Thực trạng và giải pháp chống ùn tắc giao thông tại hà nội

43 1.4K 7
Thực trạng và giải pháp chống ùn tắc giao thông tại hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hệ thống giao thông vận tải đô thị là tập hợp hệ thống giao thông và hệ thống vận tải nhằm đảm bảo sự liên hệ giao lưu giữa các khu vực khác nhau của đô thị. Giao thông vận tải giữ vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt của thành phố hiện đại, chức năng của nó là di chuyển hàng hoá và hành khách theo không gian và thời gian, đảm bảo sự liên hệ thường xuyên và thống nhất giữa các khu chức năng chủ yếu của đô thị với nhau như: khu dân cư, khu hành chính, khu công nghiệp, khu thương mại, khu vui chơi giải trí

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM ÙN TẮC GIAO THÔNG GIẢM ÙN TẮC GIAO THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI MỤC LỤC Chương I: Một số cơ sở lý luận về giao thông đô thị và ùn tắc giao thông đô thị 3 I. Hệ thống giao thông vận tải đô thị 3 I.1. Khái niệm và phân loại hệ thống giao thông vận tải đô thị 3 I.1.1 Khái niệm 3 I.1.2. Mạng lưới đường đô thị 4 I.1.3. Phương tiện giao thông đô thị 8 I.1.4. Nút giao thông 9 I.2. Vai trò của giao thông vận tải đô thị trong quá trình phát triển đô thị 13 I.2.1. Giao thông vận tải đô thị với các hoạt động kinh tế - xã hội 13 I.2.2. Giao thông vận tải đô thị với vấn đề môi trường 15 I.3. Đô thị hoá và tác động của đô thị hoá đến sự phát triển hệ thống giao thông đô thị 16 I.4. Lưu lượng giao thông tối ưu và ùn tắc giao thông 17 II. Sơ lược về tình hình giao thông vận tải của Hà Nội 21 II.1. Mạng lưới giao thông đường bộ Hà Nội 21 II.2. Các dạng mạng lưới đường bộ 22 II.3. Tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng khai thác của đường 22 II.4. Nút giao thông 23 II.5. Hệ thống đường vành đai 23 II.6. Lưu lượng và thành phần xe chạy 23 II.7. Vận tải hành khách bằng phương tiện xe công cộng 24 II.8. Phương tiện vận tải và vấn đề tổ chức quản lý vận tải công cộng 25 II.8.1. Phương tiện vận tải và những đặc trưng chủ yếu 25 II.8.2. Vấn đề tổ chức, quản lý vận tải công cộng 26 III. Kinh nghiệm của một số nước trong việc chống ùn tắc giao thông 28 III.1. Nước Nhật với những giải pháp chống ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông 28 III.2. Malaysia với hệ thống tàu điện trên cao 32 Chương II: 37 Thực trạng giao thông và ùn tắc giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội hiện nay 37 I. Thực trạng hệ thống giao thông trên địa bàn Hà Nội 37 Chương III: 42 Một số giải pháp giảm ùn tắc giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội hiện nay 42 I. Định hướng phát triển hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020 42 I.1. Quan điểm, định hướng chung 42 I.2. Các mục tiêu, định hướng cụ thể 43 Chương I: Một số cơ sở lý luận về giao thông đô thị và ùn tắc giao thông đô thị I. Hệ thống giao thông vận tải đô thị I.1. Khái niệm và phân loại hệ thống giao thông vận tải đô thị I.1.1 Khái niệm Hệ thống giao thông vận tải đô thị là tập hợp hệ thống giao thông và hệ thống vận tải nhằm đảm bảo sự liên hệ giao lưu giữa các khu vực khác nhau của đô thị. Giao thông vận tải giữ vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt của thành phố hiện đại, chức năng của nó là di chuyển hàng hoá và hành khách theo không gian và thời gian, đảm bảo sự liên hệ thường xuyên và thống nhất giữa các khu chức năng chủ yếu của đô thị với nhau như: khu dân cư, khu hành chính, khu công nghiệp, khu thương mại, khu vui chơi giải trí… Hệ thống vận tải đô thị là tập hợp các phương thức và phương tiện vận tải khác nhau để vận chuyển hàng hoá và hành khách trong thành phố. Hệ thống này bao gồm các phương tiện vận tải của các phương thức như đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, hàng không… Hệ thống giao thông đô thị gồm có hệ thống giao thông động và hệ thống giao thông tĩnh. Hệ thống giao thông động có chức năng đảm bảo cho phương tiện và người di chuyển giữa các khu vực. Hệ thống giao thông động gồm mạng lưới đường sá, các công trình trên đường và công trình khác. Hệ thống giao thông tĩnh có chức năng phục vụ phương tiện và hành khách (hoặc hàng hoá) trong thời gian không di chuyển. Nó gồm hệ thống các điểm đầu mối giao thông của các phương thức vận tải khác nhau (các nhà ga đường sắt, các bến cảng thuỷ, ga hàng không, các bến vận tải đường bộ), các bãi đỗ xe, các điểm đầu cuối, các điểm trung chuyển, các điểm dừng dọc tuyến. I.1.2. Mạng lưới đường đô thị I.1.2.1. Đặc điểm của đường đô thị: Đường đô thị về nguyên tắc phải tuân theo những quy định áp dụng đối với đường ôtô thông thường, nhưng phải xét những đặc điểm của giao thông và xây dựng đô thị. Có rất nhiều nhân tố phụ khác phải được tính đến khi thiết kế quy hoạch giao thông ở các đô thị như: + Số lượng nút giao thông lớn + Giao thông nội bộ đô thị chiếm tỷ lệ rất lớn trong lưu lượng giao thông + Việc sử dụng đất xây dựng đường có nhiều khó khăn + Quy hoạch mạng lưới đường phải tuân theo quy hoạch kiến trúc chung của đô thị I.1.2.2. Chức năng giao thông của đường đô thị: Hệ thống giao thông vận tải đô thị Hệ thống giao thông đô thị Hệ thống vận tải đô thị Công trình khác Các công trình trên đường Vận tải chủ quan, vận tải đặc biệt Vận tải cá nhân Hệ thống giao thông động Vận tải công cộng Hệ thống giao thông tĩnh Mạng lưới đường sá Gara, bãi đỗ xe Các điểm đầu cuối Các điểm trung chuyển hàng hoá, hành khách Các điểm dừng dọc tuyến Các công trình khác Đường đô thị có chức năng làm cho giao thông đô thị tiện lợi, nhanh chóng và an toàn. Giao thông đô thị là cầu nối giữa sản xuất với sản xuất, sản xuất với tiêu dung, sản xuất với lưu thông, nối liền các khu nhà ở với nhau, với khu trung tâm, nhà ga, bến cảng, công viên v.v…Đường đô thị còn giúp liên hệ thuận tiện với mạng lưới đường quốc gia ngoài đô thị. I.1.2.3. Chức năng và đặc điểm các loại đường trong đô thị: Căn cứ vào các đặc điểm về chức năng giao thông, loại phương tiện vận chuyển, thành phần của dòng xe, tốc độ giao thông các đường đô thị được phân loại như sau: a. Đường ôtô cao tốc đô thị (cao tốc thành phố) − Chức năng: Đường ôtô cao tốc đô thị được dùng ở các thành phố lớn. Chức năng của nó là để phục vụ giao thông với tốc độ xe chạy trên đường cao (80 – 100km/h) giữa các khu vực chính của thành phố với nhau, giữa thành phố với các khu công nghiệp lớn nằm ngoài phạm vi thành phố, giữa thành phố với các cảng hàng không, cảng biển nhằm rút ngắn thời gian đi lại, giảm bớt sự căng thẳng giao thông trong thành phố. − Đặc điểm của đường cao tốc đô thị: + Tốc độ xe chạy cao, cấm triệt để các loại xe chạy với tốc độ chậm: xe lam, xe bông sen, xe công nông, xe máy, xe đạp và người đi bộ. + Nói chung các giao cắt với các đường ôtô khác, với đường sắt phải làm theo kiểu giao nhau khác mức; giao nhau cùng mức chỉ cho phép trong trường hợp đặc biệt. + Có dải phân cách giữa tách biệt dòng xe ngược chiều nhau. Các xí nghiệp, nhà máy, kho tang, nhà dân phải cách ly với đường cao tốc một khoảng cách theo quy định của quy hoạch. b. Đường giao thông chính toàn thành phố − Chức năng: Phục vụ giao thông có tính toàn thành phố, nối các khu vực lớn của đô thị như các khu nhà ở, khu công nghiệp, trung tâm đô thị, trung tâm khu phố, nhà ga đường sắt, bến cảng, công viên, sân vận động, quảng trường lớn và nối với các đường ôtô chính bên ngoài đô thị. − Đặc điểm: + Lưu lượng giao thông lớn, tốc độ xe chạy cao. + Cần bố trí phần đường dành riêng cho xe đạp, xe thô sơ. + Khoảng cách giữa các nút giao thông không nên quá gần (không nên nhỏ hơn 500m). + Đối với các đô thị cực lớn, các nơi giao cắt với các đường ôtô khác nên bố trí khác mức. c. Đại lộ − Chức năng: Đại lộ là bộ mặt của thành phố. Ngoài chức năng về giao thông vận tải nó tạo cho thành phố có những nét riêng về kiến trúc và thẩm mỹ. Đại lộ thường bố trí ở khu vực trung tâm, gắn liền với các quảng trường chính của thành phố. − Đặc điểm: + Lưu lượng xe chạy và bộ hành lớn. + Không nên có tàu điện và xe tải chạy. + Các công trình kiến trúc chủ yếu ở hai bên đại lộ thường là các cơ quan lớn, nhà hát, khu triển lãm, viện bảo tang, câu lạc bộ, nhà ở nhiều tầng. d. Đường giao thông chính khu vực − Chức năng: Phục vụ giao thông và đi lại giữa các khu nhà ở, khu công nghiệp với nhau và nối với các đường giao thông chính toàn thành. − Đặc điểm: + Lưu lượng xe chạy trung bình, thành phần xe đủ loại + Giữa các ngã tư không nên nhỏ dưới 400m + Không nên bố trí trường học, nhà trẻ, mẫu giáo gần đường phố e. Đường phố thương nghiệp − Chức năng: Phục vụ cho đông đảo hành khách đến các cửa hàng ở hai bên phố được thuận tiện. Nó thường được xây dựng ở những phố buôn bán lớn và ở khu trung tâm thành phố. − Đặc điểm: + Lưu lượng dòng người đi bộ cao + Tốt nhất chỉ cho phép xe đạp, xe máy đi lại còn các xe cơ giới khác thì không cho vào đường phố. f. Đường xe đạp − Chức năng: Đường dành riêng cho xe đạp và người đi bộ, áp dụng khi lưu lượng xe đạp và xe cơ giới lớn cần tách riêng đường xe đạp ra khỏi dòng xe chung. g. Đường phố nội bộ − Chức năng: Phục vụ đi lại trong các tiểu khu và nối liền đường tiểu khu với hệ thống đường bên ngoài tiểu khu. − Đặc điểm: + Lưu lượng xe chạy và bộ hành nhỏ + Thành phần xe đủ loại + Thường không bố trí giao thông công cộng trên đường loại này + Các ngõ phố được nối với đường này để ra mạng lưới đường ngoài phố h. Đường phố khu công nghiệp và kho tàng − Chức năng: Phục vụ vận chuyển hàng hoá, hành khách có quan hệ với xí nghiệp, nhà máy, kho bãi v.v… − Đặc điểm: Giao thông xe tải chiếm tỷ lệ lớn. i. Đường địa phương − Chức năng: Liên hệ giao thông với các khu nhà ở và khu công nghiệp, kho tàng đứng riêng biệt. − Đặc điểm: Đủ các loại phương tiện chạy trên đường. j. Đường đi bộ − Chức năng: Dùng cho người đi bộ. I.1.3. Phương tiện giao thông đô thị Phương tiện giao thông là yếu tố thứ hai đứng sau đường sá trong giao thông đô thị. Chi phí đi lại của xã hội và cá nhân phụ thuộc vào hai yếu tố là đường sá và phương tiện giao thông. Việc lựa chọn phương tiện đi lại của dân cư phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu dân số, mức thu nhập và tập quán đi lại. Sự phân hoá dân số thành các nhóm giàu nghèo trong kinh tế thị trường diễn ra nhanh chóng và được thể hiện rõ nét trong giao thông. Nhóm giàu đi bằng xe sang trọng, nhưng nhóm nghèo chưa hẳn đã chịu đi xe công cộng. Đó là do tập quán người dân thích tự do với phương tiện riêng của mình, đồng thời xem ra chi phí cũng không cao hơn so với đi xe công cộng nhiều lắm. Các loại phương tiện giao thông phổ biến ở Việt Nam hiện nay là: Xe máy, ôtô riêng, xe đạp, xe công cộng. Trong đó phương tiện chủ yếu của người dân thành phố là xe máy, trong tương lai có thể đó là ôtô. I.1.4. Nút giao thông a. Định nghĩa: Nút giao thông là nơi giao lưu giữa các đường ôtô, giữa đường ôtô với đường sắt, giữa đường ôtô với đường thành phố và giữa đường thành phố trong các đô thị. Tại khu vực phạm vi nút và trung tâm của nút giao thông, lái xe phải thực hiện cùng một lúc nhiều động tác phức tạp như: + Định hướng chuyển động cho xe chạy, giảm tốc độ, tăng tốc độ. + Thực hiện các công việc như: nhập dòng, trộn dòng, tách dòng, giao cắt với các luồng xe khác. + Thực hiện cho xe chuyển làn (từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài…) Vì vậy, tại nút giao thông thường xảy ra các hiện tượng ùn tắc giao thông, là nơi thường xảy ra tai nạn giao thông và là nguyên nhân làm giảm năng lực thông hành từ các tuyến đường vào nút. b. Phân loại nút giao thông: * Phân loại theo cao độ mặt bằng của các tuyến hướng các luồng xe chạy vào nút: + Nút giao thông ngang (đồng) mức: tất cả các luồng xe ra vào nút từ các hướng đều đi lại trên cùng một mặt bằng. + Nút giao thông khác mức (giao nhau lập thể): sử dụng các công trình cầu vượt, hầm chui có cao độ khác với cao độ mặt bằng để loại bở sự giao cắt (xung đột) giữa các luồng xe đi vuông góc hoặc cắt chéo nhau. * Phân loại theo mức độ phức tạp của nút giao thông: + Nút giao thông đơn giản: Đó là những ngã ba, ngã tư, xe chạy tự do với lưu lượng thấp. Trong nút không có đảo và các hình thức phân luồng xe chạy. + Nút giao thông có đảo trên các tuyến phụ vào nút: Với mục đích ưu tiên xe chạy thông thoáng với tốc độ thiết kế không đổi trên hướng tuyến chính qua nút. + Nút giao thông phân luồng hoàn chỉnh: Nút được thiết kế với đầy đủ các đảo dẫn hướng cho các luồng xe rẽ, các dải phân luồng cho hai hướng ngược chiều, các dải tăng, giảm tốc, các dải trung tâm dành cho xe chờ rẽ trái… Việc bố trí các loại đảo phân luồng trên tuỳ thuộc vào vị trí, địa hình, yêu cầu giao thông, tỉ lệ xe rẽ theo các hướng cùng nhiều nhân tố khác mà quyết định. + Nút giao thông khác mức. * Phân loại theo sơ đồ tổ chức giao thông: + Nút giao thông không có điều khiển: đó là nơi giao nhau đơn giản, lưu lượng xe chạy thấp, xe từ các hướng ra vào nút tự do. + Nút giao thông có điều khiển cưỡng bức (điều khiển bằng hệ thống đèn tín hiệu): nhằm tăng an toàn giao thông của các xe ra vào nút. + Nút giao thông tự điều chỉnh: là nút vòng xuyến (vòng xoay), trong đó các luồng xe từ các ngả đường đi vào và ra nút theo dòng ngược chiều kim đồng hồ. + Nút giao thông khác mức: để tách các luồng xe ở các hướng khác nhau đi theo những cao độ khác nhau. + Nút giao thông tổ hợp: (giải pháp kết hợp tổ chức giao thông vừa tách dòng, vừa tự điều chỉnh…). c. Khả năng thông hành của nút giao thông: Khi xây dựng hoặc cải tạo nút giao thông, một trong những chỉ tiêu quan trọng là xem xét khả năng thông hành của nút giao thông sẽ được xây dựng hoặc cải tạo. Khả năng thông hành là một chỉ tiêu khai thác để đánh giá phương án nút lựa chọn. [...]... bánh và do mật độ quá cao về xe máy, xe đạp, vấn đề giao thông ở các thành phố - trong đó có Hà Nội – đang và sẽ là vấn đề nan giải, cấp bách hàng đầu Tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nghiêm trọng Độ an toàn của người tham gia giao thông ngày càng thấp Chi phí về thời gian đi lại ngày càng cao chính là sự lãng phí lớn của xã hội I.4 Lưu lượng giao thông tối ưu và ùn tắc giao thông Ùn tắc giao thông. .. toán thông hành của nút giao thông bao gồm: + Xác định khả năng thông hành của từng đường phố vào nút + Xác định khả năng thông hành của các nút giao thông trong hai trường hợp: nút giao thông có đèn điều khiển và nút giao thông không có đèn điều khiển * Khả năng thông hành của từng đường phố vào nút: Khả năng thông hành là số lượng xe (đã quy đổi ra xe con tiêu chuẩn) đi qua mặt cắt ngay đầu vào nút... Thủ đô Đồng thời, hệ thống giao thông cũng góp phần tạo nên bộ mặt và vẻ đẹp đô thị cho Hà Nội Vì vậy đối với mạng lưới giao thông Hà Nội phải quan tâm đến cả hệ thống giao thông đô thị và hệ thống giao thông liên kết Hà Nội với bên ngoài Bên cạnh đó, khi phát triển mạng lưới giao thông cần phải quan tâm đến các phương thức vận tải, đặc biệt là vận tải công cộng I.2.2 Giao thông vận tải đô thị với vấn... việc chống ùn tắc giao thông III.1 Nước Nhật với những giải pháp chống ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông Nhật Bản có diện tích tự nhiên 378.000 km2, dân số là 127,7 triệu người, mật độ dân số bình quân là 343 người/km2, được xếp vào hàng cao thứ 4 thế giới, đặc biệt tại thủ đô Tokyo mật độ dân số cao đến kỷ lục 5.748 người/km2 Với mật độ dân số "chen chúc" như vậy nhưng rất lạ là chẳng thấy ùn tắc. .. Cầu về giao thông phụ thuộc vào chức năng đô thị và quy mô, cơ cấu dân số đô thị Các tổ chức, cá nhân chỉ đi lại khi cần thiết như: Các doanh nghiệp trao đổi sản phẩm và dịch vụ, các cá nhân đi làm, đi nghỉ v.v… Khi phương tiện thông tin phát triển, nhu cầu về giao thông có thể giảm II Sơ lược về tình hình giao thông vận tải của Hà Nội II.1 Mạng lưới giao thông đường bộ Hà Nội Mạng lưới giao thông đường... Những năm gần đây, Hà Nội đã đầu tư nhiều cho việc cải tạo mặt đường, hơn 70% diện tích đường đã được rải nhựa và bê tông nhựa hoá, nhưng chất lượng khai thác còn thấp II.4 Nút giao thông Toàn thành phố có 580 nút giao thông, trong đó khu vực nội thành có 496 nút Các nút giao thông rất gần nhau với khoảng cách trung bình là 380 – 400m Các nút giao thông nói chung là giao thông cắt cùng mức nên đã ảnh... phương án điều khiển đèn tín hiệu tối ưu nhất để giải quyết chỗ ùn tắc Đặc biệt, việc tính toán các phương án điều khiển giao thông cho 1 tuyến đường, bao giờ cũng gắn với cả khu vực bị ùn tắc, nên khi giải quyết ùn tắc tại một điểm sẽ không làm ảnh hưởng tới các đường, nút giao thông khác Tất cả các thông tin về tình hình giao thông được cập nhật liên tục và định kỳ cung cấp (5 phút/lần ở đường cao tốc,... tranh giao thông" Từ năm 1971, Nhật Bản đã ban hành luật về an toàn giao thông Trong đó, có giao trách nhiệm cụ thể cho các cấp ngành, chính quyền tỉnh, thành phố và huyện, xã phải chịu trách nhiệm về tình hình an toàn giao thông ở địa bàn mình Các địa phương bắt buộc phải tự xây dựng kế hoạch bảo đảm an toàn giao thông cho từng năm Trong đó, công tác giáo dục và duy trì thực thi pháp luật giao thông. .. thống giao thông vận tải đô thị, dẫn đến ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường… Giao thông đô thị đặt ra như một bài toán khó đối với hầu hết các đô thị lớn trên thế giới cũng như ở Hà Nội hiện nay Tốc độ tăng dân số, lao động đô thị và tăng trưởng kinh tế nhanh, nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá cũng tăng tương ứng, trong khi đó cơ sở hạ tầng đường sá không đáp ứng kịp, phương tiện giao thông. .. Tôn Thất Tùng- Trường Chinh; các tuyến đường thường xuyên xảy ra ùn tắc gồm Bạch Mai- Trương Ðịnh, La Thành, Hoàng Hoa Thám, Sơn Tây, Khâm Thiên, Phạm Ngọc Thạch- Chùa Bộc, Ðội Cấn… Hầu hết các nút giao thông được điều khiển bằng đèn, và Hà Nội đang phấn đấu thực hiện chỉ tiêu 100% nút giao thông có đồng hồ đếm lùi Ngoài ra, ga đường sắt nằm ở trong nội thành, toàn thành phố có 102 điểm giao cắt với . NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM ÙN TẮC GIAO THÔNG GIẢM ÙN TẮC GIAO THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI MỤC LỤC Chương I: Một số cơ sở lý luận về giao thông. pháp chống ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông 28 III.2. Malaysia với hệ thống tàu điện trên cao 32 Chương II: 37 Thực trạng giao thông và ùn tắc giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội hiện. 37 I. Thực trạng hệ thống giao thông trên địa bàn Hà Nội 37 Chương III: 42 Một số giải pháp giảm ùn tắc giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội hiện nay 42 I. Định hướng phát triển hệ thống giao thông

Ngày đăng: 19/08/2014, 08:16

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương I: Một số cơ sở lý luận về giao thông đô thị và ùn tắc giao thông đô thị

    • I. Hệ thống giao thông vận tải đô thị

      • I.1. Khái niệm và phân loại hệ thống giao thông vận tải đô thị

        • I.1.1 Khái niệm

        • I.1.2. Mạng lưới đường đô thị

        • I.1.3. Phương tiện giao thông đô thị

        • I.1.4. Nút giao thông

        • I.2. Vai trò của giao thông vận tải đô thị trong quá trình phát triển đô thị

          • I.2.1. Giao thông vận tải đô thị với các hoạt động kinh tế - xã hội

          • I.2.2. Giao thông vận tải đô thị với vấn đề môi trường

          • I.3. Đô thị hoá và tác động của đô thị hoá đến sự phát triển hệ thống giao thông đô thị

          • I.4. Lưu lượng giao thông tối ưu và ùn tắc giao thông

          • II. Sơ lược về tình hình giao thông vận tải của Hà Nội

            • II.1. Mạng lưới giao thông đường bộ Hà Nội

            • II.2. Các dạng mạng lưới đường bộ

            • II.3. Tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng khai thác của đường

            • II.4. Nút giao thông

            • II.5. Hệ thống đường vành đai

            • II.6. Lưu lượng và thành phần xe chạy

            • II.7. Vận tải hành khách bằng phương tiện xe công cộng

            • II.8. Phương tiện vận tải và vấn đề tổ chức quản lý vận tải công cộng

              • II.8.1. Phương tiện vận tải và những đặc trưng chủ yếu

              • II.8.2. Vấn đề tổ chức, quản lý vận tải công cộng

              • III. Kinh nghiệm của một số nước trong việc chống ùn tắc giao thông

                • III.1. Nước Nhật với những giải pháp chống ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông

                • III.2. Malaysia với hệ thống tàu điện trên cao

                • Chương II:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan