Tiểu luận kinh tế chính trị VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC

16 644 0
Tiểu luận kinh tế chính trị VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN 1: CÁC QUAN ĐIỂM VỀ VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC 1. Tự do kinh tế Trong các trường phái kinh tế chính trị trong lịch sử thì có trường phái KTCT TSCĐ và Tphái Tự do mới là ủng hộ cơ chế tự do kinh tế. I. Trường phái TSCĐ: Xuất hiện vào cuối TK 18, vào thời kỳ này sau khi tích luỹ được khối lượng tiền tệ lớn, giai cấp tư sản tập trung phát triển lĩnh vực sản xuất, các công trường phát triển mạnh, ra đời CNTB. Nhìn một cách khách quan, các nhà kinh tế học thời kỳ này ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế * Trong giai đoạn ban đầu của TP TSCĐ: W.Petty (1623 – 1678): là một trong những người sáng lập ra học thuyết KTCĐ ở Anh. Là người áp dụng phương pháp mới trong nghiên cứu khoa học, được gọi là phương pháp KH tự nhiên. Về bản chất đó là phương pháp nghiên cứu thừa nhận và tôn trọng các quy luật khách quan, vạch ra mối liên hệ phụ thuộc nhân quả giữa các sự vật hiện tượng. Theo ông trong chính sách và trong kinh tế phải tính đến những quá trình tự nhiên, không nên dùng hành động cưỡcg bức để chống lại quá trình đó. Đây là mầm mống của tư tưởng tự do cạnh tranh. * TSCĐ ở Pháp: trường phái trọng nông: Do chính sách của Bộ trưởng BTC Pháp J.B.Colbert mà nền nông nghiệp Pháp suy sụp. Trường phải trọng nông ra đời và trường phái này cũng ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế. Nổi bật trong lý luận về “Quyền tự nhiên” của Fransoiis Quesnay. Trong một bài luận, ông đã phân biiệt quyền tự nhiên và quyền theo pháp luật. Theo ông “tất cả mọi người và mọi lĩnh vực của loài người được gọi là quy luật tự nhiên, phụ thuộc vào quy luật tối cao này, do bản thể tối cao ấn định ra. Nhưnggx quy luật này bất di bất dịch và nhìn chung chúng là những quy luật tố nhất có thể tồn tại. Cơ sở của mọi sự cầm quyền tốt nhất là quy tắc chủ yếu của tất cả các đạo luật tích cực, bỏi vì các qluật tích cực không phải là một cái j khác, ngoìa quy luật cầm quyền có liên quan đến trật tự tự nhiên có lợi nhất cho loài người”. Họ hướng về tự do kinh tế , coi đó là môi trường thuận lợi cho sự phát triển. *Trong giai đoạn phát triển của TP TSCĐ: tư tưởng tự do kinh tế được thể hiện ngày càng rõ ràng hơn. Điển hình về tư tưởng này là lý thuyết “bàn tay vô hình của A.Smith. Điểm xuất phát trong phát triển kinh tế của ông là nhân tố “con người kinh tế”. Theo ông, loài người là một liên minh trao đổi. Thiên hướng trao đổi là đặc tính vốn có của con người. Nó tồn tại vĩnh viễn, cũng như loài người tồn tại vĩnh viễn. Trong khi trao đổi ssản phẩm và lao đọng cho nhau, phụ vụ lẫn nhau thì con người bị chi phối bởi lợi ích cá nhân. Mỗi người chỉ biết tư lợi, chỉ thất tư lợi, làm theo tư lợi. Song khi chạy theo tư lợi, thì có một ‘bàn tay vô hình’ buộc con người kinh tế đồng thời thực hiện một nhiệm vụ không nằm trong dự kiến là đáp ứng lợi ích xã hội và đôi khi làm như vậy, họ đáp ứng lợi ích XH còn tốt hơn ngay cả khi họ có ý định thực hiện điều đó từ trước. Về thực chất “ bàn tay vô hình” đó chính là các qluật kinh tế khách quan tự phát hoạt động, chi phối hoạt động của con người. ông gọi heej thống các quy luật kinh tế khách quan đó là ‘trật tự tự nhiên’. Một trong các điều kiện cần thiết để các quy luật kinh tế khách quan hoạt động đó là Nền kinh tế phải pt trên cơ sở tự do kinh tế, tự do mậu dịch, tự do SXKD những j mà họ mong muống. Ông cho rằng Nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế. Theo ông, trong nền ktế, Nhà nưứơc có các chức năng là bảo vệ quyền sở hữu TB, đấu tranh chống kẻ thù bên ngoài, chống phần tử tội phạm trong nước. Đôi khi Nhà nước có nhiệm vụ kinh tế khi nhiệm vụ này vượt quá sức của một doanh nghiệp như XD đường xá, đào sông, XD các công trình lớn khác. Với ông, qluật kinh tế là vô địch, mặc dù chính sách ktế có thể kìm hãm or thúc đẩy sự hoạt động của quy luật kinh tế. Muốn XH giàu có phải pt kinh tế theo tinh thần tự do. • D.Ricardo: ủng hộ việc Nhà nước không can thiệp vào hoạt động của thị trường lao động, phê phán giúp đỡ đối với ngưòi nghèo, vì theo ông, làm vậy sẽ ngăn cản hoạt động của quy luật tự nhiên. Tự do thương nghiệp giữa các nước là có lợi vì cuối cùng thì tất cả lại trở về cân bằng. Coi trọng tự do kinh tế - bàn tay vô hình trong việc hình thành, phân phối, trao đổi và sử dụng giá trị, xác định cho Nhà nước vai trò tạo khuôn khổ luật pháp và bảo vệ an ninh – chính trị, đảm bảo sự ổn định cho quá trình tạo gia giá trị, song cũng cho rằng Nhà nước phải là người tạo ra CSHT, hỗ trợ cho SX. • Sismondi (1773 – 1842): Qtrình phát triiển tư tưởng kiknh tế của ông chia làm 2 giai đoạn: + Giai đoạn đầu: ủng hộ A.Smith, vdụ trong ‘Bàn về TS thương nghiệp’ ông ủng hộ quan điểm của A.Smith về tự do kinh tế, không có sự can thiệp của nhà nước. + GĐ sau: do phát triển của CM CNghiepẹ làm cho những tệ nạn của nền KTTT càng trầm trọng thì ông phê phán TBCN và các quan điểm của phái cổ điển. Theo ông ‘đối tượng của KTCT học là phúc lợi vật chất của con người do Nhà nước quyết định’. ** Trường phái Cổ điển mới: Cuối TK19 - đầu TK20, những mâu thuẫn vốn có và những khó khăn về kinh tế của CNTB ngày càng trầm trọng. Khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp càng làm tăng thêm mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Việc chuyển biến mạnh mẽ của CNTB tự do cạnh tranh sang CNTB độc quyền ở các nước tư bản phát triển đã làm nảy sinh nhiều hiện tượng kinh tế xã hội mới, đòi hỏi phải có sự phân tích kinh tế mới. Một sự kiện đó là sự xuất hiện chủ nghĩa Marx và nó trở thành đối tượng phê phán mạnh của các nhà kinh tế học tư sản. Trước bối cảnh đó, các học thuyết kinh tế của trường phái tư sản cổ điển tỏ ra bất lực trong việc bảo vệc chủ nghĩa tư bản. Vì vậy, đòi hỏi phải có những học thuyết kinh tế mới thay thế. Nhiều trường phái kinh tế chính trị học tư sản xuất hiện để phân tích nền kinh tế thị trường, trong đó, trường phái “Cổ điển mới” đóng vai trò quan trọng. Trường phái Cổ điển mới dựa vào yếu tố tâm lý chủ quan để giải thích các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội. Đối lập với trường phái tư sản cổ điển và K.Marx, trường phái Cổ điển mới ủng hộ thuyết giá trị chủ quan. Theo thuyết này, cùng một hàng hoá với người cần nó, hay ích lợi nhiều thì giá trị của hàng hoá sẽ lớn và ngược lại, với người không cần nó, hay ích lợi ít thì giá trị hàng hoá sẽ thấp. Cổ điển mới phát triển ở nhiều nước, như trường phái giới hạn thành Vience, truờng phái giới hạn ở Mỹ, trường phái Cambridge ở Anh, … Thời kỳ đầu, cuối TK19, cũng giống như phái cổ điển, Cổ điển mới ủng hộ tự do cạnh tranh, chống lại sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế. Họ tin tưởng chắc chắn rằng, cơ chế thị trường tự phát sẽ bảo đảm thăng bằng cung cầu, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển bình thường, tránh được khủng hoảng kinh tế. Thời kỳ sau là vào đầu TK20, lúc này thế giới phương Tây đang ở vào thời kỳ đầu của CNTB độc quyền. Độc quyền ra đời từ tự do cạnh tranh nhưng không loại bỏ cạnh tranh mà tồn tại cùng cạnh tranh, thống trị cạnh tranh và làm cạnh tranh đa dạng, phức tạp hơn. Mặt khác, sự xuất hiện của nhà nước XHCN đầu tiên, do kết quả của CMT10 Nga, là một đòn nặng nề giáng vào TBCN. Nền kinh tế thế giới không còn là thuần nhất TBCN nữa. Lúc này các nhà kinh tế sáng lập ra Cổ điển mới không thể giải thích được hiện tượng độc quyền xen lẫn cạnh tranh và nguyên nhân thật sự của những dao động và khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ. Trước thực tế đó, các nhà kinh tế học trường phái Cổ điển mới tiếp tục phát triển các quan điểm kinh tế của trường phái này. Và các học thuyết kinh tế của họ ít nhiều có sắc thái về tư tưởng nhà nước can thiệp vào kinh tế. **Trường phái tự do mới: xuất hiện sau những năm 30 TK20: TP Tự do mới là một trong các trào lưu tư tưởng tư sản hiện đại. Trong khi thiên về ủng hộ cơ chế tự do tạo ra giá trị thì vẫn coi trọng vai trò Nhà nước trong việc sử dụng các công cụ chính sáhc như tiền tệ, thuế khoá nhằm đảm bản cho việc thực hiện giá trị một cách bình thường. Tư tưởng cơ bản là cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước ở một mức độ nhất định. Khẩu hiệu của họ là thị trường hơn, nhà nước can thiệp ít hơn. Họ đặc biệt nhấn mạnh yếu tố tâm lý của các cá nhân quyết định sản xuất và tiêu dùng. Lthuyết này phái triển mạnh Cộng hoà LB Đức dưới hình thức kinh tế thị trường xã hội, chủ nghĩa cá nhân mới ở Anh, chủ nghía bảo thủ mới ở Mỹ, CN giới hạn ở Áo và Thuỵ Điển. Tư tưởng tự do mới phát triển ở Mỹ dưới tên gọi là CN bảo thủ mới. Một trong số trào lưu đó là trường phái trọng tiền hiện đại, hay trường phái Chicago, với những tên tuổi đứng đầu như Milton Friedman, Henry Simons. Các đại biểu phái trọng tiền hiện đại ủng hộ và bảo vệ quan điểm tự do kinh doanh, ủng hộ chế độ tư hữu, bảo vệ quyền tự do hoạt động và trách nhiệm của doanh nghiệp. Theo họ, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thường xuyên ở trạng thái cân bằng động. Đó là hệ thống tự điều chính, hoạt động dựa vào các quy luật kinh tế vốn có của nó. Do đó, cần phải dựa vào thị trường, nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế. Học thuyết về nền KTTT XH ở Choà LB Đức: Sau Chiến tranh TG2, các nhà kinh tế học ở Đức cho rằng, về lý thuyết cũng như thực tiễn, sự điều tiết độc tài, phát xít dựa trên cơ sở lý thuyết CNTB có điều tiết không mang lại hiệu quả cho nền kinh tế. Họ phê phán chủ nghĩa độc tài dân tộc, kinh tế chỉ huy và ủng hộ mạnh mẽ quan điểm tự do: sức mạnh tự do, KTTT tự do, con đường thứ ba, KTTT XH,… Các đại biểu của CN tự do mới ở CH LB Đức như W.Euskens, W.Ropke, Muller, … đã đưa ra nhiều tư tưởng kinh tế nhằm khôi phục lại CN tự do. Trong số đó chú ý lý thuyết về nền KTTT XH của Muller – Armack là rất đáng chú ý. Quan điiểm của phái này là nền KTTT XH kết hợp nguyên tắc tự do với nguyên tắc công bằng xã hội trên thị trường. Họ đề nghị nhà nước chỉ can thiệp ở mức độ tối thiểu, còn chủ yếu là để cho chính nền kinh tế tự thân vận động. Nguyên tắc tự do và nguyên tắc công bằng xã hội được kết hợp lại một cách chặt chẽ trong khuôn khổ mục tiêu của nền KTTT XH. Mục tiêu đó thể hiện ở chỗ, một mặt nhằm khuyến khích và động viên những động lực do sáng kiến cá nhân để đảm bảo lợi ích của nền kinh tế, mặt khác nó cố gắng loại trừ những hiện tượng tiêu cực, khi điều kiện cho phép, víi dụ, sự nghèo khổ một số tầng lớp nhân dân, lạm phát và thất nghiệp. Nguyên tắc thị trường tự do phải dựa trên quan điểm cho rằng, các quyết định kinh tế và chính trị phải nhằm phục vụ lợi ích của cá nhân và gia đình họ, vì thế nó phải do những người tiêu dùng và các công dân đề ra. Tóm lại, nguyên tắc đảm bảo quyền tự chủ của người tiêu dùng và công dân phải chiếm địa vị thống trị. 2. Mô hình Nhà nước can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế Mô hình Nhà nước can thiệp chủ yếu vào nền kinh tế I) Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương 1) Hoàn cảnh ra đời ( 1450 – 1650 ) - Ra đời trong thời kỳ tan rã của phương thức sản xuất phong kiến, phát sinh phương thức sản xuất TBCN chuyển từ kinh tế hàng hoá giản đơn sang nền kinh tế thị trường. - Đây là thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của CNTB. Vần đề tích luỹ nguyên thuỷ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cho sự ra đời của CNTB. - Trong điều kiện mới ra đời, còn non yếu CNTB chỉ có thể tồn tại và phát triển với sự ủng hộ, giúp đỡ của Nhà nước. Tích luỹ tiền tệ chỉ được thực hiện được dưới sự giúp đỡ của Nhà nước. 2) Nội dung * Giai đoạn đầu : TK XV - giữa XVI - Đại biểu : A.Xeria, Staford - Đồng nhất của cải với tiền tệ, chưa hiểu quan hệ giữa lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ. - Tác phẩm kinh tế “ Bảng cân đối tiền tệ “ - Vai trò của Nhà nước + Sử dụng “ Bảng cân đối tiền tệ “ làm cơ sở cho chính sách làm tăng của cải tiền tệ giữ gìn cho khối lượng tiền tệ không ra nước ngoài. + Tập trung buôn bán vào những vùng có kho tàng để Nhà nước dễ kiểm soát + Bắt thương nhân nước ngoài đến buôn bán phải dùng số tiền có được mua hết hàng hoá mang về nước họ + Quy định tỷ suất hối đoái, cấm đổi cho người nước ngoài khối lượng tiền tệ lớn hơn mức quy định của Nhà nước. * Giai đoạn sau : giữa TK XVI - XVII - Đại biểu : Thomas Mun, A. Montchrestien, Colbert - Ngoài tiền, của cải còn là số sản phẩm dư thừa được sản xuất trong nước sau khi thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước song được chuyển thành tiền thông qua thị trường nước ngoài - Tác phẩm : “ Bảng cân đối thương mại “, “ Bảng cân đối xuất siêu “ - Vai trò của Nhà nước + Để có xuất siêu họ khuyến khích việc nhập khẩu nguyên liệu thô và xuất khẩu thành phẩm + Thực hiện thương mại trung gian, mang tiền ra nước ngoài để mua rẻ ở nước này bán đắt ở nước khác + Thực hiện chính sách thuế quan, bảo hộ nhằm kiểm soát hàng nhập khẩu, khuyến khích phát triển sản xuất hàng nhập khẩu Đóng góp : - Chính sách kinh tế của Nhà nước tư sản như thuế quan bảo hộ có tác dụng rút ngắn quá độ từ chủ nghĩa phong kiến sang CNTB - Tư tưởng Nhà nước can thiệp vào kinh tế được kinh tế học tư sản hiện đại vận dụng. II) Học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Đại biểu : Sismondi ( 1773 – 1842 ) 1) Hoàn cảnh : Sự phát triển của cách mạng khoa học công nghệ làm cho tệ nạn của kinh tế thị trường trầm trọng : khủng hoảng, thất nghiệp, nạn đói 2) Nội dung : - Theo ông, “Đối tượng của kinh tế chính trị là phúc lợi vật chất của con người do Nhà nước quyết định “ - Yêu cầu Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế nhằm bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ “ người thứ 3 “ không cho phép tập trung sản xuất, tập trung sự giàu có, duy trì các phân xưởng thủ công, chế độ tư hữu ruộng đất nhỏ, thực hiện chính sách thuế quan bảo hộ - Ông coi Nhà nước tư sản biểu hiện lợi ích của tất cả các giai cấp. Ông phủ nhận tính giai cấp của Nhà nước. Theo ông, Nhà nước tư sản đối lập với sản xuất lớn. Nó có thể đạt lợi ích chung, sự hài hoà xã hội và phúc lợi chung. Đóng góp : Là cơ sở và tiền đề cho Mác kế thừa và phát triển. III) Mac – Lê nin 1)Vai trò của Nhà nước trong giai đoạn CNTB độc quyền Nhà nước Hoàn cảnh : Các tổ chức độc quyền không chỉ thống trị trong lĩnh vực sản xuất mà cả lĩnh vực ngân hàng với tư bản lũng đoạn công nghiệp hình thành nên loại tư bản mới đó là tư bản tài chính - Các tổ chức độc quyền bành tướng thế lực của mình ra ngoài phạm vi quốc gia thông qua xuất khẩu tư bản, thông qua sự hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế Nội dung : - Theo ông, chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước là sự can thiệp trực tiếp của các nhà nước đế quốc và các quá trình kinh tế nhằm đảm bảo lợi nhuận độc quyền cao cho các tổ chức độc quyền và cứu nguy sự sụp đổ của CNTB. - Là sự kết hợp giữa các tổ chức độc quyền và bộ máy Nhà nước tư sản tạo ra một tổ chức bộ máy mới có thế lực vạn năng, là sự phụ thuộc của Nhà nước vào các tổ chức độc quyền. Các tổ chức độc quyền là cơ sở kinh tế của Nhà nước đế quốc. 2) Vai trò của Nhà nước xây dựng CNXH ở nước Nga – Xô viết * Chính sách cộng sản thời chiến - Hoàn cảnh : Năm 1918 nước Nga – Xô viết bước vào thời kỳ nội chiến rất gian khổ - Nội dung : + Thực hiện chế độ trưng thu lương thực rất chặt chẽ + Nhà nước khống chế các mạch máu kinh tế trên phạm vi toàn quốc + Thị trường bị xoá bỏ + Quan hệ hàng hoá - tiền tệ bị loại khỏi lĩnh vực hoạt động kinh tế Đóng góp : Chính sách Cộng sản thời chiến đóng góp vai trò quan trọng trong thắng lợi của Nhà nước Xô viết. Nhờ đó mà chiến thắng kẻ thù bảo vệ nhà nước xã hội * Chính sách kinh tế mới Hoàn cảnh : Hoà bình lập lại chính sách kinh tế thời chiến không phù hợp - Hậu quả của chiến tranh đối với nền kinh tế rất nặng nề Nội dung : + Chính sách thuế lương thực + Tổ chức thị trường thiết lập quan hệ hàng hoá - tiền tệ + Sử dụng sức mạnh kinh tế nhiều thành phần, kinh tế quá độ. 3. Nền kinh tế hỗn hợp Trường phái chính hiện đại ra đời và phát triển từ những năm 60-70 của thế kỷ XX ở các nước tư bản phát triển, có ảnh hưởng sâu rộng tới chính sách kinh tế của các nước cũng như hoạt động của các chủ DN trong nền kinh tế thị trường. Học thuyết Keynes có những tác dụng nhất định trong việc khắc phục tình trạng khủng hoảng kinh tế nhưng do quá nhấn mạnh vai trò điều tiết của Nhà nước bỏ qua vai trò của thị trường nên đã làm nảy sinh những vấn đề kinh tế mới không thể giải quyết được như khủng hoảng kinh tế, đình trệ, suy thoái, thất nghiệp. Những người thuộc trường phái “tự do mới”, mặc dù đã phê phán lý thuyết Keynes nhưng do phát triển trên cơ sở chủ nghĩa tự do kinh tế nên đã đề cao quá sức mạnh điều tiết của thị trường, xem nhẹ vai trò kinh tế của Nhà nước. Có những thất bại mà bản thân thị trường không thể giải quyết được Đó chính là điều kiện cho sự ra đời của trường phái chính hiện đại với lý thuyết tiêu biểu về nền “kinh tế hỗn hợp”. Mầm mống của lý thuyết nền “kinh tế hỗn hợp” đã xuất hiện từ cuối những năm 30 của thế kỷ XIX. Sau chiến tranh thế giới lần thứ I, nó được các nhà kinh tế học như A. Hasen tiếp tục nghiên cứu và được Samuelson phát triển trong tác phẩm “kinh tế học” của ông. Nếu các nhà kinh tế học thuộc trường phái “cổ điển” và “tân cổ điển” say sưa với “bàn tay vô hình” tức là tuyệt đối hoá vai trò tự điều tiết của cơ chế thị trường, Keynes với “bàn tay hữu hình” tức là cơ chế điều tiết của Nhà nước thì Samuelson lại chủ trương phát triển nền kinh tế phải dựa vào cả hai bàn tay tức là cơ chế thị trường và Nhà nước. Ông cho rằng “cả thị trường và Chính phủ đều cần thiết cho một nền kinh tế vận hành lành mạnh”. Để đối phó với những khuyết tật của cơ chế thị trường (CCTT), các nềnkinh tế hiện đại đã phối hợp giữa bàn tay vô hình của thị trường và bàn tay hữu hình của Chính phủ. Chính phủ có bốn chức năng trong nền kinh tế thị trường (KTTT) đó là: 1) Thiết lập khuôn khổ Pháp luật: Chính phủ phải đề ra các nguyên tắc trò chơi kinh tế mà các DN, người tiêu ding và bản thân chính phủ cũng phảI tuân thủ. Các luật lệ đưa ra nhằm đáp ứng những giá trị và quan điểm được đồng tình rộng rãI vè sự công bằng hơn là sự phân tích kinh tế được mài dũa cẩn then về chi phí và lợi lộc. 2) Sửa chữa những thất bại của thị trường để thị trường hoạt động có hiệu quả.  Do ảnh hưởng của độc quyền (các tổ chức độc quyền lợi dụng ưu thế của mình để quy định giá cả và doanh thu độc quyền cao), do đó phá vỡ ưu thế của cạnh tranh hoàn hảo. Vì vậy cần chính phủ can thiệp để hạn chế độc quyền, đảm bảo tính hiệu quả của cạnh tranh.  Ngăn ngừa và khắc phục những tác động tiêu cực từ bên ngoài. Tác động bên ngoài làm thị trường hoạt động không có hiệu quả. Chính phủ phải sử dụng luật lệ để điều hành kinh tế nhằm ngăn chặn những tác động tiêu cực từ bên ngoài như ô nhiễm nước, không khí, khai thác cạn kiệt khoáng sản, chất thải gây nguy hiểm cho thức ăn, đồ uống…  Chính phủ phải đảm nhiệm việc sản xuất các hàng hoá công cộng. Hàng hoá công cộng là loại hàng hoá mà người đã dùng và đang dùng thì người khác vẫn dùng được như nước sạch, quốc phòng…  Chính phủ thực hiện thu thuế để bù đắp chi tiêu. 3) Đảm bảo sự công bằng. Cho dù CCTT có hoạt động hoàn hảo nhất, lý tưởng nhất vẫn không tránh khỏi sự phân hoá, bất bình đẳng trong xã hội. Do đó, Chính phủ phảI thông qua chính sách để phân phối lại thu nhập: thuế luỹ tiến (thuế đánh vào người giàu (thuế thu nhập), thiết lập hệ thống hỗ trợ thu nhập, giúp đỡ người già, tàn tật, trợ cấp tiêu dùng cho những nhóm có thu nhập thấp bằng cáh phát phiếu thực phẩm, trợ cấp y tế và cho thuê nhà rẻ. 4) Ổn định kinh tế vĩ mô Từ khi ra đời CNTB đã tong gặp những thời kỳ thăng trầm: chu kỳ của lạm phát và suy thoái: siêu lạm phát ở Đức trong những năm 1920, đại suy thoái ở Mỹ những năm 1930. Chính phủ sử dụng chính sách tài khoá (thuế và chi tiêu Chính phủ) và chính sách tiền tệ ( mức cung tiền và lãI suất) để tác động đến sản lượng, việc làm giá cả của nền kinh tế. Tuy vậy, không một nước nào vừa có tự do kinh doanh, vừa có lạm phát thấp và đầy đủ công ăn việc làm. AD= C + I + G + X - IM Trong đó C: tiêu dùng của các hộ gia đình I: Đầu tư G: Chi tiêu của Chính phủ X: Xuất khẩu IM: Nhập khẩu IS: cho biết trạng thái cân bằng của thị trường hàng hoá với các tổ hợp (i,Y) khác nhau ( Y là thu nhập, I là lãi suát) LM: cho biết trạng thái cân bằng của thị trường tiền tệ cũng với tổ hợp này. Tăng chi tiêu của Chính phủ làm thu nhập tăng từ Y1 đến Y2, lãi suất tăng từ i1 đến i2. Tương tự đối với việc Chính phủ giảm thuế. Chính sách tiền tệ. Cung tiền tăng làm lãi suất giảm, thu nhập tăng PHẦN 2: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 1. Trung quốc Trung Quốc đã tiến hành cải cách kinh tế từ năm 1977. Đây là cuộc cải cách lớn, toàn diện về kinh tế, từ tư duy lý luận đến hoạt động thực tiễn. Thời gian trên 20 năm và những diễn biến của tình hình có thể làm căn cứ nhất định để xem xét kết quả, cũng như những vấn đề cần tiếp tục theo dõi và nghiên cứu về cuộc cải cách này. Trong chính sách cải cách kinh tế của Trung Quốc, chúng ta không thể phủ nhận đóng góp to lớn của Đặng Tiểu Bình. Cái chết của mao Trạch Đông năm 1976 đã đem lại tự do cho Đặng Tiểu Bình. Cuối năm 1978 Đặng Tiểu Bình trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình “nhặt nhạnh lại các mảnh vỡ”, từ những mảnh vỡ này, ông tạo dựng nền tảng cho cuộc đại nhảy vọt thực sự của Trung Quốc từ đó trở đi. Những cố gắng cải cách ban đầu của ông tập trung vào nông nghiệp. Hệ thống nông nghiệp tập thể của Mao Trạch Đông đã gây ra những hậu quả thật tồi tệ. Nhưng chỉ sau 16 năm dưới chỉ đạo của Đặng Tiểu Bình sản lượng tăng hơn 50%, điều hoàn toàn không có trong hệ thống của Mao Trạch Đông. Chiến dịch của Đặng Tiểu Bình đã gặt hái được nhiều kết quả trong Đại hội đảng cộng sản lần thứ 14, mùa thu năm 1992 khi khẳng định lại cam kết đối với cải cách. Đó là luận điểm sáng suốt cảu Đặng Tiểu Bình rằng Trung Quốc nên chuyển từ một nền kinh tế hàng hoá kế hoạch XHCN sang nề kinh tế thị trường XHCN. Những cải cách kinh tế của Trung Quốc thể hiện tư duy mới trong thực tiễn quản lý nhà nước về kinh tế. Cải cách ở Trung Quốc trong hơn 20 năm qua mang một dạng thử nghiệm kinh tế-xã hội rộng lớn trong khuôn khổ chiến lược “hiện đại hóa”. Cơ sở lý luận của chiến lược này là: Chủ nghĩa xã hội là “nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch”, áp dụng nhiều hình thức sở hữu và hoạt động kinh doanh, từ bỏ phương thức quản lý tự cung tự cấp chuyển sang cơ chế “kinh tế mở”. Đồng thời, áp dụng kinh nghiệm của thế giới, dựa vào sức mình, tránh sự áp đặt từ bên ngoài (Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng như Ngân hàng Thế giới (WB)…) khi vạch ra chính sách kinh tế vĩ mô của mình. Cải cách kinh tế được hướng vào những điểm chung nhất như: 1. Loại bỏ sự tập trung hóa quá mức và sự kìm kẹp hành chính, mở rộng quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp, 2. Giải tán các công xã, áp dụng các hình thức hợp tác xã kiểu mới ở nông thôn, 3. Cùng với phương thức “khoán gia đình” trong nông nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp công nghiệp nhà nước đều được chuyển sang hệ thống “khoán về kinh tế”; 4. Thực hiện chương trình hiện đại hóa khu vực kinh tế nhà nước, 5. Cải cách các chính sách giá và tỷ giá theo cơ chế thị trường. 6. Từ đầu năm 1994, Trung Quốc tiến hành một loạt cải cách chính sách thuế. 7. Thực hiện nhanh chóng cơ chế kinh tế mở cửa ra thế giới. 8. Từng bước cải cách hệ thống bảo đảm xã hội. III. Kết quả và những vấn đề tồn tại 1. Những tiến bộ chủ yếu - Liên tục trong hơn 20 năm cải cách, nền kinh tế của Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ nhanh vào loại nhất thế giới, GDP tăng trung bình trên 9%/năm. Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản xuất lương thực, bông, than, sắt thép, xi măng, kính, vải sợi. Năm 1998, mặc dù bị ảnh hưởng lũ lụt nặng nề, khủng hoảng tiền tệ-tài chính ở các nước trong khu vực và thế giới, song nông nghiệp Trung Quốc vẫn được mùa, sản xuất công nghiệp vẫn tăng khoảng 9%, GDP tăng 7,8% - Trung Quốc có những chuyển biến tích cực trong cơ cấu kinh tế. - Đạt thành tựu lớn trong kinh tế đối ngoại. năm 1997, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 325 tỷ USD, tăng 8,5 lần so với năm 1980, xuất siêu hơn 40 tỷ USD. Giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chiếm tỷ lệ trong tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 50% năm 1980 lên 80% năm 1997. [...]... tiếp của chính phủ vào nền kinh tế Trong thời kỳ này nước Anh chỉ áp dụng một phần nhỏ học thuyết kinh tế của Keynes để điều tiết nền kinh tế như chính sách đầu tư, thu hút đầu tư, tạo việc làm cho dân thông qua các đơn đặt hàng, giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm tỷ lệ lãi suất Chính sách về pháp luật kinh tế, sử dụng các công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô để tác động vào nền kinh tế Sau một thời gian, nước. .. này đã bao hàm phương hướng phát triển kinh tế và vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế Đó là phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường, có nghĩa là chấp nhận sự tồn tại khách quan của thị trường, sự tồn tại và hoạt động của các quy luật (quy luật cung cầu, quy luật giá cả, quy luật cạnh tranh ); bên cạnh đó, Nhà nước đóng vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế một cách vĩ mô, chỉ can thiệp khi... cổ điển của nhà nước Vai trò cuả Chính phủ được xây dựng trên cơ sở sáng kiến cá nhân và cạnh tranh có hiệu quả Sự can thiệp của nhà nước chỉ cần thiết ở những nơi không có cạnh tranh hiệu quả Nhà nước có những chính sách xã hội rất điển hình như: chính sách hỗ trợ, cạnh tranh hiệu quả, ổn định kinh tế, an ninh công bằng xã hội, chính sách tăng trưởng Chính sách trợ cấp thất nghiệp tạm thời, chính sách... hại đến đại bộ phận lợi ích của nhân dân lao động Không những thế, Nhà nước cũng đóng vai trò là một chủ thể tham gia thị trường, tham gia vào các hoạt động của nền kinh tế Giai đoạn sau ĐỔI MỚI Năm 1986 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển của kinh tế Việt Nam Theo đó, nền kinh tế chuyển đổi theo cơ chế thị trường, có sự quản lý điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội... quả của nó Các số liệu về phát triển kinh tế của việt nam giai đoạn này: - tốc độ tăng trưởng kinh tế giá trị GDP qua các năm thu nhập bình quân đầu người các hệ số phản ánh sự phát triển như: về giáo dục, về y tế, sức khoẻ của người dân - chỉ số phát triển con người Từ kết quả đạt được trong quá trình đổi mới có thể đưa ra một số nhận định sau: - Vai trò của Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế được... nhưng cho đến nay Nhà nước vẫn là người đầu tư chính trong các lĩnh vực này - Vai trò thứ ba là Nhà nước kiểm soát, hạn chế những mặt trái của cơ chế thị trường, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững Thể hiện qua một số nhiệm vụ: + Thứ nhất, đó là bảo vệ môi trường sinh thái Các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế đều tìm cách tối đa hoá lợi nhuận của mình Do vậy trong chi phí của họ không bao gồm... Nguồn: Tổng cục thống kê liên bang Đức PHẦN 3: VAI TRÒ KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN Kinh tế Việt Nam từ sau khi đất nước giành độc lập (30/4/1975) đến trước Đại hội Đảng VI có nhiều diễn biến phức tạp Vào cuối những năm 70, Việt Nam là một nền kinh tế đầy khó khăn sau chiến tranh Viện trợ của Trung Quốc, trước đó là trụ cột cho nền kinh tế thời chiến ở miền Bắc đã chấm dứt Viện... tình hình suy thoái kinh tế, chính phủ đã tiến hành những cải cách ban đầu chủ yếu nhằm chế ngự siêu lạm phát và ổn định những vấn đề mất cân đối trong kinh tế vĩ mô Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và những yếu tố kế hoạch hoá đã bị bãi bỏ, bước đầu công nhận vai trò của kinh tế tư nhân, giai đoạn đầu tuy vẫn còn hạn chế Tuy nhiên, nhà nước vẫn tham gia chủ đạo vào nền kinh tế Nhưng thực sự những... những thiếu thốn kinh niên và nạn đói cận kề ở nhiều vùng khiến cải cách trở nên cấp bách Đòi hỏi phải có sự thay đổi lớn về đường lối phát triển kinh tế, về quan điểm quản lý của Nhà nước trong hoạch định chính sách Đại hội Đảng VI đã chỉ ra: “chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường, có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo định... cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đưa hệ thống pháp luật vào cuộc sống; quản lý xã hội, quản lý kinh tế bằng pháp luật + Thứ ba, với tư cách là một chủ thể kinh tế lớn, là một nhà đầu tư và là hộ tiêu dùng lớn nhất trong xã hội, các hoạt động đầu tư, chi tiêu của Nhà nước nếu tuân thủ các quy luật của thị trường sẽ góp phần làm lành mạnh, minh bạch các hoạt động kinh tế + . và khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ. Trước thực tế đó, các nhà kinh tế học trường phái Cổ điển mới tiếp tục phát tri n các quan điểm kinh tế của trường phái này. Và các học thuyết kinh tế của họ. dụng sức mạnh kinh tế nhiều thành phần, kinh tế quá độ. 3. Nền kinh tế hỗn hợp Trường phái chính hiện đại ra đời và phát tri n từ những năm 60-70 của thế kỷ XX ở các nước tư bản phát tri n, có ảnh. phát tri n kinh tế, về quan điểm quản lý của Nhà nước trong hoạch định chính sách. Đại hội Đảng VI đã chỉ ra: “chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang phát tri n nền kinh

Ngày đăng: 18/08/2014, 15:35

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BẢNG 1. SO SÁNH NĂNG SUẤT

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan