nghiên cứu ứng dụng xạ trị áp sát suất liều cao kết hợp xạ ngoài và cisplatin điều trị ung thư­ cổ tử cung giai đoạn iib-iiib

139 607 0
nghiên cứu ứng dụng xạ trị áp sát suất liều cao kết hợp xạ ngoài và cisplatin điều trị ung thư­ cổ tử cung giai đoạn iib-iiib

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư cổ tử cung là một trong ba ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ và là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở phụ nữ trên toàn thế giới. Năm 2008, có 529.800 ca mới mắc UT CTC (chiếm 9% tổng số mới mắc do các ung thư) và 275.100 ca tử vong (chiếm 8% tổng số chết vì ung thư), trong tổng số các ca chết vì UT CTC thì Châu Phi có 53.000 ca, vùng Mỹ la tinh và Caribe (31.700 ca), Châu Á (159.800 ca). Hơn 85% các trường hợp mới mắc và tử vong ở các nước đang phát triển [30]. Tại Việt Nam, theo kết quả ghi nhận ung thư tại Hà nội trong 20 năm (1988 đến 2007), trong số 28.672 số trường hợp phụ nữ bị ung thư thì có 2.093 trường hợp ung thư cổ tử cung chiếm 7,3% tổng số ung thư ở nữ với tỉ lệ mắc chuẩn theo tuổi ASR là 6,8/100.000 dân [10]. Mặc dù, các biện pháp sàng lọc, phát hiện sớm ung thư CTC đã được áp dụng nhưng tỷ lệ ung thư CTC giai đoạn muộn không mổ được (IIB, III) vẫn chiếm trên 50% số trường hợp ung thư CTC mới. Đối với các giai đoạn sớm, ung thư CTC có tỷ lệ chữa khỏi cao bằng phẫu thuật hoặc xạ trị đơn thuần, hoặc phối hợp cả hai phương pháp [17],[23],[24]. Tuy nhiên, các bệnh nhân ở giai đoạn muộn như IIB, III có kết quả điều trị tại vùng thấp và thường xuất hiện tái phát di căn xa, chính điều này đã thúc đẩy các nghiên cứu mới tìm ra các hướng điều trị hiệu quả hơn với những trường hợp bệnh lan rộng, một trong những phác đồ được đề cập đến đó là hoá chất kết hợp với xạ trị đồng thời. Vai trò của hoá chất đồng thời với xạ trị nhằm mục đích làm tăng độ nhạy cảm của u với xạ trị đồng thời có tác dụng tiêu diệt các tổn thương vi di căn [33],[36],[99]. Một loạt các thử nghiệm tiến cứu đã chỉ ra rằng hoá chất 1 đặc biệt là Cisplatin kết hợp đồng thời với xạ trị cho kết quả có ý nghĩa so với xạ trị đơn độc [80],[101],[121]. Trong thực hành xạ trị ung thư cổ tử cung giai đoạn IIB- IIIB có sự phối hợp giữa xạ ngoài và xạ trong, đối với xạ ngoài người ta sử dụng máy gia tốc với chùm photon, còn đối với xạ trong có thể sử dụng xạ trị áp sát suất liều thấp bằng nguồn Radium 226, Cesium 137 với kỹ thuật nạp nguồn sau hoặc sử dụng xạ trị áp sát suất liều cao bằng nguồn Ir-192 [5],[25]. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nhờ sự phát triển của công nghệ điện tử và máy tính xạ trị áp sát suất liều cao với nguồn Ir-192 đã dần thay thế xạ trị áp sát suất liều thấp. Đối với các bệnh nhân điều trị bằng xạ trị áp sát suất liều thấp, mỗi lần xạ trị bệnh nhân phải nằm liên tục trong buồng cách ly từ 30-40 giờ, trong khi đó với các bệnh nhân điều trị bằng xạ trị áp sát suất liều cao Ir-192 sử dụng hệ thống tính liều hiện đại, mức độ cố định bệnh nhân tốt hơn, mỗi lần điều trị chỉ kéo dài không quá 30 phút và khả năng kiểm soát tại chỗ, tại vùng tốt [2],[9],[16],[54]. Tại Bệnh viện K, xạ trị áp sát liều cao bắt đầu được áp dụng trong điều trị ung thư CTC từ tháng 8/2008, bước đầu đem lại kết quả điều trị khả quan, thời gian điều trị ngắn, tỷ lệ biến chứng mức độ nặng thấp. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài "Nghiên cứu ứng dụng xạ trị áp sát suất liều cao kết hợp xạ ngoài và Cisplatin điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn IIb-IIIb" với mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả xạ trị áp sát suất liều cao kết hợp xạ ngoài và Cisplatin trong điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn IIb-IIIb. 2. Đánh giá một số tác dụng không mong muốn của phác đồ xạ trị áp sát suất liều cao kết hợp xạ ngoài và Cisplatin trong điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn IIb-IIIb. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. GÁNH NẶNG CỦA UNG THƯ CỔ TỬ CUNG Gánh nặng do ung thư trên toàn thế giới ngày càng cao do sự gia tăng tuổi thọ, tăng trưởng dân số, thói quen ăn uống, hút thuốc lá, lối sống. Theo GLOBOCAN 2008, mỗi năm có khoảng 12.700.000 trường hợp mới mắc và 7.600.000 ca tử vong do ung thư. Trong số này, có 56% các trường hợp mới mắc và 64% các ca tử vong xảy ra ở các nước đang phát triển. Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một trong ba ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ và là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở phụ nữ trên toàn thế giới, hơn 85% các trường hợp mới mắc và tử vong ở các nước đang phát triển. Khu vực có tỉ lệ mắc và chết cao nhất là Đông và Tây Phi (ASR trên 30/100.000 dân), tiếp đó là Nam phi (26,8/100.000 dân), Nam- Trung á (24,6/100.000 dân), Nam Mỹ (23,9/100.000 dân), Trung phi (23,0/100.000 dân). Các vùng mắc thấp trên thế giới là Tây á, Bắc Mỹ và Australia [30]. Hình 1.1: Gánh nặng của ung thư cổ tử cung 3 Tại Việt nam, theo kết quả ghi nhận ung thư tại Hà nội trong 20 năm (1988 đến 2007), trong số 28.672 số trường hợp phụ nữ bị ung thư thì có 2.093 trường hợp ung thư cổ tử cung chiếm 7,3% tổng số ung thư ở nữ với tỉ lệ mắc chuẩn theo tuổi ASR là 6,8/100.000 dân [10]. 1.2. GIẢI PHẪU, CẤU TRÚC MÔ HỌC CỔ TỬ CUNG 1.2.1. Giải phẫu Tử cung khi không mang thai cùng với các cấu trúc khác thuộc cơ quan sinh dục trong (buồng trứng, vòi tử cung và âm đạo) nằm trong chậu hông bé, tử cung là một túi cơ rỗng hình quả lê, có thành dày. Ở phụ nữ trưởng thành mà chưa mang thai, tử cung dài khoảng 7,5cm, rộng khoảng 5cm, dày khoảng 2,5cm và nặng 30-40g [79]. Tử cung được chia thành hai phần: thân tử cung chiếm 2/3 trên và cổ tử cung ở 1/3 dưới. Thân tử cung là một khoang rỗng bên trong dẹt theo chiều trước-sau. Các vòi tử cung gắn vào hai bên phần trên của thân tử cung và có các lỗ nhỏ mở vào khoang rỗng này. Phần dưới của cổ tử cung thì chui vào lòng của âm đạo [109]. 4 Hình 1.2: Các tạng chậu hông tại chỗ (nhìn từ trên) Ở phụ nữ trưởng thành chưa mang thai cổ tử cung hẹp hơn và có hình trụ hơn so với thân tử cung. Vị trí rộng nhất là ở khoảng giữa của cổ tử cung. Đầu trên của cổ tử cung liên tiếp với thân tử cung tại lỗ trong giải phẫu (anatomical internal os), đầu dưới mở vào lòng của âm đạo qua lỗ ngoài của tử cung (external os of uterus). Ở phụ nữ chưa sinh, lỗ ngoài của tử cung là một lỗ tròn, trong khi những phụ nữ sau sinh thì lỗ này là một khe hẹp ngang. Có hai gờ dọc trên thành trước và sau của cổ tử cung, từ các gờ này tách ra các nếp hình lá cọ (palmate folds) nhỏ chạy chếch lên trên, các nếp của các thành đối diện sẽ đan vào nhau để đóng kín ống cổ tử cung [37]. Cổ tử cung ở phía trước tiếp giáp với vùng sau dưới của bàng quang, phần này ngăn cách với bàng quang bởi mô liên kết gọi là mô cận tử cung (parametrium), mô này chạy sang hai bên cổ tử cung tới giữa hai lá của dây 5 Bàng quang Vòi tử cung Buồng trứng DC tròn tử cung Ruột thừa Manh tràng Hồi tràng ĐM-TM chậu ngoài Đại tràng xuống Đại tràng sigma ĐM-TM chậu chung Tử cung Trực tràng Nếp tử cung-cùng Nếp niệu quản DC rộng chằng rộng. Do không được ngăn cách bởi phúc mạc nên ung thư tại cổ tử cung có thể lan trực tiếp sang đáy bàng quang, hai bên cổ tử cung là đáy dây chằng rộng (parametre) có niệu quản và bó mạch thần kinh đi qua, phía sau là lá phúc mạc vén lên phủ trục tràng tạo thành túi cùng Douglas. Phần tiếp theo là đường bám (rộng khoảng 1/3-1/2 cm) của đỉnh âm đạo theo hình vòng cung, chếch từ 1/3 dưới ở phía trước và lên 2/3 ra phía sau. Cuối cùng, phần mỏm mè là đỉnh hình nón có lỗ thông ở giữa (lỗ ngoài CTC) nằm gọn trong âm đạo, hơi chếch xuống dưới và ra phía sau nên túi cùng trước ngắn hơn túi cùng sau và ngược lại, môi trước CTC lại dài hơn môi sau, còn 2 cùng đồ bên nằm ở 2 bên sườn mỏm mè [113]. 1.2.2. Cấu trúc mô học ở cổ tử cung Cổ tử cung và phần trên âm đạo có nguồn gốc từ ống Muller, cấu trúc lớp niêm mạc CTC bao gồm lớp biểu mô vảy che phủ ở mặt ngoài CTC và biểu mô tuyến vùng ống cổ. Ranh giới giữa hai vùng biểu mô phủ giữa cổ trong và cổ ngoài của CTC là vùng biểu mô chuyển tiếp. Hầu hết các tổn thương cổ tử cung đều xuất phát từ vùng biểu mô chuyển tiếp này [12],[21], [76]. 1.3. YẾU TỐ NGUY CƠ MẮC UNG THƯ CỔ TỬ CUNG 1.3.1. Human Papilloma Virus (HPV) Có nhiều bằng chứng cho thấy có sự liên quan giữa UTCTC và nhiễm HPV. Nhiễm HPV được coi như nguyên nhân gây ra 95% trường hợp UTCTC. Các virut liên quan đến ung thư hiện tại bao gồm bốn phân típ nguy cơ cao (16, 18, 31 và 45), chín phân típ nguy cơ trung bình (33, 35, 39, 51, 52, 56, 58, 59 và 68). 75% ung thư cổ tử cung nhiễm HPV-16, 18, 31 hoặc 45. Nhiễm HPV bắt đầu khi virut xâm nhập được vào các tế bào đáy của biểu mô vảy bề mặt thông qua các chấn thương nhỏ hay trong quá trình sinh hoạt tình dục [108, [120]. Những tổn thương nhìn thấy trên lâm sàng thường gặp nhất 6 do HPV ở hệ thống sinh dục dưới của nữ là mụn cơm sinh dục và mụn cơm hoa liễu (condylomata acuminata). Điển hình, các tổn thương này phát triển dạng u nhú, nhiều ổ, giới hạn rõ ở âm hộ, miệng âm đạo, tầng sinh môn, hậu môn và hiếm khi có thể thấy ở cổ tử cung. Hầu hết các nhiễm HPV cổ tử cung được chẩn đoán bằng PCR và các phương pháp chẩn đoán phát hiện axit nucleic là thoáng qua. Tỷ lệ phụ nữ sạch virut tăng ở nhóm tuổi trẻ và khoảng cách giữa các lần lấy mẫu kéo dài, nhiễm HPV nhóm nguy cơ thấp [26], [51], [122]. Vac-xin phòng ung thư cổ tử ung Hiện nay, đã có một số vac-xin được bào chế để tiêm chủng, phòng một số typ HPV, đặc biệt là typ 16 và 18 là những typ đóng vai trò quan trọng trong bệnh sinh của 70% UTCTC. Gardasil là một vac-xin tứ giá phối hợp 4 loại vac-xin phòng 4 typ HPV [104]. Ngoài việc phòng hai typ 16,18, vac-xin đa giá này còn giúp phòng các typ 6 và 11 gây nên mụn cóc sinh dục. Đây là vac-xin đầu tiên được chấp thuận trong phòng ngừa UTCTC và đã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới đặc biệt áp dụng tiêm chủng cho những phụ nữ trẻ từ 9 đến 26 tuổi chưa có quan hệ tình dục. Một vac-xin khác đã được đưa vào sử dụng là Cervarix, có tác dụng phòng được 2 typ HPV 16 và 18 [18], [104], [122]. 1.3.2. Các yếu tố nguy cơ khác Ung thư CTC là ung thư được gây ra bởi nhiều yếu tố phức hợp, ngoài yếu tố chủ yếu nhiễm HPV, người ta còn kể đến các yếu tố nguy cơ khác như: hành vi tình dục, nhiễm trùng, nhiễm herpes virus, trạng thái suy giảm nhiễm dịch, hút thuốc lá, dinh dưỡng [116]. 7 1.4. TIẾN TRIỂN TỰ NHIÊN CỦA UNG THƯ CỔ TỬ CUNG Quá trình tiến triển Với sự phát triển của những nghiên cứu tế bào học và mô bệnh học, sự tiến triển tự nhiên của ung thư CTC đã được hiểu rõ hơn. Diễn biến các loại tổn thương thường bắt đầu từ các tổn thương lộ tuyến ở CTC. Các biểu mô tuyến xuất hiện ở lỗ ngoài CTC sẽ bị dị sản, dưới tác dụng của pH a xít ở âm đạo, cũng như dưới tác dụng khác như: virus, vi khuẩn, các dị sản đó có thể biệt hoá thành biểu mô vẩy hoặc thành tổn thương loạn sản [15], [45]. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, loạn sản được bắt đầu từ một hay một nhóm tế bào nội biểu mô phát triển dần theo năm tháng từ nhẹ đến nặng (khoảng 10-15 năm) rồi mới trở thành ung thư. Trong thời gian đó nếu ta bắt gặp trong giai đoạn đầu là loạn sinh sản nhẹ, giữa là loạn sản trung bình, cuối là loạn sản nặng rồi đến ung thư tại chỗ (Carcinoma in situ - CIS), ung thư xâm nhập (Invasive carcinoma - IC) [76]. Sự phát triển xâm nhập của ung thư CTC từ giai đoạn vi xâm nhập tới xâm nhập vùng tiểu khung và xâm nhập ra ngoài tiểu khung có thể nhanh hoặc chậm tuỳ trường hợp nhưng là một quá trình nặng dần có qui luật và theo từng giai đoạn. Trong thực tế lâm sàng người ta hầu như không gặp bệnh ung thư CTC lan tràn toàn thân ngay lập tức [11],[23]. Ung thư CTC sau một thời gian dài đến tiến triển tại vùng tiểu khung sau đó tiến triển vượt ra ngoài vùng tiểu khung và được coi là giai đoạn muộn. Tại vùng tiểu khung ung thư tiến triển theo hình thức nặng dần. Tổ chức ung thư lúc đầu xâm nhập cách mạch bạch huyết, tĩnh mạch sau đó lan ra các tổ chức xung quanh [31], [34]. 8 Xâm lấn Xâm lấn theo chiều sâu Xâm lấn trong cấu trúc của CTC, có thể chiếm 1/3 trong, đến 1/3 giữa, 1/3 ngoài. Tuy nhiên, có thể ung thư có kích thước đến 8 cm mà chỉ xâm lấn giới hạn tại CTC. Xâm lấn âm đạo Ung thư tử CTC xâm lấn cùng đồ, xâm lấn âm đạo có thể đến 1/3 dưới âm đạo và tổ chức xung quanh. Sựa xâm lấn này có thể là trực tiếp (hay gặp nhất) hoặc qua đường bạch huyết. Xâm lấn trước sau Xâm lấn trước có thể vào bàng quang, niệu đạo. Đây là xâm lấn xảy ra tương đối sớm cho dù về giải phẫu học bàng quang và CTC có mạc bàng quang - âm đạo ngăn cách. Xâm lấn ra sau vào trực tràng, niệu quản thường xảy ra muộn hơn [83], [88], [92]. Xâm lấn bàng quang thường là xâm lấn trực tiếp trong khi đó xâm lấn trực tràng và niệu quản thường là xâm lấn qua đường bạch huyết. Xâm lấn thân tử cung Xâm lấn thân tử cung và vòi trứng rất hiếm gặp. Xâm lấn tổ chức xung quanh Xâm lấn tổ chức xung quanh (parametre) thường theo đường bạch huyết, hiếm gặp xâm lấn trực tiếp qua đường đi của các sợi thần kinh. Tổ chức ung thư thường nằm trong chức đệm (40%) hoặc giữa các mạch máu (40%). Từ parametre ung thư có thể tiến triển xâm lấn thành xương tiểu khung [32], [35], [60]. 9 Di căn của ung thư cổ tử cung Di căn hạch Di căn hạch trong ung thư CTC thường đi theo 3 thân bạch huyết [77], [117]: - Thân bạch huyết chậu ngoài - Thân bạch huyết chậu trong hay hạ vị - Thân sau Di căn xa - Di căn phổi - Di căn xương: xương chậu, cột sống lưng, chi dưới. Di căn cột sống lưng thường theo đường bạch huyết. - Di căn trong ổ bụng: di căn gan, di căn phúc mạc, ống tiêu hoá. - Di căn thận, tuyến nội tiết, tuỵ, túi mật, tim, da, não. Tử vong Tử vong chủ yếu do urê huyết cao nguyên nhân là chèn ép niệu quản. Cũng có thể tử vong do di căn phổi, viêm phúc mạc do thủng ruột, do chảy máu. 1.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP SÀNG LỌC UNG THƯ CỔ TỬ CUNG 1.5.1. Xét nghiệm tế bào học âm đạo Từ năm 1940, bác sĩ Papanicolaou đã sáng tạo ra cách lấy bệnh phẩm từ cổ tử cung và nhuộm tiêu bản để phát hiện sự bất thường của các tế bào. Biện pháp này gọi là xét nghiệm tế bào học âm đạo hay xét nghiệm Pap (Pap test hay Pap smear). Cho đến nay, đây vẫn là phương pháp hữu hiệu bởi dễ thực hiện, không đắt tiền và cho kết quả chính xác và có thể áp dụng cho một quần thể lớn [18]. Gần đây, xét nghiệm tế bào học dùng dung dịch được sử dụng trong sàng lọc tế bào cổ tử cung.Với xét nghiệm tế bào học dùng dung dịch, kĩ thuật viên lấy được mẫu từ cổ tử cung sử dụng chổi tế bào. Các mẫu sau đó được 10 [...]... những năm sau đó người ta đã sử dụng nguồn xạ trị áp sát xuất liều thấp là Cesium 137[40],[72],[73],[78] * Xạ trị áp sát suất liều cao Xạ trị áp sát liều cao phối hợp với xạ ngoài có vai trò quan trọng trong phác đồ điều trị ung thư cổ tử cung Xạ trị áp sát nhằm mục đích nâng liều cao tại vị trí tổn thương cổ tử cung, eo cổ tử cung, thân tử cung và vùng cận kề Liều xạ suy giảm nhanh tỷ lệ nghịch với... hợp với hóa trị Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu về phác đồ điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn IIB-IIIB: bao gồm những nghiên cứu về xạ trị đơn thuần, xạ trị áp sát liều thấp, xạ trị áp sát liều cao, xạ trị phối hợp với hóa trị trong đó nhiều loại hóa trị khác nhau đã được nghiên cứu như Paclitaxel, Ifosfamide, Topotecan Nhiều tác giả đã khẳng định những tiến bộ trong điều trị phối hợp hóa xạ trị. .. hoạch điều trị Với xạ trị áp sát cổ tử cung thì với độ sâu buồng tử cung là 6cm, 25 điểm dừng của nguồn xạ được thiết lập, mỗi điểm dừng có thể cho phép từ 1-9999 phương án phát xạ khác nhau Vì vậy, sẽ có rất nhiều phương án lập kế hoạch xạ trị áp sát liều cao So với xạ trị áp sát liều thấp, các phương án phân bố liều xạ xung quanh ống thân tử cung bị giới hạn Vị trí ống thông buồng tử cung của xạ trị áp. .. [42] Liều xạ trị 50 Gy tại bàng quang có thể gây biến chứng độ 2 Liều 70 Gy có thể gây biến chứng độ 3 [75] 1.10 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC VÀ TRONG NƯỚC Ngoài nước: Các kết quả nghiên cứu về hiệu quả điều trị của phác đồ hóa - xạ đồng thời sử dụng xạ trị áp sát suất liều cao trong điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn muộn không còn khả năng phẫu thuật rất khác nhau giữa các trung tâm điều trị. .. 1.7.6.2 Ứng dụng xạ trị áp sát trong điều trị UTCTC * Xạ trị áp sát suất liều thấp Kỹ thuật xạ trị áp sát được thực hiện lần đầu vào năm 1920 tại Viện Curie (Pháp) bởi Richard và Pierquin bằng việc dùng các nguồn cứng Radium Tại Việt Nam, từ những năm đầu thế kỷ XX, xạ trị áp sát bằng các kim, tube Radium đã được áp dụng trong điều trị ung thư da, đầu cổ, phụ khoa… Xạ trị là phương pháp điều trị chính... sau liều cao - HDR đã được sử dụng hết sức rộng rãi tại hầu hết các cơ sở xạ trị trên thế giới [42],[52],[55],[82],[95] Hiện tại, các công bố về kết quả điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn IIB-IIIB áp dụng hoá chất Cisplatin kết hợp xạ trị áp sát suất liều cao và xạ ngoài cho kết quả kiểm soát tại chỗ tại vùng và thời gian sống thêm cao nhưng biến chứng lại thấp [85],[101],[102],[119] 1.7.6.3 Xạ trị. .. nâng liều tại khung chậu lên 55-60 Gy - Có thể xạ trị hạch chủ bụng liều 40-45 Gy 22 Phương pháp hóa trị kết hợp xạ trị Hóa xạ trị đồng thời - Thường truyền Cisplatin với liều 40 mg/m2 da, tuần 1 lần trong 5 tuần Sau khi truyền xong 2 giờ bệnh nhân có thể tiếp tục xạ trị - Kết hợp xạ trị ngoài vào khung chậu và xạ áp sát Liều xạ toàn tiểu khung 50Gy, áp sát nâng liều tại điểm A lên 65 Gy Xạ trị là... Sau đó kết hợp hóa trị và xạ trị sau mổ - Không còn khả năng phẫu thuật Hóa xạ trị kết hợp, liều được xác định trên từng bệnh nhân cụ thể Ung thư CTC giai đoạn IVB Tùy thuộc vào từng bệnh nhân cụ thể mà có thể cân nhắc kết hợp hóa xạ trị hoặc chỉ điều trị nâng đỡ và chăm sóc triệu chứng đơn thuần 24 1.7.6 NHỮNG TIẾN BỘ TRONG ĐIỀU TRỊ UTCTC 1.7.6.1 Xạ trị gia tốc trong điều trị ung thư cổ tử cung Kỹ... bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn IIB-IIIB, tỉ lệ sống thêm toàn bộ 3 năm là 79% Patel và CS [90] nghiên cứu trên 121 bệnh nhân giai đoạn I-III được điều trị bằng xạ trị áp sát suất liều cao cho kết quả thời gian sống thêm không bệnh lần lượt là 88,8%; 76,5%; 50,4% Đối với các bệnh nhân ung thư cổ tử cung được điều trị bằng hóa xạ trị đồng thời, bên cạnh các lợi ích về hiệu quả điều trị thì bệnh... phương pháp điều trị triệt căn ung thư CTC Các chỉ định và kỹ thuật xạ trị dựa trên thể tích u và mức độ lan tràn của ung thư Hiện nay nhờ những tiến bộ về phân bố liều lượng, biến chứng do xạ trị gây ra đã giảm đáng kể Xạ trị triệt căn ung thư CTC gồm 2 phương pháp: xạ trị từ ngoài vào dùng các photon năng lượng cao và xạ trị áp sát (xạ trong) Phản ứng cấp tính - Xảy ra trong và ngay sau xạ trị là do . " ;Nghiên cứu ứng dụng xạ trị áp sát suất liều cao kết hợp xạ ngoài và Cisplatin điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn IIb-IIIb& quot; với mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả xạ trị áp sát suất liều. liều cao kết hợp xạ ngoài và Cisplatin trong điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn IIb-IIIb. 2. Đánh giá một số tác dụng không mong muốn của phác đồ xạ trị áp sát suất liều cao kết hợp xạ ngoài. Cisplatin kết hợp đồng thời với xạ trị cho kết quả có ý nghĩa so với xạ trị đơn độc [80],[101],[121]. Trong thực hành xạ trị ung thư cổ tử cung giai đoạn IIB- IIIB có sự phối hợp giữa xạ ngoài

Ngày đăng: 23/08/2014, 05:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan