Báo cáo nghiên cứu khoa học đề tài " THI SĨ PHẠM HẦU TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI 1932 - 1945 " pptx

16 609 0
Báo cáo nghiên cứu khoa học đề tài " THI SĨ PHẠM HẦU TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI 1932 - 1945 " pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

69 THI SĨ PHẠM HẦU TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI 1932 - 1945 Hoàng Sĩ Nguyên Trường THPT Phạm Phú Thứ, Điện Bàn, Quảng Nam Trong Thi nhân Việt Nam, Phạm Hầu được con mắt tinh đời của Hoài Thanh "ngó" đến với hơn một trang sách giới thiệu và in hai bài thơ. Trong Việt Nam thi nhân tiền chiến, nhà thơ xứ Quảng này lại được Nguyễn Tấn Long giới thiệu kỹ hơn và in 13 bài thơ. Chừng đó cũng đủ làm "vốn liếng" để Phạm Hầu "neo" được trong lòng bạn đọc hơn 60 năm nay. Với ý thức tìm kiếm và lưu giữ đầy trách nhiệm, sau bao nhiêu năm xuôi ngược, ông Hoàng Minh Nhân đã bước đầu giới thiệu Tuyển tập Phạm Hầu với 25 bài thơ (không tính một bài còn nghi vấn tác giả) và 19 ý kiến, bài viết xung quanh gia đình, cuộc đời và tác phẩm của thi sĩ. Như vậy, đến nay chúng ta có thể nhận diện được rõ hơn gương mặt Phạm Hầu trong phong trào Thơ mới 1932 - 1945: 1. Những vần thơ nhức nhối nỗi buồn, cô đơn Trên đỉnh Ngũ Hành Sơn - danh thắng của Đà Nẵng - có một Vọng Hải đài. Nơi đây, bên cạnh trùng khơi đại dương, giữa mênh mông mây gió còn tấm bia đá rêu phủ với dòng Hán tự ba chữ Vọng - Hải - Đài. Chắc hẳn Phạm Hầu đã có 70 lần lên đây, như Đỗ Phủ từng "Đăng Cao" vậy! Hoài Thanh nhận ra Vọng hải đài là một ẩn ngữ - "Lòng người là một vọng hải đài". [1/155]. Không gian điểm nhìn là hồn người cô quạnh, ở đó thừa gió chiều, mây sớm, chỉ thiếu con người. Nỗi buồn luôn là cấp số nhân khi không có người chia sẻ. Đây là lời "trách yêu" hay ghi nhận chua chát sự đơn côi: Chỉ biết mình tôi thương nhớ tôi Không cần ai phải nhớ thương tôi (Riêng tây) Trong 25 bài thơ của Phạm Hầu thì 24 bài đã nói đến buồn, cô đơn hoặc mang âm hưởng buồn, cô đơn. Thi nhân đã sớm mang mối sầu tình: Ao ước ngày mai sắc nàng thơm (Lý tưởng) Tình câm lặng, tình tuyệt vọng khiến nhà thơ cay đắng đổ lỗi cho mộng hờ Đời tôi nếu rụng bao nhiêu sắc Cũng bởi vì tôi quá mộng hờ 71 (Lý tưởng) Nỗi đớn đau thường canh cánh, nức nở, hành hạ nhà thơ: Tiếng rên xiết giờ tàn khi chấm hết Cảnh thường xuyên đêm sáng đổi thay màu. Tim nhói lên nức nở những ban đầu Những giờ cuối rơi rơi thầm tuyệt vọng (Mãi dâng trọn hồn vui) Cũng như dòng chảy của Thơ mới 1932 - 1945, tình yêu trong thơ Phạm Hầu nhẹ nhàng, vấn vương xao xuyến. Ý yêu đương gắn với những nỗi buồn man mác, ngậm ngùi: Nhớ bạn tình xa tôi mỉm cười Nụ cười lạnh lẽo khóc đầu môi Chân tôi vô ý đưa trên cỏ 72 Tay khẽ một vài chiếc lá rơi (Trên đồi) Nếu các nhà thơ đương thời, và đặc biệt Xuân Diệu đến với tình yêu bằng những khao khát hưởng thụ, chủ động "ôm", "quấn", "riết" trong say đắm của "bến mê ly", "trời phóng đãng", thì ngược lại, cung bậc tình yêu của Phạm Hầu có khác. Những khao khát, đắm đuối biểu lộ qua tiếng nói âm thanh: Chàng ngả hồn trong ánh mắt si Của nàng khi nhạc riết mê ly (Dạ nhạc) Thi nhân là kẻ thất bại, thường ở thế "cầu xin": - Tôi đã dám cầu xin hai giọt lệ Trên mi nàng huyền bí vẻ say mê - Cho tôi được nghiêng kề nàng thỏ thẻ Vì lời yêu rên xiết ấn trong tôi. 73 (Chiều buồn) -Chàng xin tay ngọc thôi ve vuốt Đến phím sau cùng là biệt ly (Dạ nhạc) Thi nhân làm một cuộc đuổi bắt người đẹp, nhưng chỉ thấy "quanh tôi là mộng hay bươm bướm/ quanh tôi là mộng hay nắng sớm" (Vọng lâu), nên trái tim luôn se sắt : Lòng tôi e cũng cô đơn thế Sẽ chín yêu thương bởi mọi người (Trái xanh) Thiên nhiên trong thơ Phạm Hầu thật gần gũi. Đó đây là những chùm sim dại, những lá hổ ngươi, trái bù đường, hoa chuối rừng mà đã có những lần " hai đứa tranh nhau hút/ Hoa chuối rừng thơm ngọt lạ đời" (Trên đồi). Bài thơ Nơi thôn dã nồng ấm một tình quê mộc mạc, cảm động. Có cái yên tĩnh, trong trẻo của vùng đất Gò Nổi quê ông. Chúng ta gặp ở đây chất thơ của Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ. Có khác là ở Phạm Hầu ngổn ngang một cảnh sắc thiên 74 nhiên trong màu tươi của hương vị cuộc sống lao động, những bức tranh tả thực mà sâu gợi như điệu hồn thiêng mãi ngân trong lòng thi sĩ: Bãi dâu xanh, cánh đồng phơi cỏ rác Sau những ngày gặt hái đã vừa qua Con sông gần lơ, sắc núi xa xa Dưới cầu gỗ phơi sương màu đã bạc Áo cộc trắng, quần đen da tắm nắng Giỏ dâu tròn còn trống ở sau vai Lũ gái quê mộc mạc buổi ban mai Xa còn để tiếng nói cười văng vẳng Yêu cái đẹp, nhà thơ xót thương cho cành hoa rụng. Bài Tám hoa là lời ai điếu cho tang lễ xác hoa, thổn thức quặn đau một nỗi mất mát quá lớn của cái Đẹp trong cõi vô định. Cứ mỗi ngày đi qua 75 Lại có một hoa rụng Mà ngờ đâu dưới huyệt Không tìm thấy tám hoa. Nếu làm thống kê, chúng ta sẽ thấy những từ : buồn, sầu, lệ, cô đơn, xuất hiện dày đặc ở thơ Phạm Hầu. Chỉ riêng bài Chiều Buồn và Vọng lâu, mỗi bài 20 câu thơ mà buồn, sầu, lệ, cô đơn xuất hiện đến 11 lần. Cũng như cái tôi tiểu tư sản trong thơ mới 32 - 45 nói chung, cái tôi cô đơn Phạm Hầu "càng đi sâu càng thấy lạnh" [1/52]: - Tôi buồn cô độc, ôi lầu vọng - Tôi buồn rưng rức bên lầu vọng - Lầu dựng buồn cao ngập ý thơ (Vọng Lâu) Đó là những biểu hiện "vọng hải đài", của lòng mình, của chính mình khi đã dựng trong lòng cảnh "vọng lâu" (Vọng đài). 76 Đúng là một nỗi buồn, một nỗi đau chân thành của "cái khát vọng được thành thực" [1/14] Chính nỗi đau buồn đích thực này đã "làm thức tỉnh ý thức con người và vì thế, nó mang trong mình tính dự báo xã hội" [6.7]. 2. Những vần thơ chứa nhiều tín hiệu nghệ thuật mới lạ "Mới chỉ trong cái tuổi đôi mươi mà thi sĩ Phạm Hầu đã quyết định mang theo bên mình một hoài bão to lớn" [2/73]. Hoài bão trước hết, có lẽ, là việc Phạm Hầu chọn cho mình một con đường sống có trách nhiệm với đồng loại. Bài thơ Tấm lòng son đề tặng anh chị ruột như một sự giải bày quan điểm sống và ý muốn thoát ly khỏi gia đình quyền quý để lên đường theo tiếng gọi của đất nước. Đây là bài thơ dài nhất của Phạm Hầu, như cảm xúc tuôn trào một mạch không dứt. Con chim không chịu học tiếng người, không chịu ở lồng son mà chỉ muốn trở về với dòng suối trong, cánh đồng mênh mông, cỏ thơm, trời thẳm, với: ước và mong Một quãng đời trong sạch (Tấm lòng son) Tâm trạng của con chim trong bài thơ là lời đồng vọng với tâm trạng của con hổ trong Nhớ rừng của Thế Lữ, là tiếng nói chung của một thế hệ thi sĩ Thơ mới 32-45 trong cảnh nước mất nhà tan. 77 Là con người thi sĩ, Phạm Hầu tự hào về nghiệp của mình, có ý thức trau dồi rõ nét. Bên cạnh tiếng nói mạnh dạn xưng danh thi sĩ của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu có tiếng nói của Phạm Hầu. - Thuở nhỏ đêm nằm mơ thấy bướm Giờ không mơ bướm lại mơ thơ (Lý tưởng) - Cái cây thi sĩ vô tình đã Biên những dòng "thơ là" bẽ bàng (Y Lan) Trong số 25 bài thơ đăng trong tuyển tập của Phạm Hầu, có 16 bài theo thể thơ 7 chữ, 5 bài thể thơ 8 chữ, 2 bài thể thơ 5 chữ, 1 bài thể thơ 4 chữ, 1 bài lục bát. Xét về thể thơ, chúng tôi thấy phương thức biểu hiện của thơ Phạm Hầu nằm trong xu thế vận động cơ bản của thể thơ 7, 8 chữ giai đoạn này. Điều này dễ lý giải; bởi trong Thơ mới 32 - 45, thể thơ 7, 8 chữ đã đạt đến "một phẩm chất cổ điển" (cổ điển với nghĩa hoàn hảo về thể loại - Nguyễn Bá Thành). Dấu ấn đậm nét của Phạm Hầu là ở khía cạnh góp phần cách tân dòng thơ, câu thơ. Thơ Phạm Hầu có nhiều câu ngắt dòng, vắt dòng, dòng dài hơn câu, 78 đặc biệt thán từ với dấu chấm than dày đặc ở một số khổ thơ là điều ít thấy ở các nhà thơ đương thời: - Chao ôi ! Chết cả lời thơ Chao ôi ! Điếng cả tim thờ quạnh hiu Gió ôi ! Dâng ngọn thủy triều Mau đi rửa sạch tiêu điều dáng thu (Thu) - Ôi bạn ngọc ! ôi em của anh Ôi chim! ôi bướm ! ôi ngày xanh ! Đã bay đi hết, bay đi hết Ghê gớm, tôi như một khổ hình (Riêng tây) [...]... Việt Nam Thơ và tư liệu về Phạm Hầu mới được sưu tầm 82 thêm một số Chưa nhiều nhưng cũng tạm đủ để nhận diện gương mặt Phạm Hầu trong làng "Thơ mới 1932 - 194 5" Bài viết xoay quanh một số nét về con người Phạm Hầu, làm bật nổi "những vần thơ nhức nhối nỗi buồn, cô đơn", "những vần thơ chứa đầy khát vọng" mà thi nhân để lại cho chúng ta Qua đó, làm sáng tỏ thêm tài năng của Phạm Hầu, thi sĩ xứng đáng... Kỵ, Thơ mới những bước thăng trầm, NXB TP Hồ Chí Minh, 1993 7 Hồng Nhu, Bài phát biểu hội thảo văn học ở Bình Trị Thi n, Báo văn nghệ TW số ra ngày 23/1/1988 8 Nguyễn Bá Thành, Tư duy thơ và tư duy thơ Việt Nam hiện đại, NXB Văn học, 1988 9 Tuyển tập Tác giả - tác phẩm Thơ mới 1932 - 1945, NXB Hội nhà văn, 2001 TÓM TẮT Phạm Hầu là một trong 41 nhà thơ được Hoài Thanh - Hoài Chân giới thi u trong Thi. .. dấu ấn trong phong tràoThơ mới 1932 1945 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Hoài Thanh - Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học tái bản 2000 2 Nguyễn Tấn Long, Việt Nam thi nhân tiền chiến, NXB Văn học, 1996 81 3 Hoàng Minh Nhân (sưu tầm - biên soạn), Vẫy ngoài vô tận, NXB Thanh Niên, 2001 4 Huỳnh Hùng, "Gò nổi, đất học - đất anh hùng", Báo Quảng Nam tháng 3/1996 5 Hoàng Phủ Ngọc Tường, " ứa con của Phù sa" - Tuyển... Cù lao) Phạm Hầu quan niệm nghệ thuật phải đưa ta đến sự vô biên, tuyệt đích Cái lạ của hồn thơ Phạm Hầu cũng chính là ở chỗ đó Nhắc đến Phạm Hầu người ta nhắc đến Vọng hải đài Nếu Vọng - Hải - Đài thật thì cũng còn cái hữu hạn của tầm nhìn Đằng này là " ài lòng"; mà " ài lòng" thì đúng là vô tận, ngoài vô tận nữa, quả là mênh mông, xa ngái! Phạm Hầu thường nhắc đến cõi vô cùng tuyệt đích: - Ta đợi... đó là thơ! (Y Lan) Nhà thơ thấy mình như đã sống hàng ngàn vạn năm cùng vũ tru:û Tuổi tôi, màu lá: ai sinh trước Hiu hắt đôi bên lúc đọ màu (Vọng lâu) 79 Phạm Hầu có một cái "vẫy ngoài vô tận", "một cái nhìn hương" mà trong Thơ mới chưa ai dùng Chừng ấy cũng đã là ngọc, góp phần làm sáng hơn kho tàng thi ca đất nước - Đưa tay ta vẫy ngoài vô tận Chẳng biết xa lòng có những ai (Vọng hải đài) - Ngập... chúng ta Qua đó, làm sáng tỏ thêm tài năng của Phạm Hầu, thi sĩ xứng đáng là nhà thơ của nhiều thời, có công góp phần tỏa sáng thi ca Việt Nam THE PORTRAIT OF PHAM HAU IN "NEW POETRY" 1932 - 1945 Hoang Si Nguyen Pham Phu Thu High School SUMMARY Pham Hau was one of fourty - one new poets who was introduced to "Thi Nhan Viet Nam" by Hoai Thanh and Hoai Chan Some of Pham Hau's poems and his information have... tâm trạng sầu vương muôn nẻo và nỗi buồn khi "theo tư tưởng vô cùng tận - chỉ gặp vô cùng nỗi quạnh hiu" (Lý tưởng) đã tạo cho thơ Phạm Hầu những tiếng kêu, lời than đứt quãng, những nỗi đau đứt đoạn rỉa rói tâm can ! Phạm Hầu quả là người có năng lực cảm thụ cái đẹp Nhà thơ đã từng khóc hoa rụng (Tám hoa), tiếc nhạc dừng (Dạ nhạc) từ cái lạ hoá của cảm xúc thi nhân bất tận: Trời là trang giấy rộng như... đích ơi! 80 - Tôi theo tư tưởng vô cùng tận (Lý tưởng) Đó là cứu cánh hay khát vọng cao cả mà Phạm Hầu luôn có ý thức dâng hiến Thi nhân tự nguyện nhận hết đau thương cho cuộc đời đẹp: Nếu tôi đau, trời đẹp Nếu tôi đau Mà muôn đời mưa nắng hiểu lòng nhau (Mãi dâng trọn hồn vui) " i! Thơ của những con người như thế, cầm lên tay một câu, một chữ nặng cả một cuộc đời người" [3/103] Phạm Hầu đã để lại... Some of Pham Hau's poems and his information have been collected recently Although they are not redundant but enough to identify him in "Tho moi 1932 - 194 5" village This writing mainly focused on Pham Hau's characteristics and dominated "painful, sad and lonely poems" and fully hopeful poems which he left for us 83 Thanks to them, we understand and admire his talent more and more He was worthy to be . 69 THI SĨ PHẠM HẦU TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI 1932 - 1945 Hoàng Sĩ Nguyên Trường THPT Phạm Phú Thứ, Điện Bàn, Quảng Nam Trong Thi nhân Việt Nam, Phạm Hầu được con mắt tinh. người" [3/103]. Phạm Hầu đã để lại sâu đậm một dấu ấn trong phong tràoThơ mới 1932 - 1945. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoài Thanh - Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học tái bản 2000. 2 Thơ mới 1932 - 1945, NXB Hội nhà văn, 2001. TÓM TẮT Phạm Hầu là một trong 41 nhà thơ được Hoài Thanh - Hoài Chân giới thi u trong Thi nhân Việt Nam. Thơ và tư liệu về Phạm Hầu mới được sưu

Ngày đăng: 14/08/2014, 19:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan