Điều tra khả năng sinh sản của lợn nái móng cái đẻ lứa đầu nuôi ở nông hộ tại địa bàn huyện thăng bình tỉnh quảng nam và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng sinh sản

63 598 0
Điều tra khả năng sinh sản của lợn nái móng cái đẻ lứa đầu nuôi ở nông hộ tại địa bàn huyện thăng bình tỉnh quảng nam và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng sinh sản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nông nghiệp là nghề gắn bó lâu đời với người dân Việt Nam. Trong nông nghiệp chăn nuôi giữ vai trò rất quan trọng chiếm 29,5% trong tổng thu nhập từ ngành nông nghiệp 15. Nó không những góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, hỗ trợ cho trồng trọt, làm cân bằng sinh thái môi trường... . Mà còn có khả năng tận dụng nguồn thức ăn từ phế phụ phẩm của các ngành trồng trọt, thủy sản, công nghệ chế biến... . Bên cạnh đó chăn nuôi giúp giải quyết việc làm cho một số lao động nhàn rỗi trong nông thôn. Trong những năm qua cùng với sự phát triển và tăng trưởng quá nhanh của nền kinh tế, ngành chăn nuôi nước ta đã có nhiều tiến bộ đáng kể, trong đó phải kể đến ngành chăn nuôi lợn. Ngành chăn nuôi lợn phát triển giải quyết nhu cầu thịt lợn thịt nạc cho xã hội 4. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, ngoài việc cải tiến nền chăn nuôi nông thôn chủ yếu là chăn nuôi quy mô nhỏ, chăn nuôi nông hộ với hình thức tận dụng phế phụ phẩm trồng trọt và lao động nông nhàn với các con giống lợn địa phương có năng suất thấp và chất lượng thịt thấp. Nhà nước quan tâm khuyến khích các nông hộ phát triển chăn nuôi xây dựng trang trại chăn nuôi lợn nái theo hướng công nghiệp thâm canh cao với các giống lợn ngoại có năng suất và chất lượng tốt. Các trang trại chăn nuôi lợn nái với quy mô vừa và nhỏ đang dần mọc lên trong các nông hộ ở vùng nông thôn và hoạt động rất tốt. Với huyện Thăng Bình là một huyện thuần nông của tỉnh Quảng Nam và ngành chăn nuôi lợn chiếm một vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi lợn nái sinh sản. Lợn nái Móng Cái là giống lợn địa phương có khả năng chịu kham khổ tốt, sinh sản cao, vì vậy người dân địa phương thường dùng để lai tạo với các giống lợn ngoại nhằm nâng cao chất lượng con lai, đáp ứng nhu cầu của xã hội 11. Tuy nhiên, việc chăn nuôi lợn nái Móng Cái sinh sản hiện nay ở huyện còn gặp nhiều khó khăn. Người chăn nuôi tự đặt câu hỏi: Phải làm như thế nào để nâng cao khả năng sinh sản của lợn nái? Như chúng ta đã biết: đầu tư xây dựng trang trại nuôi lợn nái ngoại với qui mô hình thức thâm canh cao đòi hỏi chi phí ban đầu rất cao về con giống, chuồng trại, dinh dưỡng, trang thiết bị, thú y … nên giá thành chi phí để gầy dựng một nái cơ bản rất lớn. Mặt khác khả năng sinh sản của lợn chịu tác động của nhiều yếu tố như: giống, dinh dưỡng, điều kiện khí hậu, chăm sóc nuôi dưỡng, dịch bệnh… 7 . Chính vì thực tế sản xuất đòi hỏi phải làm như thế nào để nâng cao khả năng sinh sản nhưng phải bảo đảm yêu cầu sinh lý của lợn nái. Từ tình hình thực tế trên và được sự cho phép của khoa chăn nuôi thú y cùng sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn Giang Thanh Nhã và cán bộ trạm thú y huyện Thăng Bình nên chúng tôi tiến hành đề tài “điều tra khả năng sinh sản của lợn nái Móng Cái đẻ lứa đầu nuôi ở nông hộ tại địa bàn huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng sinh sản”. Thí nghiệm được theo dõi trên đàn lợn nái Móng Cái nuôi ở nông hộ tại địa bàn huyện Thăng Bình nhằm: • Khảo sát về qui mô và tình hình chăn nuôi của đàn lợn nái Móng Cái đẻ lứa đầu tại địa bàn huyện. • Điều tra một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn mẹ và lợn con. • Đưa ra một số giải pháp để nâng cao khả năng sinh sản của lợn nái Móng Cái nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông hộ ở tỉnh Quảng Nam nói riêng và khu vực nói chung.

“điều tra khả năng sinh sản của lợn nái Móng Cái đẻ lứa đầu nuôi ở nông hộ tại địa bàn huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng sinh sản”. Phần 1: ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CƠ BẢN Ở HUYỆN THĂNG BÌNH I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN I.1 Vị trí địa lý Vị trí địa lý huyện Thăng Bình nằm về phía Tây Bắc tỉnh Quảng Nam, cách tỉnh lỵ 20 km về phía Bắc và thành phố Đà Nẵng 50 km về phía Nam, nằm trên trục giao thông quan trọng ( quốc lộ 1A, quốc lộ 14E) nối liền với các tỉnh phía Bắc, phía Nam và các tỉnh Tây Nguyên; Hệ thống giao thông từ huyện Thăng Bình lan toả đến các huyện, thành phố trong tỉnh [17]. Huyện Thăng Bình cách khu kinh tế mở Chu Lai, sân bay Chu Lai và cảng Kỳ Hà 50 km về phía Nam, cách thành phố Đà Nẵng, sân bay Đà Nẵng và cảng Tiên Sa khoảng 50 km về phía Bắc rất thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán qua đường hàng không và đường biển với các địa phương trong nước và các nước trên thế giới [17]. Với vị trí địa lý như trên, cùng với các tiềm năng về đất đai, lao động và các nguồn tài nguyên sẵn có, Thăng Bình là một trong những điểm có sức thu hút về vốn đầu tư, khả năng hoà nhập vào thị trường trong nước và quốc tế là rất lớn. 1.2 Điều kiện khí hậu thời tiết Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt , mùa khô từ tháng 01 đến tháng 09 và mùa mưa rừ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm. • Chế độ bức xạ nhiệt Tổng lượng bức xạ hàng năm 140 - 150 kcal/cm 2 . Nền nhiệt độ khá cao và ít biến động.Tổng tích ôn trong năm trên 9.000 0 C ( cao hơn đồng bằng Bắc Bộ 1 và Nam Bộ), nhiệt độ trung bình hàng năm là 24 0 C, nhiệt độ cao nhất là 38 0 C, thấp nhất là 18 0 C. Biên độ ngày đêm trung bình 5 - 8 0 C [17]. • Chế độ mưa, bốc hơi nước Lượng mưa bình quân năm dao động từ 1.110 - 3.307mm và giảm dần từ văn biển lên vùng núi cao, từ phía Bắc đến phía Nam tỉnh. Tổng lượng mưa trung bình năm là 2.035 mm và phân bố không đều trong năm, tập trung vào mùa mưa chiếm 85% lượng mưa cả năm [17]. Lượng nước bốc hơi trung bình 1.087 mm ( max 1.644 mm, min 768mm), tháng 12 có lượng nước bốc hơi cao nhất, tháng 7 có lượng nước bốc hơi thấp nhất. • Gió bão Chịu ảnh hưởng của hai luồng gió chính: gió mùa mùa Đông tập trung vào tháng 1 theo hướng Bắc - Đông Bắc, gió mùa mùa Hạ tập trung vào tháng 7 với hướng gió chính là Đông - Đông Nam. Ngoài ra còn xuất hiện gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 và gió Tây khô nóng từ tháng 4 đến tháng 8. Hàng năm còn chịu ảnh hưởng của 3 đến 5 cơn bão và tập trung chủ yếu vào 3 tháng: tháng 9, 10 và tháng 11, lớn nhất là tháng 10 chiếm trên 40% tổng số cơn bão đổ bộ vào từ tháng 6 đến tháng 12. Tuy nhiên cũng có năm bão sớm vào tháng 5 hoặc tháng 6, hoặc bão muộn vào tháng 12 [17]. • Nhận xét chung về điều kiện khí hậu và thời tiết Huyện Thăng Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chế độ nhiệt và bức xạ dồi dào và tương đối ổn định trong năm. Lượng mưa khá phong phú, chế độ mưa ổn định, nhiệt độ và bức xạ nhìn chung rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng và vật nuôi. Tuy nhiên hạn chế ở đây là mưa nhiều tập trung vào 4 tháng mùa mưa gây úng ngập thiệt hại cho sản xuất và đời sống. Mùa khô kéo dài 8 tháng, ít mưa và thiếu ẩm, gây tình trạng khô hạn cục bộ, thiệt hại cho sản xuất, thời gian thiếu ẩm từ 3 - 4 tháng, số ngày khô nóng có thể từ 35 - 50 ngày. 1.3. Tài nguyên đất Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của huyện Hạng mục Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích tự nhiên 38.506,2 100,00 1. 1. Đất nông lâm nghiệp, thuỷ sản 24.940,3 64,71 1.1 Đất sản xuất Nông Nghiêp 15.464,6 40,10 • - Đất trồng cây hàng năm 13.912,0 36,10 • - Đất trồng cây lâu năm 1.552,7 4.30 1.2 Đất lâm nghiệp 8.941,4 23.20 2 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 529,1 1.40 1.4 Đất nông nghiệp khác 5,2 0.01 2. 2. Đất phi Nông nghiệp 10.626,4 27,55 2.1 Đất chuyên dùng 3.343,6 8,70 2.2 Đất ở 3.389,7 8,80 2.3 Đất phi nông nghiệp khác 3.893,1 10,00 3. 3. Đất chưa sử dụng 2.993,5 7,76 (Nguồn: Số liệu phòng thống kê huyện Thăng Bình năm 2010) Nhìn vào bảng trên ta thấy quỹ đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp 15.464,6 ha (chiếm 40,1% diện tích tự nhiên). Diện tích trồng cây hàng năm 13.912,0 ha, trong đó lúa: 9.266,1 ha, đất trồng cỏ chăn nuôi: 36,7 ha, đất màu và cây công nghiệp ngắn ngày: 4.609,0 ha. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 529,1 ha. Đất lâm nghiệp: 8.941,4 ha. Bình quân 1 nhân khẩu có 780 m 2 đất nông nghiệp. Diện tích cho chăn nuôi rất ít, chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình nên tận dụng phần đất trống trong khung cảnh gia đình để làm chuồng chăn nuôi lợn, rất ít trang trại chăn nuôi. II.TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI II.1 Nguồn nhân lực Bảng 2: Cân đối lao động xã hội năm 2010 của huyện Hạng mục Tổng số (người) Tỷ lệ Dân số ( tính đến ngày 31/12/2010) 1. Dân số trung bình 177.946 - Trong đó: Nam 86.719 48,73 Nữ 91.227 51,27 2. Dân số trong độ tuổi lao động 90.414 50,81 3. Dân số ngoài độ tuổi lao động 87.532 49,19 Lao động đang làm việc trong các nghành kinh tế 85.348 - • Nông lâm nghiệp và thuỷ sản 73.300 85,88 • Lao động phi nông nghiệp 12.048 14,12 ( Nguồn: Số liệu phòng thống kê huyện Thăng Bình năm 2010) Tính đến ngày 31/12/2010 dân số huyện Thăng Bình là 177.946 người (dân số trung bình năm 2009 là 192.836 người). Mật độ dân số trung bình 461 người/km 2 , dân cư tập trung chủ yếu ở các thị trấn. Số người trong độ tuổi lao động 90,414 người, chiếm tỷ lệ 50,81% dân số. Nguồn lao động khá phong phú, có thể đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành 3 kinh tế quốc dân nói chung, ngành nông nghiệp nói riêng. Dân cư có trình độ học vấn khá. Tuy nhiên vấn đề đào tạo đội ngũ lao động có trình độ cao còn thấp. Mặt khác lao động được đào tạo có xu hướng chuyển dịch ra các Trung tâm đô thị và công nghiệp, dịch vụ nên lao động trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp có trình độ kỹ thuật và quản lý sản xuất còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đâị hoá nông nghiệp - nông thôn. 2.2. Giao thông Hàng không: Sân bay Chu Lai có vị trí đặc biệt quan trọng trong quốc phòng và phát triển kinh tế Quảng Nam nói chung, Thăng Bình nói riêng cũng như vùng kinh tế trọng điểm Miền trung. Đường thuỷ: Cảng Kỳ Hà là lợi thế quan trọng của Quảng Nam nhưng nghững năm qua mới khai thác một phần tiềm năng hiện có. Trong tương lai sẽ là cửa ngõ quan trọng trong khu kinh tế mở Chu Lai và cả tỉnh Quảng Nam. Bên cạnh giao thông đường biển còn có các hệ thống sông ngòi có khả năng khai thác vận chuyển nông sản, hàng hoá tiêu dùng, nguyên vật liệu. Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy dọc qua Thăng Bình có ga thuận lợi cho vận chuyển hành khách và hàng hoá. Đường bộ: Hiện nay đoạn Quốc lộ 1A và Quốc lộ 14E đi qua địa bàn huyện đã được xây dựng cơ bản có chất lượng cao, các tuyến đường giao thông nông thôn đã được quy hoạch và đang giai đoạn xây dựng, một số tuyến đã hoàn thành và đưa vào sử dụng . Nhìn chung về giao thông của huyện rất phong phú thuận lợi cho việc vận chuyển giao lưu buôn bán hàng hóa 2.4. Thực trạng ngành chăn nuôi 2.4.1 Tổng đàn gia súc, gia cầm của huyện qua các năm gần đây. Bảng 3: Tổng đàn gia súc, gia cầm của huyện qua các năm TT Năm Loại GS, GC 2006 2007 2008 2009 1010 1 Tổng đàn trâu 10.564 10.824 12.334 12.638 12.745 2 Tổng đàn bò 28.392 29.820 26.320 26.271 25.326 3 Tổng đàn lợn 104.258 92.545 99.732 116.829 112.560 4 Tổng đàn gia cầm 471.048 486.70 744.34 770.936 889.940 4 0 0 (Nguồn: http:/// www.thangbinh.gov.vn) Nhìn chung tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện tăng dần từ năm 2006 đến năm 2010 [19]. Trong đó: Đàn bò có xu hướng giảm dần năm 2010 còn 25.326 con; Trong đó đàn bò lai Zebu là 5.314 con, chiếm 21% so với tổng đàn. Như vậy, việc triển khai dự án cải tạo giống bò mấy năm qua tiến triển chậm, đàn bò cái chủ yếu được truyền giống tự nhiên bằng bò đực địa phương không chọn lọc, công nghệ truyền tinh nhân tạo bò trong công tác cải tạo giống ít được quan tâm vì thiếu đội ngũ cán bộ kỹ thuật và trang thiết bị. Tổng đàn lợn của toàn huyện năm 2010 là: 112.560 con, trong đó: + Đàn lợn nái sinh sản co 31.546 con, chiếm 28%. + Đàn lợn thịt: 80.694 con, chiếm 71.7%. Cơ cấu đàn lợn khá cân đối, với cơ cấu này việc chăn nuôi lợn thịt hàng hoá là chủ yếu và tự cân đối được nguồn lợn con giống để nuôi. Đa số lợn nái được phối giống nhân tạo nên nhu cầu lợn đực giống không nhiều, hơn nữa nguồn tinh lợn không chỉ sản xuất tại các hộ gia đình ở huyện mà còn được cung cấp từ trại giống Cây trồng, vật nuôi Bình Trung. Năm 2010 toàn huyện có 889.940 con gia cầm, trong đó số lượng gà là 624.540 con, chiếm 70,2% so với tổng đàn gia cầm. Giống gà chủ yếu là các giống gà thả vườn như: gà ta (hay còn gọi là gà kiến, chiếm đa số), gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng…. Các loại vịt, ngan có 262.819 con chiếm 29.5% tổng đàn gia cầm, chủ yếu vịt cỏ, vịt siêu thịt, vịt chuyên trứng. Chăn thả với qui mô nhỏ, nuôi trong vườn nhà là chính, một số hộ nuôi vịt thr đồng hoặc tận dụng ao, hồ, ven sông.Với nguồn thức ăn phần lớn là vật nuôi tự tìm kiếm trong tự nhiên, các hộ chăn nuôi chỉ bổ sung một phần thức ăn dưới dạng thô như: thóc, sắn, rau thái nhỏ… Trâu toàn huyện năm 2010 có 12.754 con, trâu nuôi chủ yếu để phục vụ cày kéo, chỉ một số trâu đưa vào mổ thịt khi đã già yếu. 2.4.2. Tình hình giống. Về con giống: Đối với trâu bò và gia cầm chủ yếu là giống địa phương. Riêng với lợn thịt đa số là lợn F 1 ( Ladrace & Yorshine x Móng cái), lợn nái chủ yếu là nái Móng Cái ở địa phương. Nhìn chung chất lượng con giống chưa tốt và chủ yếu giống địa phương, có rất ít giống ngoại, điều này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi [16]. 2.4.3 Tình hình thức ăn. 5 Thức ăn chăn nuôi ở các nông hộ chủ yếu là tận dụng các phụ phế phẩm nông nghiệp, chỉ một số ít hộ bổ sung thêm thức ăn công nghiệp. Ngoài ra các hộ cũng sử dụng một ít thức ăn đậm đặc mua ở chợ để bổ sung trong khẩu phần ăn chăn nuôi lợn [16]. 2.4.4. Công tác thú y Về công tác thú y: Hiện nay toàn trạm thú y huyện có 6 cán bộ thú y và 22 trưởng thú y xã cùng nhiều thú y viên. Hàng năm huyện có tổ chức 2 đợt tiêm phòng vào tháng 4 và tháng 8. Riêng lợn, ngoài hai đợt tiêm phòng trên thì còn có các đợt tiêm bổ sung cho những lợn ngoài dạng tiêm như các lứa lợn sau cai sữa hoặc lợn đang mang thai giai đoạn đầu hoặc giai đoạn cuối. Vác xin chủ yếu đối với trâu bò là tụ huyết trùng và lở mồm long móng còn đối với lợn là phó thương hàn, tụ huyết trùng, dịch tả [16]. 2.4.5. Về chuồng trại. Hầu hết chuồng trại nuôi lợn được người dân xây bằng xi măng được tráng nền, mái lợp ngói hoặc tôn. Tuy nhiên còn một số hộ dân điều kiện kinh tế khó khăn còn dùng chuồng tạm bợ. Phần lớn chồng trại xây dựng chưa đúng kĩ thuật nên dẫn đến thiếu ánh sáng, vệ sinh khó khăn, gây ô nhiễm. Với chuồng trại trâu bò và gia cầm đa số là chuồng trại được xây dựng tạm bợ tận dụng tre nứa, bạch đàn ở địa phương để dựng nên, vệ sinh không đảm bảo ảnh hướng đến cảnh quan môi trường [16]. 2.4.6 Tập quán chăn nuôi. Về tập quán chăn nuôi của huyện chủ yếu theo phương pháp truyền thống, lâu đời, lạc hậu, không chú trọng đến những tiến bộ khoa học kỹ thuật về chăn nuôi. Chăn nuôi theo kiểu nhỏ lẻ từ xa xưa sử dụng con giống địa phương là chính, thức ăn tận dụng phụ phẩm nông nghiệp nấu chín cho lợn ăn không đảm bảo dinh dưỡng, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng chưa đảm bảo… [16]. III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH CƠ BẢN NƠI NGHIÊN CỨU III.1Thuận lợi Vị trí địa lý: Huyện Thăng Bình cách tỉnh lỵ 20km, có vị trí chính trị kinh tế rất thuận lợi gần các khu công nghiệp lớn, thuận tiện cả giao thông đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không nên có lợi thế về thu hút vốn đầu tư nước ngoài Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên: Thể hiện rất rõ nét tính đa dạng về địa hình, phong phú về khí hậu, hình thành nhiều vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau, cho phép phát triển một nền nông nghiệp sinh thái toàn diện và bền vững. Đây là thế mạnh thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá đa ngành nghề. 6 Điều kiện khí hậu, thời tiết: Cho phép huyện Thăng Bình phát triển nền nông nghiệp toàn diện và bền vững, tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng của xã hội, tạo thêm công ăn việc làm tăng thu nhập cho người lao động, nhất là vùng trung du và miền núi. Lao động: Nguồn lao động dồi dào, đội ngũ trí thức có thể tiếp nhận được các thành tựu khoa học tiên tiến vào quản lý điều hành sản xuất kinh doanh. Phát triển kinh tế: Là địa phương có tốc độ phát triển kinh tế khá cao so với các địa phương khác của tỉnh Quảng Nam. Đây là lợi thế, là động lực cho công cuộc xây dựng công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. III.2Khó khăn và hạn chế Có địa hình dốc và chia cắt mạnh trên phần lớn diện tích tự nhiên của huyện nên khó mở rộng diện tích nông nghiệp, nhiều vùng đất đang bị thoái hoá bạc màu do quá trình khai thác không hợp lý, khí hậu thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ ngày đêm chênh lệch lớn… Sản phẩm chăn nuôi chưa có thị trường vững chắc. Chất lượng sản phẩm thấp, không đồng đều nên chủ yếu tiêu thụ trong huyện và tỉnh. Các khu công nghiệp tập trung chậm phát triển , lao động nông thôn chiếm tỷ lệ lớn, nên thị trường tiêu thụ thịt, trứng, sữa… còn hạn chế Các cơ sở sản xuất con giống chưa được chú trọng, nông dân phần lớn sử dụng con giống từ địa phương, chất lượng kém, dễ gây đồng huyết. Chương trình chăn nuôi triển khai thiếu đồng bộ, liên hoàn, do đó hiệu quả kinh tế chưa cao Hội tụ đủ những bất lợi về thời tiết , khí hậu, thiên tai và bão lụt. Sản xuất ngành chăn nuôi đang đứng trước áp lực lớn về chất lượng và sự đồng đều của sản phẩm…Tuy nhiên trong những năm qua, huyện đã có nhiều cố gắn trong việc nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Chất lượng con giống chưa cao, qui mô và chất lượng gia súc còn thấp, chưa tạo nên những bước nhảy vọt trong ngành chăn nuôi, đặc biệt là vốn tái đầu tư cho nông nghiệp. Thêm vào đó, tình trạng thiếu vốn chung toàn tỉnh nên vốn đầu tư cho ngành chăn nuôi tuy có tăng qua các giai đoạn nhưng tỷ lệ thấp, chắp vá, thiếu đồng bộ, chậm phát huy hiệu quả. Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, đặc biệt là vùng núi, vùng ven biển. 7 Nền kinh tế của tỉnh tuy phát triển khá song đời sống nhân dân ở một số vùng miền núi, trung du còn nghèo. Nhiều chương trình xoá đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi trọc, định canh, định cư… sử dụng chưa hiệu quả. Đời sống nhân dân vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu vẫn ở dạng thô, giá trị không cao, khối lượng và chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường Phát triển chăn nuôi với tốc độ nhanh, nhưng phải bền vững, sản phẩm làm ra có chất lượng cao, ổn định, có thị trường tiêu thụ vững chắc, có thể nói chăn nuôi huyện Thăng Bình đang đứng trước một thách thức lớn, làm sao để phát triển nhanh, ổn định, không tụt hậu và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về thực phẩm và xuất khẩu. Trong khi nguồn vốn đầu tư hạn hẹp, xuất phát điểm thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu, không đồng bộ, mức độ rủi ro cao do ảnh hưởng thiên tai lớn, đời sống nhân dân nhiều vùng còn khó khăn. 8 Phần 2: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nông nghiệp là nghề gắn bó lâu đời với người dân Việt Nam. Trong nông nghiệp chăn nuôi giữ vai trò rất quan trọng chiếm 29,5% trong tổng thu nhập từ ngành nông nghiệp [15]. Nó không những góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, hỗ trợ cho trồng trọt, làm cân bằng sinh thái môi trường . Mà còn có khả năng tận dụng nguồn thức ăn từ phế phụ phẩm của các ngành trồng trọt, thủy sản, công nghệ chế biến . Bên cạnh đó chăn nuôi giúp giải quyết việc làm cho một số lao động nhàn rỗi trong nông thôn. Trong những năm qua cùng với sự phát triển và tăng trưởng quá nhanh của nền kinh tế, ngành chăn nuôi nước ta đã có nhiều tiến bộ đáng kể, trong đó phải kể đến ngành chăn nuôi lợn. Ngành chăn nuôi lợn phát triển giải quyết nhu cầu thịt lợn- thịt nạc cho xã hội [4]. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, ngoài việc cải tiến nền chăn nuôi nông thôn chủ yếu là chăn nuôi quy mô nhỏ, chăn nuôi nông hộ với hình thức tận dụng phế phụ phẩm trồng trọt và lao động nông nhàn với các con giống lợn địa phương có năng suất thấp và chất lượng thịt thấp. Nhà nước quan tâm khuyến khích các nông hộ phát triển chăn nuôi xây dựng trang trại chăn nuôi lợn nái theo hướng công nghiệp thâm canh cao với các giống lợn ngoại có năng suất và chất lượng tốt. Các trang trại chăn nuôi lợn nái với quy mô vừa và nhỏ đang dần mọc lên trong các nông hộ ở vùng nông thôn và hoạt động rất tốt. Với huyện Thăng Bình là một huyện thuần nông của tỉnh Quảng Nam và ngành chăn nuôi lợn chiếm một vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi lợn nái sinh sản. Lợn nái Móng Cái là giống lợn địa phương có khả năng chịu kham khổ tốt, sinh sản cao, vì vậy người dân địa phương thường dùng để lai tạo với các giống lợn ngoại nhằm nâng cao chất lượng con lai, đáp ứng nhu cầu của xã hội [11]. Tuy nhiên, việc chăn nuôi lợn nái Móng Cái sinh sản hiện nay ở huyện còn gặp nhiều khó khăn. Người chăn nuôi tự đặt câu hỏi: Phải làm như thế nào để nâng cao khả năng sinh sản của lợn nái? Như chúng ta đã biết: đầu tư xây dựng trang trại nuôi lợn nái ngoại với qui mô hình thức thâm canh cao đòi hỏi chi phí ban đầu rất cao về con giống, chuồng trại, dinh dưỡng, trang thiết bị, thú y … nên giá thành chi phí để gầy dựng một nái cơ bản rất lớn. Mặt khác khả năng sinh sản của lợn chịu tác động 9 của nhiều yếu tố như: giống, dinh dưỡng, điều kiện khí hậu, chăm sóc nuôi dưỡng, dịch bệnh… [7] . Chính vì thực tế sản xuất đòi hỏi phải làm như thế nào để nâng cao khả năng sinh sản nhưng phải bảo đảm yêu cầu sinh lý của lợn nái. Từ tình hình thực tế trên và được sự cho phép của khoa chăn nuôi thú y cùng sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn Giang Thanh Nhã và cán bộ trạm thú y huyện Thăng Bình nên chúng tôi tiến hành đề tài “điều tra khả năng sinh sản của lợn nái Móng Cái đẻ lứa đầu nuôi ở nông hộ tại địa bàn huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng sinh sản”. Thí nghiệm được theo dõi trên đàn lợn nái Móng Cái nuôi ở nông hộ tại địa bàn huyện Thăng Bình nhằm: • Khảo sát về qui mô và tình hình chăn nuôi của đàn lợn nái Móng Cái đẻ lứa đầu tại địa bàn huyện. • Điều tra một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn mẹ và lợn con. • Đưa ra một số giải pháp để nâng cao khả năng sinh sản của lợn nái Móng Cái nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông hộ ở tỉnh Quảng Nam nói riêng và khu vực nói chung. 10 [...]... chăn nuôi lợn ở huyện Thăng Bình – Quảng Nam Để đánh giá tình hình phát triển chăn nuôi lợn nái Móng Cái huyện Thăng Bình, chúng tôi tiến hành điều tra về số lượng, sự phân bố và tình hình biến động của đàn lợn nái ở 3 xã đại diện cho 3 vùng sinh thái khác nhau của huyện trong 3 năm gần đây, kết quả được trình bày ở bảng 2.8 Bảng 2.8: Số lượng, sự phân bố và biến động đàn lợn nái của 3 xã điều tra qua... chăn nuôi ít quan tâm đến công tác tiêm phòng Theo báo cáo của trạm thú y, tỷ lệ tiêm phòng cho đàn lợn thấp, như vậy sẽ không đảm bảo khả năng miễn dịch cho đàn lợn 2.3 Một số đặc điểm của lợn nái móng cái Giống Lợn miền duyên hải Đông Bắc Việt Nam, gốc ở Móng Cái (Quảng Ninh) Lợn hướng mỡ Đầu đen, có đốm trắng ở trán Mình có lang hình yên ngựa Dáng thấp, lưng yếu và hơi võng Có 12 - 14 vú Sinh sản cao, ...II CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Vai trò của chăn nuôi lợn trong hệ thống sản xuất nông nghiệp: Hộ nông dân là một tổ chức kinh tế tự chủ, là một hình thức kinh tế đặc biệt Trong cơ chế kinh tế thời nay hộ nông dân giữ một vị trí vai trò to lớn trong sản xuất nông nghiệp, một yếu tố khách quan trong sự phát triển nông nghiệp nông thôn, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế hộ nông thôn ngày một phát triển Ngày... giám nuôi mới tái lập đàn nên trong giai đoạn 2009 – 2010 đàn lợn nái giảm mạnh ( như đã phân tích ở trên ) Qua kết quả điều tra cho thấy các nông hộ trên địa bàn huyện chủ yếu chăn nuôi lợn nái sinh sản và có khoảng 70% số hộ chăn nuôi sử dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp chế biến thành thức ăn cho lợn còn 30% vừa sử dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp sẵn có kết hợp với thức ăn công nghiệp để cho lợn ăn... trong hệ thống sản xuất nông nghiệp Cụ thể vai trò chăn nuôi lợn nái trong hệ thống sản xuất nông nghiệp ở trong nông hộ như sau: * Chăn nuôi cung cấp thực phẩm có giá trị cao cho con người Khi kinh tế xã hội ngày càng phát triển mức sống của con người ngày càng cao thì một yêu cầu về một lượng thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, chất lượng càng lớn Phát triển chăn nuôi lợn sẽ đóng góp một phần quan... ra nhanh và đạt hiệu quả cao hơn [1]; [6] 2.4.1 Sự thành thục về tính Gia súc sau một thời kỳ sinh trưởng và phát triển nhất định thì có khả năng sinh sản Tuổi con vật bắt đầu có khả năng sinh sản gọi là tuổi thành thục về tính Tuổi này được ghi nhận bởi lần động dục và rụng trứng đầu tiên của con cái, cũng như đối với con đực biểu hiện bằng sự có mặt của tinh trùng tự do ở ống sinh tinh và dịch hoàn... quá muộn bởi vì phối giống cho lợn quá sớm sẽ làm ảnh hưởng đến tầm vóc lợn mẹ hay gầy yếu khả năng sinh sản kém và sớm bị loại thải Nếu phối giống cho lợn quá muộn thì mất nhiều thời gian và thức ăn để nuôi lợn hậu bị (đây là giai đoạn không sản xuất của lợn) , dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp Để đạt được hiệu quả sinh sản tốt và duy trì con nái sinh sản lâu bền, cần bỏ qua 1 - 2 chu kỳ đông dục đầu rồi... trứng rụng Số lượng trứng rụng sau một chu kỳ động dục là giới hạn cao nhất của số con đẻ ra trong một lứa Trong thực tế mỗi lần lợn nái đẻ trên dưới 10 con Như vậy bao giờ số trứng rụng cũng nhiều hơn số con đẻ ra, sự chênh lệch đó có thể do một số trứng rụng nhưng không được thụ tinh và một số trứng được thụ tinh nhưng không phát triển thành hợp tử Do số trứng rụng ở chu kỳ 1 ít, nên ở lợn thường... 2.2.1 Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới Nghề chăn nuôi lợn ra đời rất sớm Cách đây một vạn năm chăn nuôi lợn đã xuất hiện ở châu Âu và châu Á Sau đó phát triển sang châu Mỹ và châu Úc Đến nay nghề chăn nuôi lợn đã trở thành nghề truyền thống đối với nhiều quốc gia Hiện nay trên thế giới có nhiều nước có nghề chăn nuôi lợn với công nghệ cao và số đầu lợn lớn như : Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Canada,... di chuyển về làm tổ tại nơi cư trú ở tử cung Khi đến nơi cư trú hợp tử tiết ra một loại men ăn mòn niêm mạc tử cung cư trú tại đó và phát 28 triển thành bào thai Ở lợn hợp tử di chuyển về làm tổ ở sừng tử cung Một số nghiên cứu cho biết thời gian làm tổ của hợp tử ở lợn là 12 – 24 ngày [1]; [6] 2.4.8 Sinh lý sinh sản của lợn nái chửa đẻ 2.4.8.1 Đặc điểm phát triển của bào thai và các tổ chức có liên . điều tra khả năng sinh sản của lợn nái Móng Cái đẻ lứa đầu nuôi ở nông hộ tại địa bàn huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng sinh sản . Phần 1: ĐIỀU. Móng Cái đẻ lứa đầu nuôi ở nông hộ tại địa bàn huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng sinh sản . Thí nghiệm được theo dõi trên đàn lợn nái Móng Cái nuôi. nuôi ở nông hộ tại địa bàn huyện Thăng Bình nhằm: • Khảo sát về qui mô và tình hình chăn nuôi của đàn lợn nái Móng Cái đẻ lứa đầu tại địa bàn huyện. • Điều tra một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của

Ngày đăng: 21/08/2014, 21:52

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Tình hình chăn nuôi lợn ở huyện Thăng Bình – Quảng Nam

  • 4.3. Một số khó khăn và giải pháp nhằm nâng cao khả năng sinh sản của lợn nái Móng Cái ở huyện Thăng Bình.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan