thảo luận hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bài tập thảo luận thứ 3 9đ

12 6K 7
thảo luận hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bài tập thảo luận thứ 3 9đ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP THẢO LUẬN MÔN LUẬT DÂN SỰ Danh sách nhóm……: 1. Vũ Hoàng Xuân Hà (nhóm trưởng) 2. Hoàng Thị Thu Hà 3. Phạm Thị Yến Ngọc 4. Phạm Ngọc Hà 5. Nguyễn Thị Minh Anh 6. Nguyễn Việt Dũng 7. Lê Hoàng 8. Nguyễn Quốc Ân 9. Võ Hoàng Thiên Lộc BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA 1 Vấn đề 1: Xác lập hợp đồng nhằm tẩu tán tài sản Bản án số 102/2010/DSST ngày 15/11/2010 của Tòa án nhân dân quận Bình Tân Tóm tắt bản án: Nguyên đơn Ông Đoàn Ngọc Xương và bà Lưu Thị Mừng ủy quyền cho ông Nguyễn Văn Sơn. Bị đơn là Ông Nguyễn Cao Sang, bà Trần Thị Huệ, ông Trần Quốc Tuấn và bà Nguyễn Nhơn Hồng. Ông Sang và bà Huệ nợ ông Xương và bà Mừng số tiền là 369.136.250đ. Vào ngày 27/06/2008, theo quyết định số 55/2008/QĐST-DS, ông Sang và bà Huệ có nghĩa vụ phải trả nợ cho ông Xương và bà Mừng với hạn chót là ngày 27/12/2008, nhưng gần đến hạn thi hành quyết định ông Sang và bà Huệ đã bán tài sản duy nhất là căn nhà số 75, đường 15 Bình Hưng Hòa, Bình Tân cho 2 người con và không tiến hành trả nợ theo quyết định của tòa. Cho rằng ông Sang và bà Huệ đã tẩu tán tài sản để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, nên ông Xương và bà Mừng đã khởi kiện và yêu cầu hủy hợp đồng mua bán nhà trên. 1. Thế nào là giả tạo trong xác lập giao dịch? Cho ví dụ minh họa. - Là giao dịch mà trong đó việc thể hiện ý chí ra bên ngoài khác với ý chí nội tâm và kết quả thực hiện của các bên tham gia giao dịch. Để có giả tạo thì cần có hai giao dịch, một giao dịch bề ngoài và một giao dịch bị che giấu 1 . - Ví dụ: + Liên quan đến nội dung: A và B kí kết với nhau một hợp đồng mua bán, theo đó A bán cho B một căn nhà nhưng A không nhận tiền  thực chất đây là một hợp đồng tặng cho nhưng lại được che giấu dưới dạng hợp đồng mua bán. + Liên quan đến chủ thể: ông C là công chức Nhà nước, có thỏa thuận mua bán nhà với ông A. Nhằm mục đích kê khai khống tài sản nên ông C để cho em trai mình là B đứng tên trong hợp đồng mua bán nhưng thực chất toàn bộ số tiền mua bán là tài sản của ông C. 2. Đoạn nào của bản án cho thấy hợp đồng mua bán nhà của ông Sang, bà Huệ với ông Tuấn, bà Hồng được xác lập sau khi có quyết định của Tòa án buộc ông Sang, bà Huệ thực hiện nghĩa vụ cho ông Xương, bà Mừng? 1 LUẬT HỢP ĐỒNG VIỆT NAM – Bản án và bình luận bản án – TS. Đỗ Văn Đại 2 - Theo bản án số 102/2010/DS-ST: “Theo quyết định số 55/2008/QĐST- DS ngày 27/06/2008 của Tòa án nhân dân quận Bình Tân thì ông…… hiện căn nhà này đã được Nhà nước công nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho ông Tuấn và bà Hồng.” 3. Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã xác định việc lập hợp đồng trên là giả tạo và áp dụng các quy định về giả tạo? - Theo bản án số 102/2010/DS-ST: “trong thời gian phải thi hành quyết định của Tòa án, ông Sang và bà Huệ lại tự ý bán tài sản duy nhất của mình……giữa ông Nguyễn Cao Sang và bà Trần Thị Huệ với ông Trần Quốc Tuấn và bà Nguyễn Nhơn Hồng tại phòng công chứng nhà nước số 2 là giả tạo nhằm lẩn tránh nghĩa vụ. Căn cứ điều 129, 137 BLDS thì giao dịch dân sự này là vô hiệu do giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với người thứ 3.” 4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án. - Tòa xác định hợp đồng trên giả tạo là hợp lí vì trong thời gian thi hành án ông Sang và bà Huệ đã bán căn nhà số 75 - tài sản duy nhất của ông bà, sau đó lại không thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Việc tuyên hợp đồng trên là giả tạo của Tòa án nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Xương và bà Mừng vì nếu hợp đồng mua bán nhà trên được công nhận thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của ông Xương và bà Mừng do ông Sang không còn tài sản nào để đảm bảo cho việc trả nợ trên. 5. Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã xác định việc lập hợp đồng trên là nhằm lẩn tránh nghĩa vụ của ông Sang, bà Huệ và đã tuyên bố hợp đồng này vô hiệu? - Theo bản án số 102/2010/DS-ST: “Căn cứ điều 129 2 , 137 3 BLDS thì giao dịch dân sự này là vô hiệu do giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với người thứ 3 nên hợp đồng này không làm phát sinh quyền, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.” 6. Nếu hợp đồng chuyển nhượng trên được xác lập trước khi ông Sang, bà Huệ có quyết định của Tòa án buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự thì ông Xương, bà Mừng có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu không? Vì sao? 2 Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu cho giả tạo. 3 Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu. 3 - Có 2 trường hợp cần xét đến: + Trường hợp 1: khi nguyên đơn đã khởi kiện và có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: “cấm chuyển nhượng tài sản dưới mọi hình thức”, mà ông Sang và bà Huệ vẫn tiến hành chuyển nhượng tài sản và không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì hợp đồng sẽ bị tuyên là vô hiệu. + Trường hợp 2: nếu nguyên đơn khởi kiện và không yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời thì không thể tuyên hợp đồng chuyển nhượng là vô hiệu khi chưa xác định đó là hành vi tẩu tán tài sản, nếu đã xác định là tẩu tán tài sản thì tuyên vô hiệu. • Cách xác định hành vi tẩu tán tài sản:  Nếu bên có quyền bị xâm phạm lợi ích thì đó là một hành vi tẩu tán tài sản  Hợp đồng chuyển nhượng không đền bù thì ảnh hưởng đến quyền lợi của người có quyền thì đó cũng là một hành vi tẩu tán tài sản (ví dụ: hợp đồng tặng cho hoặc thỏa thuận để vợ/chồng đứng tên tài sản mà trước đây là tài sản chung của vợ chồng).  Hợp đồng chuyển nhượng có đền bù:  Nếu giá trị đền bù không đúng thực tế, bên có quyền cũng bị ảnh hưởng  là hành vi tẩu tán tài sản.  Nếu giá trị đền bù phù hợp với giá trị thực tế thì bên có quyền có thể bị ảnh hưởng vì nếu tài sản đền bù là tiền thì khả năng kê biên kiểm soát rất yếu đối với một khoản tiền một khi đã nằm trong tay của người có nghĩa vụ.  Nếu bên có quyền chấp nhận việc chuyển nhượng thì quyền và lợi ích của họ không bị xâm phạm  không phải tẩu tán tài sản.  Nếu hợp đồng chuyển nhượng được xác lập và khả năng thực hiện nghĩa vụ không còn thì có thể xem đây là hành vi tẩu tán tài sản.  Nếu người có nghĩa vụ còn nhiều tài sản khác thì không thể tuyên hợp đồng chuyển nhượng là vô hiệu.  Tóm lại: trong vụ án nêu trên thì căn nhà số 75 là tài sản duy nhất và việc chuyển nhượng căn nhà này ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của ông Xương và bà Mừng, vì vậy có thể xác định đây là hành vi tẩu tán tài sản  Nếu hợp đồng chuyển nhượng trên được xác lập trước khi ông Sang, 4 bà Huệ có quyết định của Tòa án buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự thì ông Xương, bà Mừng có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Vấn đề 2: Cầm giữ tài sản Bản án số 45/2010/DS-ST ngày 22/09/2010 của Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh Tóm tắt bản án: Nguyên đơn Công Ty Cổ Phần Giấc Mơ Dễ Dàng (Easy), đại diện pháp luật là ông Nguyễn Tuấn Anh, ủy quyền cho ông Trương Hồng Kông. Bị đơn là bà Nguyễn Thị Thanh Loan. Ngày 09/04/2007, Công Ty Easy và bà Loan có kí một hợp đồng với nội dung Công Ty bán cho bà Loan theo hình thức trả góp một xe máy Yamaha Nouvo với giá 24.400.000đ và lãi trả chậm là 4.336.000đ, bà Loan đã nhận xe sau khi giao kết hợp đồng và thanh toán 12.200.000đ, số tiền còn lại 16.536.000đ sẽ được trả chậm trong 12 tháng, bà Loan đã được cấp giấy đăng kí xe máy với biển số 52S4-7402. Đến tháng 02/2008, sau khi đã thanh toán 9.646.000đ, thì bà Loan ngừng thanh toán số tiền còn lại dẫn đến việc Công Ty Easy khởi kiện yêu cầu bà Loan thanh toán toàn bộ số nợ. 1. Đoạn nào của bản án cho thấy bên bán đang giữ bản chính đăng ký xe máy? - Theo bản án 45/2010/DS-ST: “Do hiện nay phía công ty Easy đang giữ bản chính giấy đăng kí xe máy biển số 52S4-7402 của bà Loan nên khi bà Loan đã trả hết số tiền trên thì công ty phải có trách nhiệm trả lại cho bà Loan bản chính giấy tờ trên.” 2. Đoạn nào của bản án cho thấy bên mua chưa thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán tiền mua xe? - Theo bản án 45/2010/DS-ST: “để thực hiện hợp đồng công ty Easy đã bán cho bà Loan xe gắn máy trên……Theo bản tự khai của bà Nguyễn Thị Thanh Loan trình bày: bà Loan thừa nhận nội dung trên và xác nhận còn nợ của công ty số tiền là 6.890.000đ, do hiện nay bà có khó khăn nên xin trả dần số tiền trên là 300.000đ/1 tháng cho đến khi hết nợ.” 3. Theo BLDS, trong điều kiện nào, bên có quyền được cầm giữ tài sản khi bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng hợp đồng? 5 - Căn cứ theo Khoản 1, điều 416 BLDS 2005 4 , trong những điều kiện sau đây bên có quyền được cầm giữ tài sản khi bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng hợp đồng: + Bên có quyền đang chiếm giữ hợp pháp tài sản của hợp đồng + Hợp đồng song vụ + Bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ không theo thỏa thuận. 4. Bản chính đăng kí xe có là một tài sản không? Vì sao? - Căn cứ Điều 163 BLDS 2005 5 thì bản chính đăng kí xe máy không là một tài sản vì đó chỉ là giấy tờ liên quan đến tài sản. 5. Cho đến khi bên mua chưa trả hết tiền mua, Tòa án có cho phép bên bán cầm giữ bản chính đăng kí xe không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời? - Cho đến khi bên mua chưa trả hết tiền mua, Tòa án vẫn cho phép bên bán cầm giữ bản chính đăng kí xe. - Theo bản án 45/2010/DS-ST: “ngay sau khi bà Loan thanh toán hết khoản tiền trên, phía công ty cổ phần Giấc Mơ Dễ Dàng phải trả lại bản chính giấy đăng kí mô tô, xe máy biển số 52S4-7402 cho bà Nguyễn Thị Thanh Loan. 6. Thông qua thực tiễn xét xử và kiến thức mà anh/chị có, suy nghĩ của anh/chị về chế định cầm giữ tài sản được quy định tại Điều 416 BLDS. - Chế định về cầm giữ tài sản: cầm giữ tài sản là một quyền năng theo đó bên có quyền được nắm giữ tài sản chừng nào bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình  khi bên có quyền cầm giữ tài sản của bên có nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ không có khả năng được lợi một cách trọn vẹn từ tài sản đó, chế định này nhằm gây áp lực cho bên có nghĩa vụ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình và bảo vệ quyền lợi cho bên có quyền khi tham gia giao kết hợp đồng. Vấn đề 3: Hủy bỏ do không thực hiện đúng hợp đồng Bản án số 14/2010/DSPT ngày 20/01/2010 của Tòa án nhân dân tỉnh Daklak 4 Điều 416. Cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ. 5 Điều 163. Tài sản. 6 Tóm tắt bản án: Nguyên đơn là ông Phan Văn Tâm và bà Nguyễn Thị Lĩnh đã khởi kiện bị đơn là ông Nguyễn Văn Anh và bà Đỗ Thị Ngọc Hoa trong vụ việc “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”. Khoảng đầu năm 2007, vợ chồng ông Tâm, bà Lĩnh có thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất 540m 2 (trị giá thực 225.000.000đ) nhưng trong hợp đồng chuyển nhượng chỉ ghi diện tích đất chuyển nhượng là 210m 2 (trị giá thực 12.000.000đ). Vợ chồng ông Anh và bà Hoa đã đặt cọc số tiền là 20.000.000đ và sau đó còn giao thêm 50.000.000đ cùng cam kết sẽ trả nốt khoản tiền khi nhận được giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Khi ông Tâm làm xong giấy tờ và chuyển cho vợ chồng ông Anh và bà Hoa thì xảy ra tranh chấp vì ông Anh cho rằng ông Tâm đã không thực hiện đúng thỏa thuận đã giao kết và giao cho ông phần đất không đủ diện tích. 1. Điểm giống nhau và khác nhau giữa hợp đồng vô hiệu và hủy bỏ hợp đồng. 6 - Giống nhau: + Hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. + Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường. + Phạm vi: một phần hoặc toàn bộ. - Khác nhau: Hợp đồng vô hiệu Hủy bỏ hợp đồng + Hợp đồng dân sự không có một trong các điều kiện quy định tại điều 122 BLDS thì vô hiệu. + Do vi phạm một trong những điều kiện có hiệu lực có hiệu lực trong điều 122 nên từ ban đầu hợp đồng này đã không có hiệu lực. + Khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. + Triệt tiêu quá khứ cũng như tương lai của hợp đồng, lý do triệt tiêu không tồn tại trong thời điểm giao kết mà chỉ xuất hiện trong quá trình thực hiện hợp đồng. 2. Trong vụ việc trên, đoạn nào của bản án cho thấy Tòa phúc thẩm đã phân biệt hợp đồng vô hiệu và hủy bỏ hợp đồng? - Theo bản án số 14/2010/DSPT ngày 20/01/2010 có nêu: “từ những tài liệu trên xét thấy thỏa thuận chuyển nhượng phần diện tích lớn hơn 6 Tham khảo “LUẬT HỢP ĐỒNG VIỆT NAM – Bản án và bình luận bản án – TS. Đỗ Văn Đại” . Bản án số 75 và 76: “Hủy bỏ do không thực hiện đúng hợp đồng” 7 210m 2 chưa có giấy tờ gì là vô hiệu. Phần chuyển nhượng 210m 2 là hợp lệ. Xong bên mua kí nhận giấy tờ (đất) ngày 18/7/2007 nhưng không trả tiền theo thỏa thuận là vi phạm nghĩa vụ trả tiền (vi phạm điều khoản chính của hợp đồng song vụ, vi phạm điều 290 BLDS); bởi vậy, bên bán có quyền xin hủy bỏ hợp đồng thơ quy định tại Điều 425 của BLDS. Song án sơ thẩm lại tuyên bố giao dịch vô hiệu toàn bộ là chưa chính xác, bởi vậy, cần sửa bản án sơ thẩm: tuyên bố hợp đồng vô hiệu một phần lớn hơn 210m 2 và hủy bỏ một phần hợp đồng chuyển nhượng 210m 2 là phù hợp. 3. Suy nghĩ của anh/chị về việc phân biệt trên của Tòa phúc thẩm. - Việc phân biệt trên là cần thiết, thực tế một số trường hợp các tòa án đã nhầm lẫn giữa hợp đồng vô hiệu và hủy bỏ hợp đồng. Việc xem xét, đánh giá các tình tiết vụ án của Tòa phúc thẩm để tuyên xử sẽ giúp áp dụng pháp luật một các chính xác. 4. Phần chuyển nhượng nào giữa các bên được coi là hợp lệ? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời? - Phần chuyển nhượng 210m 2 đất là hợp lệ do đã có giấy tờ, hợp đồng đầy đủ. - Đoạn án: Theo bản án số 14/2010/DSPT ngày 20/01/2010 có nêu: “từ những tài liệu trên xét thấy thỏa thuận chuyển nhượng phần diện tích lớn hơn 210m 2 chưa có giấy tờ gì là vô hiệu. Phần chuyển nhượng 210m 2 là hợp lệ.” 5. Đối với phần hợp lệ trên, bên mua có thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán không? Đoạn nào của bản án cho biết điều đó? - Đối với phần hợp lệ 210m 2 (với giá được ghi trong hợp đồng là 12.000.000 đồng) thì bên mua đã thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán. - Đoạn án: Theo bản án số 14/2010/DSPT ngày 20/01/2010 có nêu: + Ngày 30/01/2007, ông Tâm giao cho bà Lĩnh 20.000.000đ đặt cọc để sang nhượng lô đất 18m x 30m với giá 12.500.000đ/m 2 mặt đường. + Ngày 07/03/2007 bên mua giao cho bên bán thêm 50.000.000đ và ký kết hợp đồng sang nhượng 210m 2 đất với giá 12.000.000đ. 6. Nhìn từ góc độ văn bản, bên bán có quyền hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng trên để đòi lại tài sản không khi bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán? Vì sao? 8 - Nhìn từ góc độ văn bản, bên bán không có quyền yêu cầu hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng trên để đòi lại tài sản vì hiện nay bộ luật dân sự không quy định về trường hợp bên bán được hủy bỏ hợp đồng khi bên mua không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. 7 7. Trong vụ việc nêu trên, Tòa án có cho phép bên bán hủy bỏ hợp đồng không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời? - Trong vụ việc trên Tòa án chỉ cho phép hủy bỏ 1 phần hợp đồng chuyển nhượng 210m 2 . - Đoạn án: Theo bản án số 14/2010/DSPT ngày 20/01/2010 có nêu: “Song án sơ thẩm lại tuyên bố giao dịch vô hiệu toàn bộ là chưa chính xác, bởi vậy, cần sửa bản án sơ thẩm: tuyên bố hợp đồng vô hiệu một phần lớn hơn 210m 2 và hủy bỏ một phần hợp đồng chuyển nhượng 210m 2 là phù hợp”. 8. Việc Tòa án viện dẫn Điều 425 BLDS để cho phép bên bán hủy bỏ hợp đồng có thuyết phục không? Vì sao? - Tòa án viện dẫn Điều 425 BLDS 8 để cho phép bên bán hủy bỏ hợp đồng là chưa thuyết phục, ngoài ra còn có thể sử dụng thêm Điều 417 BLDS 9 2005 về việc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường vì nội dung của điều 425 chưa làm rõ được việc hủy bỏ hợp đồng của Tòa án. 9. Trong thực tiễn, có bản án/quyết định nào của Tòa án đã cho phép bên bán hủy bỏ hợp đồng khi bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán không? Nêu rõ các bản án/quyết định này. - Trong thực tiễn xét xử, Tòa án đã cho phép bên bán hủy bỏ hợp đồng khi bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán. Có thể tham khảo “ Quyết định số 218/GĐT-DS ngày 1-12-2003 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao; Bản án số 451/2006/DSPT ngày 29-9-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long.” 10. Ý kiến của anh/chị về chế định hủy bỏ do không thực hiện đúng hợp đồng ở Việt Nam hiện nay. - Chế định này vẫn còn nhiều điểm chưa chặt chẽ, một số trường hợp thực tiễn, có những vi phạm có thể dẫn đến hủy bỏ hợp đồng nhưung 7 Tham khảo “LUẬT HỢP ĐỒNG VIỆT NAM – Bản án và bình luận bản án – TS. Đỗ Văn Đại” . Bản án số 75 và 76: “Hủy bỏ do không thực hiện đúng hợp đồng” 8 Điều 425. Hủy bỏ hợp đồng dân sự. 9 Điều 417. Nghĩa vụ không thể thực hiện được do lỗi của bên có quyền. 9 không được quy định (VD: pháp luật dân sự Việt Nam vẫn chưa quy định về việc bên bán được yêu cầu hủy hợp đồng khi bên mua không thực hiện nghĩa vụ…); chưa có những quy định về việc hủy bỏ các hợp đồng không thông dụng…. điều này dẫn đến thực trạng một số trường hợp Tòa án cho phép hủy bỏ hợp đồng nhưng không có những vi phạm quy định trong luật. Vấn đề 4: Tìm tài liệu Yêu cầu 1: Liệt kê những bài viết liên quan đến pháp luật hợp đồng được công bố trên các Tạp chí chuyên ngành Luật từ đầu năm 2009 đến nay. Khi liệt kê, yêu cầu viết theo trật tự theo tên tác giả và liệt kê phải thỏa mãn những thông tin theo trật tự. Yêu cầu 2: Cho biết làm thế nào để biết được những bài viết trên. Tạp chí nhà nước và pháp luật: 1. Ngô Huy Cương: đề nghị giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam, số 05/2010, trang 29 – 44. 2. Kiều Dương: thời hạn khiếu nại và thời hiệu khởi kiện trong quan hệ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại, số 07/2010, trang 49 – 54. 3. Trần Văn Biên: về khái niệm Hợp đồng điện tử, số 08/2010, trang 30 – 36. 4. Trần Văn Biên: sự thỏa thuận trong giao kết hợp đồng điện tử qua mạng Internet, số 10/2010, trang 55 – 66. 5. Trần Việt Anh: so sánh trách nhiệm dân sự trong hợp đồng và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, số 04/2011, trang 38 – 41. 6. Nguyễn Thanh Tú: các hạn chế đối với người mua theo hợp đồng trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ dưới góc độ pháp luật sở hữu trí tuệ, hợp đồng và cạnh tranh, số 03/2011, trang 20 – 33. Tạp chí khoa học pháp lí: 1. Lê Minh Hùng: ảnh hưởng của yếu tố hình thức đối với hợp đồng, số 01/2009, trang 12 – 22. 2. Đỗ Văn Đại: hợp đồng vi phạm điều cấm ở Việt Nam, số 01/2009, trang 55 – 63. 3. Đỗ Văn Đại: bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: trách nhiệm hạn chế thiệt hại (bản án và bình luận án), số 06/2009, trang 51 – 57. 10 [...]...4 Phạm Kim Anh: trách nhiệm dân sự và chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong BLDS 2005 – thực trạng và giải pháp hoàn thiện, số 06/2009, trang 3 – 13 5 Đỗ Văn Đại và Hoàng Thị Minh Tâm: lao động nước ngoài không có giấy phép: giá trị pháp lí của hợp đồng và vấn đề bồi thường thiệt hại do người lao động gây ra, số 04/2011, trang 54 – 64 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tạp chí nghiên cứu lập pháp:... của hợp đồng (kì 1), số 07/2010, trang 23 – 28 - Về yếu tố ưng thuận của hợp đồng (kì 2), số 08/2010, trang 22 – 28 Trần Phương Hạnh: hợp đồng bị tuyên vô hiệu do nhầm lẫn, nhìn từ quy định về xác định chất lượng hàng hóa trong hợp đồng, số 12/2010, trang 45 – 51 Phương Anh Sơn và Lê Min Hùng: hình thức văn bản, văn bản có chứng thực là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, số 18/2010, trang 28 – 33 Trần... kết hợp đồng điện tử qua Internet, số 20/2010, trang 29 – 33 Ngô Huy Cương: hiệu lực của chấp nhận giao kết hợp đồng theo BLDS 2005 – nhìn từ góc độ so sánh, số 24/2010, trang 29 – 35 Nguyễn Văn Phái: sửa đổi bổ sung các quy định liên quan đến đề nghị giao kết hợp đồng trong BLDS, số 24/2010, trang 36 – 43 Trần Việt Anh: hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm dân sự trong hợp đồng, số 13/ 2011, trang 34 ... lực pháp luật của hợp đồng vay tài sản và hợp đồng tặng cho theo quy định cuả BLDS 2005, số 04/2010, trang 40 – 49 3 Vũ Thị Lan Anh: pháp luật hợp đồng Hoa Kì và những điểm khác biệt cơ bản so với pháp luật Việt Nam, số 12/2010, trang 11 – 17 11 4 Hoàng Thị Thanh Thủy: điều khoản bảo mật thông tin và điều khoản cấm cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, số 02/2011, trang 43 – 50 5 Vũ Thị... không thể trở thành đối tượng của hợp đồng thế chấp, số 07/2011, trang 63 – 69 6 Phạm Văn Tuyết: các thời điểm trong hợp đồng dân sự, số 05/2011, trang 50 – 54 1 2 3 4 5 Tạp chí Tòa án nhân dân: Vũ Thị Thu Hiền: quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động có bị Tòa án tuyên là trái pháp luật?, số 17/2009, trang 11 – 14 Trần Văn Biên: pháp luật và hợp đồng điện tử, số 20/2010, trang... đồng, số 13/ 2011, trang 34 – 38 Nguyễn Việt Khoa: chế tài phạt vi phạm hợp đồng theo luật thương mại 2005, số 15/2011, trang 46 – 51 Nguyễn Văn Phái: sửa đổi bổ sung một số quy định liên quan đến chấp nhậ đề nghị giao kết hợp đồng trong BLDS 2005, số 09/2011, trang 34 – 43 Tạp chí luật học: 1 Vũ Thị Hồng Yến: về mối quan hệ giữa thủ tục công chứng, chứng thực và đăng kí hợp đồng thế chấp tài sản, số 01/2009,... 11 – 14 Trần Văn Biên: pháp luật và hợp đồng điện tử, số 20/2010, trang 17 – 24 Vũ Thanh Tuấn: qui định về hủy bỏ hợp đồng dân sự, số 21/2010, trang 15 – 17 Đỗ Văn Chỉnh: hợp đồng vay tài sản và việc tính tiền lãi, số 05/2010, trang 26 – 36 Đỗ Văn Đại: hoãn do không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, số 08/2010, trang 1 – 7 12 . Đỗ Văn Đại: hợp đồng vi phạm điều cấm ở Việt Nam, số 01/2009, trang 55 – 63. 3. Đỗ Văn Đại: bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: trách nhiệm hạn chế thiệt hại (bản án và bình luận án), số 06/2009,. dân sự và chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong BLDS 2005 – thực trạng và giải pháp hoàn thiện, số 06/2009, trang 3 – 13. 5. Đỗ Văn Đại và Hoàng Thị Minh Tâm: lao động nước ngoài. nhau những gì đã nhận. + Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường. + Phạm vi: một phần hoặc toàn bộ. - Khác nhau: Hợp đồng vô hiệu Hủy bỏ hợp đồng + Hợp đồng dân sự không có một trong các điều

Ngày đăng: 24/08/2014, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan