Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt khu vực khai thác than an khánh đại từ thái nguyên

48 694 2
Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt khu vực khai thác than an khánh   đại từ   thái nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Bảng 2.1: Bảng kết quả phân tích mẫu nước dưới đất 16 trên địa bàn huyện Đại Từ năm 2010 16 Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai xã An Khánh qua 3 năm 2008-2010 23 Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động xã An Khánh 25 qua 3 năm 2008-2010 25 Bảng 4.3: Tình hình sử dụng nước sinh hoạt xã An Khánh 31 Bảng 4.4: Chất lượng nước sinh hoạt tại xã An Khánh 31 Bảng 4.5: Kết quả phân tích mẫu nước xã An Khánh 33 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Bảng kết quả phân tích mẫu nước dưới đất 16 trên địa bàn huyện Đại Từ năm 2010 16 Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai xã An Khánh qua 3 năm 2008-2010 23 Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động xã An Khánh 25 qua 3 năm 2008-2010 25 Bảng 4.3: Tình hình sử dụng nước sinh hoạt xã An Khánh 31 Bảng 4.4: Chất lượng nước sinh hoạt tại xã An Khánh 31 Bảng 4.5: Kết quả phân tích mẫu nước xã An Khánh 33 DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu đồ 4.1. Chất lượng nước sinh hoạt tại xã An Khánh 32 Biểu đồ 4.2. Lượng chì khu vực nghiên cứu 34 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Tiết kiệm nguồn nước là bảo vệ chính chúng ta 10 Hình 2.2: Nguồn nước đang bị ô nhiễm bởi ý thức kém của nhiều người 13 Hình 4.1: Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm 37 Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cuộc sống trên Trái Đất bắt nguồn từ trong nước. Tất cả các sự sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nước và vòng tuần hoàn nước. Nước là thành phần quan trọng của các tế bào sinh học và là môi trường của các quá trình sinh hóa cơ bản như quang hợp. Hơn 70% diện tích của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Lượng nước trên Trái Đất có vào khoảng 1,38 tỉ km³. Trong đó 97,4% là nước mặn trong các đại dương trên thế giới, phần còn lại, 2,6%, là nước ngọt, tồn tại chủ yếu dưới dạng băng tuyết đóng ở hai cực và trên các ngọn núi, chỉ có 0,3% nước trên toàn thế giới (hay 3,6 triệu km³) là có thể sử dụng làm nước uống. Việc cung cấp nước uống sẽ là một trong những thử thách lớn nhất của loài người trong vài thập niên tới đây. Nước được sử dụng trong công nghiệp từ lâu như là nguồn nhiên liệu (cối xay nước, máy hơi nước, nhà máy thủy điện), Như là chất trao đổi nhiệt. Với tình trạng ô nhiễm ngày một nặng và dân số ngày càng tăng, nước sạch dự báo sẽ sớm trở thành một thứ tài nguyên quý giá không kém dầu mỏ trong thế kỷ trước. Nhưng không như dầu mỏ có thể thay thế bằng các loại nhiên liệu khác như điện, nhiên liệu sinh học, khí đốt , nhưng nước thì không thể thay thế và trên thế giới tất cả các dân tộc đều cần đến nó để bảo đảm cuộc sống của mình, cho nên vấn đề nước trở thành chủ đề quan trọng trên các hội đàm quốc tế và những mâu thuẫn về nguồn nước đã được dự báo trong tương lai. 1 Nước uống luôn luôn là một thức uống quan trọng và duy trì cuộc sống cho con người và là điều kiện cần thiết cho sự sống còn của tất cả các sinh vật trên địa cầu này. Nước chiếm khoảng 70% khối lượng của cơ thể con người và là một thành phần quan trọng của quá trình trao đổi chất, một dung môi cho nhiều chất hòa tan của cơ thể. Con người cần uống 2,0 lít mỗi ngày (tức khoảng 8 ly cối nước) để tốt cho sức khỏe và cần lưu ý uống nước hợp vệ sinh. Trong phần lớn thế giới, con người có thể không tìm kiếm được đầy đủ nước uống và các nguồn nước sử dụng có thể bị nhiễm các mầm bệnh, tác nhân gây bệnh hoặc mức độ không thể chấp nhận được do sự tồn tại các chất độc hoặc chất rắn dạng lỏng. Uống hoặc sử dụng nước như vậy để chuẩn bị thực phẩm dẫn đến các bệnh cấp tính và mãn tính phổ biến và là nguyên nhân chính gây tử vong và bệnh tật ở nhiều nước. Giảm các bệnh đường nước là một mục tiêu của chính sách y tế công cộng ở các nước đang phát triển. Việt Nam là quốc gia có nguồn nước ngầm khá phong phú về trữ lượng và khá tốt về chất lượng. Nước ngầm tồn tại trong các lỗ hổng và các khe nứt của đất đá, được tạo thành trong giai đoạn trầm tích đất đá hoặc do sự thẩm thấu, thấm của nguồn nước mặt nước mưa nước ngầm có thể tồn tại cách mặt đất vài mét, vài chục mét, hay hàng trăm mét. Đối với các hệ thống cấp nước cộng đồng thì nguồn nước ngầm luôn là nguồn nước được ưa thích. Bởi vì, các nguồn nước mặt thường bị ô nhiễm và lưu lượng khai thác phải phụ thuộc vào sự biến động theo mùa. Nguồn nước ngầm ít chịu ảnh hưởng bởi các tác động của con người. Chất lượng nước ngầm thường tốt hơn chất lượng nước mặt nhiều. Trong nước ngầm hầu như không có các hạt keo hay các hạt lơ lửng, và vi sinh, vi trùng gây bệnh thấp. Nhưng ngày nay, tình trạng ô nhiễm và suy thái nước ngầm đang phổ biến ở các khu vưc đô thị và các thành phố 2 lớn trên TG. Không ít nguồn nước ngầm do tác động của con người dã bị ô nhiễm bởi các hợ chất hữu cơ khó phân hủy, các vi khuẩn gây bệnh, nhất là các chất độc hại như kiêm loại nặng. Nước bị ô nhiễm kim loại nặng thường gặp trong các lưu vực nước ngầm các khu công nghiệp, các thành phố lớn và khu vực khai thác khoáng sản. Ở tầng nước sâu hơn, từ 18 đến 20m thì nước ngầm ít bị ảnh hưởng nhưng đôi khi bị nhiễm mặn nên cũng không thể sử dụng được. Vì thế hơn ở đâu hết, khát khao được dùng nguồn nước sạch là cấp thiết to lớn nhất. Vì vậy cần phải tiến hành đồng bộ các công tác điều tra, thăm dò trữ lượng và chất lượng nguồn nước ngầm, xử lý nước thải và chống ô nhiễm nguồn nước mặt, quan trắc thường xuyên trữ và chất lượng nước ngầm. Bảo vệ tài nguyên nguồn nước, xử lý kim loại nặng trong nước ngầm là vô cùng cấp thiết. Theo báo cáo hiện trạng môi trường nước của trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường, (2010) (1) thì nhu cầu về nước trong cơ thể con người phụ thuộc vào khả năng chuyển hóa và vận động, do vậy đối với mỗi con người nhu cầu nước là khác nhau: * Trẻ bú mẹ cần từ 0,3 đến 1 lít nước (sữa)/ngày. * Trẻ từ 1-15 tuổi cần từ 1 đến 1,8 lít nước/ngày. * Người lớn cần từ 1,8 đến 2,5 lít nước/ngày. * Lượng nước thu nạp hàng ngày đó có tới 50% là nước uống, 40-45% là từ thức ăn và phần còn lại là từ chuyển hóa. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và sự nhất trí của Khoa Môi trường trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt khu vực khai thác than An Khánh - Đại Từ - Thái nguyên" dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Thế Hùng. 1.2. Lí do chọn đề tài 3 Hiện nay vấn đề ô nhiễm nói chung và vấn đề ô nhiễm môi trường nước nói riêng đang là một thực trạng đáng lo ngại. Vấn đề xử lý nước và cung cấp nước sạch đang là mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia, tổ chức xã hội, bản thân mỗi cộng đồng dân cư, nước ta cũng không ngoại lệ. Nhằm góp phần nhỏ vào việc bảo vệ môi trường sống của người dân em chọn đề tài để: - Biết được chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã. - Khuyến cáo người dân sử dụng nước sạch trong sinh hoạt nhằm đảm bảo sức khỏe. 1.3. Mục tiêu của đề tài - Xác định hàm lượng các chất có trong nguồn nước sinh hoạt tại địa bàn xã An Khánh - Đại Từ - Thái Nguyên. - Một số phương pháp xử lý nước ô nhiễm. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Nâng cao kiến thức thực tế. - Tích lũy kinh nghiệm trong quá trình thực tập cho công việc sau khi ra trường. - Áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. - Bổ sung tài liệu cho học tập. - Tập cho sinh viên bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Xác định hàm lượng các chất ô nhiễm có trong nguồn nước sinh hoạt. - Khuyến cáo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt - Giảm bệnh tật do sử dụng nước không hợp vệ sinh. Phần 2 4 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Cơ sở lý luận * Môi trường là gì? - "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam). - Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các thực thể của tự nhiên mà ở đó, cá thể, quần thể, loài có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình (Vũ Trung Tạng, 2000). - Theo định nghĩa của UNESCO (1981) thì môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (đô thị, hồ chứa ) và những cái vô hình (tập quán, niềm tin, nghệ thuật ), trong đó con người sống bằng lao động của mình, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình. * Chức năng của môi trường: 1. Môi trường là không gian sống cho con người và thế giới sinh vật. 2. Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người. 3. Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong quá trình sống. 4. Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người 5. Bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài. 5 * Tiêu chuẩn môi trường: Theo luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005: "Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường". * Ô nhiễm môi trường nước: Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật. * Nước ngầm: Là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt trái đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người". Theo độ sâu phân bố, có thể chia nước ngầm thành nước ngầm tầng mặt và nước ngầm tầng sâu. Ðặc điểm chung của nước ngầm là khả năng di chuyển nhanh trong các lớp đất xốp, tạo thành dòng chảy ngầm theo địa hình. Nước ngầm tầng mặt thường không có lớp ngăn cách với địa hình bề mặt. Do vậy, thành phần và mực nước biến đổi nhiều, phụ thuộc vào trạng thái của nước mặt. Loại nước ngầm tầng mặt rất dễ bị ô nhiễm. Nước ngầm tầng sâu thường nằm trong lớp đất đá xốp được ngăn cách bên trên và phía dưới bởi các lớp không thấm nước Theo không gian phân bố, một lớp nước ngầm tầng sâu thường có ba vùng chức năng: + Vùng thu nhận nước. + Vùng chuyển tải nước. + Vùng khai thác nước có áp. 6 [...]... nguồn nước xunh quanh khu vực khai thác than xã An Khánh Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu Nguồn nước sinh hoạt xung quanh khu vực khai thác than An Khánh Đại Từ - Thái Nguyên 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu Tiến hành lấy mẫu tại xóm Tân Bình, Thác Vạng, Ngò, Sòng 3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: Phòng Tài Nguyên. .. hiện chất lượng nước xunh quanh khu vực khai thác than xã An Khánh Biểu đồ 4.1 Chất lượng nước sinh hoạt tại xã An Khánh Nhận xét: Qua bảng kết quả điều tra trên, ta thấy chất lượng nước trên địa bàn xuất hiện một số dấu hiệu của nguồn nước bị ô nhiễm Bằng cảm quan kết hợp với thông tin thu thập được từ phía người dân nước giếng của một số hộ gia đình được phỏng vấn trên địa bàn xóm Ngò, Tân Bình, Thác. .. Đại Từ - Thái Nguyên - Thời gian thực hiện: Từ 01/2014 đến 04/2014 3.3 Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội xã An Khánh - Đại Từ - Thái Nguyên - Hiện trạng sử dụng nước ăn uống, sinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu - Đánh giá hàm lượng các chất ô nhiễm có trong nguồn nước qua việc khảo sát và phân tích tại địa bàn - Nhận xét hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt của người dân ở xã An. .. người dân ở xã An Khánh 20 - Một số phương pháp làm giảm nông độ chất gây ô nhiễm có trong nguồn nước sinh hoạt - Đề xuất phương án xử lý nước sinh hoạt 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu sơ cấp - Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội - Tài liệu về thình hình khai thác và sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã An Khánh - Đại Từ - Thái Nguyên - Tài liệu... hội xã An Khánh -Đại Từ - Thái Nguyên 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1 Vị Trí địa lý Xã An Khánh là một xã miền núi nằm ở phía Đông Nam huyện Đại Từ, có tổng diện tích tự nhiên 1,446.03ha, chiếm 12% diện tích toàn huyện + Phía Bắc giáp Cổ Lũng - huyện Phú Lương; + Phía Đông Giáp xã Phúc Hà - Thành phố Thái Nguyên; + Phía Tây giáp xã Phúc Xuân, xã Quyết Thắng - Thành phố Thái Nguyên; + Phía Nam giáp xã... TCVN 5992:1995(ISO 5667-2:1991) - Chất lượng nước- lấy mẫu Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu 8 - TCVN 6000:1995 Chất lượng nước Lấy mẫu Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm - QCVN 01:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống - QCVN 02:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt - QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm 2.2 Tình hình ô nhiễm... sinh hoạt xã An Khánh Xóm Ngò Tân Bình Thác Vạng Sòng Tổng Số hộ Hiện trạng sử dụng nước Giếng khoan Giếng đào Nước máy 235 96 127 12 207 75 126 6 186 68 101 17 193 89 95 9 821 328 449 44 (Nguồn: Văn phòng - thống kê xã An Khánh) Nhận xét: Qua bảng tổng hợp trên chúng ta thấy người dân ở xã An Khánh sử dụng nguồn nước chủ yếu là từ giếng đào và giếng khoan (chiếm gần 94,64%) Chất lượng nguồn nước không... vùng thu nhận và vùng khai thác nước thường khá xa, từ vài chục đến vài trăm km Các lỗ khoan nước ở vùng khai thác thường có áp lực Ðây là loại nước ngầm có chất lượng tốt và lưu lượng ổn định Trong các khu vực phát triển đá cacbonat thường tồn tại loại nước ngầm caxtơ di chuyển theo các khe nứt caxtơ Trong các dải cồn cát vùng ven biển thường có các thấu kính nước ngọt nằm trên mực nước biển 2.1.2 Cơ... giá hàm lượng các chất gây ô nhiễm có trong nguồn nước sinh hoạt khu vực nghiên cứu 4.3.1 Kết quả qua phỏng vấn điều tra Kết quả điều tra phỏng vấn một số hộ gia đình trên địa bàn xã An Khánh thu được kết quả như sau: Bảng 4.4: Chất lượng nước sinh hoạt tại xã An Khánh 32 Xóm Số hộ điều tra Biểu hiện Có Vị Không Mùi Màu Ý kiến có biểu tanh khác hiện gì Thác Vạng 15 2 2 3 8 0 Tân Bình 20 0 5 2 13 0 Ngò... nguồn nước tự nhiên Trước tình trạng đó, chính phủ nhiều nước kêu gọi tiết kiệm nước, sử dụng và khai thác nước hợp lý 9 Ban tổ chức Tuần Nước Thế giới năm nay cảnh báo, do tác động của dân số gia tăng và tăng trưởng kinh tế, nước đang ngày càng bị lạm dụng Quá trình đô thị hóa, hoạt động nông nghiệp, công nghiệp và biến đổi khí hậu càng ngày càng gây áp lực nặng nề lên khối lượng và chất lượng nguồn nước . tiến hành nghiên cứu đề tài: " ;Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt khu vực khai thác than An Khánh - Đại Từ - Thái nguyên& quot; dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Thế Hùng. 1.2 năm 200 8-2 010 25 Bảng 4.3: Tình hình sử dụng nước sinh hoạt xã An Khánh 31 Bảng 4.4: Chất lượng nước sinh hoạt tại xã An Khánh 31 Bảng 4.5: Kết quả phân tích mẫu nước xã An Khánh 33 DANH MỤC. năm 200 8-2 010 25 Bảng 4.3: Tình hình sử dụng nước sinh hoạt xã An Khánh 31 Bảng 4.4: Chất lượng nước sinh hoạt tại xã An Khánh 31 Bảng 4.5: Kết quả phân tích mẫu nước xã An Khánh 33 DANH MỤC

Ngày đăng: 19/08/2014, 18:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan