skkn - vận dụng kiến thức môn ngữ văn tạo hứng thú cho học sinh học tập địa lý ở trường thcs

15 907 4
skkn - vận dụng kiến thức môn ngữ văn tạo hứng thú cho học sinh học tập địa lý ở trường thcs

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài : Bộ môn Địa lý trong chương trình THCS thường được đánh giá là một môn học khô khan, thậm chí là môn phụ, không đóng vai trò quan trọng. Thực tế đó là một cách nhìn phiến diện, duy ý chí. Để có cách nhìn đúng đắn về bộ môn cần phải trên 2 phương diện; trước hết là đối với người học: mọi môn học đều có ý nghĩa riêng và đóng vai trò quan trọng như nhau, không được xem nhẹ hay quá coi trọng môn học nào. Đối với giáo viên bộ môn, ngoài việc không ngừng nâng cao tay nghề, tiếp nhận thêm kiến thức mới còn phải tạo ra được hứng thú của học sinh đối với môn mình phụ trách. Một trong những cách mang lại hiệu quả rõ rệt nhất là vận dụng kiến thức liên môn vào bài dạy của mình, đặc biệt là đưa kiến thức môn môn ngữ văn vào dạy học địa lý một cách linh hoạt, uyển chuyển sẽ mang lại hiệu quả rất cao. Lợi thế của giáo viên môn Địa lý chính là khi thi đầu vào ngành sư phạm thường là khối C với môn Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý. Ngoài ra, trong thời gian qua ngành giáo dục đang có các đợt phát động, các cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học. Với những thế mạnh và thời cơ đó, giáo viên địa lý hoàn toàn có thể làm giảm bớt tính khô khan, lý thuyết của môn địa lý bằng những câu thơ, những áng văn phù hợp, đặc biệt kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam là cơ sở để giáo viên tích hợp một cách tối đa nội dung này vào bài giảng của mình. Trong thực tế giảng dạy, tôi đã khai thác tối đa những hiểu biết của bản thân, tìm tòi trong sách vở, học hỏi từ đồng nghiệp để tạo hứng thú hơn cho học sinh trong khi học môn Địa lý. Chính vì thế với mong muốn chia sẽ, cùng đúc rút và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu “ Vận dụng kiến thức môn Ngữ văn tạo hứng thú cho học sinh học tập Địa lý ở cấp THCS”. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : a. Đối tượng nghiên cứu : Đề tài tập trung vào nghiên cứu việc lựa chọn các kiến thức Ngữ văn áp dụng cho việc dạy học Địa lý cho học sinh THCS b. Phạm vi nghiên cứu : Chương trình địa lý THCS, tập trung chủ yếu vào các khối lớp 6, 8 và 9. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ : a. Mục tiêu : Tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Địa lý qua việc lồng ghép, tích hợp các kiến thức của môn Ngữ văn. 2 b. Nhiệm vụ : Để đạt được mục tiêu trên, trong quá trình thực hiện đề tài cần phải giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Tìm hiểu, tham khảo qua sách vở, học hỏi qua đồng nghiệp để có vốn hiểu biết cơ bản về môn Ngữ văn - Lựa chọn, xác định các nội dung Địa lý có thể sử dụng Ngữ văn để minh họa hoặc dùng làm bài dạy. 4. Phương pháp nghiên cứu : Để thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành các phương pháp sau: - Phương pháp thu thập, xử lí tài liệu. - Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp. - Phương pháp tổng kết thực tiễn B. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở khoa học: a. Cơ sở lý luận: “Giáo dục là sự nghiệp đào tạo là xây dựng con người vừa phục vụ nhiệm vụ kinh tế - xã hội trước mắt, vừa chuẩn bị cho đất nước bước vào những giai đoạn phát triển lâu dài và nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục là đào tạo thế hệ trẻ thành những người lao động có ý thức làm chủ, có tri thức, thành thạo nghề nghiệp và có thái độ lao động tích cực sáng tạo” ( Dự thảo cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội năm 1991 ) Giáo dục là nhiệm vụ nặng nề, phức tạp đòi hỏi mỗi môn học trong nhà trường phổ thông phải dựa vào đặc trưng của môn mà xác định rõ vị trí, chức năng và nhiệm vụ của mình trong nhiệm vụ chung. Trong chương trình giáo dục trung học cơ sở, tất cả các môn học đều có một vai trò vị trí, nhằm giáo dục cho học sinh tiến tới: chân, thiện, mỹ và đào tạo con người toàn diện, tuy nhiên đôi lúc có một bộ phận học sinh cho rằng: môn địa lí là môn học khô khan, vì vậy mà một số em ngại và không thích học môn Địa lí. b. Cơ sở thực tiễn : Cũng như tất cả các môn học khác, môn Địa lí phải góp phần giáo dục và đào tạo những người công dân tương lai phù hợp, đáp ứng với tình hình phát triển kinh tế đất nước trong tình hình mới và yêu cầu xã hội. Môn Địa lý có khả năng bồi dưỡng cho học sinh 3 một khối lượng tri thức phong phú về tự nhiên, kinh tế - xã hội và những kỹ năng, kỹ xảo hết sức cần thiết cho cuộc sống, học sinh vận dụng các kiến thức của địa lý vào thực tiễn, làm quen với các phương pháp nghiên cứu quan sát, điều tra làm việc với lược đồ, bản đồ, các số liệu thống kê để sau này các em không khỏi bỡ ngỡ trong cuộc sống, vận dụng chúng trong những điều kiện cụ thể. Môn địa lý còn có khả năng to lớn trong việc bồi dưỡng thế giới quan khoa học, nhân sinh quan đúng đắn. Ngoài ra, môn địa lý có nhiều khả năng hình thành cho học sinh nhân cách con người mới trong xã hội, và làm cho học sinh hiểu rằng: Đất nước ta đã bị kìm hãm, trì trệ và tàn phá trong chiến tranh như thế nào, đời sống nhân dân vì đó mà nghèo khổ. Hiểu được như vậy các em càng có quyết tâm lao động, xây dựng đất nước, càng thêm cảnh giác để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ những thành quả lao động của mình. Như vậy, môn Địa lý không chỉ giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, thái độ nhiệt tình lao động mà còn bồi dưỡng cho các em ý thức làm chủ, lòng mong muốn góp phần cho đất nước, quê hương thêm giàu đẹp. Ta đã biết rằng bất kỳ làm việc gì nếu có hứng thú thì sẽ đi đến thành công, đặc biệt là đối với công tác giáo dục trong nhà trường trung học cơ sở, các phương pháp giáo dục, cách thức truyền thụ kiến thức của các thầy cô giáo ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp thu kiến thức cho học sinh, người giáo viên phải biết khai thác những lợi thế, những điểm mạnh của các em dựa trên tâm sinh lí lứa tuổi của các em, tạo cho các em lòng đam mê sáng tạo, nghiên cứu khoa học. Vì vậy, nếu một hoạt động nào mà các em cảm thấy hứng thú thì các em hoạt động, học tập sẽ rất hăng say, nhiệt tình, hiệu quả cao. Môn học nào cũng có khả năng gây hứng thú cho học sinh. Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lí, bản thân tôi nhận thấy đó là một trong những yếu tố hết sức quan trọng, nó góp phần vào việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời tháo gỡ được những nghi ngờ và thờ ơ của các em trong việc học địa lí, giúp các em thấy được những lợi ích vai trò của môn địa lí trong cuộc sống và công việc. 2. Thực trạng vấn đề: Môn Địa lý trước hết là có khả năng bồi dưỡng cho học sinh một khối lượng tri thức phong phú về tự nhiên, kinh tế - xã hội và những kĩ năng, kĩ xảo rất cần thiết trong đời sống, đồng thời có khả năng to lớn trong việc bồi dưỡng cho học sinh thế giới quan khoa 4 học và những quan điểm nhận thức đúng đắn. Mặt khác, môn Địa lý cũng có nhiều khả năng hình thành cho học sinh nhân cách con người mới trong xã hội mới. Đó là nhiệm vụ nặng nề, phức tạp đòi hỏi mỗi môn học trong nhà trường phổ thông phải dựa vào đặc trưng của môn mà xác định rõ vị trí, chức năng và nhiệm vụ của mình trong nhiệm vụ chung. Muốn đạt được mục tiêu nói trên thì trước hết các kiến thức cấu thành nội dung kiến thức Địa lí phải được khai thác một cách triệt để, trong đó đặc biệt chú ý đến việc gây hứng thú cho học sinh trong việc lĩnh hội tri thức. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên do khách quan và chủ quan mà nhiều giáo viên và học sinh còn coi nhẹ môn Địa lí xem đó là môn phụ, là môn học khô khan khó lĩnh hội kiến thức, các em chỉ quan tâm đến môn học mà các em đã định hướng cho nghề nghiệp tương lai sau này nên một số học sinh chưa thực sự hứng thú học, dẫn đến chất lượng học tập bộ môn còn thấp. Để cung cấp kiến thức khoa học, giáo dục tư tưởng và rèn luyện kỹ năng cho học sinh, giáo viên phải làm cho học sinh ham mê, kích thích tính tò mò, hứng thú học tập, làm cho quá trình học tập của các em trở nên tự giác, tích cực và có khả năng tự học, tự sáng tạo. Qua thực tiễn theo dõi, khảo sát, bản thân tôi nhận thấy một thực tế là đại đa số học sinh không mấy hứng thú với môn học Địa lý. Kết quả chất lượng trước khi thực nghiệm đề tài Giỏi Khá TB Yếu Kém Lớp Sĩ số SL % SL % SL % SL % SL % 9 38 1 2.8 15 39,4 18 47,3 4 10,5 8A 21 8 38 10 47.6 3 14.4 8B 22 7 31.8 11 50 4 18,2 6A 23 1 4.6 10 43.4 10 43.4 2 8.6 6B 24 10 41,6 11 45.8 3 12.6 Qua số liệu trên cho thấy chất lượng học tập môn Địa lý còn rất thấp. Tại sao lại như vậy ? Câu hỏi này khiến tôi không khỏi băn khoăn, và mạnh dạn nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến này vào quá trình dạy học, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. 3. Các giải pháp thực hiện: 5 Hiện nay dung lượng kiến thức trong từng bài, từng tiết học địa lí rất dài và nặng, điều đó đã làm cho một bộ phận không nhỏ học sinh chưa thích thú với môn học, xem thường môn học và coi đây là môn học phụ nên chất lượng của môn Địa lí chưa cao. Để kích thích, gây hứng thú cho học sinh trong việc học Địa lí, tôi đã lồng ghép kiến thức văn học vào trong các bài dạy địa lí nhằm giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng hơn, từ đó nâng cao chất lượng học tâp. Tuy nhiên, việc lồng ghép sử dụng văn học vào bài dạy Địa lí như thế nào để đạt được kết quả cao nhất và không sa đà làm mất đi tính đặc thù của bộ môn là một việc rất khó khăn và cần phải cân nhắc, cẩn trọng. Vì vậy, để làm tốt được công việc trên thì người giáo viên và học sinh phải làm một số công việc như sau: * Đối với giáo viên: - Trong khi soạn bài phải cân nhắc thật kỹ càng những nội dung mà mình cần đưa vào bài giảng, cần phải khéo léo lồng ghép để làm rõ được nội dung mà mình muốn cho học sinh đạt được - Phải hệ thống câu hỏi rõ ràng, rành mạch. - Phải sưu tầm những câu văn, câu thơ, tục ngữ, ca dao có liên quan đến bài dạy; phải đảm bảo tính chính xác của những nội dung mà mình cần đưa vào bài dạy. - Sử dụng triệt để đồ dùng dạy học, kết hợp giữa văn học với các đồ dùng trực quan để hình thành cho các em khái niệm mang tính trực quan cao. - Giáo viên phải làm tốt công tác tổ chức giờ học, quán xuyến các em, tránh tình trạng ồn của học sinh, không sa đà vào nội dung văn học. * Đối với học sinh: - Tích cực tham gia xây dựng bài, chú ý lắng nghe thầy cô giáo giảng bài. - Tăng cường việc tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi khám phá môn học. - Sưu tầm các câu ca dao tục ngữ nói về thiên nhiên, đất nước con người Việt Nam. 4. Các biện pháp thực hiện: Trong quá trình dạy học đòi hỏi người giáo viên phải tạo ra cho học sinh một môi trường học tập thoái mái, sôi nổi, phát huy tính tích cực, tự giác của các em trong việc lĩnh hội kiến thức, giúp cho các em, động viên, kích thích các em có những sáng kiến, đưa ra những nhận xét của chính mình về nội dung kiến thức. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải làm sao để có một không khí học tập sôi nổi, hấp dẫn, có nhu cầu học tập của học sinh. Theo 6 tôi nếu chúng ta biết kết hợp nhuần nhuyễn những ưu điểm của các phương pháp dạy học khác nhau từ truyền thống cho đến các phương pháp hiện đại vào một bài dạy, nhưng điều quan trọng nhất là kích thích được lòng ham mê, tính tự học của học sinh. * Sử dụng văn học gây hứng thú trong dạy học Địa lí: Dạy học địa lí có nên sử dụng văn học? Văn học và địa lí có liên hệ với nhau không? Theo suy nghĩ của bản thân tôi thì việc kết hợp giữa văn học và địa lí là một cách làm rất tốt, hiệu quả để gây hứng thú cho việc học môn Địa lí của các em. Hơn nữa, trong dạy học chúng ta cũng phải biết kết hợp những tri thức, kiến thức liên môn, làm cho môn học của mình có chiều sâu, các môn học có thể bổ trợ cho nhau về kiến thức, làm cho bài dạy trở nên sinh động, khai thác triệt để được những nội dung mà bài học cần đề cập tới. Vấn đề là người giáo viên phải kết hợp nó như thế nào cho hiệu quả, để làm sáng tỏ được những kiến thức Địa lí mà lại không sa đà vào văn học, không làm mất đi tính đặc thù của môn Địa lí. Văn học bằng một chất liệu đặc biệt là ngôn ngữ nghệ thuật - một thứ ngôn ngữ đã được chọn lọc gọt giũa tinh tế, tác phẩm văn học có khả năng tái hiện một cách cụ thể, sinh động hiện thực khách quan. Chính vì vậy mà văn học là một “phương thức”dễ đi vào lòng người. Trong dạy học địa lý chúng ta cần có sự miêu tả giàu hình ảnh, cần có những câu văn rõ ràng, truyền cảm giúp học sinh dễ “tiêu hoá” kiến thức. Vậy, tại sao chúng ta không dùng văn học để mô tả, giải thích các sự vật hiện tượng mang tính địa lý? Tại sao chúng ta không dùng những câu văn, câu thơ, tục ngữ có nội dung địa lý để học sinh khai thác kiến thức, đặc biệt khi chúng ta sử dụng văn học, có kết hợp với các phương tiện trực quan sẽ tạo được sự hấp dẫn ở học sinh, tạo được cho các em những biểu tượng, khái niệm địa lý sinh động. a. Thơ : Ở thể loại thơ, nhờ có vần điệu, ngôn ngữ hàm súc giàu hình ảnh nên giúp học sinh dễ nghe, dễ nhớ và khắc sâu được kiến thức. Ví dụ 1 Ở bài 22 Địa lý 8 : Việt Nam – Đất nước con người có thể sử dụng hai câu thơ của Tố Hữu để giới thiệu với học sinh: “Có nơi đâu đẹp tuyệt vời Như sông như núi, như người Việt Nam” 7 Hoặc : “Đẹp vô cùng Tổ Quốc ta ơi Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt Nắng cháy Sông Lô hò ô tiếng hát Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca” Giáo viên giúp học sinh cảm thấy tự hào về phong cảnh hữu tình của đất nước và những giá trị về kinh tế mà nó mang lại. Ví dụ 2 Bài 24: Địa lý 6 Biển và đại dương, trong mục Sự chuyển động của nước biển và đại dương khi giải thích thêm cho học sinh nguyên nhân sinh ra sóng ta có thể sử dụng các câu thơ trong bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh: ‘’ Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sóng không hiểu nổi mình. Sóng tìm ra tận bể Sóng bắt đầu từ gió’’ Qua đó các em có thể nhận thấy rằng gió là nguyên nhân sinh ra sóng và cũng biết được vì sao sóng cũng có lúc dữ dội, ồn ào nhưng cũng có lúc dịu êm và lặng lẽ? Ví dụ 3 Cũng trong bài Bài 24: Địa lý 6 Biển và đại dương, khi dạy về vận động của nước biển : Thuỷ triều ta cũng có thể đọc các câu thơ của nhà thơ Tế Hanh: ‘’ Con sông quê ta từ thuở xưa Thuỷ triều lên xuống theo gió mùa Nồm nam thổi lộng triền sông thấp Nước biển tràn lên nước mặn chua.’’ Qua bốn câu thơ trên giáo viên sẽ giải thích cho học sinh biết được hoạt động thuỷ triều có ảnh hưởng như thế nào đến sinh hoạt và sản xuất của người dân. Ví dụ 4 8 Bài 17 : Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (Địa lý 9 ), khi nói đến “Thế mạnh về khai thác khoáng sản và thuỷ điện” ta có thể gợi ý cho học sinh các câu thơ sau: ‘’Than Phấn Mễ - thiếc Cao Bằng Phố phường như nấm như mang giữa trời’’ ( Tố Hữu ) Cao Bằng thuộc vùng nào? Câu thơ trên giúp em biết được điều gì về tài nguyên ở Đông Bắc ? “Sông Đà ơi Sông Đà Trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh.’’ ( Nguyễn Tuân ) “Đi ta khai phá rừng hoang Hỏi núi cao đâu sắt, đâu vàng Hỏi biển khơi đâu nguồn cá chạy Sông Đà, sông Lô, sông Hồng, sông Chảy Hỏi đâu thác nhảy cho điện xoay chiều” ( Tố Hữu ) Khi dạy phần này, giáo viên yêu cầu học sinh xác định đựơc các con sông của vùng và thấy được thế mạnh của của sông ngòi của vùng trong việc phát triển thuỷ điện, tiềm năng khoáng sản của vùng và vai trò của nó đối với việc phát triển kinh tế xã hội. Ví dụ 5 Khi dạy về bài 28 : Vùng Tây Nguyên ( Địa lý 9) có thể giới thiệu Tây Nguyên bằng những lời thơ của Tế Hanh : “ Bác Hồ ơi Tây Nguyên giàu đẹp Kon Tum, Pleiku, Đắc Lắc, Lâm Đồng Màu đất đỏ như tấm lòng son sắt” Vậy theo em, sự giàu đẹp của Tây Nguyên thể hiện ở những điểm nào ? Ví dụ 6 Bài 23: Vị trí , giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam (lớp 8) ở phần vị trí địa lý, khi xác định điểm cực Bắc, cực Nam của Tổ quốc có thể dùng hai câu thơ của Tố Hữu : 9 “Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang Cà Mau, mũi đất mỡ màng phù sa. ‘’ Ví dụ 7 Khi dạy bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết nước ta ( lớp 8) trong mục “Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại”. Ta có thể dùng các câu thơ của nhà thơ Nguyễn Khuyến: “Tị trước tị này chục lẻ ba Thuận dòng nước cũ lại bao la Bóng thuyền thấp thoáng vờn trên vách Tiếng sóng long bong vỗ trước nhà’’ Em hãy cho biết những khó khăn do lũ mang lại? Nó ảnh hưởng như thế nào trong đời sống và trong sản xuất ? Hoặc cũng trong phần này ta có thể sử dụng các câu tục ngữ như: “ Ba ngày gió nam Mùa màng mất trắng” Gió Nam là gió gì? Tác hại của loại gió này tới mùa màng Vì sao người ta nói “ Ba ngày gió nam, mùa màng mất trắng? (Gió về ngay lúc lúa trổ bông làm cho mùa màng thất bát ) Ví dụ 8 Khi dạy về bài 2: Dân số và sự gia tăng dân số ( lớp 9 ) mục : “Sự gia tăng dân số”, nói đến hậu quả của sự gia tăng dân số : “Lẳng lặng mà nghe chúng chúc nhau Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn Phố phường chật hẹp người đông đúc Bồng bế nhau lên núi ở non.” (Tú Xương ) Qua câu thơ trên giáo viên giải thích cho học sinh thấy được hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh có tác động đến tài nguyên thiên nhiên như thế nào? Ví dụ 9 Trong bài 17 Địa lý 9: Vùng Trung du và miền núi phía Bắc . 10 Sau khi đặt câu hỏi cho học sinh: Dựa vào đâu người ta kết luận là vùng có thế mạnh về cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cân nhiệt đới và ôn đới. Sau khi học sinh trả lời xong, giáo viên có thể bổ sung, khẳng định bằng bài thơ của Xuân Diệu viết về Sa Pa và chuyển sang mục chăn nuôi: “ Sa Pa hè mát hơn thu Chỉ làn không khí cũng ru dịu người Ở đâu nắng hạn rang trời Thì đây không giọt mồ hôi thấm mình Trời đất nhẹ, núi non xanh Cây Sa Mu đứng, nữa hình con thoi” Ví dụ 10 Khi đến khó khăn do thiên tai đưa ra ở bài 23 Địa lý 9: Vùng Bắc Trung Bộ. Ta dùng hai câu thơ của Tố Hữu: “Nổi lòng chi rứa Huế ơi! Mà mưa xối xả, trắng trời Thừa Thiên” Giáo viên có thể giải thích cho học sinh biết vì sao ở vùng này lại mưa lớn và mùa mưa trùng vào thời điểm nào trong năm, hậu quả của nó là gì ? Ví dụ 11 Ở chương trình địa lý 7, khi dạy cho học sinh về phần tự nhiên khu vực Đông Âu có câu thơ rất hay: “Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan Rừng bạch dương sương trắng nắng tràn” Hoặc giới thiệu về thế mạnh của đất nước Cuba, vùng Trung và Nam Mỹ: “Em ạ, Cu Ba ngọt lịm đường Mía xanh đồng bãi biếc đồi nương Cam ngon xoài ngọt vàng nông trại Ong lạc đường hoa rộn bốn phương” b. Ca dao, tục ngữ: Ví dụ 12 Khi dạy bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất - mục II : “Núi già, núi trẻ” (lớp 6) . đề tài nghiên cứu “ Vận dụng kiến thức môn Ngữ văn tạo hứng thú cho học sinh học tập Địa lý ở cấp THCS . 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : a. Đối tượng nghiên cứu : Đề tài tập trung vào nghiên. thường xuyên học hỏi kinh nghiệm ở các đồng nghiệp. Trên đây là những kinh nghiệm rất nhỏ của tôi trong việc sử dụng văn học gây hứng thú cho học sinh trong học tập Địa lý. Kiến thức liên môn giữa Ngữ văn. môn học, xem thường môn học và coi đây là môn học phụ nên chất lượng của môn Địa lí chưa cao. Để kích thích, gây hứng thú cho học sinh trong việc học Địa lí, tôi đã lồng ghép kiến thức văn học

Ngày đăng: 19/08/2014, 22:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan