Xây dựng đơn vị bản đồ đất đai và đề xuất một số loại hình sử dụng đất thích ứng với kịch bản biến đổi khí hậu vùng đầm phá Tam Giang: Trường hợp nghiên cứu ở xã Hải Dương

52 706 0
Xây dựng đơn vị bản đồ đất đai và đề xuất một số loại hình sử dụng đất thích ứng với kịch bản biến đổi khí hậu vùng đầm phá Tam Giang: Trường hợp nghiên cứu ở xã Hải Dương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xây dựng đơn vị bản đồ đất đai và đề xuất một số loại hình sử dụng đất thích ứng với kịch bản biến đổi khí hậu vùng đầm phá Tam Giang: Trường hợp nghiên cứu ở xã Hải Dương 1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Mục đích nghiên cứu tài liệu là tìm hiểu lịch sử nghiên cứu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hiệu quả sử dụng đất, từ đó nắm bắt những nội dung đồng nghiệp đi trước đã làm, không mất thời gian lặp lại những công việc mà đồng nghiệp đi trước đã thực hiện. Nội dung phân tích có thể bao gồm phân tích nguồn, phân tích tác giả, phân tích nội dung và tổng hợp tài liệu.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển bao gồm cả trong khai thác sử dụng đất. Các nước đang phát triển sẽ phải gánh nặng chủ yếu từ các hậu quả của biến đổi khí hậu, kể cả khi họ gắng sức xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế. Với những nước này, biến đổi khí hậu đe dọa làm tăng khả năng tổn thương, tàn phá những thành tựu phải mất bao nhiêu khó khăn mới đạt được và phá hoại nghiêm trọng những tiềm năng phát triển. Thậm chí việc thực hiện các mục tiêu phát triển thiên nhiên kỷ và đảm bảo một tương lai an toàn và bền vững sau năm 2015 trở đi sẽ còn khó khăn hơn nữa. Việt Nam là một trong năm quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Trong 50 năm qua (1951 – 2000) nhiệt độ trung bình năm đã tăng 0,7 0 C. Mực nước biển trung bình nước ta đã tăng lên 20 cm (BTNMT 2008). Đến cuối thế kỷ 21 mực nước biển có thể tăng lên 75 cm so với thời kỳ 1980 – 1999 (BTNMT 2009 ). Nếu mực nước biển tăng 1m thì 5% diện tích Việt Nam bị ngập, 11% dân số bị ảnh hưởng và GDP có thể giảm 10%. Xã Hải Dương là một xã ven biển thuộc huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trong vùng đầm phá Tam Giang có điều kiện tự nhiên và khí hậu phức tạp. Theo dự báo, đây là một trong những xã sẽ chịu tác động năng nề của biến đổi khí hậu đặc biệt là vùng cát ven biển. Để làm rõ vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Xây dựng đơn vị bản đồ đất đai và đề xuất một số loại hình sử dụng đất thích ứng với kịch bản biến đổi khí hậu vùng đầm phá Tam Giang: Trường hợp nghiên cứu ở xã Hải Dương”. 1 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Mục đích nghiên cứu tài liệu là tìm hiểu lịch sử nghiên cứu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hiệu quả sử dụng đất, từ đó nắm bắt những nội dung đồng nghiệp đi trước đã làm, không mất thời gian lặp lại những công việc mà đồng nghiệp đi trước đã thực hiện. Nội dung phân tích có thể bao gồm phân tích nguồn, phân tích tác giả, phân tích nội dung và tổng hợp tài liệu. 2.1.2. Phương pháp chuyên gia Tham khảo ý kiến của cán bộ địa chính, cán bộ phòng tài nguyên, thầy giáo, cô giáo chuyên sâu về các lĩnh vực đề tài nghiên cứu, các chủ hộ sản xuất nông nghiệp, các hộ phi nông nghiệp, dịch vụ và đánh bắt hải sản. Các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về nghiên cứu về biến đổi khí hậu. 2.1.3. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin + Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập thông tin: Báo cáo về tình hình phát triển kinh tế, xã hội xã Hải Dương báo cáo hoạt động các hợp tác xã, báo cáo tổng kết hoạt động xây dựng làng văn hóa thống kê của địa phương về để phục vụ cho quá trình thực hiện đề tài. + Phương pháp điều tra phỏng vấn hộ nông dân: Tiến hành bằng cách sử dụng các bảng hỏi với các câu hỏi đóng, mở điều tra ngẫu nhiên trên các hộ dân của xã nhằm đảm bảo tính khách quan của số liệu thu thập. Phỏng vấn người am hiểu: các cán bộ xã, các tổ trưởng, trưởng thôn, các phòng ban, phỏng vấn cấu trúc, bán cấu trúc, quan sát, ghi chép, tìm hiểu trên sách, báo, internet. + Loại thông tin: Đánh giá của hoạt động trong các lĩnh vực sản suất nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ và các hoạt động khai thác biển. Đặc điểm kinh tế - xã hội và sinh kế của người dân, nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu và thực trạng và xu thế chuyển đổi ngành nghề ở địa phương. 2.1.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu điều tra phỏng vấn, số liệu thô đã thu thập, phân tích và xử lý từ đó đưa ra các bảng biểu để so sánh tìm ra nguyên nhân vấn đề cần quan tâm. 2.2. Nội dung nghiên cứu 2 - Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội xã Hải Dương - Hiện trạng sử dụng đất xã Hải Dương - Nghiên cứu một số kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam và Thừa Thiên Huế - Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và đề xuất một số loại hình sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội 3.1.1. Vị trí địa lý Xã Hải Dương là một xã vùng biển ở về phía Đông của huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm tỉnh theo đường bộ hơn 20 km, đường thủy 18 km. Địa bàn của xã dài 7 km: - Phía Đông giáp Biển Đông - Phía Tây giáp phá Tam Giang - Phía Nam giáp Cửa Thuận An - Phía Bắc giáp xã Quảng Công (huyện Quảng Điền). 3.1.2. Điều kiện tự nhiên 3.1.2.1. Về địa hình Địa hình xã Hải Dương phân thành 2 dạng rõ rệt: - Phía biển là cồn cát với địa hình không bằng phẳng thoải dần ra biển. - Phía đầm phá địa hình tương đối bằng phẳng. Đất đai kém phì nhiêu. Chủ yếu là đất cát nghèo dinh dưỡng. 3.1.2.2. Về khí hậu, thủy văn a. Khí hậu, thời tiết: Xã Hải Dương nằm trong vùng khí hậu Duyên hải Bắc Trung Bộ, có 2 mùa rõ rệt (mùa khô và mùa mưa), vừa chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển nên mát mẻ hơn. Nói chung, khí hậu xã Hải Dương tương đối ôn hòa. 3 - Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12 hằng năm, 4 tháng này chiếm khoảng 70% lượng mưa của cả năm. Khí hậu mát mẻ, hướng gió chủ yếu là Đông, Đông Bắc, Bắc, Tây Bắc mưa nhiều và thường có áp thấp nhiệt đới, bão lụt. - Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8, lượng mưa trong mùa này chiếm khoảng 29,6%. Vào mùa này khí hậu ngày nóng, đêm mát. Hướng gió chủ yếu là gió Đông, lượng bốc hơi nước nhiều. Trời quang mây. - Nhiệt độ không khí ( o C) + Trung bình năm: 21,9 o C + Cao nhất tuyệt đối: 34,6 o C + Thấp nhất tuyệt đối: 12,6 o C - Độ ẩm không khí (%) + Trung bình năm: 88,3% + Cao nhất tuyệt đối: 95% + Thấp nhất tuyệt đối: 84% - Lượng mưa + Lượng mưa trung bình năm: 3.760 mm + Số ngày mưa trung bình năm: 205 ngày + Tháng có số ngày mưa trung bình nhiều nhất: tháng 12 hằng năm - Nắng + Số giờ nắng tung bình: 1.770 giờ/năm + Số giờ chiếu nắng trung bình tháng nhiều nhất: 225 giờ/tháng + Số giờ chiếu nắng trung bình tháng ít nhất: 43giờ/tháng - Gió: Gió thổi theo chu kỳ nhiệt đới gió mùa với gió mùa Đông Bắc về mùa đông, thổi từ tháng 10 đến tháng 4 và gió Tây Nam về mùa hè, thổi từ tháng 5 đến tháng 10. Tốc độ gió trung bình 29,6 m/s. Ngoài ra, xã Hải Dương còn chịu tác động của gió biển và gió liền theo chu kỳ ngày đêm. - Bão: xã Hải Dương nằm ven biển nên chịu ảnh hưởng của khí hậu biển, chịu gió mạnh, lượng mưa lớn, các cơn bão thường xuất hiện vào tháng 8 đến tháng 11 hàng năm. b. Thủy văn 4 - Thủy triều mang tính chất bán nhật triều, biên độ thủy triều trung bình khoảng 0,4 – 0,6 m. - Tình trạng ngập lụt có nhưng không thường xuyên. Mực nước lũ năm 1999 là 2,4 m. - Đây là khu vực ven biển, tình trạng xâm thực đang diễn ra ngà một nghiêm trọng. - Mực nước ngầm xuất hiện ở độ sâu từ -3,5 đến 6m. c. Tài nguyên thiên nhiên - Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất 1.029 ha chủ yếu là đất cát (thịt nhẹ và cát pha) nghèo dinh dưỡng, địa chất yếu và không ổn định. - Tài nguyên rừng: Diện tích rừng dương liễu phòng hộ: 197,7 ha. Trong đó, rừng do hợp tác xã quản lý là 156,7 ha; rừng do tư nhân quản lý là 35,0 ha. - Mặt nước: 439 ha mặt nước thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi trồng thủy hải sản. - Với 7 km bờ biển có nhiều cảnh đẹp: thuận lợi cho việc phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng, tạo điều kiện việc làm cho nhân dân trong vùng. - Khoáng sản: nghèo. d. Đặc điểm dân cư và nguồn lao động: Dân cư sống trải dải trên 7 km với 1526 hộ, 6.750 nhân khẩu trong đó, số người trong độ tuổi lao động là 3.083 người. Với lợi thế là một xã vùng biển, có diện tích mặt nước lớn và có truyền thống văn hóa lâu đời với các lễ hội truyền thống vẫn được duy trì, xã Hải Dương có điều kiện để phát triển ngành mũi nhọn là nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và phát triển du lịch dịch vụ, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương. Bảng 1: Tổng hợp dân cư phân theo ngành nghề lao động STT NGÀNH NGHỀ LAO ĐỘNG (người) TỶ LỆ (%) 1 Nông nghiệp 1.210 39,25 2 Công nghiệp 975 31,63 3 Thương nghiệp, dịch vụ 898 29,12 TỔNG CỘNG 3.083 100,00 e. Cảnh quan, môi trường: 5 Nhìn chung, môi trường tại xã Hải Dương tương đối trong lành, ít bị ô nhiễm. Hệ sinh thái ngập mặn ven biển của xã (rừng ngập mặn, rừng phòng hộ, đầm phá,…) đang được các tổ chức chính phủ và phi chính phủ quan tâm, bảo tồn. Tuy nhiên trong những năm gần đây, dưới ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu trên trái đất, tình trạng biển xâm thực đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Đặc biệt từ sau đợt lũ lịch sử 1999. 3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 3.1.3.1. Hiện trạng phát triển kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân ước đạt 12,05%. Cơ cấu nền kinh tế Nông nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – Dịch vụ, tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Năm 2011, tỷ trọng giá trị các ngành trong cơ cấu nền kinh tế: Nông nghiệp: 60%; Tiểu thủ công nghiệp 13%; dịch vụ 27%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội: 275,06 tỷ đồng. a. Về sản xuất Nông nghiệp * Thủy sản - Nuôi trồng thủy sản tiếp tục duy trì diện tích 76 ha qua các năm. Nghề nuôi cá lồng phát triển mạnh ở vùng ven đầm phá. Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2010 ước đạt 135 tấn. Trong đó, cá lồng có 550 lồng tăng 409 lồng so với năm 2005, sản lượng cá 95 tấn. - Chế biến thủy, hải sản: sản lượng hàng năm từ 200 – 250 tấn, cung cấp cho thị trường một lượng lớn mắm, ruốc có chất lượng. * Trồng trọt – chăn nuôi – trồng rừng Việc trồng trọt – chăn nuôi – trồng rừng đang chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật được người dân chú trọng, nhất là đưa giống lúa xác nhận vào sản xuất đạt 80% tổng diện tích; năng suất lúa bình quân tăng từ 45,2 tạ/ha năm 2005 lên 53 tạ/ha năm 2011. Năm 2011, tổng đàn lợn toàn xã là 742 con, trâu bò đạt 197 con, gia cầm 19.500 con. Hàng năm, xã vẫn làm tốt công tác thú y nên dịch bệnh ít xảy ra. 6 Hằng năm, xã trồng dặm đất bãi bồi ven biển từ 3 – 5 ha rừng phòng hộ, đồng thời làm tốt công tác bảo vệ rừng có hiệu quả, chống xâm thực, bảo vệ môi trường. Diện tích rừng hiện tại là 198,3 ha. Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2011 đạt 33.916 triệu đồng. b. Tình hình phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp Tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ: Ngành này có bước phát triển đáng kể, nhiều ngành nghề dịch vụ được duy trì như dịch vụ internet, phương tiện vận tải, kinh doanh – buôn bán, bưu chính viễn thông, có điểm bưu điện văn hóa. Mật độ điện thoại cố định đạt 24 máy/100 hộ dân, đảm bảo thông tin liên lạc đến các thôn, cụm dân cư trong toàn xã. Đặc biệt là chợ Hải Dương được đâu tư xây dựng, sắp xếp ổn định kinh doanh buôn bán. Ở Hải Dương giao thông đi lại của nhân dân đều bằng đường thủy nên việc đi lại, giao lưu hàng hóa phục vụ nhân dân hết sức khó khăn, vất vả; vì vậy, ở đây còn có nghề vận tải hành khách bằng đường thủy, cơ khí sửa chữa, chằm nón, mộc nề, may mặc, kinh doanh hàng tạp hóa, sản xuất thủ công nhỏ lẻ. Tổng giá trị Tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ năm 2010 đạt 29.600 triệu đồng. c. Tình hình phát triển các hình thức tổ chức sản xuất Ở Hải Dương có 2 mô hình kinh tế Hợp tác xã đó là HTX Vĩnh Trị và HTX Thái Dương Thượng hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản, chủ yếu là dịch vụ phục vụ sản xuất của xã viên. 3.1.3.2. Hiện trạng văn hóa, xã hội a. Giáo dục và đào tạo Về giáo dục và đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực, quy mô và chất lượng học tập được nâng lên, cơ sở vật chất được tăng cường. Đội ngũ giáo viên cơ bản đủ về số lượng và được chuẩn hóa. Tỷ lệ học sinh đến trường hăng năm: tiểu học đạt 100%; THCS đạt trên 98%; mầm non đạt 95%, chất lượng giáo dục của các cấp học được nâng lên. Giữ vững kết quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và giáo dục THCS, đã thành lập các cấp Hội khuyến học và xây dựng quỹ trên 295 triệu đồng, công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh. b. Công tác Dân số - Gia đình – Trẻ em và Y tế 7 Có tiến bộ. Công tác y tế làm tốt công tác chăm sóc, sức khỏe nhân dân. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế triển khai có hiệu quả. Trạm y tế đã được tầng hóa, trang thiết bị y tế và y bác sĩ được tăng cường. Bảo hiểm y tế tự nguyện ngày càng được nhân dân tham gia đạt 45% dân số. Xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế. Xã thực hiện tốt công tác truyền thông dân số và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2011 ước tính 0,8% đạt chỉ tiêu so với kế hoạch. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng năm 2011 là 9,2%. c. Hoạt động Văn hóa – Thông tin – Thể thao Hoạt động văn hóa – thông tin – thể thao ngày càng có chất lượng và thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia. Thực hiện tốt chính sách an ninh xã hội và các chính sách ưu đãi cho người có công với cách mạng. Công tác xóa đói giảm nghèo được triển khai tích cực, đồng bộ. Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia, lồng ghép với các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 9,95%, thu nhập bình quân đầu người khoảng 8,44 triệu đồng/ năm. 3.1.3.3. Hiện trạng phát triển kết cấu hạ tầng a. Hạ tầng xã hội: Trường học có 1 trường Mầm non, 2 trường Tiểu học và một trường Trung học cơ sở. Tổng số phòng học 42 và 2 phòng chức năng. Hải Dương vẫn chưa có Nhà văn hóa và Khu thể thao xã. Toàn xã chỉ có 1 chợ trung tâm xã với diện tích 1.496 m 2 . Bưu chính viễn thông: cả xã có 1 điểm bưu điện văn hóa xã, 1 điểm truy cập dịch vụ bưu chính viễn thông. Nhà ở chung cư: toàn xã có 1.588 ngôi nhà, 4 nhà tạm theo diện 167 sẽ được xây dựng trong năm 2012. Trạm y tế có diện tích đất 1.045 m 2 , diện tích xây dựng là 280 m 2 với 6 giường bệnh. Công trình tôn giáo: nhà thờ và khuôn hội phật giáo. b. Hạ tầng kỹ thuật 8 Giao thông: Tuyến giao thông chính dài 6,5 km, trong đó đường quốc lộ 49B chạy qua xã dài 3 km, các đường liên thôn liên xóm hầu hết đã được bêtông với lòng đường dài từ 1,5 – 2m. Hoàn thành và đưa vào sử dụng khu tái định cư thủy điện cho 30 hộ, khu định cư vùng sạt lỡ xóm Gành gồm 53 hộ. Đê kè phá dài 5.2 km có tác dụng ngăn mặn ven biển đầm phá, chống sạt lỡ nhưng đang xuống cấp, cần được kiên cố hóa để phục vụ sản xuất. Toàn xã có 2 km kênh mương đã kiên cố được 0,8 km (40%) còn 1,2 km chưa được bê tông hóa nên dễ bị bồi lấp, cần phải nạo vét thường xuyên. Hệ thống cấp điện: Nguồn điện toàn xã được nối với hệ thống điện cao thế xã Quãng Công theo tuyến đường quốc lộ 49b. Cấp nước: chưa có hệ thống cấp nước máy, chủ yếu sử dụng giếng bơm cấp nước sinh hoạt. Thoát nước: chủ yếu thoát nước tự nhiên. Vệ sinh môi trường: có 880 hộ có đủ 3 công trình sinh hoạt đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Xã có đất nghĩa trang, nghĩa địa nhưng tất cả đều hình thành tự phát, chưa có quy hoạch và quy chế quản lý. Công tác thu gom rác thải đã có sự quan tâm của người dân, có đội thu gom rác thải để xử lý. 3.1.4. Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến việc sử dụng đất 3.1.4.1. Thuận lợi Xã Hải Dương là một xã vùng biển ở về phía Đông của huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm tỉnh theo đường bộ hơn 20 km, đường thủy 18 km. Tài nguyên rừng: Diện tích rừng Dương liễu phòng hộ: 197,7 ha. Trong đó, rừng do hợp tác xã quản lý là 156,7 ha; rừng do tư nhân quản lý là 35,0 ha.Tận dụng vùng đất đồi nghèo dinh dưỡng, tạo vành đai ngăn chặn gió biển, bão cát và sạt lở đất đối với các vùng đất khác. Mặt nước: 439 ha mặt nước thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi trồng thủy hải sản. Với 7 km bờ biển có nhiều cảnh đẹp: thuận lợi cho việc phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng, tạo điều kiện việc làm cho nhân dân trong vùng. 9 Với lợi thế là một xã vùng biển, có diện tích mặt nước lớn và có truyền thống văn hóa lâu đời với các lễ hội truyền thống vẫn được duy trì, xã Hải Dương có điều kiện để phát triển ngành mũi nhọn là nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và phát triển du lịch dịch vụ, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân ước đạt 12,05%. Cơ cấu nền kinh tế Nông nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – Dịch vụ, tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Năm 2011, tỷ trọng giá trị các ngành trong cơ cấu nền kinh tế: Nông nghiệp: 60%; Tiểu thủ công nghiệp 13%; dịch vụ 27%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội: 275,06 tỷ đồng. Tạo điều kiện khai thác các vùng đất chưa sử dụng, ngập mặn vào nuôi trồng thủy sản. Nghề nuôi cá lồng phát triển mạnh ở vùng ven đầm phá. Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2010 ước đạt 135 tấn. Trong đó, cá lồng có 550 lồng tăng 409 lồng so với năm 2005, sản lượng cá 95 tấn. Điều kiện này thuận lợi cho việc sử dụng tốt các vùng đất bị sạt lở ven đầm phá. Việc trồng trọt – chăn nuôi – trồng rừng đang chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật được người dân chú trọng, nhất là đưa giống lúa xác nhận vào sản xuất đạt 80% tổng diện tích; năng suất lúa bình quân tăng từ 45,2 tạ/ ha năm 2005 lên 53 tạ/ ha năm 2011. Hằng năm, xã trồng dặm đất bãi bồi ven biển từ 3 – 5 ha rừng phòng hộ, đồng thời làm tốt công tác bảo vệ rừng có hiệu quả, chống xâm thực, bảo vệ môi trường. 3.1.4.2. Khó khăn Địa hình xã Hải Dương phân thành 2 dạng rõ rệt: phía biển là cồn cát với địa hình không bằng phẳng thoải dần ra biển, về phía đầm phá địa hình tương đối bằng phẳng. Tổng diện tích đất 1.029 ha chủ yếu là đất cát (thịt nhẹ và cát pha) nghèo dinh dưỡng, kém phì nhiêu, địa chất yếu và không ổn định gây nhiều khó khăn cho việc khai thác đất để trồng trọt, năng suất thu được không cao. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12 hằng năm, 4 tháng nầy chiếm khoảng 70% lượng mưa của cả năm. Hướng gió chủ yếu là Đông, Đông Bắc, Bắc, Tây Bắc mưa nhiều và thường có áp thấp nhiệt đới, bão lụt. Các cơn bão thường xuất hiện vào tháng 8 đến 10 [...]... xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam là kịch bản phát thải thấp (kịch bản B1), kịch bản phát thải 14 trung bình của nhóm các kịch bản phát thải trung bình (kịch bản B2) và kịch bản phát thải trung bình của nhóm các kịch bản phát thải cao (kịch bản A2) Các kịch bản biến đổi khí hậu đối với nhiệt độ và lượng mưa được xây dựng cho bảy vùng khí hậu của Việt Nam: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng... NKH 3.3 Nghiên cứu một số kịch bản biến đổi khí hậu 3.3.1 Biến đổi khí hậu là gì? - Biến đổi khí hậu là sự thay đổi đáng kể, lâu dài các thành phần khí hậu, “khung” thời tiết từ bình thường vốn có lâu đời nay của một vùng cụ thể, sang một trạng thái thời 12 tiết mới, đạt các tiêu chí sinh thái khí hậu mới một các khác hẳn, để rồi sau đó, dần dần đi vào ổn định mới - Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng... phương pháp tính toán xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam bao gồm: (1) Mức độ tin cậy của kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu; (2) Độ chi tiết của kịch bản biến đổi khí hậu; (3) Tính kế thừa; (4) Tính thời sựcủa kịch bản; (5) Tính phù hợp địa phương; (6) Tính đầy đủ của các kịch bản; (7) Khả năng chủ động cập nhật Các kịch bản phát thải khí nhà kính được chọn để tính toán xây dựng. .. cấu loại đất: chủ yếu 2 loại đất là đất cát pha và đất thịt nhẹ bị nhiễm mặn, nghèo Stt dinh dưỡng không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp 11 Biểu đồ 1: Cơ cấu sử dụng đất của xã Hải Dương Năm 2011 3.2.2 Sử dụng đất nông nghiệp Bảng 3: Bảng so sánh biến động đất nông nghiệp năm 2005 và 2010 của xã Hải Dương Đơn vị tính: ha Stt Loại đất Ký hiệu Thống Hiện trạng kê 2010 2005 Biến động sử dụng đất (tăng,... thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước Nhận thức rõ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu Một trong những nội dung quan trọng của Chương trình là xây dựng và cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu Đây là định hướng để các Bộ, ngành, địa phương đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, xây dựng và triển khai... khai kế hoạch hành động ứng phó Bộ Tài nguyên và Môi trường được Chính phủ giao: “Dựa trên cơ sở các nghiên cứu đã có trong và ngoài nước, đầu năm 2009 hoàn thành việc xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam, đặc biệt là nước biển dâng… Cuối năm 2010, hoàn thành việc cập nhật các kịch bản biến đổi khí hậu và đến năm 2015, tiếp tục cập nhật các kịch bản biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển... ở hầu hết các vùng khí hậu của nước ta, đặc biệt là các vùng khí hậu phía Nam Lượng mưa mùa mưa và tổng lượng mưa năm có thể tăng ở tất cả các vùng khí hậu - Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa cả năm có thể tăng khoảng 5% ở Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và từ 1 - 2% ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ so với trung bình thời kỳ Kịch bản biến đổi khí hậu, ... 4 - 7% ở Tây Bắc, Đông Bắc Vùng và Đồng bằng Bắc Bộ, khoảng 10% ở Bắc Trung Bộ, lượng mưa vào giữa mùa khô ở các vùng khí hậu phía Nam có thể giảm tới 10 - 15% so với thời kỳ 1980-1999 17 - Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa cả năm có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999, khoảng 9 - 10% ở Tây Bắc, Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng Đông Bắc, 10% ở Đồng bằng... tăng nhanh hơn so với các vùng khí hậu phía Nam - Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980-1999 khoảng từ 1,6 đến 1,9oC và ở các vùng khí hậu phía Nam tăng ít hơn, chỉ khoảng từ 1,1 đến 1,4oC Bảng 4 Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải thấp (B1)... hứng chịu những bất thường của khí hậu, thời tiết, những hậu quả không mong muốn từ việc hủy hoại thiên nhiên một cách quá mức như hiện nay 3.3.2 Kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21 Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới Nhiệt độ tăng, mực nước . xã Hải Dương - Nghiên cứu một số kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam và Thừa Thiên Huế - Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và đề xuất một số loại hình sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu. 3 vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Xây dựng đơn vị bản đồ đất đai và đề xuất một số loại hình sử dụng đất thích ứng với kịch bản biến đổi khí hậu vùng đầm phá Tam Giang: Trường. bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam là kịch bản phát thải thấp (kịch bản B1), kịch bản phát thải 14 trung bình của nhóm các kịch bản phát thải trung bình (kịch bản B2) và kịch bản phát thải trung

Ngày đăng: 16/08/2014, 11:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Tham khảo ý kiến của cán bộ địa chính, cán bộ phòng tài nguyên, thầy giáo, cô giáo chuyên sâu về các lĩnh vực đề tài nghiên cứu, các chủ hộ sản xuất nông nghiệp, các hộ phi nông nghiệp, dịch vụ và đánh bắt hải sản. Các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về nghiên cứu về biến đổi khí hậu.

  • Bảng 5. Nhiệt độ nhiệt độ trung bình năm trong các thập kỷ gần đây (0C)

  • Hình 2. Biến trình nhiều năm và xu thế biến đổi nhiệt độ tháng 1 và tháng 7

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan