Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải, nước thải của trang trại chăn nuôi lợn tại huyện phổ yên tỉnh thái nguyên ”

70 1K 3
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải, nước thải của trang trại chăn nuôi lợn tại huyện phổ yên   tỉnh thái nguyên ”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng lợn phân theo các vùng của Việt Nam 23 Bảng 2.2. Số lượng lợn lái qua các năm 26 Bảng 2.3. Sản lượng thịt lợn hơi qua các năm 27 Bảng 2.4. Số lượng lợn thịt qua các năm 28 Bảng 2.5. Khối lượng phân và nước tiểu của gia súc thải ra trong 1 ngày đêm 32 Bảng 2.6. Một số thành phần vi sinh vật trong chất thải rắn chăn nuôi lợn 33 Bảng 4.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Phổ Yên thời kỳ 2005-2013 40 Bảng 4. 2: Số lượng gia súc, gia cầm huyện Phổ Yên 2010 - 2013 43 Bảng 4.3. Số trang trại ở huyện Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên 46 Bảng 4.4: Quy mô chăn nuôi của trang trại nghiên cứu năm 2013 46 Bảng 4.5. Số lượng đầu lợn của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên qua các năm 47 Bảng 4.6. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 47 Bảng 4.7. Mô hình chăn nuôi lợn đang áp dụng tại một số trang trại 48 Bảng 4.8. Loại thức ăn được sử dụng tại một số trang trại 49 Bảng 4.9. Khối lượng nước sử dụng để vệ sinh chuồng trại 49 Bảng 4.10. Phương pháp xử lý và sử dụng chất lỏng tại các hệ thống 54 Bảng 4.11. Phương pháp xử lý chất thải rắn tại một số trang trại 55 Bảng 4.12. Các hình thức xử lý xác vật nuôi của trang trại 55 Bảng 4.13. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu nước thải tại trang trại Nguyễn Đình Đức Yên Ninh 2, thị trấn Ba Hàng, huyện Phổ Yên 56 Bảng 4.14. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu nước thải tại trang trại bà Chu Thị Vinh xóm Đình, xã Nam Tiến, huyện Phổ Yên 58 Bảng 4.15. Nhận thức của người dân về việc xử lý chất thải chăn nuôi lợn 59 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Mô hình quản lý chất thải rắn chăn nuôi trên thế giới 20 Hình 4.1. Bản đồ hành chính huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 37 Hình 4.2. Mục đích sử dụng nước thải trong quá trình chăn nuôi lợn 51 Hình 4.3. Mục đích sử dụng chất thải sau xử lý trong chăn nuôi lợn 52 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG 1 DANH MỤC HÌNH 2 MỤC LỤC 3 Phần 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục đích của đề tài 3 1.3 Yêu cầu của đề tài 3 1.4 Ý nghĩa của đề tài 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 5 2.1.1 Cơ sở lý luận 5 2.1.2 Cơ sở pháp lý 6 2.2 Hiện trạng phát triển chăn nuôi trên thế giới và Việt Nam 8 2.2.1 Hiện trạng chăn nuôi trên thế giới 8 2.2.2 Hiện trạng chăn nuôi ở Việt Nam 14 2.3 Hiện trạng môi trường trong chăn nuôi 19 2.3.1 Hiện trạng môi trường chăn nuôi trên Thế giới 19 2.3.2 Hiện trạng môi trường chăn nuôi ở Việt Nam 21 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 35 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 35 3.3. Nội dung nghiên cứu 35 3.3.1. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của huyện Phổ Yên 35 3.3.2. Điều tra đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn các trang trại chăn nuôi lợn trên dịa bàn huyện Phổ Yên 36 3.3.3 Đánh giá chất lượng nước thải tại một số trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Phổ Yên 36 3.3.4. Nhận thức của người chăn nuôi với công tác vệ sinh môi trường 36 3.3.5. Đề xuất giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi từ trang trại tại huyện Phổ Yên 36 3.4. Phương pháp nghiên cứu 36 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 36 3.4.2. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu 37 3.4.3. Phương pháp phân tích số liệu 37 3.4.4. Phương pháp tham khảo, kế thừa các loại tài liệu liên quan đến đề tài. .37 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội 37 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 37 4.1.2. Kinh tế - xã hội 39 4.1.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tề 42 4.1.4. Tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Phổ Yên và áp lực của nó lên môi trường 45 4.2 Điều tra, đánh giá thực trạng tình hình của trang trại chăn nuôi tập trung tại địa bàn nghiên cứu 46 4.2.1 Các thông tin chung về các trang trại chăn nuôi 46 4.2.2 Phương thức chăn nuôi, mô hình chăn nuôi tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 48 4.2.3 Tình hình sử dụng thức ăn và nước uống, nước rửa chuồng trại 49 4.2.4 Các hình thức xử lý chất thải rắn và nước thải của các trang trại chăn nuôi lợn 50 4.2.5 Đánh giá hiện trạng các biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn đang áp dụng tại các trang trại 52 4.3 Đánh giá chất lượng nước thải tại một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn các huyện phía Nam tỉnh Thái Nguyên 56 4.4. Nhận thức của người chăn nuôi với công tác vệ sinh môi trường 58 4.5 Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các trang trại chăn nuôi lợn 60 4.5.1. Biện pháp Luật chính sách 60 4.5.2. Biện pháp công nghệ 60 4.5.3. Biện pháp tuyên truyền giáo dục 61 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63 5.1 Kết luận: 63 5.2. Kiến nghị 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Chăn nuôi lợn ở Việt Nam đang chuyển dịch nhanh từ hệ thống chăn nuôi nhỏ lẻ nông hộ sang chăn nuôi trang trại tập trung đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng của người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc chăn nuôi lợn trang trại tập trung ở Việt Nam đã và đang gây nên ô nhiễm môi trường không khí và nước nghiêm trọng do đào thải N, P, phát thải khí amoniac, khí gây mùi và khí gây hiệu ứng nhà kính (GHG) từ chất thải gây nên thách thức sự phát triển bền vững của phương thức chăn nuôi lợn trang trại tập trung. Một trong những tỉnh có điển hình về chăn nuôi theo quy mô trang trại của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đó là tỉnh Thái Nguyên. Theo thống kê của tỉnh Thái Nguyên, hiện trên địa bàn tỉnh có hơn 670 trang trại, gia trại chăn nuôi; trong đó, có 274 trang trại, gia trại chăn nuôi lợn, hơn 350 trang trại gia trại chăn nuôi gà, còn lại là các trang trại, gia trại chăn nuôi trâu, ngựa, dê, chồn, nhím Khoảng 90% các trang trại, gia trại chăn nuôi có quy mô chăn nuôi dưới 1000 con/năm; số trang trại chăn nuôi quy mô lớn chủ yếu tập trung ở các huyện: Phú Lương, Phú Bình và Phổ Yên. Qua kiểm tra thực tế của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, phần lớn các trang trại, gia trại nằm xen kẽ trong các khu dân cư, có quỹ đất nhỏ hẹp không đủ diện tích xây dựng các công trình bảo vệ môi trường đảm bảo xử lý chất thải, nước thải đạt tiêu chuẩn chuẩn cho phép, không đảm bảo khoảng cách vệ sinh đến khu dân cư gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân xung quanh. Trong số các trang trại chăn nuôi đang hoạt động, chỉ có 10% số trang trại có báo cáo đánh giá tác động môi 1 trường và cam kết bảo vệ môi trường; 6 trang trại thực hiện kê khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải song số phí thu được còn rất thấp. Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, trong hoạt động chăn nuôi, chất thải trong chăn nuôi lợn là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất. Chất thải của các trang trại, gia trại nuôi lợn chủ yếu được xử lý bằng hệ thống biogas song biện pháp này chỉ giải quyết được vấn đề thu hồi khí sinh học tận thu làm nhiên liệu còn mức độ giảm thiểu ô nhiễm không đáng kể, không giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước và mùi hôi thối. Hầu hết các hệ thống biogas hiện nay trên địa bàn đều được các trang trại xây dựng nhỏ hơn mức cần thiết nên hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm lại càng hạn chế. Một số trang trại quy mô lớn gây ô nhiễm nghiêm trọng, gây bức xúc kéo dài ở địa phương như: trang trại chăn nuôi của bà Nguyễn Thị Mai và ông Nguyễn Anh Tuấn ở xã Tân Cương (Thành phố Thái Nguyên); trang trại chăn nuôi của HTX Thắng Lợi (thị xã Sông Công); trại giống lợn Tân Thái (huyện Đồng Hỷ) Trước thực tế này, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã xây dựng đề án bảo vệ và cải thiện môi trường nông nghiệp nông thôn đến năm 2020, đồng thời tiến hành kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại 11 trang trại chăn nuôi lợn tập trung, xử lý vi phạm 4 trang trại với số tiền hơn 100 triệu đồng. Tuy nhiên việc yêu cầu các trang trại xử lý chất thải, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải của các trang trại vẫn còn gặp nhiều khó khăn do chi phí đầu tư, vận hành hệ thống xử lý chất thải, nước thải rất tốn kém, ảnh hưởng đến lợi nhuận của các trang trại chăn nuôi nên hầu hết các trang rại đều "trốn" đầu tư đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường cần thiết. Bênh cạnh đó, trong quy hoạch phát triển chăn nuôi chưa có quy hoạch vùng chăn nuôi đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường Do đó, thời gian tới, ngành Tài nguyên và Môi trường phối hợp với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường kiểm tra, xử lý, 2 đình chỉ sản xuất đối với các trang trại có hành vi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; yêu cầu các trang trại phải có đầy đủ công trình, bện pháp bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu về xử lý ô nhiễm được xác nhận của cơ quan chức năng trước khi đưa vào hoạt động; khẩn trương quy hoạch vùng chăn nuôi cho từng loại vật nuôi, từng bước hạn chế, không cho phép chăn nuôi gia trại, chăn nuôi quy mô nhỏ trong khu dân cư. Xuất phát từ thực tế đó, em tiến hành đề tài “ Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải, nước thải của trang trại chăn nuôi lợn tại huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên.” 1.2 Mục đích của đề tài - Đánh giá công tác xử lý chất thải, mức độ ô nhiễm một số yếu tố môi trường trong chăn nuôi lợn đang áp dụng tại các trang trại, từ đó đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong các trang trại chăn nuôi lợn trong điều kiện thực tế ở địa phương. 1.3 Yêu cầu của đề tài - Các số liệu điều tra phải chính xác, khách quan và đáng tin cậy. - Nội dung nghiên cứu phải thực hiện được các mục tiêu đề ra. - Gỉai pháp phải khả thi, đáp ứng các yêu cầu về xử lý ô nhiễm môi trường của khu vực. 1.4 Ý nghĩa của đề tài 1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Áp dụng kiến thức đã học của nhà trường vào thực tế. - Nâng cao kiến thức thực tế. - Tích luỹ kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường. - Bổ sung tư liệu cho hoc tập. 3 1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn Đề tài nhằm vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, góp phần nâng cao hiểu biết về công tác quản lý và xử lý ô nhiễm môi trường cho các hộ chăn nuôi. Đồng thời kết quả nghiên cứu còn phục vụ cho việc học tập và công tác nghiên cứu sau này. Góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi và nâng cao chất lượng môi trường sống cho cộng đồng dân cư. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1 Cơ sở lý luận Chăn nuôi lợn đóng vai trò chủ yếu trong phát triển ngành chăn nuôi của Việt Nam. Trong 5 năm gần đây, sản lượng thịt lợn chiếm 76% sản lượng thịt hơi các loại. Sản phẩm thịt lợn là sản phẩm quen thuộc và không thể thiếu đối với người Việt Nam ta, nã đã trở thành loại thức ăn phổ biến nhất so với những loại thịt khác trên thị trường như thịt bò,thịt trâu, thịt gà, tôm , cua . v. v…Chính vì thế ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam trong những năm qua đã góp phần chủ đạo vào việc đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng cho người dân, đặc biệt là người dân ở nông thôn Việt Nam. Với những đặc điểm riêng có, chăn nuôi lợn là hoạt động sản xuất có thể tận dụng được lao động và thức ăn thừa góp phần tiết kiệm chi phí và tăng một phần thu nhập cho gia đình, cho nên hoạt động chăn nuôi này chính là loại hình chăn nuôi phổ biến nhất trong số các loại hình chăn nuôi ở Việt Nam hiện nay. Đối với các hộ gia đình sản xuất nhỏ, chăn nuôi lợn là hoạt động chính để tiết kiệm thức ăn thừa, lao động nhàn rỗi, tạo nguồn phân bón hữu cơ cho ngành trồng trọt và cải tạo chất đất, tăng sức sản xuất cho đất nông nghiệp. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, chăn nuôi lợn với quy mô lớn sẽ là biện pháp hiệu quả để tiết kiệm chi phí mua chất đốt và điện thắp sáng nhờ sử dụng khí Biogas từ chăn nuôi lợn. Mặt khác, theo báo cáo của tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) cho thấy nghành chăn nuôi đã và đang gây ra những vấn đề về môi trường nghiêm trọng như thoái hóa đất, biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, gây thiếu nước, ô nhiễm nguồn nước, mất đa dạng sinh học. Tổng diện tích 5 [...]... vật nuôi thì tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi cũng đang ở chiều hướng báo động Hiện, toàn tỉnh có 674 trang trại, gia trại, trong đó có 272 trang trại, gia trại chăn nuôi lợn; 353 trang trại, gia trại chăn nuôi gà; 47 trang trại, gia trại còn lại chăn nuôi trâu, ngựa, dê, nhím, chồn, rắn Trong đó, Phú Bình là địa phương có số trang trại lớn nhất (70 trang trại lợn, 125 trang trại. .. tiểu, nước rửa chuồng được hòa lẫn và dẫn về bể biogas Kết quả điều tra của cho thấy hệ thống xử lý nước thải tại các trang trại trên là: Nước thải  bể Biogas  hồ sinh học  thải ra môi trường, hầu hết các trang trại chăn nuôi lợn khác cũng có sơ đồ xử lý chất thải như trên 2.3.2.2 Hiện trạng môi trường chăn nuôi tỉnh Thái Nguyên Chăn nuôi đang tạo nguồn thu nhập chính của nhiều hộ nông dân của tỉnh. .. tiêu cực của ngành chăn nuôi đến môi trường dẫn đến kết quả tất yếu là làm suy giảm đa dạng sinh học Vì vậy hoạt động của các trang trại chăn nuôi phải được quản lý và có biện pháp sử lý chất thải phù hợp 2.1.2 Cơ sở pháp lý Công tác quản lý nhà nước về môi trường phải được dựa trên các văn bản pháp luật, pháp quy của cơ quan quản lý nhà nước Từ năm 1993 đến nay đã có các văn bản chính về quản lý và bảo... hình thức chăn nuôi lợn lai, lợn đặc sản phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nông hộ và của một số vùng - Tổng đàn lợn tăng bình quân 2,0% năm, đạt khoảng 35 triệu con, trong đó đàn lợn ngoại nuôi trang trại, công nghiệp 37% 2.3 Hiện trạng môi trường trong chăn nuôi 2.3.1 Hiện trạng môi trường chăn nuôi trên Thế giới Việc xử lý chất thải chăn nuôi lợn đã được nghiên cứu triển khai ở các nước phát triển... tình hình quản lý chất thải chăn nuôi ở một số huyện thuộc TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận chỉ có 6% số hộ nuôi lợn có bán phân cho các đối tượng sử dụng để nuôi cá và làm phân bón, khoảng 29% số hộ chăn nuôi lợn sử dụng phân cho bể biogas và 9% hộ dùng phân lợn để nuôi cá 25 Theo kết quả điều tra đánh giá hiện trạng môi trường của Viện chăn nuôi (2006) tại các cơ sở chăn nuôi lợn có quy mô tập... về quản lý, xử lý chất thải chăn nuôi Khi còn chăn nuôi nhỏ lẻ, kết hợp với việc sử dụng chất thải từ chăn nuôi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp thì chất thải chăn nuôi từ các hộ gia đình gần như không phải là một mối hiểm họa đối với môi trường Tuy nhiên, khi chăn nuôi chuyển sang hình thức tập trung theo quy mô lớn thì còn rất nhiều trang trại chăn nuôi lợn, bò hàng ngày thải ra một lượng lớn chất. .. Định, Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai cho thấy: Chất thải rắn bao gồm chủ yếu là phân, chất độn chuồng, thức ăn thừa và đôi khi là xác gia súc, gia cầm chết Kết quả điều tra hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi cho thấy 100% số cơ sở chăn nuôi đều chưa tiến hành xử lý chất thải rắn trước khi chuyển ra ngoài khu vực chăn nuôi Các cơ sở này chỉ có khu vực tập trung chất thải ở vị trí cuối trại, chất thải. .. sở chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ Nuôi thả, Nuôi thả, chuông hở chuông hở Kho chứa chất thải rắn ủ phân compost ủ phân compost Kênh mương tiếp nhận Kênh mương tiếp nhận nước thải nước thải Land Application Land Application Ruộng, cánh đồng Dòng nước thải Dòng chất thải rắn Hình 2.1 Mô hình quản lý chất thải rắn chăn nuôi trên thế giới Tại các nước phát triển việc ứng dụng phương pháp sinh học trong xử lý nước. .. triển, quy mô trang trại hàng trăm hecta, trong trang trại ngoài chăn nuôi lợn quy mô lớn (trên 10.000 con lợn) , phân lợn và chất thải lợn chủ yếu làm phân vi sinh và năng lượng Biogas cho máy phát điện, nước thải chăn nuôi được sử dụng cho các mục đích nông nghiệp Trang trại lớn quy mô công nghiệp Hệ thống nuôi Hệ thống nuôi trên sàn trên sàn Bể chứa, hồ chứa nước thải, hệ thống xử lý yếm khí, bể biogas... (93 trang trại lợn, 41 trang trại gà); T.P Thái Nguyên (18 trang trại lợn, 59 trang trại gà); Phổ Yên (38 trang trại lợn, 46 trang trại gà) 26 Đa số các trang trại, gia trại nằm xen kẽ trong các khu dân cư, có quỹ đất nhỏ, hẹp, không đủ diện tích để xây dựng các công trình bảo vệ môi trường đảm bảo xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép; không đảm bảo khoảng cách vệ sinh đến khu dân cư Bảng 2.2 Số lượng lợn . hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải, nước thải của trang trại chăn nuôi lợn tại huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên. ” 1.2 Mục đích của đề tài - Đánh giá công tác xử lý chất thải, mức độ. pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn đang áp dụng tại các trang trại 52 4.3 Đánh giá chất lượng nước thải tại một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn các huyện phía Nam tỉnh Thái Nguyên. đầu lợn của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên qua các năm 47 Bảng 4.6. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 47 Bảng 4.7. Mô hình chăn nuôi lợn đang áp dụng tại

Ngày đăng: 19/08/2014, 18:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan