thảo luận hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bài tập thảo luận thứ 5

9 3.8K 39
thảo luận hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bài tập thảo luận thứ  5

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh Hợp Đồng và Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng BÀI TẬP THẢO LUẬN MÔN LUẬT DÂN SỰ Sinh viên trình bày: Vũ Hoàng Xuân Hà Mã số sinh viên: 1055060043 Lớp: Quản Trị Luật K35 - 16 1 1 Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh Hợp Đồng và Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng BUỔI THẢO LUẬN THỨ NĂM Vấn đề 1: Buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng Bản án số 04/2010/DSPT ngày 26/10/2009 cuả Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai Tóm tắt bản án: Nguyên đơn là anh Nguyễn Trọng Trung và chị Nguyễn Thị Hoài, bị đơn là anh Trương Quốc Lục và chị Hoàng Thị Thủy trong vụ việc “Tranh chấp về yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự”. Theo bản án thì anh Lục và chị Thủy có kí kết hợp đồng mua bán đất với anh Trung và chị Hoài, sau khi kí kết thì vợ chồng anh chị Lục – Thủy đã nhận số tiền cọc là 13.000.000đ với cam kết là sẽ giao giấy tờ đất khi làm xong thủ tục và nhận nốt số tiền còn lại là 107.000.000đ từ vợ chồng anh chị Trung – Hoài. Đến ngày thực hiện hợp đồng thì anh Lục và chị Thủy không chịu giao đất và giấy tờ nhà mà còn đòi tăng tiền bán đất nhưng anh Trung và chị Hoài không đồng ý, do phát sinh mâu thuẫn đôi bên nên vợ chồng anh chị Lục – Thủy đòi không giao đất và giấy tờ, trả lại số tiền cọc là 13.000.000đ. 1. Đoạn nào của bản án cho thấy hợp đồng trong tranh chấp trên có hiệu lực pháp luật? - Theo Bản án số 04/2010/DSPT ngày 26/10/2009 có nêu: “Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 14/02/2006 được ký kết giữa vợ chồng anh Lục, chị Thủy với chị Hoài, anh Trung, ghi tên bên chuyển nhượng là ông Nguyễn Sô và bên nhận chuyển nhượng là chị Nguyễn Thị Hoài đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên chị Nguyễn Thị Hoài nên đây là hợp đồng có hiệu lực.” 2. Đoạn nào của bản án cho thấy bên bán không muốn tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng? - Theo Bản án số 04/2010/DSPT ngày 26/10/2009 có nêu: 2 Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh Hợp Đồng và Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng + “Nay phía nguyên đơn yêu cầu phải tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chúng tôi không đồng ý mà chỉ chấp nhận trả lại cho họ số tiền đặt cọc là 13.000.000đ.” + “Tại phiên tòa, anh Lục, chị Thủy thừa nhận có giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất……việc không nhận đất là do lỗi của của anh Trung, chị Hoài chứ không phải là do lỗi của vợ chồng anh chị. Nay anh chị không đồng ý tiếp tục thực hiện hợp đồng.” 3. Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án buộc bên bán tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng? - Theo Bản án số 04/2010/DSPT ngày 26/10/2009 có nêu: “Buộc anh Trương Quốc Lục và chị Hoàng Thị Thủy phải thực hiện nghĩa vụ giao đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 648237 do UBND thành phố Pleiku cấp ngày 16/05/2006 đứng tên chị Nguyễn Thị Hoài cho chị Nguyễn Thị Hoài và anh Nguyễn Trọng Trung.” 4. Có quy định nào cho phép Tòa án buộc bên bán tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng trên không? - Theo các điều 697 1 , điều 699 2 , điều 304 3 bộ luật Dân sự năm 2005 và điều 297 4 luật Thương mại thì bên bán có trách nhiệm phải tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng đã giao kết. 5. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của tòa án. - Hướng giải quyết trên của Tòa án là hợp lí, vì: bên bán là anh Lục và chị Thủy đã nhận số tiền đặt cọc là 13.000.000đ để đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ giao kết hợp đồng là giao đất và giấy tờ sử dụng đất cho bên mua là anh Trung và chị Hoài, khi giấy tờ nhà đã làm xong và đến hạn phải giao thì vợ chồng anh Lục, chị Thủy lại không chịu giao đất là vi phạm hợp đồng đã giao kết. Trong bản án sơ thẩm Tòa án áp dụng các điều 670, điều 671 và điều 672 của BLDS để giải quyết vụ việc trên là không hợp lí vì đây là những điều luật liên quan đến Di sản nên không có liên quan đến vụ việc được đưa ra trong bản án. Về việc Tòa án đã căn cứ theo các điều 697 và điều 699 của bộ luật Dân sự năm 2005 để giải quyết bản án trên và yêu cầu bên bán phải tiếp tục thực 1 Điều 697 BLDS 2005. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. 2 Điều 699 BLDS 2005. Nghĩa vụ của bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất. 3 Điều 304 BLDS 2005. Trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc. 4 Điều 297 LTM. Buộc thực hiện đúng hợp đồng. 3 Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh Hợp Đồng và Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng hiện hợp đồng là hợp lí, trong trường hợp này tòa án có thể áp dụng thêm điều 297 của luật Thương mại về vấn đề “Buộc thực hiện đúng hợp đồng” để yêu cầu bên bán phải thực hiện đúng những gì đã giao kết. 6. Theo bản án, kể từ thời điểm bên bán yêu cầu bên mua thanh toán tiền chuyển nhượng, bên mua có phải chịu thêm một khoản tiền nào nữa không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời? - Theo Bản án số 04/2010/DSPT ngày 26/10/2009 có nêu: “Trong trường hợp này, do phía nguyên đơn là chị Hoài, anh Trung có nghĩa vụ phải thanh toán nốt số tiền 107.000.000đ cho anh Lục, chị Thủy nên kể từ khi anh Lục, chị Thủy có đơn yêu cầu thi hành án cho đến khi thi hành xong khoản tiền nêu trên thì hàng tháng chị Hoài, anh Trung còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm thi hành án.” 7. Theo bản án, kể từ thời điểm bên mua yêu cầu bên bán tiến hành giao tài sản, bên bán có phải chịu thêm một khoản tiền nào không? - Theo bản án, kể từ thời điểm bên mua yêu cầu bên bán tiến hành giao tài sản thì bên bán không phải chịu thêm một khoản tiền nào nữa. 8. Suy nghĩ của anh/chị về câu trả lời cho hai câu hỏi vừa nêu trên. - Trong hai câu hỏi nêu trên thì bên mua là bên sẽ phải chịu thêm một khoản tiền lãi tương ứng với thời gian chậm thi hành án (theo lãi suất của Ngân hàng Nhà nước) còn bên bán sẽ không phải chịu thêm bất cứ một khoản tiền nào. Đây là vụ việc liên quan đến việc chuyển giao đất và giấy tờ đất theo đúng hợp đồng nhưng trong quá trình thực hiện thì bên bán đã không giao giấy tờ và đất như đã giao kết nên Tòa án đã xử lí vụ việc trên phương diện là “Buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng”. Về việc bên mua phải trả thêm một khoản tiền lãi tương ứng là hợp lí vì trong thời gian chậm trả giá đất có thể lên theo thị trường và bên bán sẽ bị thiệt thòi nếu vẫn bán theo giá cũ mà không nhận được thêm khoản lợi nào phát sinh, đồng thời cũng tính theo trường hợp bên bán có gửi tiền vào ngân hàng để lấy lãi. Về việc bên bán không phải chịu thêm bất kì khoản tiền nào là không hợp lí vì bên bán đã không thực hiện đúng hợp đồng đã giao kết, không giao giấy tờ cho bên mua, có thể coi đây cũng là một lỗi về vi phạm hợp đồng và bên bán phải chịu trách nhiệm về lỗi đó, hơn thế nữa, bên bán còn đưa ra đề nghị đơn phương chấm 4 Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh Hợp Đồng và Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng dứt hợp đồng và trả lại tiền đặt cọc, đây cũng là một lỗi thuộc về bên bán và Tòa án nên xét đến hai lỗi này để tránh sự thiệt thòi về lợi ích cho bên mua. Hết Vấn Đề 1 Vấn đề 2 : Phạt vi phạm hợp đồng Phán quyết của trọng tài quốc tế Việt Nam. 1. Trong Quyết định của Trọng tài, mức phạt vi phạm hợp đồng được giới hạn như thế nào? - Trong Quyết định của Trọng tài, mức phạt vi phạm hợp đồng được giới hạn là không quá 8% giá trị của hợp đồng. Trong trường hợp các bên thỏa thuận một mức phạt cao hơn thì mức phạt được áp dụng để giải quyết tranh chấp giữa các bên là 8% giá trị của hợp đồng (theo Điều 301 5 Luật thương mại Việt Nam năm 2005). 2. So với văn bản, mức giới hạn phạt vi phạm trong Quyết định có thuyết phục không? Vì sao? - Mức giới hạn phạt vi phạm trong Quyết định là 8% giá trị hợp đồng, đây là mức giới hạn hợp lý vì Tòa án đã căn cứ theo Điều 301 Luật Thương Mại về mức phạt vi phạm hợp đồng, còn mức phạt 30% giá trị của hợp đồng trong Quyết định là quá cao so với quy định của pháp luật Việt Nam. 3. Trong pháp luật dân sự và pháp luật thương mại, phạt vi phạm hợp đồng có được kết hợp với bồi thường thiệt hại không nếu các bên không có thỏa thuận về vấn đề này? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. - Ở Việt Nam hiện nay, việc kết hợp hai chế tài này là khác nhau giữa hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự nói chung. Theo điều 316 Luật Thương Mại: “Một bên không bị mất quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tổn thất do vi phạm hợp đồng của bên kia khi đã áp dụng các chế tài khác” và theo điều 307, khoản 2: “Trường hợp các bên 5 Điều 301 LTM 2005. Mức phạt vi phạm. 5 Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh Hợp Đồng và Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại”. Theo khoản 3, điều 422 BLDS: “Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại”. 4. Trong Quyết định trọng tài, phạt vi phạm có được kết hợp với bồi thường thiệt hại không? Đoạn nào của quyết định cho câu trả lời? - Trong Quyết định trọng tài, phạt vi phạm được kết hợp với bồi thường thiệt hại. - Theo Phán quyết trọng tài, có nêu: “Theo quan điểm của HĐTT, trong trường hợp này, ông Michael Jung được xác định là người đại diện hợp lệ của Bị đơn và Bị đơn đã đơn phương hủy bỏ hợp đồng mà không có thỏa thuận theo đúng quy định tại Điều 5 của Hợp đồng và theo đó Bị đơn phải chịu một khoản tiền phạt Hợp đồng và phải bồi thường những khoản thiệt hại phát sinh từ Hợp đồng cho Nguyên đơn.” 5. Điểm giống và khác nhau giữa phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại do không thực hiện đúng hợp đồng. - Giống nhau: + Cả hai đều có thể áp dụng khi có vi phạm và đều có thể áp dụng được mà không cần có thỏa thuận. + Mức phạt bồi thường và vi phạm hợp đồng đều do hai bên thỏa thuận - Khác nhau: Bồi thường thiệt hại Vi phạm hợp đồng + Áp dụng ngay cả khi không có thỏa thuận + Phải có thiệt hại về thực tế rõ ràng + Mức bồi thường không giới hạn + Chỉ áp dụng khi các bên có thỏa thuận về vấn đề này + Có thể áp dụng mà không cần quan tâm đến thiệt hại thực tế + Mức phạt vi phạm có giới hạn (theo Luật Thương mại) 6. Theo văn bản, khoản tiền do kết hợp phạt vi phạm với bồi thường thiệt hại có bị giới hạn không? Vì sao? - Theo văn bản, khoản tiền do kết hợp phạt vi phạm hợp đồng với bồi thường thiệt hại không bị giới hạn mà là do thỏa thuận giữa hai bên kí kết hợp đồng. Nếu không có sự thỏa thuận này thì ta chỉ có thể phạt vi phạm. Vì trong trường hợp này, giải pháp này sẽ bộc lộ nhược điểm đối với các thiệt hại thực tế lớn hơn mức phạt mà các bên đã thỏa thuận, 6 Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh Hợp Đồng và Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng biện pháp phạt vi phạm được thiết lập vì lợi ích của bên bị vi phạm lại có hệ quả bất lợi cho người bị vi phạm. 7. Trong Quyết định trọng tài, khoản tiền do kết hợp phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại có bị giới hạn không? Suy nghĩ của anh/chị về giải pháp trong Quyết định về vấn đề này. - Trong Quyết định trọng tài, khoản tiền do kết hợp phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại đã được giới hạn là không được cao quá 30% giá trị hợp đồng. - Do các bên đã có thỏa thuận trước về mức bồi thường thiệt hại tối đa là 30% tổng giá trị Hợp đồng, nên việc cho phép bồi thường mức cao hơn sẽ gây bất ngờ cho Bị đơn vì vậy nên việc Quyết định trọng tài đưa ra mức phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại ko quá 30% giá trị hợp đồng là rất hợp lí. 8. Suy nghĩ của anh/chị về khả năng Tòa án được quyền giảm mức phạt vi phạm hợp đồng khi mức phạt quá cao so với thiệt hại thực tế. - Khi mức phạt quá cao so với thiệt hại thực tế thì Tòa án được quyền giảm mức phạt xuống đến một mức phù hợp sao cho quyền lợi và lợi ích của hai bên đều không bị ảnh hưởng, tuy vậy mức tiền phạt vẫn phải được giới hạn theo quy định của Luật Thương Mại và theo thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng đã được kí kết. Hết Vấn Đề 2 Vấn đề 3: Sự kiện bất khả kháng Tình huống: Anh Văn nhận chuyển hàng cho anh Bình bằng đường thủy. Anh Văn có mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho việc vận chuyển bằng tàu của mình. Trên đường vận chuyển, tàu bị gió nhấn chìm và hàng bị hư hỏng toàn bộ. 7 Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh Hợp Đồng và Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng 1. Số hàng trên có hư hỏng do sự kiện bất khả kháng không? Phân tích các điều kiện hình thành sự kiện bất khả kháng với tình huống trên. - Để hình thành một sự kiện bất khả kháng ta phải có ba điều kiện: + Một là “sự kiện xảy ra một cách khách quan”, đó là những sự kiện xảy ra một cách tự nhiên như thiên tai và những sự kiện không đi theo ý kiến chủ quan của cá nhân như trên đường đi biển thì tàu gặp phải cướp biển và bị khống chế. + Hai là “sự kiện không thể lường trước được”, ví dụ như trên đường đi học về thì trời đột ngột đổ mưa, đây là sự kiện ta không lường trước được và hậu quả là bản thân sẽ bị ướt và bị bệnh. + Ba là “sự việc xảy ra không thể khắc phục được cho dù đã làm mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. - Xét trong tình huống trên, để trở thành một sự kiện bất khả kháng thì con tàu sẽ phải vận chuyển hàng trên đường dài, khi xảy ra mưa giông hay bão lốc thì đó sẽ phải là sự kiện đột ngột và chưa được dự báo trước bởi các phương tiện thông tin đại chúng, tàu sẽ không kịp gọi trợ giúp vì thiên tai xảy ra quá nhanh và khi gặp mưa bão thì tàu không có chỗ trú ngụ (vì đất liền quá xa), các thiết bị liên lạc trên tàu đều hư hỏng, mọi hàng hóa trên tàu bị hư hỏng do tàu chìm hoàn toàn (sự kiện không thể khắc phục được) hoặc phải mất một thời gian dài tàu mới cập bến và khắc phục được các thiệt hại về cơ sở vật chất. - Theo ý kiến cá nhân của em thì trong tình huống trên mọi điều kiện vẫn chưa cho thấy đây là sự kiện bất khả kháng, vì: khi trên biển có xảy ra bão hay lốc thì các phương tiện thông tin đại chúng đều sẽ đưa tin thông báo và nhắc nhở các phương tiện về nơi trú ngụ an toàn, trừ trường hợp tàu cách quá xa bờ và thông tin chỉ vừa đến kịp khi bão tới. Nếu như trong tình huống trên, việc vận chuyển chỉ là vận chuyển trong nước và gần bờ thì khả năng tàu không cập bến kịp để sửa chữa hư hỏng và tổn thất là không thể, trừ trưởng hợp người vận chuyển không muốn sửa chữa tàu  vậy tình huống này đã không đáp ứng hai trong ba yêu cầu về điều kiện xảy ra sự kiện bất khả kháng. 2. Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng, anh Văn có phải bồi thường cho anh Bình về việc hàng bị hư hỏng không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. - Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng thì anh Văn sẽ không phải bồi thường cho anh Bình về việc hàng bị hư hỏng. Trong khoản 2 điều 302 BLDS 2005 có qui định: “Trong trường hợp bên có nghĩa vụ 8 Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh Hợp Đồng và Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự”, đồng thời theo Điều 166 6 BLDS 2005 thì anh Bình sẽ phải chịu rủi ro khi tài sản bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng và theo khoản 3 điều 546 7 BLDS 2005 thì anh Văn sẽ không phải bồi thường cho anh Bình về việc hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng. 3. Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng và anh Văn thỏa thuận bồi thường cho anh Bình giá trị hàng bị hư hỏng thì anh Văn có được yêu cầu công ty bảo hiểm thanh toán khoản tiền này không? Tìm câu trả lời nhìn từ góc độ văn bản và thực tiễn. - Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng và anh Văn thỏa thuận bồi thường cho anh Bình giá trị hàng bị hư hỏng thì anh Văn có quyền được yêu cầu công ty bảo hiểm thanh toán khoản tiền này theo điều 580 8 BLDS 2005 với điều kiện, anh Văn đã làm đúng theo những thủ tục, yêu cầu mà công ty bảo hiểm đưa ra, chấp hành đúng hợp đồng với công ty bảo hiểm và thiệt hại mà anh Văn bồi thường xảy ra do sự kiện bất khả kháng. - Theo “Quyết định số 105/GĐT-DS ngày 30-5-2003 của Tòa dân sự Tòa án tối cao” 9 về việc công ty bảo hiểm Bảo Việt hoàn trả lại số tiền mà ông Khóm đã bồi thường cho ông Điền và ông Trình. Trong sự việc này Tòa dân sự Tòa án tối cao đã đưa ra hướng giải quyết như sau: “Về việc trả tiền bảo hiểm quy định tại điều 580 BLDS………đối với trường hợp của ông Khóm thì ông Khóm không cố ý để xảy ra thiệt hại. Mặt khác theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng bảo hiểm về những loại trừ trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu thì không có thỏa thuận nào về việc Bảo Việt An Giang được từ chối trách nhiệm do tai nạn tàu chìm vì gió bão…… Do đó, thỏa thuận của ông Khóm và ông Trinh, ông Điền là không trái pháp luật, có hiệu lực và ràng buộc cả Bảo Việt An Giang.” Hết Vấn Đề 3 6 Điều 166 BLDS 2005. Chịu rủi ro về tài sản. 7 Khoản 3 điều 546 BLDS 2005. “Trong trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị hư hỏng, mất mát hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. 8 Điều 580 BLDS 2005. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự. 9 Trích Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và Bình luận bản án, Đỗ Văn Đại, Bản án số 77 và 78, trích dẫn theo Quyết định số 105/GĐT-DS, trang 380-381. 9 . Hồ Chí Minh Hợp Đồng và Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng BÀI TẬP THẢO LUẬN MÔN LUẬT DÂN SỰ Sinh viên trình bày: Vũ Hoàng Xuân Hà Mã số sinh viên: 1 055 060043 Lớp: Quản Trị Luật K 35 - 16 1 1 Đại. 1 Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh Hợp Đồng và Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng BUỔI THẢO LUẬN THỨ NĂM Vấn đề 1: Buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng Bản án số 04/2010/DSPT ngày 26/10/2009. Minh Hợp Đồng và Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng hiện hợp đồng là hợp lí, trong trường hợp này tòa án có thể áp dụng thêm điều 297 của luật Thương mại về vấn đề “Buộc thực hiện đúng hợp đồng

Ngày đăng: 24/08/2014, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan