cứu trên thế giới Lý luận và thực tiễn về quản trị chiến lược nói chung cũng như triển khai chiến lược kinh doanh nói riêng ở các nước phát triển đặc biệt được quan tâm. Vì vậy tác giả xin kể một số sách liên quan trên thế giới như sau: +) Fred R.David (2007), Khái luận về quản trị chiến lược, NXB Thống kê. Đây là cuốn sách trình bày hệ thống các vấn đề về chiến lược và đưa ra cái nhìn tổng quát về chiến lược. +) Garry D.smith, D.R.Arnod, B.G.Bizzell (2003), Chiến lược và sách lược kinh doanh, NXB Thống kê. Cuốn sách cung cấp cho người đọc những kiến thức cần thiết từ khái niệm chiến lược, sách lược kinh doanh đến phân tích môi trường kinh doanh cụ thể, hoạch định chiến lược, triển khai chiến lược. +) Michael E. Porter (2006), Chiến lược cạnh tranh, Nhà xuất bản Trẻ, TP Hồ Chí Minh. Nội dung tài liệu cơ bản nói về những vấn đề lên quan đến chiên lược cạnh tranh như: các chiến lược cạnh tranh chung, phân tích đối thủ, tín hiệu thị trường, chiến lược đối với khách hàng, môi trường ngành tổng quát, quyết định chiến lược. +) Simon Ramo (2010), Dự báo chiến lược kinh doanh, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh. Cuốn sách đã đưa ra những nguyên tắc dự báo chiên lược trong kinh doanh có khả năng mang lại sự tăng trưởng và lợi nhuận cho doanh nghiệp như: dự báo ngắn hạn, phép ngoại suy, khả năng và các yếu tố ngoại cảnh ngoài ra còn dựa vào những khả năng trong tương lai. +) Qua nghiên cứu đã có các cuốn sách viết về Quản trị chiến lược như Strategic Management: A Methodologiccal Approach- Rowe& Mason& K. Dickel& R. Mann& R.Mockler (1998), Strategic Management- Chris Jeffs… - Nghiên cứu trong nước Các cuốn sách có đề cập đến chiến lược kinh doanh, công tác triển khai chiến lược kinh doanh tiêu biểu như: +) PGS. TS. Lê Thế Giới - TS Nguyễn Thanh Liêm - ThS. Trần Hữu Hải (2007), Quản trị chiến lược, NXB Thống kê +) Đào Công Bình, Triển khai chiến lược kinh doanh, NXB Tuổi trẻ. +) GS.TS Nguyễn Bách Khoa (2003), Chiến lược kinh doanh quốc tế, NXB Thống kê. +) PGS.TS Ngô Kim Thanh, Giáo trình quản trị chiến lược, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. +) Bài giảng: Quản trị chiến lược và Chiến lược kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Thương Mại. Bên cạnh đó là một số đề tài luận văn tại thư viện có liên quan đến hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh. +) Đề tài: “Chiến lược kinh doanh sản phẩm gạch ceramic tại Công ty cổ phần Viglacera Thăng Long, giai đoạn năm 2011 – 2015” do Ths. Nguyễn Mạnh Hiếu, Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội. +) Đề tài: “Giải pháp triển khai chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần phát triển Thương mại Hà Nội” do sinh viên Nguyễn Đức Chung, lớp K41A5, Trường Đại học Thương Mại. +) Đề tài: “Hoàn thiện chiến lược thâm nhập thị trường của Công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ Thịnh Long” do sinh viên Phí Thị Minh Ngọc, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 3. Xác lập các vấn đề nghiên cứu Sau khi nghiên cứu lý thuyết về triển khai chiến lược kinh doanh và quá trình tìm hiểu thực tế tại công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây thông qua việc phát phiếu điều tra trắc nghiệm và phỏng vấn lãnh đạo tại công ty giúp em nhận thấy việc nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây” là cần thiết và phù hợp với yêu cầu cũng như điều kiện thực hiện. Đề tài trả lời cho các câu hỏi: - Chiến lược kinh doanh là gì? Triển khai chiến lược kinh doanh là gì? Nội dung của triển khai chiến lược kinh doanh là gì?. Mô hình các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động triển khai chiến lược kinh doanh tại công ty - Thực trạng triển khai chiến lược kinh doanh tại công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây như thế nào? - Có những giải pháp gì để công ty hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh? 4. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống một số lý luận cơ bản về chiến lược kinh doanh và tổ chức triển khai chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp. - Tìm hiểu và đánh giá thực trạng triển khai chiến lược kinh doanh tại công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây. - Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần phát hành sách Hà Tây. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố của hoạt động triển khai chiến lược kinh doanh tại công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây. - Phạm vi nghiên cứu: (1) Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác triển khai chiến lược kinh doanh, nghiên cứu việc áp dụng các nội dung trong triển khai chiến lược kinh doanh vào công ty. Thông qua việc nghiên cứu thực trạng tại công ty để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác triển khai chiến lược tại công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây. Bao gồm các nội dung: - Thiết lập các mục tiêu ngắn hạn - Xây dựng các chính sách: Chính sách Marketing, chính sách nhân sự, chính sách tài chính. - Phân bổ nguồn lực (2) Về thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây dựa trên những số liệu từ năm 2011 đến nay, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác triển khai chiến lược. (3) Về không gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thị trường chính là thành phố Hà Nội của công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây với sản phẩm chủ đạo là sách thiếu nhi. 6. Phương pháp nghiên cứu - Dựa trên phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ nguồn dữ liệu nội bộ của công ty gồm: +) Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây từ năm 2011 đến năm 2013 của phòng kế hoạch tài chính. +) Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây từ phòng hành chính - tổ chức. - Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua việc phát phiếu điều tra và phỏng vấn thực tế tại công ty. 7. Kết cấu đề tài - Phần mở đầu: Tổng quan nghiên cứu đề tài - Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. - Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng triển khai chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây. - Chương 3: Đề xuất một số giải pháp về hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây. CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOÀN THIỆN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Các khái niệm, định nghĩa có liên quan 1.1.1. Khái niệm và nội dung của chiến lược 1.1.1.1. Khái niệm chiến lược - Theo Alfred Chandler(1962): “Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản, dài hạn của DN, đồng thời áp dụng một chuỗi các hành động cũng như sự phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu này”. - Theo Johnson & Scholes (1999): “Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thoả mãn mong đợi của các bên liên quan”. (Nguồn: Bài giảng Quản trị chiến lược trường Đại học Thương Mại) Như vậy chiến lược là gắn với mục tiêu được xác định rõ trong khoảng thời gian. Mục tiêu mà DN cần đạt đến trong tương lai là gì? Chiến lược sẽ giúp định hướng hoạt động cho doanh nghiệp. Để đạt được các mục tiêu đó, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố từ môi trường bên ngoài, môi trường bên trong của doanh nghiệp. Chiến lược sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định rõ mình sẽ đạt được các mục tiêu đặt ra trong tương lai trong những điều kiện cụ thể như thế nào với những chính sách kinh doanh ra sao, biện pháp cụ thể . Nói đến chiến lược của doanh nghiệp là nói đến phương hướng, định hướng mục tiêu trong tương lai của doanh nghiệp, được xác định trong một khoảng thời gian cụ thể và đặt ra phương hướng để thực hiện mục tiêu đó. 1.1.1.2. Nội dung của chiến lược - Phương hướng của doanh nghiệp trong dài hạn: tức là mục tiêu, đích, nơi mà doanh nghiệp cố gắng vươn tới trong tương lai. - Thị trường mục tiêu và quy mô của doanh nghiệp: là việc xác định xem doanh nghiệp phải cạnh tranh trên thị trường nào và những hoạt động nào doanh nghiệp thực hiện trên thị trường đó. - Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp: tức là doanh nghiệp sẽ làm thế nào để hoạt động tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh trên những thị trường của doanh nghiệp. Tạo ra những ưu điểm cho sản phẩm của mình trội hơn đối thủ cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. - Các nguồn lực cần thiết để doanh nghiệp cạnh tranh: Doanh nghiệp phải xác định được những nguồn lực nào (tài chính, nhân lực, tài sản, kỹ năng, các mối quan hệ, năng lực kỹ thuật, trang thiết bị, ) cần phải có để cạnh tranh được. - Các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: là việc xác định các nhân tố của môi trường bên ngoài và bên trong ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. - Những giá trị và kỳ vọng của các nhân vật hữu quan: Những giá trị và kỳ vọng nào mà những người có quyền hành trong và ngoài doanh nghiệp cần là gì (các nhà góp vốn)? 1.1.2. Khái niệm và nội dung của các cấp chiến lược 1.1.2.1. Chiến lược cấp công ty - Khái niệm: Chiến lược cấp công ty là chiến lược liên quan đến mục tiêu tổng thể và quy mô của doanh nghiệp để đáp ứng được những kỳ vọng của các cổ đông. - Nội dung: Là một lời công bố về mục tiêu dài hạn, các định hướng phát triển của tổ chức. Xác định công ty đã, đang và sẽ hoạt động trong những ngành kinh doanh nào? 1.1.2.2. Chiến lược cấp kinh doanh - Khái niệm: Chiến lược cấp kinh doanh là chiến lược liên quan tới việc làm thế nào một doanh nghiệp có thể cạnh tranh thành công trên một thị trường (đoạn thị trường) cụ thể. - Nội dung: Phải chỉ ra được cách thức doanh nghiệp cạnh tranh trong các ngành kinh doanh khác nhau, xác định vị trí cạnh tranh cho các SBU và làm thế nào để phân bổ nguồn lực. Xác định : - Ai? Ai là khách hàng của doanh nghiệp? - Cái gì? Nhu cầu của khách hàng là gì? - Như thế nào ? Công ty phải khai thác lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp như thế nào để phục vụ nhu cầu của khách hàng? 1.1.2.3. Chiến lược cấp chức năng - Khái niệm: Chiến lược cấp chức năng là lời công bố chi tiết về các mục tiêu và phương thức hành động ngắn hạn nhằm đạt được các mục tiêu ngắn hạn của các SBU và mục tiêu dài hạn của tổ chức. - Nội dung: Từng bộ phận chức năng trong tổ chức ( R&D, Tài chính, Marketing…) được tổ chức như thế nào để thực hiện được chiến lược cấp công ty và cấp kinh doanh. Giải quyết 2 vấn đề : - Đáp ứng của lĩnh vực chức năng đối với môi trường tác nghiệp. - Phối hợp với các chính sách chức năng khác nhau. 1.2. Các nội dung lý luận về triển khai chiến lược kinh doanh 1.2.1. Khái niệm và nội dung của triển khai chiến lược kinh doanh 1.2.1.1. Khái niệm triển khai chiến lược kinh doanh Triển khai chiến lược kinh doanh là việc chia nhỏ mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp thành các mục tiêu hàng năm rồi phân bổ các nguồn lực, thiết lập các chính sách nhằm thực hiện mục tiêu đề ra. 1.2.1.2. Nội dung của triển khai chiến lược kinh doanh - Thiết lập các mục tiêu hàng năm : +) Mục tiêu hàng năm là những mục tiêu không quá 1 năm. +) Mục tiêu hàng năm là những cái mốc mà các doanh nghiệp phải đạt được để đạt tới mục tiêu dài hạn. Cũng như các mục tiêu dài hạn, các mục tiêu hàng năm phải đo được, có định lượng, có tính thách thức, thực tế phù hợp và có mức độ ưu tiên. Các mục tiêu này được đề ra ở cấp doanh nghiệp, bộ phận chức năng và các đơn vị trực thuộc. +) Các mục tiêu hàng năm được coi như những hướng dẫn cho hành động. Nó chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động của các thành viên trong doanh nghiệp. Những mục tiêu hàng năm thường được xác định bằng các chỉ tiêu khả năng thu lợi nhuận, chỉ tiêu tăng trưởng và thị phần của từng bộ phận kinh doanh, theo khu vực địa lý, theo nhóm khách hàng và sản phẩm rất phổ biến trong các doanh nghiệp. - Xây dựng các chính sách : Chính sách là những chỉ dẫn chung nhằm chỉ ra những giới hạn về cách thức đạt tới mục tiêu chiến lược. Các chính sách được xây dựng phải cụ thể và có tính ổn định, phải tóm tắt và tổng hợp thành các văn bản hướng dẫn, các quy tắc, thủ tục mà các chỉ dẫn này đóng góp thiết thực cho việc đạt tới các mục tiêu của chiến lược chung. Một số chính sách trong triển khai chiến lược như: chính sách Marketing, chính sách nhân sự, chính sách tài chính, chính sách R&D. - Phân bổ các nguồn lực : Phân bổ nguồn lực là hoạt động trọng tâm trong việc thực hiện chiến lược kinh doanh, các nguồn lực cần được phân bổ như thế nào giữa các bộ phận, các đơn vị khác nhau trong tổ chức nhằm đảm bảo chiến lược được thực hiện một cách hiệu quả nhất. - Thay đổi cấu trúc tổ chức : Cấu trúc tổ chức là tập hợp các chức năng và quan hệ mang tính chính thức xác định các nhiệm vụ mà mỗi đơn vị của doanh nghiệp phải hoàn thành, cũng như các phương thức hợp tác giữa các đơn vị này. Cấu trúc tổ chức đòi hỏi những thay đổi trong cách thức kết cấu của doanh nghiệp vì cấu trúc tổ chức của một doanh nghiệp ràng buộc cách thức các mục tiêu và các chính sách được thiết lập, ràng buộc cách thức và nguồn lực được phân chia. Các loại cấu trúc tổ chức triển khai chiến lược: Cấu trúc chức năng, cấu trúc bộ phận và cấu trúc theo SBU, cấu trúc ma trận, cấu trúc toàn cầu. - Phát triển lãnh đạo chiến lược : Lãnh đạo chiến lược là một hệ thống (một quá trình) những tác động nhằm thúc đẩy những con người (hay một tập thể) tự nguyện và nhiệt tình thực hiện các hành động cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. - Phát huy văn hoá doanh nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp là một tập hợp các niềm tin, giá trị được chia sẻ và học hỏi bởi các thành viên của tổ chức, được xây dựng và truyền bá trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp chi phối cách thức các thành viên trong doanh nghiệp tác động lẫn nhau và đồng thời tác động tới các bên liên quan đến doanh nghiệp. Văn hóa hình thành/ ảnh hưởng thái độ con người trong tổ chức. 1.2.2. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai chiến lược kinh doanh Mô hình 7S của McKinsey: - Cho phép nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai chiến lược - Hiệu quả triển khai chiến lược không chỉ phụ thuộc vào việc quan tâm đầy đủ tới 7 nhân tố mà còn phụ thuộc vào tác động của các nhân tố này dưới góc độ hệ thống. Hình 1.1:Mô hình 7s của McKinsey. ( Nguồn: Bài giảng Quản trị chiến lược trường Đại học Thương Mại) - Chiến lược (Strategy): Một loạt các hoạt động nhằm duy trì và phát triển các lợi thế [...]... sức mạnh của cả hệ thống trong việc thực hiện các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT HÀNH SÁCH HÀ TÂY 2.1 Khái quát về công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây 2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty - Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây - Tên giao dịch: PHAHASA Hà Tây - Địa... giao công ty Phát hành sách Hà Tây về làm thành viên của Tổng công ty phát hành sách Việt Nam Năm 2005 công ty chính thức lấy tên là Công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây Từ khi thành lập cho đến nay công ty đã và đang đáp ứng một khối lượng không nhỏ sách và đồ văn phòng phẩm cho thị trường Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục của đất nước 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ - Chức năng: Công ty. .. hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 2.4 Phân tích đánh giá thực trạng triển khai chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây 2.4.1 Đánh giá thực trạng phân định SBU kinh doanh Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất thì trước khi bắt tay vào triển khai khai kinh doanh đều phải phân định được các SBU mà công ty mình có để từ đó đề ra chiến lược kinh doanh. .. ảnh hưởng tới công tác triển khai chiến lược kinh doanh của công ty như việc thiếu nhân lực để thực hiện công việc, sự điều chuyển nhân viên giữa các bộ phận…Nhận thấy điều đó, ban lãnh đạo công ty đã quan tâm tới việc xây dựng chiến lược kinh doanh và quá trình tổ chức triển khai chiến lược kinh doanh của công ty Bên cạnh đó, công ty Cổ phần phát hành s còn ách Hà Tây có những chính sách đãi ngộ nhân... - Địa chỉ: 32 Quang Trung – Hà Đông – Hà Nội - Điện thoại: 0433.829177 - Fax: 0433.518719 Công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây tiền thân trực thuộc Nhà in quốc gia được thành lập từ năm 1952 Đến năm 1991 Nhà in quốc gia tách ra làm 3 mảng gồm: Xuất bản, In và Phát hành ra thành ngành độc lập, phát hành sách có điều kiện phát triển với tên gọi là Công ty Phát hành sách Hà Tây Năm 2001, tại quyết định... ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty Công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây được thực hiện theo cơ cấu tổ chức sau: Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát Ban giám đốc Phòng kế hoạch tài chính Phòng kinh doanh Phòng hành chính- tổ chức Các hiệu sách Hội đồng quản trị Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây (Nguồn: Phòng hành chính - tổ chức) Nhận... áp dụng chiến lược phát triển thị trường vào khu vực miền Trung +) Đối với dòng sản phẩm: Sách thiếu nhi và sách y học công ty sử dụng chiến lược thâm nhập thị trường, với thị trường mục tiêu là Thành phố Hà Nội Cụ thể ta có bảng doanh thu của các SBU mà công ty đang thực hiện hoạt động kinh doanh như sau: Bảng 2.2 Bảng so sánh cơ cấu mặt hàng KD của công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây với doanh thu... giá thực trạng xác định nội dung của chiến lược kinh doanh Theo phỏng vấn ông Phạm Hải Dương (Phó giám đốc công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây) thì hiện nay công ty đang theo đuổi chiến lược kinh doanh là chiến lược thâm nhập thị trường Công ty xác định cho mình thị trường mục tiêu là Thành phố Hà Nội với nhóm sản phẩm sách thiếu nhi Cũng theo ông Phạm Hải Dương công ty đã đề ra mục tiêu dài hạn trong... thu cho công ty Do thời gian có hạn và đặc điểm yêu cầu của đề tài vì vậy bài khoá luận với đề tài: Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây chỉ đề cập đến dòng sản phẩm sách thiếu nhi Khi thực hiện chiến lược này cho sản phẩm sách thiếu nhi công ty cũng sẽ phải đối mặt với khá nhiều đối thủ cạnh tranh trên khu vực thị trường Hà Nội đang kinh doanh dòng... mức cao Điều này là một thách thức lớn đối với công ty trong hoạt động kinh doanh của mình Đòi hỏi công ty phải có chiến lược kinh doanh phù hợp - Các bên liên quan: Công ty cổ phần phát hành sách Hà Tây là một công ty có nguồn vốn được huy động từ các cổ đông nên trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh của mình công ty phải đảm bảo lợi ích cho các cổ đông Thực hiện nghiêm chỉnh các nhiệm vụ như . trạng triển khai chiến lược kinh doanh tại công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây. - Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần phát hành sách Hà. chuyển giao công ty Phát hành sách Hà Tây về làm thành viên của Tổng công ty phát hành sách Việt Nam. Năm 2005 công ty chính thức lấy tên là Công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây. Từ khi thành lập. pháp về hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần phát hành sách Hà Tây. CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOÀN THIỆN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH

Ngày đăng: 27/08/2014, 16:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan