tóm tắt luận án tiến sĩ xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

27 1.7K 2
tóm tắt luận án tiến sĩ  xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG THỊ HẠNH XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS Mã số: 62.22.80.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI 2013 2 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: PGS. TSKH. Lương Đình Hải Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Ngọc Long Phản biện 2: PGS.TS. Đỗ Thị Hòa Hới Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Linh Khiếu Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học xã hội Việt Nam vào hồi……… ….giờ…………phút, ngày………tháng……….năm……………… Có thể tìm luận án tại thư viện Học Viện KHXH, thư viện Quốc gia. 3 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Hoàng Thị Hạnh (2007), “Quan niệm Mác-Lênin về quyền lực chính trị của nhà nước”, Thông tin chính trị học, số 4 (35). 2. Hoàng Thị Hạnh (2008), “Tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong lịch sử triết học trước Mác”, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số 11 (311). 3. Hoàng Thị Hạnh (2009), “Tôn giáo trong đời sống và vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 1. 4. Hoàng Thị Hạnh (2009), “Góp phần tìm hiểu mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật”, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số 7. 5. Hoàng Thị Hạnh (2009), “Quan hệ giữa đạo đức và pháp luật - Vận dụng vấn đề này trong việc xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Kỷ yếu hội thảo khoa học, Đạo đức xã hội ở Việt Nam hiện nay: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội. 6. Hoàng Thị Hạnh (2010), “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế”, Tạp chí Triết học, số 9 (232). 7. Hoàng Thị Hạnh (2011), “Mối quan hệ giữa pháp luật với các bộ phận cấu thành khác của văn hóa”, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, số tháng 3. 8. Hoàng Thị Hạnh (2011), “Về đặc thù văn hóa trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam”, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số 12 (347). 9. Hoàng Thị Hạnh (2011), “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong phương diện đặc thù kinh tế Việt Nam”, Tạp chí Triết học, số 12 (247). 10. Hoàng Thị Hạnh (2012), “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện một nền chính trị nhất nguyên”, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, số tháng 9 - 2012. 11. Hoàng Thị Hạnh (2013), “Industrialization and Modernization with the Construstion of the Lawgoverned Socialist State of Vietnam”, Vietnam social sciences, 1- 2013 (153). 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là chủ trương đúng đắn mang tầm chiến lược của Đảng Cộng Sản đưa Việt Nam tiến tới một nước công nghiệp hiện đại. Nhưng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng làm phát sinh nhiều hệ lụy phức tạp như: Đền bù, giải tỏa đất đai, tạo công ăn việc làm cho đa số nông dân bị thu hồi đất, tàn phá, ô nhiễm môi trường, nhịp sống, lối sống công nghiệp, giao thông đô thị, kỷ luật lao động, quản lý hộ khẩu, đầu tư hợp tác làm ăn với nước ngoài, v.v Thực tế đó, đòi hỏi hệ thống pháp luật Việt Nam phải nhanh chóng hoàn thiện nhằm bảo vệ và ngăn chặn những vấn đề phát sinh trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế cũng như giao lưu văn hoá, chuyển giao khoa học - công nghệ, dân chủ hóa toàn diện đời sống xã hội hiện nay, đòi hỏi các quốc gia phải có những quy định pháp lý chung, những chế tài pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ quốc tế. Điều đó đòi hỏi Việt Nam phải cấp thiết xây dựng bộ máy hoàn thiện, trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả theo hướng lấy pháp luật làm phương tiện quản lý kinh tế - xã hội và điều chỉnh các quan hệ xã hội. Xây dựng nhà nước pháp quyền là quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp phải có sự chuẩn bị cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Hơn nữa, Việt Nam tiến hành xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh chưa có tiền lệ, nên sự việc càng trở nên khó khăn hơn, đòi hỏi các nhà lý luận phải nghiên cứu đời sống thực tế, phân tích phương diện kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội. Qua đó, vạch ra lộ trình, tìm bước đi thích hợp, xây dựng những giải pháp nhằm tư vấn cho Đảng và nhà nước từng bước hoàn thiện lý luận, đẩy nhanh tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì những lý trên, chúng tôi chọn Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm đề tài luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án Mục đích của luận án là phân tích, làm rõ việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, trên cơ sở đó, nêu những giải pháp chủ 5 yếu, phù hợp, nhằm góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. ` - Để đạt mục đích trên, luận án giải quyết các nhiệm vụ cơ bản: + Làm rõ nội hàm các khái niệm nhà nước pháp quyền, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số vấn đề lý luận cơ bản về việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. + Phân tích những nét đặc thù trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội của Việt Nam trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. + Đề xuất những giải pháp chủ yếu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở những nét đặc thù của các phương diện đã nêu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận án là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một số nét đặc thù cơ bản trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của Việt Nam. - Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu ở một số nét đặc thù cơ bản trên phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của Việt Nam trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam. - Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận án vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tuân thủ các nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, nguyên tắc xem xét khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể, phương pháp trừu tượng hóa, khái quát hóa, phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh. 5. Cái mới của luận án 6 Luận án chỉ ra những nét đặc thù cơ bản trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội của Việt Nam trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và ảnh hưởng của các nét đặc thù đó đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền ấy. Luận án đồng thời đề xuất những giải pháp chủ yếu, phù hợp với những nét đặc thù nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề nhà nước, nhà nước pháp quyền; tài liệu phục vụ các cán bộ, công chức quản lý nhà nước và pháp luật. 7. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm 4 chương, 12 tiết. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Vấn đề nhà nước pháp quyền, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của các nhà lý luận Việt Nam, đặc biệt trong những năm gần đây. Các tài liệu về vấn đề này xuất hiện ngày càng nhiều với số lượng lớn. Qua nội dung các công trình, chúng tôi tổng quan thành những vấn đề: 1.1. NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN VIỆT NAM VÀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Mảng nghiên cứu vấn đề theo hướng nêu tính tất yếu, phân tích tiền đề lý luận, cơ sở thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Đề tài KX 04.01: “Cơ sở lý luận và thực tiễn về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân” do GS.VS. Nguyễn Duy Quý làm chủ nhiệm đã khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học thuyết nhà nước pháp quyền; nêu những khái niệm, những đặc trưng cơ bản và chức năng, lý giải các yếu tố quy định và chi phối quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Các tác giả, Lê Minh Quân trong cuốn Xây dựng Nhà nước pháp quyền đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa 7 ở Việt Nam hiện nay, (Nxb. Chính trị quốc gia, 2003), Trần Hậu Thành trong Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, (Nxb. Lý luận chính trị, 2005), đã trình bày tổng quát cơ sở lý luận, điều kiện thực tiễn, tính cấp thiết xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mảng nghiên cứu lý luận chung về nhà nước pháp quyền và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Công trình do Nguyễn Văn Yểu, Lê Hữu Nghĩa (đồng chủ biên), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, (Nxb. Chính trị quốc gia, 2006) đã đề xuất những phương án về việc đổi mới: 1) Hoạt động lập pháp của Quốc hội; 2) Hoạt động hành pháp của Chính phủ; 3) Tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp; 4) Mối quan hệ giữa bộ ba cơ quan nhà nước. Các công trình của: Đào Trí Úc, Phạm Hữu Nghị, Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, (Nxb.Từ điển bách khoa, 2009), đã nêu vấn đề lý luận và thực tiễn mà Việt Nam cần phải giải quyết trên từng bước đường xây dựng nhà nước pháp quyền. Lý luận về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đề cập trong các bài viết: 1) Phạm Văn Đức, Về một số nét đặc thù của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, (Tạp chí Triết học, 9 - 2005); 2) Phạm Thế Lực, Ý nghĩa của lý thuyết phân quyền trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, (Tạp chí Nghiên cứu pháp luật, số 7- 2008); 3) Trần Ngọc Liêu, Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (Luận án tiến sĩ triết học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia, 2009). Tiêu biểu cho những công trình nhấn mạnh tầm quan trọng và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đề tài KX.04.03, Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản do Tạ Xuân Đại làm chủ nhiệm cùng sự tham gia của các chuyên viên Ban tổ chức Trung Ương. Nhóm đề tài đã nêu lên cơ sở lý luận về sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong luận án tiến sĩ, Đảng lãnh đạo sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội 8 chủ nghĩa trong những năm 1996 - 2006 (Học viện Hành chính - Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), Lâm Quốc Tuấn tổng kết những thành tựu, nêu lên những hạn chế và bước đầu xác định một số kinh nghiệm của Đảng trong hơn 10 năm lãnh đạo xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Phạm Ngọc Quang và Ngô Thị Kim Ngân trong cuốn Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, (Nxb. Chính trị quốc gia, 2007) đã nêu quan điểm nâng cao vai trò của Đảng trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền phải đi đôi với việc chống chủ nghĩa quan liêu, tệ nạn tham nhũng. Mảng nghiên cứu về đề tài công nghiệp hóa, hiện đại hóa phản ánh trong một số bài của Lương Việt Hải: 1) Hiện đại hóa tăng tốc - con đường của các nước đang phát triển (Tạp chí Triết học, số 6, 1998), 2) Hiện đại hóa xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Nxb. Khoa học xã hội, 2001). Theo tác giả, Việt Nam muốn phát triển thì không còn sự lựa chọn nào khác là phải đi theo con đường hiện đại hóa. Hai tác giả Đỗ Hoài Nam, Trần Đình Thiên, trong cuốn Mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, 2009) đã phân tích vấn đề từ góc độ hiệu quả kinh tế của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 1.2. XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Liên quan đến vấn đề điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể tìm thấy trong luận án tiến sĩ triết học của Đào Ngọc Tuấn: Tính phổ biến và điều kiện trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam (Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, 2002). Luận án đã nêu lên một số tính phổ biến trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền như: 1) Tính tối cao của pháp luật. 2) Cơ chế phân công quyền lực trong sự chế ước lẫn nhau. 3) Sự hiện diện của nền dân chủ. 4) Tôn trọng nhân quyền. 5) Thực hiện tận tâm các cam kết quốc tế. Mai Thị Thanh trong Luận án tiến sĩ: “Vấn đề hình thức của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay” (Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, 2011) đã phân tích một số nhân tố quy định điều kiện của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam như: 1) Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xây dựng trên cơ sở thực hiện sự chuyển biến dần từ nhà nước dân chủ 9 nhân dân lên. 2) Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng, nhưng số lượng và chất lượng còn bất cập. 3) Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa tồn tại trên cơ sở kinh tế của chính nó. 4) Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong điều kiện trình độ dân trí còn bất cập. 5) Xây dựng Nhà nước pháp quyền trong chế độ một Đảng. Nghiên cứu về những vấn đề đặt ra của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam chúng ta có thể tìm thấy trong các tài liệu: 1) Đoàn Trọng Truyến, Cải cách hành chính và công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (Nxb. Tư pháp 2006). 2) Đào Trí Úc, Những luận cứ khoa học của việc hoàn thiện bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11, 2001). 3) Nguyễn Văn Yểu, Hoàn thiện hệ thống pháp luật để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, (Tạp chí Cộng sản, số 10, 2004). 4) Trần Hậu Thành, Một số vấn đề lý luận về quan hệ nhà nước, xã hội và công dân trong nhà nước pháp quyền, (Triết học, số 6, 2005). 1.3. NHỮNG GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN VIỆT NAM Nhóm tác giả đề tài KX 04.08 Cải cách tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương đáp ứng các yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân đã làm sâu sắc các yêu cầu, đòi hỏi xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đối với việc cải cách tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương. Các công trình của: 1) Đoàn Trọng Truyến, Cải cách hành chính và công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (Nxb. Tư pháp 2006). 2) Nguyễn Đăng Dung (chủ biên), Quốc hội Việt Nam trong nhà nước pháp quyền, Nxb. Đại học Quốc gia, 2007). 3) Đào Trí Úc (chủ biên), Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (Nxb. Tư pháp, 2007). 4) Trần Ngọc Đường, Ngô Đức Mạnh, Mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội, Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (Nxb. Chính trị quốc gia, 2008) đã nêu những điểm bất cập trong bộ máy Nhà nước Việt Nam, đề xuất những giải pháp cải cách và đổi mới bộ máy nhà nước mà trọng tâm là Quốc hội phù hợp với xã hội hiện đại. Giải pháp xây dựng nhà nước pháp quyền đi đôi với việc mở rộng và phát huy dân chủ đã được đề cập tới trong bài viết của Lương Đình Hải, Xây dựng Nhà nước pháp 10 quyền và vấn đề dân chủ hoá ở Việt Nam hiện nay (Tạp chí Triết học 1- 2006). Tiếp thu thành quả các công trình trên, tác giả luận án phân tích việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trên những nét đặc thù cơ bản của phương diện kinh tế, chính trị, văn hoá-xã hội Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chương 2 MỘT SỐ NỘI DUNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 2.1. NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA NÓ 2.1.1. Một số quan niệm về nhà nước pháp quyền Nhóm tác giả công trình KX.04.01 cho rằng, “nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước. Đó là một nhà nước vận hành trong môi trường pháp luật, coi pháp luật là tối thượng, nhà nước pháp quyền được nhìn nhận như một phương thức thực hiện quyền lực nhà nước, một cách thức tổ chức nền dân chủ”. GS.TSKH. Đào Trí Úc viết: “Nhà nước pháp quyền là một khái niệm có thể được hiểu ở hai mức độ, với tính cách là học thuyết, là tư tưởng và với tính cách là thực tiễn tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, thực thi dân chủ”. GS.TS. Đoàn Trọng Truyến cho rằng: “Nhà nước pháp quyền là một nhà nước dân chủ, tự đặt mình dưới pháp luật, được xây dựng, tổ chức và hoạt động theo pháp luật và quản lý bằng pháp luật ”. Theo PGS. TSKH Lương Đình Hải, “nhà nước pháp quyền là nhà nước trong đó nguyên tắc pháp luật giữ địa vị tối cao được tuân thủ tuyệt đối. Pháp luật được xây dựng trên nền tảng các quyền thiêng liêng của con người, nhằm bảo vệ các quyền đó và luôn giữ địa vị tối cao trong toàn bộ đời sống xã hội”. Theo chúng tôi, quan điểm của nhóm tác giả công trình KX.04.01 về nhà nước pháp quyền là phù hợp nhất. Do vậy, chúng tôi lấy đây làm khái niệm công cụ để nghiên cứu các chương tiếp theo của luận án. 2.1.2. Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền Tổng quan quan điểm của các nhà lý luận Việt Nam, chúng tôi khái quát đặc trưng nhà nước pháp quyền về một số điểm cơ bản như sau: [...]... nước pháp quyền, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường Trong đó, xây dựng nhà nước pháp quyền là then chốt để đảm bảo đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nước Việt Nam theo hướng hiện đại 2.3.2 Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Kinh nghiệm các nước tư bản phát triển đã trải qua công nghiệp hóa, hiện. .. chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đề ra chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là mệnh lệnh cấp thiết của cuộc sống hiện đại, là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Nhiệm vụ này cần phải được thực hiện song song với những nhiệm vụ khác như xây dựng nhà nước. .. VIỆT NAM TRÊN MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN 16 TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 3.1 XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRÊN PHƯƠNG DIỆN KINH TẾ 3.1.1 Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việc chuyển đổi nền kinh tế kế... cách pháp luật theo chiều hướng phù hợp với đời sống 2.2 NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA NÓ 2.2.1 Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng Cộng Sản Việt Nam (1991) nêu nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nội dung: “Tiếp tục xây dựng. .. định, Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật” Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), Đảng Cộng Sản Việt Nam khẳng định: Đẩy mạnh công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. .. năng trong việc chống lại xu hướng độc quyền, tham nhũng và quan liêu trong bộ máy nhà nước Việc còn thiếu một xã hội dân sự đã có ảnh hưởng không nhỏ đến công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cản trở và làm chậm tiến trình này Tóm lại, về phương diện văn hóa - xã hội, ở Việt Nam hiện nay đang có một số vấn đề cấp thiết... dung những giải pháp này sẽ được đề xuất trong chương tiếp theo của luận án Chương 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 4.1 NHỮNG GIẢI PHÁP KINH TẾ 4.1.1 Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Trước hết phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm ổn... chủ nghĩa trên các mặt” Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011) đã bổ sung Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong đó nhấn mạnh: Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Quyền lực Nhà nước là thống nhất” 2.2.2 Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trên cơ sở kế thừa... vấn đề đặt ra hiện nay đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là: hiện đại hóa 1) Cần phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 2) Quá trình chuyển đổi nền kinh tế quy định quá trình chuyển đổi pháp lý, làm sao đó để có một nền pháp lý thị trường 3) Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đụng chạm... Việt Nam phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa nên nhà nước pháp quyền Việt Nam có những đặc trưng riêng Chúng tôi khái quát những đặc trưng riêng đó về ba điểm cơ bản sau: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo: Kể từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng Sản Việt Nam luôn giữ vai trò lãnh đạo đất nước Trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa . niệm nhà nước pháp quyền, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số vấn đề lý luận cơ bản về việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chương 2 MỘT SỐ NỘI DUNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 2.1. NHÀ NƯỚC PHÁP. quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì những lý trên, chúng tôi chọn Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm đề tài luận án.

Ngày đăng: 27/08/2014, 11:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • HOÀNG THỊ HẠNH

  • XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

  • XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

    • HÀ NỘI 2013

    • HÀ NỘI - năm

  • 27

  • MỞ ĐẦU

    • MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG

    • NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    • TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan