Hướng dẫn xây dựng chương trình bắt gói tin

81 736 0
Hướng dẫn xây dựng chương trình bắt gói tin

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Tổng Quan Hệ Thống Mạng TCPIP Ethernet 5 1.1 Khái niệm mạng máy tính 5 1.2 Kiến trúc phân tầng 6 1.3 Mô hình OSI 9 1.3.1 Khái niệm 9 1.3.2 Mục đích 10 1.4 Phương thức hoạt động 11 1.4.1 Có kết nối (Connection Oriented) 11 1.4.2 Không kết nối (Connectionless) 12 1.5 Bộ giao thức TCPIP 12 1.5.1 Khái niệm 12 1.5.2 Mục đích và nguồn gốc 13 1.5.3 Đặc điểm 14 1.6 So sánh TCPIP và OSI 15 2 Bộ giao thức TCPIP – Các giao thức và khuôn dạng dữ liệu chính 16 2.1 Cấu trúc phân tầng của TCPIP 16 2.2 Đóng gói dữ liệu trong TCPIP 17 2.3 Sơ lược chức năng các tầng 18 2.3.1 Tầng ứng dụng (Application Layer) 18 2.3.2 Tầng giao vận (Transport Layer) 18 2.3.3 Tầng Internet (Internet Layer) 18 2.3.4 Tầng liên kết (Link Layer) 19 2.4 Các giao thức chính và khuôn dạng dữ liệu tương ứng 19 2.4.1 Ethernet 19 2.4.2 ARP (address resolution protocol) 21 2.4.3 RARP (reserve address resolution protocol) 22 2.4.4 IP (internet protocol) 23 2.4.5 ICMP (internet control message protocol) 26 2.4.6 TCP (Transmission Control Protocol) 27 2.4.7 UDP (User Datagram Protocol) 29 2.4.8 HTTP (Hypertext Transfer Protocol) 30 2.4.9 DNS (Domain Name System) 31 CHƯƠNG II. KỸ THUẬT CHẶN BẮT 33 1 Tổng Quan Về Chặn Bắt Gói Tin (Sniffer) 33 1.1 Các khái niệm liên quan 33 1.2 Ứng dụng của sniffer 34 1.2.1 Khả năng 34 1.2.2 Mục đích 34 1.3 Các chương trình sniffer hiện có 35 2 Cách Thức Hoạt Động 35 2.1 Theo dõi Network Traffic 35 2.2 Phân tích Network Traffic 36 2.3 Các thành phần của một chương trình sniffer 38 2.4 Phòng chống sniffer 39 2.4.1 Phát hiện sniffer trong mạng 39 2.4.2 Ngăn chặn sniffer 40 2.4.3 Một số chương trình phát hiện sniffer 40 3 Các Phương Pháp Xây Dựng 41 3.1 Raw Socket – mức hệ điều hành 41 3.2 Pcap – mức network adapter 42 3.3 So sánh Raw Socket và Pcap 44 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN VÀ THIẾT KẾ GIẢI THUẬT 46 1 Chi Tiết Các Phương Pháp 46 1.1 Winsock 46 1.1.1 Khái niệm 46 1.1.2 Các sự kiện của Winsock 47 1.1.3 Loại Socket trong Winsock 47 1.1.4 Làm việc với Socket trong Winsock 47 1.2 .NET Socket 49 1.2.1 Khái niệm 49 1.2.2 Làm việc với .NET Socket 49 1.2.3 Demo 51 1.3 Winpcap 51 1.3.1 Khái niệm 51 1.3.2 Làm việc với Winpcap 52 2 Hướng Thực Hiện Chương Trình 54 2.1 Bắt gói tin 55 2.2 Tách phần header 55 2.3 Phân tích, tổng hợp header 55 2.4 Đưa vào cơ sở dữ liệu 56 2.5 Hiển thị, thống kê và báo cáo 57 3 Lựa chọn giải thuật 57 CHƯƠNG IV. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH 59 1 Các Chức Năng Chính 59 2 Phân Tích Xây Dựng Các Chức Năng Chính 62 2.1 Hoạt động tổng quát 62 2.2 Chức năng đo lưu lượng. 63 2.2.1 Đo lưu lượng vàora trên máy cài đặt chương trình 63 2.2.2 Báo cáo thông tin lưu lượng 63 2.3 Bắt gói tin 64 2.4 Các thao tác với File 66 2.5 Giao diện (View) 67 2.6 Thống kê (Statistics) 67 2.6.1 Thống kê tích lũy (Cumulative) 67 2.6.2 Thống kê liên tục (Continous) 68 2.7 Quản lý mạng 68 2.7.1 Khóa mạng theo một luật mà người dùng lựa chọn 68 3 Giới Thiệu Chương Trình 69 3.1 Khởi động chương trình 69 3.2 Chức năng báo cáo 70 3.3 Chức năng bắt gói tin 70 3.4 Các thao tác với file 75 3.5 Chức năng di chuyển trên bảng dư liệu 76 3.6 Chức năng thống kê 76 3.6.1 Thống kê tích lũy (Cumulative Statistics) 77 3.6.2 Thống kê liên tục (Continous Statistics) 78 3.7 Ngăn chặn thông tin 79 3.8 Một số tính năng phụ 80 4 Nhược điểm và hướng phát triển 81 4.1 Nhược điểm 81 4.2 Hướng phát triển 82

MỤC LỤC Trần Ngọc Việt – CNT46 ĐH 1 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, mạng máy tính đã trở nên quen thuộc với mọi người trong xã hội. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và nhu cầu của con người, mạng máy tính cũng càng ngày càng mở rộng và trở thành một phần không thể thiếu của đời sống. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của mạng máy tính, rất nhiều vấn đề liên quan cũng được đặt ra đối với người sử dụng như lỗi đường truyền, virus, sự tấn công của hacker Để góp phần giải quyết những vấn đề này thì việc kiểm soát lượng thông tin vào ra mang một ý nghĩa khá quan trọng. Chính vì vậy em lựa chọn thực hiện đồ án tốt nghiệp là “Xây dựng chương trình kiểm soát lưu lượng thông tin trao đổi qua hệ thống mạng” nhằm mục đích cung cấp một công cụ hữu ích cho việc kiểm soát và học tập về mạng máy tính. Trong thời gian thực tập em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Hàng Hải Việt Nam cùng các bạn trong tập thể lớp CNT46-ĐH và đặc biệt thầy Ngô Quốc Vinh đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đồ án này. Hải Phòng tháng 12 năm 2009 Sinh viên: Trần Ngọc Việt Trần Ngọc Việt – CNT46 ĐH 2 Chương I. Cơ sở lý thuyết mạng máy tính CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT MẠNG MÁY TÍNH Để xây dựng một chương trình quản lý, thống kê, kiểm soát lưu lượng thông tin, ta cần thực hiện chặn bắt các gói tin vào ra hệ thống mạng cũng như phân tích các gói tin thu được. (Packet Capture và Packet Analysis). Chương trình như vậy thường được gọi là Sniffer (Packet Analyzer). Để xây dựng được sniffer, ta cần có được hiểu biết cơ bản về mạng máy tính và các giao thức liên quan. Trong phạm vi của đề tài sẽ được thực hiện trên hệ điều hành Window và sử dụng bộ giao thức TCP/IP Ethernet nên trong phần này sẽ trình bày những vấn đề cơ bản nhất của mạng Ethernet. 1 Tổng Quan Hệ Thống Mạng TCP/IP Ethernet 1.1 Khái niệm mạng máy tính Từ những năm 1960 đã xuất hiện các mạng nối các máy tính và các Terminal để sử dụng chung nguồn tài nguyên, giảm chi phí khi muốn thông tin trao đổi số liệu và sử dụng trong công tác văn phòng một cách tiện lợi. Với việc tăng nhanh các máy tính mini và các máy tính cá nhân làm tăng yêu cầu truyền số liệu giưã các máy tính, giữa các terminal, và giữa các terminal với máy tính là một trong những động lực thúc đẩy sự ra đời và phát triển ngày càng mạnh mẽ các mạng máy tính.Quá trình hình thành mạng máy tính có thể tóm tắt qua các giai đoạn sau: Giai đoạn các terminal nối trực tiếp với máy tính: Đây là giai đoạn đầu tiên của mạng máy tính, để tận dụng công suất của máy tính người ta ghép nối các terminal vào một máy tính được gọi là các máy tính trung tâm. Giai đoạn các bộ tiền xử lý (Prontal) Ở giai đoạn 1 máy tính trung tâm quản lý truyền tin tới các terminal, ở giai đoạn 2 máy tính trung tâm quản lý truyền tin tới các bộ tập trung qua các bộ ghép nối điều khiển đường truyền. Ta có thể thay thế bộ ghép nối đường truyền bằng các máy tính nini gọi là prontal, đó chính là bộ tiền xử lý. Giai đoạn mạng máy tính: Trần Ngọc Việt – CNT46 ĐH 3 Chương I. Cơ sở lý thuyết mạng máy tính Vào những năm 1970 người ta bắt đầu xây dựng mạng truyền thông trong đó các thành phần chính của nó là các nút mạng gọi là bộ chuyển mạch dùng để hướng thông tin tới đích. Các mạng được nối với nhau bằng đường truyền còn các máy tính xử lý thông tin của người dùng hoặc các trạm cuối được nối trực tiếp vào các nút mạng để khi cần thì trao đổi thông tin qua mạng. Các nút mạng thương là máy tính nên đồng thời đóng vai trò của người sử dụng. Chức năng của nút mạng: • Quản lý truyền tin, quản lý mạng Như vậy các máy tính ghép nối với nhau hình thành mạng máy tính, ở đây ta thấy mạng truyền thông cũng ghép nối các máy tính với nhau nên khái niệm mạng maý tính và mạng truyền thông có thể không phân biệt. Việc hình thành mạng máy tính nhằm đạt các mục đích sau: • Tận dụng và làm tăng giá trị của tài nguyên • Chinh phục khoảng cách • Tăng chất lượng và hiệu quả khai thác và xử lý thông tin • Tăng độ tin cậy của hệ thống nhờ khả năng thay thế khi xảy ra sự cố đối với một máy tính nào đó. Như vậy: Mạng máy tính là tập hợp các máy tính được ghép với nhau bởi các đường truyền vật lý theo một kiến trúc nào đó. 1.2 Kiến trúc phân tầng Để giảm độ phức tạp trong thiết kế và cài đặt mạng, các mạng máy tính được tổ chức thiết kế theo kiểu phân tầng (layering). Trong hệ thống thành phần của mạng được tổ chức thành một cấu trúc đa tầng, mỗi tầng được xây dựng trên tầng trước đó; mỗi tầng sẽ cung cấp một số dịch vụ cho tầng cao hơn. Số lượng các tầng cũng như chức năng của mỗi tầng là tuỳ thuộc vào nhà thiết kế. Ví dụ cấu trúc phân tầng của mạng SNA của IBM, mạng DECnet của Digital, mạng ARPANET. là có sự khác nhau. Nguyên tắc cấu trúc của mạng phân tầng là: mỗi hệ thống trong một Trần Ngọc Việt – CNT46 ĐH 4 Chương I. Cơ sở lý thuyết mạng máy tính mạng đều có cấu trúc phân tầng (Số lượng tầng, chức năng của mỗi tầng là như nhau). Mục đích của mỗi tầng là để cung cấp một số dịch vụ nhất định cho tầng cao hơn. Tầng i của hệ thống A sẽ hội thoại với tầng i của hệ thống B, các quy tắc và quy ước dùng trong hội thoại gọi là giao thức mức I Giữa hai tầng kề nhau tồn tại một giao diện (interface) xác định các thao tác nguyên thuỷ của tầng dưới cung cấp lên tầng trên. Trong thực tế dữ liệu không truyền trực tiếp từ tầng i của hệ thống này sang tầng i của hệ thống khác ( trừ tầng thấp nhất trực tiếp sử dụng đường truyền vật lý để truyền các xâu bít (0.1) từ hệ thống này sang hệ thống khác ).Dữ liệu được truyền từ hệ thống gửi (sender) sang hệ thống nhận (receiver) bằng đường truyền vật lý và cứ như vậy dữ liệu lại đi ngược lên các tầng trên. Như vậy khi hai hệ thống liên kết với nhau, chỉ tầng thấp nhất mới có liên kết vật lý còn ở tầng cao hơn chỉ có liên kết logic (liên kết ảo ) được đưa vào để hình thức hoá các hoạt động của mạng thuận tiện cho việc thiết kế và cài đặt các phần mềm truyền thông. Như vậy để viết chương trình cho tầng N, phải biết tầng N+1 cần gì và tầng N -1 có thể làm được gì. Trần Ngọc Việt – CNT46 ĐH 5 Chương I. Cơ sở lý thuyết mạng máy tính Minh họa kiến trúc phân tầng tổng quát Nguyên tắc để xây dựng kiến trúc phân tầng như sau: • Để đơn giản cần hạn chế số lượng các tầng. • Tạo ranh giới các tầng sao cho các tương tác và mô tả các dịch vụ là tối thiểu. • Chia các tầng sao cho các chức năng khác nhau được tách biệt với nhau, và các tầng sử dụng các loại công nghệ khác nhau cũng được tách biệt. • Các chức năng giống nhau được đặt vào cùng một tầng. • Chọn ranh giới các tầng theo kinh nghiệm đã được chứng tỏ là thành công. • Các chức năng được định vị sao cho có thể thiết kế lại tầng mà ảnh hưởng ít nhất đến các tầng kế nó. • Tạo ranh giới giữa các tầng sao cho có thể chuẩn hóa giao diện tương ứng. • Tạo một tầng khi dữ liệu được xử lý một cách khác biệt. • Cho phép thay đổi chức năng hoặc giao thức trong một tầng không làm ảnh hưởng đến các tầng khác. • Mỗi tầng chỉ có các ranh giới (giao diện) với các tầng kề trên và kề dưới nó. • Có thể chia một tầng thành các tầng con khi cần thiết. • Tạo tầng con để cho phép giao diện với các tầng kế cận. • Cho phép hủy bỏ các tầng con nếu thấy không cần thiết. 1.3 Mô hình OSI 1.3.1 Khái niệm Do các nhà thiết kế tự do lựa chọn kiến trúc mạng riêng của mình. Từ đó dẫn đến tình trạng không tương thích giữa các mạng về: Phương pháp truy nhập đường truyền khác nhau, họ giao thức khác nhau. sự không tương thích đó làm trở ngại Trần Ngọc Việt – CNT46 ĐH 6 Chương I. Cơ sở lý thuyết mạng máy tính cho quá trình tương tác giữa người dùng ở các mạng khác nhau. Nhu cầu trao đổi thông tin càng lớn thì trở ngại đó càng không thể chấp nhận được với người sử dụng. Với lý do đó tổ chức chuẩn hoá quốc tế ISO đã thành lập một tiểu ban nhằm xây dựng một khung chuẩn về kiến trúc mạng để làm căn cứ cho các nhà thiết kế và chế tạo các sản phẩm mạng. Kết quả là năm 1984 ISO đã đưa ra mô hình tham chiếu cho việc kết nối các hệ thống mở ( Reference Model for Open System Inter - connection) hay gọn hơn là OSI Reference model. Mô hình này được dùng làm cơ sở để kết nối các hệ thống mở. Mô hình OSI 1.3.2 Mục đích Mô hình OSI phân chia chức năng của một giao thức ra thành một chuỗi các tầng cấp. Mỗi một tầng cấp có một đặc tính là nó chỉ sử dụng chức năng của tầng dưới nó, đồng thời chỉ cho phép tầng trên sử dụng các chức năng của mình. Một hệ thống cài đặt các giao thức bao gồm một chuỗi các tầng nói trên được gọi là "chồng giao thức" (protocol stack). Chồng giao thức có thể được cài đặt trên phần cứng, hoặc phần mềm, hoặc là tổ hợp của cả hai. Thông thường thì chỉ có những tầng thấp hơn là được cài đặt trong phần cứng, còn những tầng khác được cài đặt trong phần mềm. Trần Ngọc Việt – CNT46 ĐH 7 Chương I. Cơ sở lý thuyết mạng máy tính Mô hình OSI này chỉ được ngành công nghiệp mạng và công nghệ thông tin tôn trọng một cách tương đối. Tính năng chính của nó là quy định về giao diện giữa các tầng cấp, tức qui định đặc tả về phương pháp các tầng liên lạc với nhau. Điều này có nghĩa là cho dù các tầng cấp được soạn thảo và thiết kế bởi các nhà sản xuất, hoặc công ty, khác nhau nhưng khi được lắp ráp lại, chúng sẽ làm việc một cách dung hòa (với giả thiết là các đặc tả được thấu đáo một cách đúng đắn Thường thì những phần thực thi của giao thức sẽ được sắp xếp theo tầng cấp, tương tự như đặc tả của giao thức đề ra, song bên cạnh đó, có những trường hợp ngoại lệ, còn được gọi là "đường cắt ngắn" (fast path). Trong kiến tạo "đường cắt ngắn", các giao dịch thông dụng nhất, mà hệ thống cho phép, được cài đặt như một thành phần đơn, trong đó tính năng của nhiều tầng được gộp lại làm một. Việc phân chia hợp lý các chức năng của giao thức khiến việc suy xét về chức năng và hoạt động của các chồng giao thức dễ dàng hơn, từ đó tạo điều kiện cho việc thiết kế các chồng giao thức tỉ mỉ, chi tiết, song có độ tin cậy cao. Mỗi tầng cấp thi hành và cung cấp các dịch vụ cho tầng ngay trên nó, đồng thời đòi hỏi dịch vụ của tầng ngay dưới nó. Như đã nói ở trên, một thực thi bao gồm nhiều tầng cấp trong mô hình OSI, thường được gọi là một "chồng giao thức". 1.4 Phương thức hoạt động Ở mỗi tầng mô hình trong tầng ISO, có hai phương thức hoạt động chính được áp dụng đó là: phương thức hoạt động có liên kết (connection-oriented) và không có liên kết (connectionless). Với phương thức có liên kết, trước khi truyền dữ liệu cần thiết phải thiết lập một liên kết logic giữa các thực thể cùng tầng. Còn với phương thức không liên kết thì không cần lập liên kết logic và mỗi đơn vị dữ liệu được truyền là độc lập với các đơn vị dữ liệu trước hoặc sau nó. 1.4.1 Có kết nối (Connection Oriented) Với phương thức có kết nối, quá trình truyền dữ liệu phải trải qua ba giai đoạn theo thứ tự thời gian. • Thiết lập kết nối: hai thực thể đồng mức ở hai hệ thống thương lượng với nhau về tập các tham số sẽ được sử dụng trong giai đoạn sau. • Truyền dữ liệu: dữ liệu được truyền với các cơ chế kiểm soát và quản lý. Trần Ngọc Việt – CNT46 ĐH 8 Chương I. Cơ sở lý thuyết mạng máy tính • Huỷ bỏ kết nối (logic): giải phóng các tài nguyên hệ thống đã cấp phát cho liên kết để dùng cho các liên kết khác. Tương ứng với ba giai đoạn trao đổi, ba thủ tục cơ bản được sử dụng, chẳng hạn đối với tầng N có: N-CONNECT ( thiết lập liên kết ), N-DATA(Truyền dữ liệu ), và N- DISCONNECT (Huỷ bỏ kết nối). Ngoài ra còn một số thủ tục phụ được sử dụng tuỳ theo đặc điểm, chức năng của mỗi tầng. Ví dụ: • Thủ tục N-RESTART được sử dụng để khởi động lại hệ thống ở tầng 3 • Thủ tục T-EXPEDITED DATA cho việc truyền dữ liệu nhanh ở tầng 4 • Thủ tục S-TOKEN GIVE để chuyển điều khiển ở tầng 5. Mỗi thủ tục trên sẽ dùng các hàm nguyên thuỷ (Request, Indication, Response, Confirm) để cấu thành các hàm cơ bản của giao thức ISO. 1.4.2 Không kết nối (Connectionless) Đối với phương thức không kết nối thì chỉ có duy nhất một giai đoạn đó là: truyền dữ liệu. So sánh hai phương thức hoạt động trên chúng ta thấy rằng phương thức hoạt động có kết nối cho phép truyền dữ liệu tin cậy, do đó có cơ chế kiểm soát và quản lý chặt chẽ từng kết nối logic. Nhưng mặt khác nó phức tạp và khó cài đặt. Ngược lại, phương thức không kết nối cho phép các PDU (Protocol Data Unit) được truyền theo nhiều đường khác nhau để đi đến đích, thích nghi với sự thay đổi trạng thái của mạng, song lại trả giá bởi sự khó khăn gặp phải khi tập hợp các PDU để di chuyển tới người sử dụng. Hai tầng kề nhau có thể không nhất thiết phải sử dụng cùng một phương thức hoạt động mà có thể dùng hai phương thức khác nhau. 1.5 Bộ giao thức TCP/IP Mô hình OSI là mô hình tham chiếu được tổ chức ISO xây dựng nhằm tạo một chuẩn phục vụ việc nối kết các hệ thống mở. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau mà OSI không được sử dụng trong thực tế mà thay vào đó được sử dụng rộng rãi nhất là mô hình kiến trúc mạng (bộ giao thức) TCP/IP. Hầu như tất cả các hệ điều Trần Ngọc Việt – CNT46 ĐH 9 Chương I. Cơ sở lý thuyết mạng máy tính hành hiện tại đều có cài đặt bộ giao thức TCP/IP. Trong phần này sẽ giới thiệu sơ lược về mô hình TCP/IP. 1.5.1 Khái niệm Bộ giao thức TCP/IP, ngắn gọn là TCP/IP (tiếng Anh: Internet protocol suite hoặc IP suite hoặc TCP/IP protocol suite - bộ giao thức liên mạng), là một bộ các giao thức truyền thông cài đặt chồng giao thức mà Internet và hầu hết các mạng máy tính thương mại đang chạy trên đó. Bộ giao thức này được đặt tên theo hai giao thức chính của nó là TCP (Giao thức Điều khiển Giao vận) và IP (Giao thức Liên mạng). Chúng cũng là hai giao thức đầu tiên được định nghĩa. Như nhiều bộ giao thức khác, bộ giao thức TCP/IP có thể được coi là một tập hợp các tầng, mỗi tầng giải quyết một tập các vấn đề có liên quan đến việc truyền dữ liệu, và cung cấp cho các giao thức tầng cấp trên một dịch vụ được định nghĩa rõ ràng dựa trên việc sử dụng các dịch vụ của các tầng thấp hơn. Về mặt lôgic, các tầng trên gần với người dùng hơn và làm việc với dữ liệu trừu tượng hơn, chúng dựa vào các giao thức tầng cấp dưới để biến đổi dữ liệu thành các dạng mà cuối cùng có thể được truyền đi một cách vật lý. 1.5.2 Mục đích và nguồn gốc Giao tiếp thông tin đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong tất cả mọi lĩnh vực hoạt động. Mạng máy tính tính ra đời phần nào đã đáp ứng được nhu cầu đó. Phạm vi lúc đầu của các mạng bị hạn chế trong một nhóm làm việc, một cơ quan, công ty trong một khu vực. Tuy nhiên thực tế của của những nhu cầu cần trao đổi thông tin trong nhiều lĩnh vực khác nhau, về nhiều chủ đề khác nhau, giữa các tổ chức, các cơ quan. là không có giới hạn. Vì vậy nhu cầu cần kết nối các mạng khác nhau của các tổ chức khác nhau để trao đổi thông tin là thực sự cần thiết. Nhưng thật không may là hầu hết các mạng của các công ty, các cơ quan đều là các thực thể độc lập, được thiết lập để phục vụ nhu cầu trao đổi thông tin của bản thân các tổ chức đó. Các mạng này có thể được xây dựng từ những kĩ thuật phần cứng khác nhau để phù hợp với những vấn đề giao tiếp thông tin của riêng họ. Điều này chính là một cản trở cho việc xây dựng một mạng chung, bởi vì sẽ không có một kĩ thuật phần cứng riêng nào đủ đáp ứng cho việc xây dựng một mạng chung thoả mãn nhu cầu người sử dụng. Người sử dụng cần một mạng tốc độ cao để nối các máy, nhưng Trần Ngọc Việt – CNT46 ĐH 10 [...]... lần truy vấn của gói tin trong một vấn đề • ANcount: Số lượng tài nguyên tham gia trong phần trả lời • NScount: Chỉ ra số lượng tài nguyên được ghi lại trong các phẩn có thẩm quyền của gói tin • ARcount: Chỉ ra số lượng tài nguyên ghi lại trong phần thêm vào của gói tin Trần Ngọc Việt – CNT46 ĐH 29 Chương II Kỹ thuật chặn bắt CHƯƠNG II KỸ THUẬT CHẶN BẮT 1 Tổng Quan Về Chặn Bắt Gói Tin (Sniffer) 1.1... Traffic là lưu lượng thông tin vào/ra hệ thống mạng Để có thể đo đạc, kiểm soát Network Traffic ta cần phải chặn bắt các gói tin (Packet capture) • Packet capture là hành động chặn bắt các packet dữ liệu được lưu chuyển trên mạng Packet capture gồm có: o Deep Packet Capture (DPC): là hành động chặn bắt toàn bộ các gói tin trên mạng (bao gồm cả phần header và payload) Các gói tin chặn bắt được sẽ được lưu... mật khẩu, username của người dùng khác trên mạng nhằm xâm nhập hệ thống của họ Trần Ngọc Việt – CNT46 ĐH 31 Chương II Kỹ thuật chặn bắt 1.3 Các chương trình sniffer hiện có Hiện nay có rất nhiều chương trình miễn phí cũng như thương mại thực hiện việc chặn bắt và phân tích gói tin Một số chương trình trong đó như: • Tcpdump (http://www.tcpdump.org/) đối với Unix và Windump (http://www.winpcap.org/windump/default.htm)... Ngọc Việt – CNT46 ĐH 32 Chương II Kỹ thuật chặn bắt 2.2 Phân tích Network Traffic Khi dữ liệu được gửi trên đường dây, nó sẽ được chia nhỏ, đóng gói thành nhiều packet và được gửi đi một cách riêng biệt Sniffer là chương trình sẽ chặn bắt các packet này Sau khi đã tiến hành chặn bắt thành công các gói tin, chúng ta sẽ có được các packet mang thông tin Tuy nhiên, để lấy được thông tin cần thiết phục vụ... Cấu trúc header của gói tin DNS Trong đó: • ID: Là một trường 16 bits, chứa mã nhận dạng, nó được tạo ra bởi một chương trình để thay cho truy vấn Gói tin hồi đáp sẽ dựa vào mã nhận dạng này để hồi đáp lại Chính vì vậy mà truy vấn và hồi đáp có thể phù hợp với nhau • QR: Là một trường 1 bit Bít này sẽ được thiết lập là 0 nếu là gói tin truy vấn, được thiết lập là một nếu là gói tin hồi đáp • Opcode:... hay switch) ta có thể chặn bắt toàn bộ hay một phần các thông tin trên mạng từ một nút duy nhất nằm trong mạng Đối với hub ta có thể chặn bắt tất cả các gói tin truyền tải qua mạng, nhưng đối với switch cần phải có một số phương thức đặc biệt như ARP snoofing • Đối với mạng LAN không dây thì các gói tin được chặn bắt trên các kênh riêng biệt • Để một máy có thể chặn bắt thông tin trong mạng của nó, network... tiếp tục quá trình truyền dẫn 2.3.3 Tầng Internet (Internet Layer) Tầng mạng xử lý giao tiếp thông tin từ một máy này tới một máy khác Nó chấp nhận một yêu cầu để gửi một gói từ từ tầng giao vận cùng với một định danh của máy đích mà gói tin sẽ được gửi tới Ví dụ với giao thức TCP hay UDP của tầng Trần Ngọc Việt – CNT46 ĐH 15 Chương I Cơ sở lý thuyết mạng máy tính giao vận, nó sẽ bọc gói tin trong một... lỗi điện thế, lỗi cáp Chú ý: Để có thể chặn bắt các gói tin vào/ra một mạng gián tiếp từ một nút mạng thì card mạng của nút mạng đó phải hỗ trợ chế độ đa hỗn tạp (promiscuous mode) Hầu hết các card mạng hiện nay đều hỗ trợ chế độ này Tuy nhiên, các mạng hiện nay đang dần chuyển sang sử dụng switch thay vì broadcast gói tin như hub, vậy nên để chặn bắt gói tin trong một mạng không còn đơn giản như trước... được thiết lập là 2 cho tình trạng truy vấn • AA: Là trường 1 bit, nếu gói tin hồi đáp được thiết lập là 1, sau đó nó sẽ đi đến một server có thẩm quyền giải quyết truy vấn Trần Ngọc Việt – CNT46 ĐH 28 Chương I Cơ sở lý thuyết mạng máy tính • TC: Là trường 1 bit, trường này sẽ cho biết là gói tin có bị cắt khúc ra do kích thước gói tin vượt quá băng thông cho phép hay không • RD: Là trường 1 bit, trường... sự cố mạng • Nhận biết sự xâm nhập mạng, rò rỉ thông tin, lấy về thông tin liên quan tới quá trình xâm nhập • Quản lý sử dụng mạng • Tập hợp thông tin báo cáo về trạng thái mạng • Sửa lỗi, bảo trì các hình thái, giao thức mạng • Lọc lấy thông tin cần thiết được lưu chuyển trên mạng, đưa về dạng phù hợp để con người có thể đọc • Chặn bắt các thông tin nhạy cảm như mật khẩu, username của người dùng khác . ĐH 2 Chương I. Cơ sở lý thuyết mạng máy tính CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT MẠNG MÁY TÍNH Để xây dựng một chương trình quản lý, thống kê, kiểm soát lưu lượng thông tin, ta cần thực hiện chặn bắt các gói. các gói tin vào ra hệ thống mạng cũng như phân tích các gói tin thu được. (Packet Capture và Packet Analysis). Chương trình như vậy thường được gọi là Sniffer (Packet Analyzer). Để xây dựng được. kiểm soát lượng thông tin vào ra mang một ý nghĩa khá quan trọng. Chính vì vậy em lựa chọn thực hiện đồ án tốt nghiệp là Xây dựng chương trình kiểm soát lưu lượng thông tin trao đổi qua hệ thống

Ngày đăng: 21/08/2014, 15:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan