Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam chi nhánh vĩnh phúc (VIB vĩnh phúc)

73 595 2
Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam  chi nhánh vĩnh phúc (VIB vĩnh phúc)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhận thức được tầm quan trọng và mức độ phức tạp của kế toán nghiệp vụ cho vay, trong thời gian thực tập tại VIB Vĩnh Phúc, qua quá trình học tập, nghiên cứu và tìm hiểu về hoạt động tín dụng của chi nhánh, em mạnh dạn lựa chọn đề tài chuyên đề tốt nghiệp: “Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ cho vay tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Phúc”. Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được kết cấu thành ba chương như sau: Chương I: Lý luận chung về kế toán ngân hàng và kế toán nghiệp vụ cho vay tại Ngân hàng thương mại Chương II: Thực trạng kế toán nghiệp vụ cho vay tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Phúc Chương III: Giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ cho vay tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Phúc Kế toán nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ tín dụng khá phức tạp, nguồn tài liệu tham khảo không nhiều và sự hiểu biết còn hạn chế, nên bài viết không thể tránh khỏi những thiết sót nhất định.

Báo cáo Chuyên đề Tốt nghiệp Đại Học Kinh tế Quốc Dân Đề tài: Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ cho vay tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh Phúc (VIB Vĩnh Phúc). Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỳ Dương MSSV: BH201385 Lớp: TCDN20.16 Khoa: Ngân hàng – Tài chính Thời gian thực tập: Từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2011 Đơn vị thực tập: Ngân hàng Quốc tế Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc Địa chỉ: Số 69, đường Mờ Linh, Phường Liên Bảo, Tp. Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc Điện thoại: (84-211) 3597 888 Fax: (84-4) 3597 688 Nguyễn Thị Thùy Dương MSSV: BH201385 Báo cáo Chuyên đề Tốt nghiệp Đại Học Kinh tế Quốc Dân MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Quy trình kế toán phương thức cho vay từng lần được thực hiện qua các bước sau: 17 Nguyễn Thị Thùy Dương MSSV: BH201385 Báo cáo Chuyên đề Tốt nghiệp Đại Học Kinh tế Quốc Dân DANH MỤC BẢNG BIỂU Quy trình kế toán phương thức cho vay từng lần được thực hiện qua các bước sau: 17 Nguyễn Thị Thùy Dương MSSV: BH201385 Báo cáo Chuyên đề Tốt nghiệp Đại Học Kinh tế Quốc Dân LỜI MỞ ĐẦU Theo kế hoạch đào tạo của khoa Ngân hàng – Tài Chính_trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân, tất cả các sinh viên năm cuối được tạo điều kiện đến các cơ quan thực tập trong thời gian 9 tuần nhằm củng cố kiến thức chuyên ngành cho sinh viên và giúp sinh viên làm quen với môi trường làm việc trong thực tế trước khi ra trường. Đây là một cơ hội rất tốt để sinh viên có thể làm quen với môi trường làm việc trong thực tế và có cơ hội ứng dụng những kiến thức, kỹ năng được đã học vào thực tế làm việc nhờ đó các sinh viên sẽ không bị lúng túng trong công việc, trong giao tiếp công sở sau khi ra trường và chính thức đi làm. Là một sinh viên của lớp TCDN 20.16-hệ Văn bằng II - khoa Ngân hàng Tài chính - trường ĐH Kinh tế Quốc dân, em đã tham gia đợt thực tập trong vòng 9 tuần từ tháng 9/2011 đến tháng 11/2011 theo sự tổ chức của khoa. Trong thời gian 9 tuần đó, em đã có cơ hội thực tập tại Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB bank) – Chi nhánh Vĩnh Phúc (VIB Vĩnh Phúc). Với sự giúp đỡ tận tình của các anh chị đồng nghiệp ở Chi nhánh, em đã thu được rất nhiều kiến thức cũng như những bài học kinh nghiệm quý báu trong đó ngoài những kiến thức chung về nghiệp vụ ngân hàng, em nhận thấy nghiệp vụ kế toán Ngân hàng trong đó có kế toán nghiệp vụ cho vay là một lĩnh vực tuy có nhiều khó khăn thách thức nhưng lại vô cùng quan trọng quyết định sự sống còn của mỗi ngân hàng. Đây cũng là một lĩnh vực thu hút sự quan tâm đặc biệt của em. Trong các nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng, kế toán ngân hàng đang trở nên ngày một cần thiết và hữu ích, tổ chức tốt công tác kế toán ngân hàng là đòn bẩy nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống ngân hàng. Trong đó, kế toán nghiệp vụ cho vay là một mảng vô cùng quan trọng đối với ngân hàng, bởi nghiệp vụ này phục vụ cho việc hạch toán quá trình hoạt động cho vay, Nguyễn Thị Thùy Dương MSSV: BH201385 1 Báo cáo Chuyên đề Tốt nghiệp Đại Học Kinh tế Quốc Dân theo dõi thu nợ và thu lãi, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu và đảm bảo tài sản cho Ngân hàng. Cùng với sự đổi mới của toàn bộ hệ thống ngân hàng, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam trong những năm qua đó rất chú trọng tới kế toán ngân hàng, đặc biệt là kế toán nghiệp vụ cho vay và đang từng bước hoàn thiện trong hoạt động kinh doanh của mình để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Là một đơn vị mới thành lập được ba năm, Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Phúc (VIB Vĩnh Phúc) đã tập trung vốn cho vay theo những mục tiêu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và đất nước nói chung, đóng góp vai trò không nhỏ vào thành quả chung của toàn hệ thống. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của nghiệp vụ tín dụng và kế toán nghiệp vụ cho vay tại VIB Vĩnh Phúc cũng như một số bất cập ít nhiều có ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng nghiệp vụ tín dụng. Từ đó đòi hỏi phải có giải pháp trong kế toán nghiệp vụ cho vay thì mới có thể hoàn thiện và nâng cao chất lượng kế toán và tín dụng. Nhận thức được tầm quan trọng và mức độ phức tạp của kế toán nghiệp vụ cho vay, trong thời gian thực tập tại VIB Vĩnh Phúc, qua quá trình học tập, nghiên cứu và tìm hiểu về hoạt động tín dụng của chi nhánh, em mạnh dạn lựa chọn đề tài chuyên đề tốt nghiệp: “Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ cho vay tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Phúc”. Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được kết cấu thành ba chương như sau: Chương I: Lý luận chung về kế toán ngân hàng và kế toán nghiệp vụ cho vay tại Ngân hàng thương mại Chương II: Thực trạng kế toán nghiệp vụ cho vay tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Phúc Chương III: Giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ cho vay tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Phúc Kế toán nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ tín dụng khá phức tạp, nguồn tài Nguyễn Thị Thùy Dương MSSV: BH201385 2 Báo cáo Chuyên đề Tốt nghiệp Đại Học Kinh tế Quốc Dân liệu tham khảo không nhiều và sự hiểu biết còn hạn chế, nên bài viết không thể tránh khỏi những thiết sót nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý, quan tâm của các thầy cô giáo, các anh chị đồng nghiệp để bài viết được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Lê Đức Lữ, cùng các thầy cô Khoa Tài chính – Ngân hàng của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội cũng như các anh chị đồng nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Phúc đã giúp đỡ em rất nhiều để em có thể hoàn thành đề tài chuyên đề tốt nghiệp của mình! Nguyễn Thị Thùy Dương MSSV: BH201385 3 Báo cáo Chuyên đề Tốt nghiệp Đại Học Kinh tế Quốc Dân CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG VÀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ CHO VAY 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và chức năng của kế toán ngân hàng 1.1.1. Khái niệm về kế toán ngân hàng Kế toán ngân hàng là công tác thu thập, ghi chép, xử lý và phân tích các nghiệp vụ kinh tế, tài chính về hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng dưới hình thức chủ yếu là giá trị nhằm phản ánh và kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh của đơn vị ngân hàng, đồng thời cung cấp thông tin cần thiết phục vụ công tác quản lý hoạt động tiền tệ ngân hàng ở tầm vĩ mô và vi mô, cung cấp thông tin cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của Pháp luật. Kế toán ngân hàng bao gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị: + Kế toán tài chính là việc thu thập, ghi chép, xử lý, phân tích các nghiệp vụ kinh tế tài chính theo chế độ, chuẩn mực kế toán để hệ thống hóa thông tin theo các chỉ tiêu tổng hợp được quy định thống nhất trong báo cáo tài chính ngân hàng nhằm phục vụ cho quản lý hoạt động kinh doanh ngân hàng của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương, đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin cho các đối tượng bên ngoài và của bản thân đơn vị ngân hàng. + Kế toán quản trị là việc thu thập, ghi chép, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị ngân hàng. 1.1.2. Đặc điểm của kế toán ngân hàng + Mang tính xã hội cao: Đặc điểm này thể hiện ở chỗ kế toán ngân hàng không chỉ phản ánh toàn bộ các hoạt động của bản thân ngân hàng, mà nó còn phản ánh được đại bộ phận hoạt động kinh tế, tài chính của nền kinh tế thông qua các quan hệ tiền tệ, tính dụng, thanh toán… giữa ngân hàng với các doanh Nguyễn Thị Thùy Dương MSSV: BH201385 4 Báo cáo Chuyên đề Tốt nghiệp Đại Học Kinh tế Quốc Dân nghiệp, các đơn vị tổ chức kinh tế (TCKT) và các cá nhân trong nền kinh tế. Do vậy, những chỉ tiêu do kế toán ngân hàng cung cấp là những chỉ tiêu kinh tế, tài chính quan trọng giúp cho việc chỉ đạo, điều hành hoạt động ngân hàng và quản lý nền kinh tế. + Tiến hành đồng thời với kiểm soát, xử lý nghiệp vụ và ghi sổ sách kế toán khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trong kế toán ngân hàng, việc thực hiện các bút toán khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải được tiến hành đồng thời. Điều này đòi hỏi khi tiếp nhận chứng từ kế toán từ khách hàng hay do nội bộ ngân hàng lập, nhân viên kế toán ngân hàng phải kiểm soát, xử lý theo nội dung của chứng từ. Khi chứng từ hợp lệ, hợp pháp thì cho hoàn thành nghiệp vụ và phản ánh ngay vào sổ kế toán thích hợp để kiểm soát số dư tài khoản hạn mức tín dụng, chuẩn bị sẵn sàng phục vụ các giao dịch mới. + Mang tính chính xác kịp thời rất cao, bởi đối tượng kế toán ngân hàng có liên quan mật thiết với đối tượng kế toán của các doanh nghiệp, cá nhân trong nền kinh tế. Bên cạnh đó hoạt động ngân hàng đã dẫn đến ngân hàng tập trung được một khối lượng vốn tiền tệ rất lớn của xã hội và thường xuyên biến động. Vì vậy, kế toán ngân hàng phải có độ chính xác và kịp thời rất cao để vừa đáp ứng yêu cầu hạch toán của ngân hàng, vừa phục vụ hạch toán của toàn bộ nền kinh tế. + Có khối lượng chứng từ lớn, tổ chức luân chuyển phức tạp và gắn liền với việc luân chuyển vốn của nền kinh tế. Ngân hàng có nhiều loại chứng từ khác nhau với khối lượng rất lớn. Điều này xuất phát từ tính đa dạng của các nghiệp vụ ngân hàng và số lượng lớn các giao dịch diễn ra hàng ngày tại các đơn vị ngân hàng. Ngoài ra chứng từ kế toán ngân hàng không chỉ minh chứng cho hoạt động tài chính của bản thân ngân hàng mà còn minh chứng cho hoạt động kinh tế, tài chính và việc chu chuyển vốn của nền kinh tế. Do đó, việc tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán ngân hàng có liên quan đến việc luân chuyển vốn tiền tệ của nền kinh tế. Nguyễn Thị Thùy Dương MSSV: BH201385 5 Báo cáo Chuyên đề Tốt nghiệp Đại Học Kinh tế Quốc Dân + Sử dụng tiền tệ (nội tệ, ngoại tệ) làm đơn vị đo lường chủ yếu trong hầu hết các mặt nghiệp vụ. Đặc điểm này xuất phát từ đặc điểm kinh doanh tiền tệ của ngân hàng. 1.1.3. Vai trò của kế toán ngân hàng Kế toán là công cụ quan trọng để quản lý nền kinh tế vì nó có tác dụng to lớn trong việc kiểm tra thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, việc sử dụng vốn tiền tệ, bảo vệ tài sản, củng cố và tăng cường chế độ hạch toán kinh tế. Kế toán ngân hàng là một bộ phận quan trọng trong hệ thống kế toán của nền kinh tế nên cũng phát huy vai trò của kế toán nói chung. Tuy nhiên, do những đặc tính hoạt động của ngân hàng nên vai trò của kế toán ngân hàng có những điểm khác biệt so với vai trò của kế toán trong các ngành khác. + Cung cấp thông tin tổng hợp để phục vụ quản lý nền kinh tế: Mọi hoạt động kinh tế, tài chính của doanh nghiệp đều được phản ánh thông qua các tài khoản mở tại ngân hàng. Vì vậy, số liệu ghi chép của kế toán vừa phản ánh được hoạt động nghiệp vụ của ngành, vừa phản ánh được hoạt động của các ngành khác về tình hình kinh tế, tài chính, sự biến động của vật tư, lao động, tiền vốn, thu nhập, chi phí, lợi nhuận… từ đó các đơn vị có đầy đủ thông tin để ra quyết định điều hành kịp thời, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mặt khác, các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tài chính, kế toán, thống kê cũng cần được cung cấp thông tin kế toán ngân hàng để xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch, xây dựng chế độ quản lý tài chính. + Bảo vệ an toàn tài sản: bảo vệ tài sản là trách nhiệm chung của kế toán trong bất kỳ ngành nghề nào, song kế toán ngân hàng có vai trò quan trọng hơn vì ngoài việc bảo vệ an toàn tài sản của bản thân ngân hàng, kế toán ngân hàng còn bảo vệ tài sản của Nhà nước và của khách hàng gửi tại ngân hàng. Do đó, kế toán ngân hàng phải ghi chép, kiểm soát một cách chặt chẽ mọi loại tài sản để tránh mất mát, thiếu hụt về mặt số lượng và nâng cao hiệu quả mọi tài sản trong quá trình sử dụng. Nguyễn Thị Thùy Dương MSSV: BH201385 6 Báo cáo Chuyên đề Tốt nghiệp Đại Học Kinh tế Quốc Dân + Đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, quản trị ngân hàng: Kế toán được tiến hành trên cơ sở các mặt nghiệp vụ như: nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng, thanh toán… cho nên số liệu của kế toán đã phản ánh được kết quả các mặt hoạt động nghiệp vụ của từng đơn vị cũng như của toàn ngành ngân hàng. Hệ thống số liệu này có thể chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những tồn tại trong quá trình hoạt động, từ đó các nhà lãnh đạo sử dụng nó như là một công cụ hữu hiệu để chỉ đạo, điều hành, quản trị ngân hàng có hiệu quả. Do đó không thể phủ nhận vai trò to lớn của kế toán ngân hàng. Kế toán ngân hàng giúp cho các giao dịch trong nền kinh tế được tiến hành một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời hơn. Những số liệu do kế toán ngân hàng cung cấp là những chỉ tiêu thông tin kinh tế quan trọng giúp cho việc chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như làm căn cứ cho việc hoạch định, thực thi chính sách tiền tệ quốc gia và chỉ đạo toàn bộ hoạt động của nền kinh tế, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. 1.1.4. Nhiệm vụ của kế toán ngân hàng + Thu thập, ghi chép kịp thời, đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kinh tế- tài chính phát sinh của đơn vị ngân hàng theo đối tượng, nội dung công việc kế toán, theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán. Trên cơ sở đó để bảo vệ an toàn tài sản của bản thân ngân hàng cũng như tài sản của toàn xã hội bảo quản tại ngân hàng. + Kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản thu chi tài chính, quá trình sử dụng tài sản của bản thân ngân hàng và của xã hội thông qua các khâu kiểm soát của kế toán, góp phần tăng cường kỷ luật tài chính, củng cố chế độ hạch toán kinh tế trong ngân hàng cũng như trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. + Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của ngân hàng. Bên Nguyễn Thị Thùy Dương MSSV: BH201385 7 [...]... cáo Chuyên đề Tốt nghiệp Đại Học Kinh tế Quốc Dân CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH PHÚC 2.1 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của VIB Vĩnh Phúc 2.1.1 Vài nét về sự hình thành và phát triển của VIB Vĩnh Phúc Tên đầy đủ: Chi nhánh Vĩnh Phúc - Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam Tên giao dịch: VIB Vĩnh Phúc Địa chỉ: Số... – kế toán có liên quan đến nghiệp vụ cho vay đã góp phần quan trọng cho chính sách tín dụng của ngân hàng Trong đó, kế toán nghiệp vụ cho vay giữ vị trí quan trọng trong toàn bộ nghiệp vụ kế toán ngân hàng vì tham gia trực tiếp vào quá trình vay vốn và quản lý một bộ phận tài sản rất lớn của mỗi ngõn hàng 1.2.1 Khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ cho vay 1.2.1.1 Khái niệm Kế toán nghiệp. .. của kỹ thuật, nghiệp vụ ngân hàng nói chung và kỹ thuật, nghiệp vụ kế toán ngân hàng nói riêng, góp phần thực hiện tốt chi n lược khách hàng của ngân hàng 1.2 Kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng thương mại Hoạt động cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu và tạo ra phần lớn thu nhập cho Ngân hàng thương mại (NHTM) Đó là một hình thức cấp tín dụng, theo đó Ngân hàng giao cho khách hàng một khoản... đồng vốn vay mang lại hiệu quả kinh tế cao Nguyễn Thị Thùy Dương 10 MSSV: BH201385 Báo cáo Chuyên đề Tốt nghiệp Đại Học Kinh tế Quốc Dân Như vậy, công tác kế toán nghiệp vụ cho vay cùng với các công tác kế toán ngân hàng khác giúp ngân hàng vừa cung ứng được vốn cho nền kinh tế, vừa tăng cường sức sống tín dụng cho bản thân ngân hàng 1.2.2 Tài khoản sử dụng và chứng từ kế toán nghiệp vụ cho vay Tài... hiện trong chứng từ kế toán nghiệp vụ cho vay Đó chính là các yếu tố xác định quyền chủ thể cho vay của ngân hàng, chỉ rõ người chịu trách nhiệm nhận nợ và người cam kết trả nợ gốc và lãi theo đúng hạn cho ngân hàng 1.2.3 Quy trình hạch toán của một số phương thức cho vay cơ bản 1.2.3.1 Quy trình kế toán cho vay, thu nợ và thu lãi theo phương thức cho vay từng lần Ngân hàng cho vay ngắn hạn (tối đa... Chứng từ kế toán nghiệp vụ cho vay Chứng từ dùng trong kế toán nghiệp vụ cho vay là những giấy tờ, vật mang tin đảm bảo về mặt pháp lý cho các khoản cho vay của ngân hàng Mọi sự tranh chấp về các khoản cho vay hay trả nợ giữa ngân hàng và người vay Nguyễn Thị Thùy Dương 15 MSSV: BH201385 Báo cáo Chuyên đề Tốt nghiệp Đại Học Kinh tế Quốc Dân đều phải giải quyết trên cơ sở các chứng từ cho vay hợp lệ,... vay Tài khoản phản ánh nghiệp vụ cho vay thuộc tài sản có của ngân hàng, dựng để ghi chép, phản ánh toàn bộ số tiền cho vay của ngân hàng đối với người đi vay (TCKT hay cá nhân), đồng thời chi chép và phản ánh số tiền người vay phải trả ngân hàng theo từng kỳ hạn nhất định 1.2.2.1 Tài khoản sử dụng trong kế toán nghiệp vụ cho vay 1.2.2.1.1 Tài khoản nội bảng a) Tài khoản cho vay phản ánh nợ trong hạn... thiết cho việc quản lý và điều hành hoạt động tín dụng của ngân hàng 1.2.1.2 Vai trò Một số vai trò chủ yếu của kế toán nghiệp vụ cho vay: + Cung cấp cho ngân hàng và các doanh nghiệp, TCKTvà các cá nhân có quan hệ tín dụng với ngân hàng những thông tin liên quan tới quá trình cho vay, thu nợ, thu lãi, thời hạn hoàn trả… một cách đầy đủ, qua đó giúp cho lãnh đạo ngân hàng nắm được tình hình cho vay, ... dụng - Định kỳ hạn nợ cụ thể cho khoản cho vay; người vay trả nợ một lần khi đáo hạn Quy trình kế toán phương thức cho vay từng lần được thực hiện qua các bước sau: a Kế toán khi cho vay (giai đoạn giải ngân) Hồ sơ xin vay do người vay nộp, sau khi được cán bộ tín dụng thẩm định và giám đốc ngân hàng duyệt, được chuyển sang kế toán để kiểm soát và giải ngân toàn bộ số tiền cho vay theo hạn mức tín dụng... định cho tất cả các khách hàng vay (từng lần) - Từng tháng, ngân hàng tính toán số lãi cho vay từng lần phát sinh trong tháng Công thức tính lãi định kỳ cho vay từng lần: Lãi cho vay = Số tiền gốc cho vay * Lãi suất (tháng) Sau khi tính được số lãi phát sinh, kế toán hạch toán: Nợ: Tài khoản phải thu từ hoạt động tín dụng (TK 3941) Có: Tài khoản thu lãi cho vay (TK 702) - Khi kết thúc hợp đồng cho vay . luận chung về kế toán ngân hàng và kế toán nghiệp vụ cho vay tại Ngân hàng thương mại Chương II: Thực trạng kế toán nghiệp vụ cho vay tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Phúc Chương. Báo cáo Chuyên đề Tốt nghiệp Đại Học Kinh tế Quốc Dân Đề tài: Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ cho vay tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh Phúc (VIB Vĩnh Phúc) . Sinh viên: Nguyễn. Phúc Chương III: Giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ cho vay tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Phúc Kế toán nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ tín dụng khá phức tạp, nguồn

Ngày đăng: 16/08/2014, 20:59

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Quy trình kế toán phương thức cho vay từng lần được thực hiện qua các bước sau:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan