KHÁI QUÁT về yếu tố THẨM mỹ và GIAO TIẾP cá NHÂN

22 1.7K 0
KHÁI QUÁT về yếu tố THẨM mỹ và GIAO TIẾP cá NHÂN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BTN Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ YẾU TỐ THẨM MỸ VÀ GIAO TIẾP CÁ NHÂN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ 1.1. Khái quát về yếu tố thẩm mỹ và ảnh hưởng của nó đến hoạt động kinh doanh quốc tế 1.1.1. Thẩm mỹ là gì Thẩm mỹ là những gì một nền văn hóa cho là đẹp khi xem xét đến các khía cạnh như nghệ thuật (bao gồm âm nhạc, hội họa, nhảy múa, kịch nói và kiến trúc); hình ảnh thể hiện gợi cảm qua các biểu hiện và sự tượng trưng của các màu sắc. Vấn đề thẩm mỹ là quan trọng khi một hãng có ý định kinh doanh ở một nền văn hóa khác. Nhiều sai lầm có thể xảy ra do việc chọn các màu sắc không phù hợp với quảng cáo, bao bì sản phẩm và thậm chí các bộ quần áo đồng phục làm việc. Âm nhạc cũng khắc sâu trong văn hóa và phải được cân nhắc khi sử dụng nó làm tăng cảm xúc. Âm nhạc có thể được sử dụng theo nhiều cách rất thông minh và sáng tạo nhưng nhiều khi cũng có thể gây khó chịu đối với người nghe. Tương tự vậy, kiến trúc của các tòa nhà và các công trình kiến trúc khác nhau cũng cần được nghiên cứu để tránh những sai lầm ngớ ngẩn về sự tượng trưng của những hình dáng và hình thức cụ thể. 1.1.2. Ảnh hưởng của yếu tố thẩm mỹ đến hoạt động kinh doanh quốc tế 1.1.2.1 . Ảnh hưởng của yếu tố thẩm mỹ đến hoạt động marketing của doanh nghiệp Những thương hiệu toàn cầu có thể có những lợi thế cạnh tranh rất lớn, nhưng những khác biệt về thẩm mỹ của mỗi quốc gia nơi các doanh nghiệp đang hoạt động vẫn sẽ đòi hỏi phải có sự thay đổi sao cho phù hợp với các thị trường địa phương. Bởi vì yếu tố thẩm mỹ quy định rằng nhiều sản phẩm phải phù hợp với thị hiếu và những đặc điểm của địa phương, nên hiểu biết về thẩm mỹ sẽ đưa các doanh nhân đến gần hơn với nhu cầu và sở thích của khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh. Các doanh nghiệp cần tính đến ảnh hưởng của yếu tố thẩm mỹ trong khi thực hiện các khâu của quy trình marketing: - Sản phẩm: cùng một loại sản phẩm khi được bán ở các quốc gia khác nhau và hướng tới những đối tượng người tiêu dùng khác nhau thì phải có những đặc điểm đặc trưng riêng. Những đặc trưng đó được quy định bởi các yếu tố thẩm mỹ khác nhau của từng nền văn hoá như màu sắc và hình ảnh của bao bì, vật liệu đóng gói hàng hóa sẽ Nhóm thực hiện: Nhóm 2 - 1 - BTN Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm tuỳ thuộc vào lứa tuổi, dân tộc, tôn giáo, giới tính, khu vực cư trú, trình độ văn hoá của người tiêu dùng. Có thể coi đó là những đòi hỏi của văn hoá tiêu dùng, các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ nào đáp ứng được những đòi hỏi đó là đáp ứng văn minh tiêu dùng và sẽ có sức sống trên thị trường. Để đạt được điều đó, việc đóng gói, bao bì hàng hóa cần phải chú ý đến các yếu tố về màu sắc, hình ảnh phù hợp với sở thích và yêu cầu của từng địa phương, nếu không doanh nghiệp sẽ vấp phải những rào cản về thị hiếu tiêu dùng đối với sản phẩm ở các quốc gia khác nhau. - Xúc tiến thương mại Ảnh hưởng dễ thấy nhất của yếu tố thẩm mỹ đến hoạt động xúc tiến thương mại thể hiện ở quảng cáo. Cùng một kiểu quảng cáo có thể được đón nhận nồng nhiệt ở thị trường này bởi một nhóm người tiêu dùng này nhưng lại bị tẩy chay ở thị trường khác bởi một tập thể người tiêu dùng khác. Nguyên nhân của vấn đề này là do mỗi địa phương khác nhau có thể có những đặc thù khác nhau về yếu tố thẩm mỹ trong hình ảnh và âm nhạc. Có thể đối với quốc gia này thì âm nhạc và các hình ảnh tượng trưng cho quảng cáo sản phẩm được coi là đẹp, là hay nhưng đối với quốc gia khác thì lại coi là không phù hợp với thẩm mỹ của họ. Do đó việc nghiên cứu yếu tố thẩm mỹ của mỗi địa phương khác nhau trong hoạt động quảng cáo sản phẩm, dịch vụ là một yếu tố cần thiết phải xem xét trong hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp hiện nay. Ảnh hưởng tiếp theo của yếu tố thẩm mỹ đến hoạt động xúc tiến thương mại thể hiện ở việc xây dựng mối quan hệ công đồng của doanh nghiệp với các công chúng địa phương. Như chúng ta đã biết, kiến trúc của các tòa nhà và các công trình kiến trúc khác nhau cũng là một trong những yếu tố tạo nên tính thẩm mỹ trong văn hóa của các quốc gia. Do đó việc xây dựng các trụ sở, văn phòng làm việc và các cửa hàng của doanh nghiệp ở các địa phương cần phải chú ý nghiên cứu để tránh những sai lầm ngớ ngẩn về sự tượng trưng của những hình dáng và hình thức cụ thể. Việc chú ý đến thẩm mỹ trong kiến trúc của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng được hình ảnh đẹp của mình không chỉ trong mắt của khách hàng mà cả công chúng liên quan. Từ đó góp phần nâng cao hình ảnh đẹp của doanh nghiệp tại quốc gia mà`doanh nghiệp đang hoạt động. Nhóm thực hiện: Nhóm 2 - 2 - BTN Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm 1.1.2.2. Ảnh hưởng của yếu tố thẩm mỹ đối với hoạt động quản trị nguồn nhân lực Am hiểu thẩm mỹ của mỗi địa phương khác nhau cũng giúp cho doanh nghiệp có thể quản lý nhân viên của mình tốt hơn bởi vì ở mỗi quốc gia khác nhau thì quan niệm về màu sắc, hình ảnh, bố cục, kiến trúc tòa nhà cũng rất khác nhau. Do đó việc quy định màu sắc, kiểu dáng của đồng phục nhân viên, cách bố trí văn phòng làm việc cũng tác động đến thái độ làm việc của nhân viên. Nếu các yếu tố này không phù hợp với đặc tính của từng quốc gia cụ thể thì sẽ vấp phải sự phản đối từ chính các nhân viên của công ty. Từ đó họ sẽ cảm thấy không thoải mái trong công việc, làm cho hiệu suất hoạt động của công ty giảm đi. Vì vậy, khi kinh doanh ở các quốc gia khác nhau các doanh nghiệp cần chú ý đến yếu tố thẩm mỹ nhằm nâng cao khả năng quản lý nhân viên của mình. 1.1.2.3 Ảnh hưởng của yếu tố thẩm mỹ đối với hoạt động giao dịch, đàm phán trong kinh doanh quốc tế Sự coi trọng hình thức được xem là một đặc điểm thể hiện yếu tố thẩm mỹ trong văn hóa của các quốc gia. Chú ý đến hình thức là một phép lịch sự thể hiện việc giữ gìn phẩm chất con người và đương nhiên được coi trọng trong môi trường kinh doanh quốc tế. Ở một số quốc gia, khi gặp gỡ đối tác, trang phục phù hợp là áo sơ mi và cà vạt cho nam giới, bộ trang phục công sở hoặc váy với áo sơ mi cho nữ giới. Màu sắc và họa tiết, hoa văn trên trang phục cũng tùy thuộc vào quan điểm, tập quán của mỗi quốc gia khác nhau. Vì vậy thông thường thì những người làm công việc giao dịch cần phải đặc biệt lưu ý đến yếu tố thẩm mỹ trong việc lựa chọn trang phục trong các buổi giao dịch với đối tác nước ngoài. Việc gây ấn tượng gọn gàng và cảm giác sạch sẽ bằng trang phục phù hợp với hoàn cảnh công việc có ảnh hưởng quan trọng đến uy tín của cá nhân và sau đó là uy tín của công ty. Nếu ngay cả ấn tượng ban đầu mà các doanh nhân không tạo ra được với các đối tác nước ngoài thì rất khó có thể đi sâu hơn vào giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng với họ do họ không nhận thấy sự tin tưởng vào đối tác thông qua ấn ượng ban đầu. Đây là điều mà các doanh nhân khi đến làm việc với các đối tác nước ngoài cần phải hết sức chú ý. Nhóm thực hiện: Nhóm 2 - 3 - BTN Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm 1.2. Khái quát về giao tiếp cá nhân và ảnh hưởng của nó đến hoạt động kinh doanh quốc tế 1.2.1. Giao tiếp cá nhân là gì Con người trong mỗi nền văn hóa có một hệ thống giao tiếp để truyền đạt ý nghĩ, tình cảm, kiến thức, thông tin qua lời nói, hành động và chữ viết. Hiểu ngôn ngữ thông thường của một nền văn hóa cho phép chúng ta biết được tại sao người dân nơi đó lại suy nghĩ và hành động như vậy. Hiểu các hình thức ngôn ngữ khác nhau (ngoài ngôn ngữ thông thường) của một nền văn hóa giúp chúng ta tránh đưa ra những thông tin gây ngượng ngùng hoặc ngớ ngẩn. 1.2.1.1. Ngôn ngữ thông thường Ngôn ngữ thông thường là một bộ phận trong hệ thống truyền đạt thông tin của một nền văn hóa được thể hiện thông qua lời nói hoặc chữ viết. Sự khác nhau dễ thấy nhất khi chúng ta đến một quốc gia khác là ngôn ngữ thông thường. Chúng ta sẽ phải lắng nghe và tham gia vào các cuộc đàm thoại, đọc các văn bản liên quan để tìm đường. Chỉ có thể hiểu thực sự một nền văn hóa khi biết ngôn ngữ của nền văn hóa đó, do vậy ngôn ngữ là quan trọng đối với tất cả các hoạt động kinh doanh quốc tế. Mỗi một dân tộc có một ngôn ngữ đặc trưng riêng của họ. Ví dụ, dân số Malaysia gồm có người Mã Lai (60%), Trung Quốc (30%) và Ấn Độ (10%). Tiếng Mã Lai là ngôn ngữ quốc gia chính thức nhưng từng dân tộc lại có ngôn ngữ của riêng họ và tiếp tục duy trì truyền thống của dân tộc đó. Kết quả là đôi khi xảy ra những xung đột về mặt sắc tộc giữa các nhóm sống trên đất nước này. 1.2.1.2. Ngôn ngữ chung (ngôn ngữ quốc tế) Ngôn ngữ chung là ngôn ngữ thứ 3 hoặc là ngôn ngữ liên kết được hai bên cùng nhau hiểu mà cả hai bên này đều nói những thứ ngôn ngữ bản địa khác nhau. Mặc dù chỉ 5% dân số thế giới nói tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ nhất, nhưng đó là ngôn ngữ chung phổ biến nhất trong kinh doanh quốc tế, theo sau là tiếng Pháp và Tây Ban Nha. Tiếng thổ ngữ Quảng Đông của Trung Quốc được sử dụng ở Hồng Kông, tiếng Quan Thoại được sử dụng ở Đài Loan, các vùng ở Trung Quốc cũng có những ngôn ngữ chung khác nhau tùy theo sở thích của từng vùng. Mặc dù ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ là tiếng Hindi, nhưng ngôn ngữ chung của nó là tiếng Anh vì nước này trước đây là thuộc địa của Anh. Nhóm thực hiện: Nhóm 2 - 4 - BTN Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm Vì hoạt động ở nhiều quốc gia, mỗi nước có ngôn ngữ riêng, nên các công ty đa quốc gia phải chọn một ngôn ngữ chung thống nhất dùng cho giao tiếp trong nội bộ. Việc dịch đúng tất cả thông tin là hết sức quan trọng trong kinh doanh quốc tế. 1.2.1.3. Ngôn ngữ cử chỉ Sự truyền tin qua ám hiệu không âm thanh, bao gồm điệu bộ tay chân, thể hiện nét mặt, ánh mắt trong phạm vi cá nhân được coi là ngôn ngữ cử chỉ. Giống như ngôn ngữ thông thường, truyền tin theo ngôn ngữ cử chỉ sẽ bao gồm cả thông tin lẫn tình cảm và nhiều điều khác của một nền văn hóa này với một nền văn hóa khác. Phần lớn ngôn ngữ cử chỉ là rất tinh tế và thường phải mất thời gian để hiểu ý nghĩa của nó. Những điệu bộ cơ thể thường truyền tải nhiều nghĩa khác nhau trong những nền văn hóa khác nhau. Ví dụ, ám hiệu ngón cái là thô bỉ ở Italia và Hy Lạp nhưng có nghĩa “mọi thứ được đấy” hoặc thậm chí là “tuyệt vời” ở Mỹ. 1.2.2. Ảnh hưởng của giao tiếp cá nhân đến hoạt động kinh doanh quốc tế Đối với các hoạt động kinh doanh quốc tế, khi mà đối tượng khách hàng lại là ở một quốc gia nước ngoài thì không những các yếu tố văn hóa, giao tiếp cá nhân có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động của doanh nghiệp, mà có khi lại còn là rào cản cho những thành công nếu không biết tận dụng những mặt ảnh hưởng tốt của nó. 1.2.2.1. Ảnh hưởng của giao tiếp cá nhân đến hoạt động giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng kinh doanh quốc tế Ảnh hưởng trực tiếp của giao tiếp cá nhân lên hoạt động hoạt động giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng kinh doanh quốc tế đó là tác động lên chính hành vi của các chủ thể kinh doanh quốc tế. Những hành vi đó sẽ in dấu lên các hoạt động của họ thông qua những quy tắc xã giao, cách nói năng ứng xử, ngôn ngữ giao tiếp mà họ sử dụng trong quá trình giao tiếp, đàm phán, thương lượng với khách hàng. Một yếu tố văn hóa có ảnh hưởng rõ rệt đến giao tiếp trong hoạt động giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế đó chính là ngôn ngữ. Hiểu biết về ngôn ngữ và kỹ năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo của thương nhân là một thuận lợi hết sức to lớn trong việc giao tiếp với các thương gia nước ngoài, cũng như trong việc tìm hiểu từ phong tục tập quán, thói quen làm việc, nhu cầu tiêu dùng cho đến môi trường chính trị, luật pháp của nước mà họ có quan hệ buôn bán. Nếu năng lực ngoại ngữ hạn chế, các thương nhân có thể gặp khó khăn trong khi đàm phán hoặc trao đổi ý tưởng kinh doanh, dẫn đến hiểu lầm lẫn nhau và gây ra sự trì Nhóm thực hiện: Nhóm 2 - 5 - BTN Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm hoãn trong hoạt động buôn bán song phương hay hợp tác kinh doanh. Sự bất đồng về ngôn ngữ đôi khi là rào cản rất lớn trong việc giao tiếp với những thương nhân và doanh nghiệp nước ngoài. Hai người nói chuyện với nhau bằng tiếng mẹ đẻ vẫn có thể hiểu lầm nhau, bởi thế giao tiếp bằng ngoại ngữ lại càng khó khăn hơn. Ở một số quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc hay cả Việt Nam thì việc dùng chính ngôn ngữ địa phương trong giao tiếp vẫn dẫn đến nhầm lẫn do họ có nhiều cách nói khác nhau để diễn đạt cùng một nội dung. Hiện nay, ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất trong giao tiếp quốc tế là tiếng Anh, tuy nhiên việc biết tiếng địa phương vẫn là một thuận lợi, bởi phần lớn mọi người chuộng sự khác biệt trong ngôn ngữ riêng của họ và việc nói tiếng địa phương có thể hình thành mối quan hệ tốt, rất quan trọng trong giao tiếp thương mại. Thông thường, doanh nghiệp hay nhà sản xuất không hiểu tiếng địa phương có thể phạm sai lầm do dịch không chính xác các thông điệp mà đối tác nước ngoài muốn truyền tải dẫn đến những sai lầm đáng tiếc thậm chí bị mất hợp đồng và ảnh hưởng đến uy tín sau này của các doanh nghiệp. Ngay cả đối với ngôn ngữ chung thường sử dụng là tiếng Anh, tiếng Pháp, Tây Ban Nha thì vẫn xảy ra những nhầm lẫn đáng tiếc do những biến thể của nó trong quá trình gia nhập các quốc gia khác nhau. Chẳng hạn như tiếng Anh của người Mỹ khác với tiếng Anh của người Anh, khác với tiếng Anh của người Úc và cả tiếng Anh của Singapore. Do đó khi sử dụng các ngôn ngữ quốc tế trong quá trình giao dịch, đàm phán cũng cần phải chú ý đến những cách thức sử dụng và ý nghĩa khác nhau của lời nói hay văn phong mà đối tác sử dụng để có thể có những cách thức giao tiếp phù hợp nhất. Bên cạnh những thông điệp được trình bày thông qua ngôn từ thì cần phải lưu ý đến những thông điệp ẩn sau ngôn ngữ, đó chính là ngôn ngữ cử chỉ. Những hình thức của yếu tố ngoài ngôn ngữ trong giao tiếp chủ yếu bao gồm: Thái độ và tư thế, ra hiệu bằng tay, tầm nhìn, nét mặt và vị trí, cự ly giữa hai bên… Những hình thức biểu đạt này trong giao tiếp đều cần phải chú ý. Việc sử dụng ngôn ngữ không lời có thể biểu đạt những ý muốn mà lời nói không thể tả hết được. Việc không nắm được những thông điệp ngoài ngôn từ của người đối thoại có thể gây nên những nhầm lẫn đáng tiếc. Việc hiểu ngôn ngữ không lời của một nền văn hóa giúp chúng ta tránh được việc gửi đi những thông điệp không dự kiến hoặc gây phiều hà Chẳng hạn như ở Mỹ, Nhóm thực hiện: Nhóm 2 - 6 - BTN Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm khoảng cách theo phong tục mà các bên tham gia thảo luận về kinh doanh phải từ 5 đến 8 bước chân, trong khi đó ở Mỹ Latin khoảng cách này là 3 đến 5 bước. Kết quả là nhiều người Bắc Mỹ cảm nhận một cách không ý thức rằng người Mỹ Latin đang chiếm vị trí con người họ và có thể lùi khỏi cuộc nói chuyện. Tóm lại, việc giao tiếp và đàm phán với đối tác nước ngoài không phải là một việc dễ dàng. Nó bị cản trở bởi một số điểm đặc trưng trong văn hóa mà cụ thể là yếu tố giao tiếp cá nhân của mỗi quốc gia. Một ngôn ngữ rất khác lạ, một thái độ dè dặt đặc biệt hay ít nhất là phong cách giao tiếp giữa người với người rất khác biệt cũng khiến cho các đối tác khó giao dịch với nhau. Chính điều này khiến cho quá trình đàm phán kinh doanh với các đối tác nước ngoài có những nét đặc thù riêng và ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp. 1.2.2.2 Ảnh hưởng của giao tiếp cá nhân đến hoạt động quản trị nguồn nhân lực của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế Cùng với hoạt động kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, chuyện các nhóm làm việc có nhiều người mang quốc tịch khác nhau đến từ chính các quốc gia địa phương hoặc từ các dân tộc khác đã không còn xa lạ trong nhiều công sở. Các nhóm làm việc bao gồm các thành viên đến từ những quốc gia, lãnh thổ khác nhau thường đòi hỏi nhà quản lý phải có những kỹ năng đặc thù, đặc biệt khi trong nhóm xảy ra mâu thuẫn đòi hỏi nhà quản lý phải giải quyết êm thấm. Những khó khăn của nhà quản lý đối với các nhân viên của mình trực tiếp là do yếu tố ngôn ngữ địa phương của mỗi quốc gia nơi doanh nghiệp đang hoạt động. Nếu doanh nghiệp không am hiểu ngôn ngữ của nước bản địa thì không thể hiểu hết được những nhu cầu, mong muốn của nhân viên mình nên không thể đưa ra những chính sách khuyết khích, tạo động lực làm việc với người lao động và khi có xung đột xảy ra thì việc giải quyết gặp nhiều khó khăn do nhà quản lý không hiểu được các nguyên nhân của vấn đề. Ngay cả khi các doanh nghiệp sử dụng một ngôn ngữ chung thống nhất tại nơi làm việc thì những rắc rối vẫn xảy ra do các ngôn ngữ chung này vẫn được người sử dụng nói theo các phương ngữ và lối diễn đạt khác nhau. Mặc dù ngôn ngữ kinh doanh quốc tế chủ yếu là tiếng Anh, nhưng đôi khi vẫn xảy ra hiểu lầm do những người sử dụng nhấn mạnh sai trọng âm, không nói trôi chảy hoặc dịch sai ý. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp chú trọng công tác làm việc nhóm thì vấn đề ngôn ngữ lại càng quan Nhóm thực hiện: Nhóm 2 - 7 - BTN Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm trọng hơn. Những nhân viên không nói thông thạo ngoại ngữ lại có thể là người giỏi nhất trong lĩnh vực chuyên môn nhưng lại gặp những khó khăn trong giao tiếp khiến mọi người không nhận ra. Nếu đồng nghiệp coi thường hoặc không kiên nhẫn, mâu thuẫn chắc chắn sẽ xảy ra. Những nhân viên không thông thạo ngoại ngữ có thể cảm thấy ít có động lực đóng góp vào thành công chung, hoặc lo lắng về những đánh giá hiệu quả công việc của mình và viễn cảnh công việc trong tương lai. Vì vậy, nếu các doanh nghiệp không hiểu rõ được cách thức sử dụng ngôn ngữ của các nhân viên thì khó có thể quản lý các hoạt động trong nhóm làm việc và sự phối hợp giữa các nhà quản lý với nhân viên của mình và giữa các nhân viên với nhau. Một khi sự không hiểu ý nhau xảy ra thì không chỉ dẫn đến xung đột nội bộ mà nặng hơn là sự truyền đạt các ý tưởng kinh doanh của doanh nghiệp đến nhân viên của mình sẽ bị hiểu sai lệch đi làm cho hình ảnh của doanh nghiệp bị giảm sút và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tại thị trường nước ngoài. Một trong những yếu tố không thể bỏ qua của giao tiếp cá nhân tác động đến hoạt động quản trị nguồn nhân lực của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế đó là ngôn ngữ cử chỉ. Đây chính là yếu tố gây khó khăn nhất cho các nhà quản lý trong việc hiểu rõ những suy nghĩ của nhân viên mình. Nếu như yếu tố ngôn ngữ có thể cải thiện được thông qua việc học hỏi thì ngôn ngữ cử chỉ lại không biểu hiện cụ thể ra bên ngoài nên rất dễ tạo sự nhầm lần cho các nhà quản lý. Trong thực tế, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cử chỉ thông qua những biểu hiện rất đơn giản, nhưng đòi hỏi mỗi người phải tinh tế, khéo léo, quan sát thái độ và hành vi của đối phương để điều chỉnh cử chỉ, hành động của mình một cách hợp lý. Nhờ đó mà nhà lãnh đạo sẽ có thể nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình, truyền đạt thông điệp cho nhân viên một cách dễ dàng và hấp dẫn. Những khó khăn trong giao tiếp luôn khiến việc chia sẻ thông tin bị hạn chế, tạo ra mâu thuẫn giữa các cá nhân, từ đó cản trở hiệu quả làm việc trong công ty. Đăc biệt đối với những công ty có những nhân viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau thì những cản trở về ngôn ngữ không lời này càng nặng nề hơn nữa. Chẳng hạn như tại Nhật Bản, đưa ra phản ứng gay gắt ngay trước mặt người khác là một điều cấm kỵ. Tuy nhiên nếu có một nhân viên đến từ một quốc gia phương Tây làm điều đó thì họ sẽ bị các nhân viên Nhật Bản phản đối, rồi họ tìm cách tách khỏi anh ta, đưa ra dấu hiệu rõ ràng nhất rằng anh ta không thuộc cộng đồng của họ và họ chỉ giao tiếp với anh ta khi cần nên làm cho hiệu quả phối hợp làm việc của các nhân viên bị giảm đi. Vì vậy, yếu Nhóm thực hiện: Nhóm 2 - 8 - BTN Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm tố ngôn ngữ không lời cũng ảnh hưởng to lớn đến các nhà quản trị trong việc hiểu và nhận ra những mong muốn, nhu cầu của nhân viên từ đó có thể đáp ứng được các tâm tư, nguyện vọng của họ cũng như biết cách giải quyết vấn đề khi có xung đột xảy ra. 1.2.2.3. Ảnh hưởng của giao tiếp cá nhân đến hoạt động tiếp thị, quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp Với tổng số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ thì ước tính trên thế giới, số ngôn ngữ được sử dụng cũng xấp xỉ chừng đó. Chính sự đa dạng về ngôn ngữ đã khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi đưa sản phẩm của mình thâm nhập thị trường nước ngoài. Biết bao nhiêu doanh nghiệp đã phải đổ mồ hôi, công sức và rót không ít tiền của để tìm cho mình những tên gọi, khẩu hiệu đầy ý nghĩa và ấn tượng nhưng đôi khi chính những tên gọi, những khẩu hiệu này lại làm cho kế hoạch thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp bị phá sản. Bút bi Parker, một hãng bút nổi tiếng thế giới, khi tiến vào thị trường Mexico đã tung hô rầm rộ khẩu hiệu "Chiếc bút tạo cảm giác êm ái và không làm thủng túi áo bạn." Nhưng, một sự nhầm lẫn tai hại đã xảy ra với hai từ đồng âm trong tiếng Mexico, người dân nước này đã dịch khẩu hiệu này thành "Nó sẽ không đâm thủng nhưng làm bạn mang bầu." Tương tự như vậy, lời quảng cáo cho món gà rán đầy hấp dẫn của Kentucky, với mục đích là mang tới hương vị thơm ngon từ mười đầu ngón tay khi thưởng thức đã bị hiểu thành "Hãy ăn những ngón tay của bạn”. Rào cản về ngôn ngữ khi dịch các quảng cáo, tên hãng, tên sản phẩm đã trở thành một trong những khó khăn lớn mà các doanh nghiệp phải đương đầu trong quá trình tham gia vào thương mại quốc tế. Điều này chứng tỏ rằng ngôn ngữ dành cho quảng cáo là con dao hai lưỡi, chỉ cần doanh nghiệp mắc phải những điều tối kỵ trong ngôn ngữ một vùng thì dù ý đồ quảng cáo của doanh nghiệp ấn tượng đến mấy cũng sẽ bị phá sản khi chuyển sang ngôn ngữ vùng đó. Cách tốt nhất để có thể vượt qua rào cản này là doanh nghiệp nên tìm người quản lý hiểu rõ ngôn ngữ và tập quán của nước "chủ nhà," nhưng điều này cũng không phải là dễ bởi vì ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp mà nó còn là nét văn hoá của từng dân tộc, do đó dịch một nhãn hiệu ra tiếng nước ngoài rất khó giữ được sự tinh tế trong ý nghĩa của tên nhãn hiệu. Như vậy yếu tố thẩm mỹ và giao tiếp cá nhân có những ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp, đòi hòi doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ lưỡng các đặc tính, yêu cầu của các yếu tố này tại các quốc gia trước khi doanh Nhóm thực hiện: Nhóm 2 - 9 - BTN Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh quốc tế. Nếu không doanh nghiệp sẽ vấp phải những rào cản to lớn trong quá trình giao dịch, đàm phán với các thương nhân nước ngoài, gặp khó khăn trong việc tiến hành các hoạt động marketing, tiếp thị và quản lý nhân viên. Nhóm thực hiện: Nhóm 2 - 10 - [...]... nêu lên ảnh hưởng của yếu tố thẩm mỹ và giao tiếp cá nhân đến cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản thông qua việc trình bày ảnh hưởng của các yếu tố thẩm mỹ và giao tiếp cá nhân đến tiêu dùng của người Nhật Nhóm thực hiện: Nhóm 2 - 20 - BTN Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm 2.4.1 Ảnh hưởng của óc thẩm mỹ đến tiêu dùng Người Nhật có khiếu thẩm mỹ rất tốt Những người đến thăm... cao và ngày càng được ưa chuộng tại đất nước Mặt Trời mọc này, với mức tăng 58,3% đạt 150 triệu USD 2.3 Ảnh hưởng của yếu tố thẩm mỹ và giao tiếp cá nhân của Nhật Bản đến các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam 2.3.1 Ảnh hưởng của yếu tố thẩm mỹ và giao tiếp cá nhân đến đàm phán ký kết hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu Khâu đầu tiên trong quan hệ kinh doanh với đối tác nước ngoài là tiếp. .. thôi và trong những tháng hè những người quản lý Nhật Bản sẽ thực sự giặt giũ và thay quần áo hai đến ba lần trong một ngày Họ hy vọng khách đến thăm sẽ có quần áo tương ứng Những nữ doanh nhân đến thăm nên mặc quần áo kinh doanh đứng đắn với trang sức và nước hoa ở mức tối thiểu 2.4 Ảnh hưởng của yếu tố thẩm mỹ và giao tiếp cá nhân đến cơ cấu hàng xuất khẩu Với vị thế là một trong những nước công nghiệp... hệ kinh doanh với đối tác nước ngoài là tiếp xúc, làm quen và đàm phán Đây là giai đoạn giới thiệu về bản thân và tìm hiểu phía đối tác, và kỹ năng giao tiếp đóng vai trò cực kỳ quan trọng Để giao tiếp thành công, doanh nhân phải có hiểu biết đầy đủ về văn hóa của phía đối tác, sao cho không phạm phải những lầm lẫn không đáng có trong tiếp xúc và đàm phán Với phía đối tác Nhật Bản, tuy cũng là những...BTN Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ THẨM MỸ VÀ GIAO TIẾP CÁ NHÂN ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM TẠI NHẬT BẢN 2.1 Giới thiệu chung về Nhật Bản 2.1.1 Đất nước Nhật Bản 2.1.1.1 Vị trí địa lý Nhật Bản là một đất nước của đảo nằm ở bờ phía đông lục địa Châu Á Quần đảo Nhật... thán phục óc thẩm mỹ của người Nhật thể hiện từ cách bày biện món ăn, nhà cửa, trang trí sách vở báo chí, hàng quán cho đến các đền chùa Óc thẩm mỹ của người Nhật không chỉ biểu hiện qua các hiện tượng bên ngoài mà còn qua lối suy nghĩ và phong cách làm việc của họ Bên cạnh đó, họ cũng quan tâm nhiều đến vấn đề thời trang và màu sắc hàng hóa phù hợp theo từng mùa xuân, hạ, thu, đông Phần lớn các nhãn hiệu... nhanh, chỉ phải chịu hai cuộc suy thoái ngắn vào năm 1962 và 1965 Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm thực tế đạt 11% trong thập kỷ 60, so với 4,6% của CHLD Đức và 4,3% của Mỹ trong thời kỳ từ 1960 đến 1972, và gấp hơn 2 lần tốc độ tăng trung bình của chính Nhật Bản trước chiến tranh Tốc độ tăng trưởng hai con số được Nhật Bản duy trì trong suốt những năm 60 và đầu những năm 70 của thế kỷ 20 đến kết... doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gốm nên tính đến đặc điểm này trong quan niệm của người Nhật để có những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của họ 2.4.2 Ảnh hưởng của yếu tố giao tiếp cá nhân đến cơ cấu hàng xuất khẩu Đối với người tiêu dùng Nhật Bản thì các doanh nghiệp Việt Nam không nên dùng những thuật ngữ hay những từ viết tắt chỉ được dùng trong phạm vi công ty bạn để giải thích về sản phẩm của mình,... dùng lối nói khiêm nhường Có thể nói, kính ngữ là một kiến thức cơ bản không thể thiếu trong cách ứng xử của người Nhật Và doanh nhân Việt Nam khi sử dụng tiếng Nhật để đàm phán với người Nhật cũng phải tuân thủ những lối nói này 2.3.1.2 Ảnh hưởng của cách ứng xử, ngôn ngữ cử chỉ đến giao tiếp và đàm phán Trong cách cư xử, người Nhật thường tỏ ra rất khiêm nhường Điều này phần nào thể hiện trong việc... trong giao tiếp ở Nhật Bản Cần hết sức lưu ý đến cách người Nhật nói “Vâng” hay nói “Không” Cũng là người Á Đông, thường tránh nói thẳng vào vấn đề, có lẽ các doanh nhân Việt Nam dễ dàng hiểu được điều này Không nên nhầm lẫn vì những gì người Nhật muốn nói khi họ nó “Vâng” không có nghĩa là vâng, tôi đồng ý với anh hoặc vâng, đó chính là điều mà tôi sẽ làm Trong nền văn hóa như Nhật Bản, những cá nhân . Nguyễn Thị Như Liêm CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ YẾU TỐ THẨM MỸ VÀ GIAO TIẾP CÁ NHÂN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ 1.1. Khái quát về yếu tố thẩm mỹ và ảnh hưởng của nó đến hoạt. 2.3. Ảnh hưởng của yếu tố thẩm mỹ và giao tiếp cá nhân của Nhật Bản đến các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam 2.3.1. Ảnh hưởng của yếu tố thẩm mỹ và giao tiếp cá nhân đến đàm phán. Như Liêm 1.2. Khái quát về giao tiếp cá nhân và ảnh hưởng của nó đến hoạt động kinh doanh quốc tế 1.2.1. Giao tiếp cá nhân là gì Con người trong mỗi nền văn hóa có một hệ thống giao tiếp để truyền

Ngày đăng: 19/08/2014, 08:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan