chuẩn mực chung và khuôn mẫu lý thuyết của iasb, fasb

36 4.2K 18
chuẩn mực chung và khuôn mẫu lý thuyết của iasb, fasb

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN LỚP KẾ TOÁN ĐÊM - KHÓA 20  LÝ THUYẾT KẾ TOÁN Chuẩn mực chung và khuôn mẫu lý thuyết của IASB, FASB GVHD : T.S TRẦN VĂN THẢO Thực hiện : NHÓM 7 1. Tống Thị Mai Anh 2. Trần Thị Mỹ Linh 3. Nguyễn Hoàng Mai 4. Trịnh Thị Thu Nhung 5. Nguyễn Thị Hoài Thương 6. Bùi Trần Ánh Vân TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 07/ 2012 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN DANH SÁCH NHÓM 7 1. Tống Thị Mai Anh 2. Trần Thị Mỹ Linh 3. Nguyễn Hoàng Mai 4. Trịnh Thị Thu Nhung 5. Nguyễn Thị Hoài Thương 6. Bùi Trần Ánh Vân BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM Ngày 01/7/2012 và 08/7/2012, nhóm làm việc để làm 2 bài tiểu luận môn lý thuyết kế toán với đề tài 1 là so sánh chuẩn mực chung VAS 01 với khuôn mẫu lý thuyết của IASB và FASB, đề tài 2 là sự giảm sút của các số liệu kế toán cơ bản và sự tăng lên của cổ phiếu. Để thuận tiện và hoàn thành bài đúng tiến độ, nhóm đã phân chia thành 2 nhóm nhỏ để phụ trách 2 đề tài. Các thành viên trong nhóm được phân công như sau: STT Họ và tên Công việc được phân công Đánh giá Ghi chú 1 Tống Thị Mai Anh Đề tài 2: dịch; câu 1,3,4 100% 2 Trần Thị Mỹ Linh Đề tài 1: tìm tài liệu, lập dàn ý, so sánh IASB và FASB 100% 3 Nguyễn Hoàng Mai Đề tài 1: tìm tài liệu, tổng hợp tài liệu, đánh word 100% 4 Trịnh Thị Thu Nhung Đề tài 1: tìm tài liệu 100% 5 Nguyễn Thị Hoài Thương Đề tài 2: dịch; câu 1,2 100% 6 Bùi Trần Ánh Vân Đề tài 2: dịch; câu 1,3,4 100% MỤC LỤC Lời mở đầu Chương 1: Tổng quan về lý thuyết kế toán trang 1 1.1. Lịch sử phát triển của lý thuyết kế toán trang 1 1.1.1. Thời kỳ tiền lý thuyết trang 1 1.1.2. Thời kỳ khoa học cơ bản trang 1 1.1.3. Thời kỳ quy chuẩn trang 1 1.1.4. Thời kỳ thực chứng trang 2 1.1.5. Thời kỳ hiện đại trang 2 1.2. Khái niệm và bản chất của kế toán trang 3 1.2.1. Khái niệm trang 3 1.2.2. Bản chất của kế toán trang 3 1.3. Các phương pháp tiếp cận của lý thuyết kế toán trang 5 1.3.1. Khái niệm lý thuyết kế toán trang 5 1.3.2. Lịch sử phát triển trang 6 1.3.3. Các phương pháp tiếp cận trang 6 Chương 2: Khuôn mẫu lý thuyết của IASB, FASB và chuẩn mực kế toán Việt Nam trang 8 2.1. Khuôn mẫu lý thuyết kế toán trang 8 2.1.1. Khái niệm khuôn mẫu lý thuyết kế toán trang 8 2.1.2. Sự cần thiết khuôn mẫu lý thuyết trang 8 2.1.3. Quá trình phát triển của khuôn mẫu lý thuyết kế toán trang 9 2.1.4. Mục tiêu của khuôn mẫu lý thuyết trang 10 2.2. Sự ra đời của chuẩn mực kế toán Việt Nam trang 11 2.2.1.Chuẩn mực chung kế toán Việt Nam (VAS 01) trang 11 2.2.2. Yêu cầu xây dựng chuẩn mực chung của Việt Nam trang 11 2.2.3. Những vấn đề phải quyết khi xây dựng chuẩn mực chung trang 11 2.2.4. Những đặc điểm của Chuẩn mực chung trang 13 2.2.5. Vận dụng chuẩn mực chung trang 13 2.3. So sánh chuẩn mực chung (VAS 01) với khuôn mẫu lý thuyết của IASB, FASB trang 15 2.3.1. Điểm giống nhau giữa VAS01 với khuôn mẫu lý thuyết của IASB, FASB trang 15 2.3.2. Điểm khác nhau giữa VAS01 với khuôn mẫu lý thuyết của IASB, FASB trang 16 2.4. Mối quan hệ giữa VAS 01 và các VAS còn lại trang 22 Chương 3: Nhận xét, đề xuất trang 23 3.1. Nhận xét trang 23 3.1.1. Chuẩn mực chung VAS 01 trang 23 3.1.2. IASB trang 23 3.1.3. FASB trang 24 3.2. Đề xuất trang 26 Kết luận Tài liệu tham khảo LỜI MỞ ĐẦU Chuẩn mực kế toán (gọi đầy đủ là chuẩn mực kế toán tài chính) hiểu theo nghĩa hẹp, là một hệ thống các quy định kế toán bắt nguồn từ các quốc gia Anglo-Saxon, bao gồm các nguyên tắc và hướng dẫn trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính. Chuẩn mực kế toán thường được phát triển theo kiểu: Các chuẩn mực không ra đời cùng một lúc như một hệ thống, mà hình thành theo yêu cầu của thực tế và khả năng giải quyết vấn đề của tổ chức lập quy, và mỗi chuẩn mực chỉ giải quyết một hoặc một số vấn đề kế toán. Chính vì lý do trên mà khuôn mẫu lý thuyết kế toán đã ra đời để tạo lập một nền tảng cho các chuẩn mực, một mặt giảm thiểu khả năng mâu thuẫn về phương pháp luận giữa các chuẩn mực và mặt khác, tạo cơ sở xử lý những vấn đề mà chuẩn mực chưa quy định. Những năm gần đây, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) và một số tổ chức lập quy ban hành chuẩn mực kế toán với tên gọi “chuẩn mực báo cáo tài chính”. Về thực chất không có sự khác biệt, ngoại trừ định hướng hội tụ kế toán quốc tế, theo hướng hình thành một hệ thống chuẩn mực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường vốn quốc tế. Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ (FASB) gần đây đã tổng hợp các chuẩn mực kế toán tài chính riêng biệt, thay thế bằng một hệ thống gọi là Accounting Standards Codification. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành từ năm 2001 như một nỗ lực hội nhập quốc tế về kế toán. Trong những năm qua, có 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam được biên soạn trên nền tảng chuẩn mực kế toán quốc tế của IASB có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. Để có thể áp dụng vào thực tế phù hợp với các chế độ kế toán Việt Nam (được ban hành dưới tên gọi Hệ thống kế toán doanh nghiệp), các chuẩn mực được hướng dẫn bởi các thông tư của Bộ Tài chính. Sự khác biệt giữa chuẩn mực chung kế toán Việt Nam với khuôn mẫu lý thuyết kế toán IASB và FASB, được trình bày cụ thể thông qua nội dung bài tiểu luận. Chuẩn mực chung và khuôn mẫu lý thuyết của IASB, FASB GVHD: T.S Trần Văn Thảo Thực hiện: Nhóm 7 Trang 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT KẾ TOÁN 1.1. Lịch sử phát triển của lý thuyết kế toán 1.1.1. Thời kỳ tiền lý thuyết  Thời kỳ này được coi là bắt đầu từ khi có những hình thức sơ khai của kế toán cho đến hết thế kỷ 18.  Những đóng góp chính trong giai đoạn này vào thực tiễn kế toán báo gồm:  Sự hình thành các loại nhật ký chuyên dùng cho việc ghi nhận các nghiệp vụ khác nhau.  Tạo lập các báo cáo kế toán định kỳ.  Mở rộng áp dụng hệ thống kế toán kép cho các tổ chức kinh tế khác như tu viện, nhà nước …  Sử dụng các tài khoản riêng biệt để theo dõi các loại hàng tồn kho khác nhau.  Hình thành các khái niệm về hoạt động liên tục, niên độ và dồn tích.  Một số phương pháp kế toán tài sản cố định … 1.1.2. Thời kỳ khoa học cơ bản  Thời kỳ khoa học cơ bản bao gồm toàn bộ thế kỷ 19 và kéo dài đến thập kỷ 1950. Trong giai đoạn này, các kỹ thuật và thông lệ kế toán bắt đầu được đưa vào giảng dạy trong các trường đại học và nhiều giáo trình kế toán được hình thành. Nhiều đóng góp lớn cho kế toán trong giai đoạn này như sự phát triển phương pháp khấu hao, kỹ thuật dồn tích, hệ thống kế toán chi phí … Sự phát triển của kinh tế học trong thời kỳ cũng đặt nền móng cho sự liên kết giữa lĩnh vực này với kế toán.  Cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, một số tổ chức nghề nghiệp được thành lập tại Anh và Hoa Kỳ cùng với sự hình thành nghề kế toán chuyên nghiệp. 1.1.3. Thời kỳ quy chuẩn  Những năm cuối thập niên 1960, dựa trên ứng dụng kinh tế học vào kế toán, các nghiên cứu kế toán quy chuẩn phát triển mạnh. Chuẩn mực chung và khuôn mẫu lý thuyết của IASB, FASB GVHD: T.S Trần Văn Thảo Thực hiện: Nhóm 7 Trang 2  Hai nội dung cơ bản của kế toán quy chuẩn là:  Phê phán giá gốc và đi tìm các lý thuyết định giá mới trong kế toán, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế lạm phát. Các mô hình định giá ngoài giá gốc ra đời trong bối cảnh này.  Đề xuất một khuôn mẫu lý thuyết kế toán như một lý thuyết cấu trúc về kế toán.  Sang thập niên 1970, kế toán quy chuẩn bị phê phán vì:  Các giả thuyết không được kiểm định bằng thực nghiệm.  Các lập luận mang tính diễn dịch phụ thuộc vào sự xét đoán chủ quan. 1.1.4. Thời kỳ thực chứng  Các nghiên cứu kế toán thực chứng được phát triển từ thập niên 1970. Lý thuyết thực chứng dựa trên nền tảng nghiên cứu thực nghiệm nhằm giải thích và dự đoán thực tiễn kế toán.  Các nghiên cứu thực chứng bị phê phán vì cách tiếp cận của nó có thể dẫn đến việc dựa quá nhiều vào các quan hệ bên ngoài mà bỏ qua những góc nhìn khác.  Sang thập kỷ 1980, một hướng tiếp cận được phát triển trong các nghiên cứu thực nghiệm là nghiên cứu hành vi trong kế toán. Các nghiên cứu hành vi quan tâm đến ảnh hưởng của con số kế toán trong một phạm vi xã hội rộng hơn và phản ứng của các bên đối với thông tin kế toán bao gồm nhà đầu tư, chủ nợ, nhà quản lý, chính phủ … 1.1.5. Thời kỳ hiện đại  Mặc dù có một số ý kiến phê phán, các lý thuyết thực chứng và nghiên cứu hành vi vẫn giữ vai trò chủ đạo trong các nghiên cứu kế toán hiện nay trong lĩnh vực học thuật. Bên cạnh đó, sau sự sụp đổ của các công ty lớn (WorldCom, Enron …) và khủng hoảng tài chính vào đầu thế kỷ 21, các vấn đề cơ bản của kế toán được tranh luận lại và các lý thuyết quy chuẩn trở nên một trào lưu mạnh mẽ. Hai lĩnh vực nghiên cứu thực nghiệm và quy chuẩn mặc dù có cách tiếp cận khác nhau nhưng không mâu thuẫn; trái lại sự hiểu biết về các ảnh hưởng kế toán qua các Chuẩn mực chung và khuôn mẫu lý thuyết của IASB, FASB GVHD: T.S Trần Văn Thảo Thực hiện: Nhóm 7 Trang 3 nghiên cứu học thuật là một nhân tố quan trọng cho việc phát triển các quy định về kế toán trong thực tiễn.  Như vậy, qua quá trình phát triển, lý thuyết kế toán ngày càng mang lại cho kế toán một nội hàm sâu sắc hơn là những quy trình nghiệp vụ đơn thuần hay các quy định pháp lý. 1.2. Khái niệm và bản chất của kế toán 1.2.1. Khái niệm  Kế toán là nghệ thuật ghi chép, phân loại và tổng hợp một cách có ý nghĩa và biểu hiện bằng tiền các nghiệp vụ, sự kiện tài chính và giải thích chúng (AICPA, 1953).  Kế toán là quá trình ghi nhận, đo lường và truyền tải thông tin kinh tế cho phép người sử dụng thông tin đưa ra những phán đoán và những quyết đinh (AAA, 1966).  Kế toán là hoạt động dịch vụ, chức năng của nó là cung cấp thông tin định lượng, nhất là bản chất tài chính của tổ chức kinh tế, cái mà có ích trong việc đưa ra quyết định kinh doanh, trong việc đưa ra lựa chọn trong số những hành động khác nhau (APB, 1970). 1.2.2. Bản chất của kế toán  Bản chất kế toán được nghiên cứu theo những giác độ và cho những hình ảnh khác nhau do đó ảnh hưởng nhiều đến sự hình thành và phát triển lý thuyết kế toán.  Bản chất kế toán được nghiên cứu theo những giác độ sau:  Giác độ thông tin  Kế toán là một hồ sơ có tính lịch sử: là công cụ cung cấp lịch sử của một tổ chức và ghi nhận thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã hoàn thành trên cơ sở các nguyên tắc kế toán dùng để lập báo cáo tài chính trung thực.  Kế toán là một hiện thực kinh tế: là công cụ phản ánh hiện thực kinh tế, cả bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh cần phải dựa trên những [...]... nguyên tắc và khái niệm cơ bản đã nêu trong Chuẩn mực chung 2.3 So sánh chuẩn mực chung (VAS 01) với khuôn mẫu lý thuyết của IASB, FASB 2.3.1 Điểm giống nhau giữa VAS 01 với khuôn mẫu lý thuyết của IASB, FASB  Về mục tiêu của chuẩn mực: làm cơ sở xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán theo khuôn mẫu thống nhất  Nêu ra các khái niệm cơ bản giúp cho doanh nghiệp lập và trình bày... hưởng của hai bên Trang 21 Chuẩn mực chung và khuôn mẫu lý thuyết của IASB, FASB GVHD: T.S Trần Văn Thảo 2.4 Mối quan hệ giữa VAS 01 và các VAS còn lại Chuẩn mực chung (VAS 01) là cơ sở xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực kế toán khác và chế độ kế toán cụ thể theo khuôn mẫu thống nhất Trường hợp có sự xung đột giữa các chuẩn mực cụ thể và chuẩn mực chung thì áp dụng theo chuẩn mực cụ thể Trường hợp chuẩn. .. dựng chuẩn mực chung  Dù đã có một khuôn mẫu lý thuyết của chuẩn mực quốc tế, thực sự khuôn mẫu lý thuyết vẫn là sản phẩm riêng của các quốc gia thuộc trường phái kế toán AngloSaxon như Hoa Kỳ, Canada, Australia … Hầu hết các quốc gia không thuộc Thực hiện: Nhóm 7 Trang 11 Chuẩn mực chung và khuôn mẫu lý thuyết của IASB, FASB GVHD: T.S Trần Văn Thảo trường phái này đều không ban hành khuôn mẫu lý thuyết. .. CHƯƠNG 2 KHUÔN MẪU LÝ THUYẾT CỦA IASB, FASB VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM 2.1 Khuôn mẫu lý thuyết kế toán 2.1.1 Khái niệm khuôn mẫu lý thuyết kế toán  Khuôn mẫu lý thuyết kế toán (IAS Framework) được xem như các khái niệm cơ bản nhất của báo cáo tài chính, làm cơ sở cho các chuẩn mực kế toán, bảo đảm rằng các chuẩn mực này nhất quán với nhau Đặc điểm của khuôn mẫu lý thuyết kế toán là các vấn đề được trình... Thực hiện: Nhóm 7 Trang 13 Chuẩn mực chung và khuôn mẫu lý thuyết của IASB, FASB GVHD: T.S Trần Văn Thảo  Là cơ sở xây dựng và hoàn thiện các chế độ và chuẩn mực kế toán cụ thể theo khuôn mẫu thống nhất Trong lĩnh vực này, rõ ràng Chuẩn mực chung là cơ sở giúp cho Bộ tài chính và Ban soạn thảo chuẩn mực kế toán Việt Nam trong quá trình soạn thảo và hoàn thiện các chuẩn mực kế toán Việt Nam cụ thể... quyết định của các nhà đầu tư, hơn là các nhóm đối tượng khác Thực hiện: Nhóm 7 Trang 12 Chuẩn mực chung và khuôn mẫu lý thuyết của IASB, FASB GVHD: T.S Trần Văn Thảo 2.2.4 Những đặc điểm của Chuẩn mực chung Xuất phát từ yêu cầu và những vấn đề nêu trên, chuẩn mực chung được ban hành có những đặc điểm sau:  Là một chuẩn mực chứ không tách rời như IAS Framework Điều này cho thấy chuẩn mực chung không... (Statement of Financial Accounting Concepts - viết tắt SFAC) Trang 16 Chuẩn mực chung và khuôn mẫu lý thuyết của IASB, FASB GVHD: T.S Trần Văn Thảo chuẩn mực chung thì áp dụng theo chuẩn mực cụ thể Trường hợp chuẩn mực kế toán cụ thể chưa quy định thì thực hiện theo chuẩn mực chung không vì lợi nhuận không được đề cập trong khuôn mẫu của IASB VAS 01 không đưa ra nguyên tắc “Nội dung quan trọng hơn hình... nhà lý thuyết quy chuẩn (qua bảng câu hỏi, các bảng khảo sát); khảo sát quan điểm của các nhà phân tích tài chính, nhân viên ngân hàng và kế toán về tính hữu ích của các phương pháp kế toán lạm phát khác nhau; kiểm định những sản phẩm của kế toán trên thị trường… Thực hiện: Nhóm 7 Trang 7 Chuẩn mực chung và khuôn mẫu lý thuyết của IASB, FASB GVHD: T.S Trần Văn Thảo CHƯƠNG 2 KHUÔN MẪU LÝ THUYẾT CỦA IASB,. .. kế toán của họ Thực hiện: Nhóm 7 Trang 6 Chuẩn mực chung và khuôn mẫu lý thuyết của IASB, FASB GVHD: T.S Trần Văn Thảo  Tiếp cận thực dụng tâm lý: là tiếp cận dựa trên cơ sở quan sát sự phản ứng lại của người sử dụng đối với những cái mà kế toán tạo ra như báo cáo tài chính  Lý thuyết cấu trúc và ngữ nghĩa  Lý thuyết cấu trúc: là lý thuyết dựa trên lập luận logic hơn quan sát thực tế  Lý thuyết. .. các khuôn mẫu lý thuyết kế toán của mình: - Australia: ban hành Công bố về các khái niệm kế toán bắt đầu từ năm 1985 bởi Hội đồng chuẩn mực kế toán Australia (AASB) - Canada: Hội đồng chuẩn mực kế toán (ACSB) ban hành các khái niệm cơ bản của báo cáo tài chính từ năm 1988 Thực hiện: Nhóm 7 Trang 9 Chuẩn mực chung và khuôn mẫu lý thuyết của IASB, FASB GVHD: T.S Trần Văn Thảo - New Zealand : Hội đồng chuẩn . CHƯƠNG 2 KHUÔN MẪU LÝ THUYẾT CỦA IASB, FASB VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM 2.1. Khuôn mẫu lý thuyết kế toán 2.1.1. Khái niệm khuôn mẫu lý thuyết kế toán  Khuôn mẫu lý thuyết kế toán. cận trang 6 Chương 2: Khuôn mẫu lý thuyết của IASB, FASB và chuẩn mực kế toán Việt Nam trang 8 2.1. Khuôn mẫu lý thuyết kế toán trang 8 2.1.1. Khái niệm khuôn mẫu lý thuyết kế toán trang 8. 2.2.4. Những đặc điểm của Chuẩn mực chung trang 13 2.2.5. Vận dụng chuẩn mực chung trang 13 2.3. So sánh chuẩn mực chung (VAS 01) với khuôn mẫu lý thuyết của IASB, FASB trang 15 2.3.1.

Ngày đăng: 21/08/2014, 18:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan