Báo cáo nghiên cứu khoa học đề tài " KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU SỬ DỤNG CHẾ PHẨM THỨC ĂN BỔ SUNG CHO BÒ SỮA TẠI HỢP TÁC XÃ THANH LỘC ĐÁN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG " pdf

11 415 0
Báo cáo nghiên cứu khoa học đề tài " KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU SỬ DỤNG CHẾ PHẨM THỨC ĂN BỔ SUNG CHO BÒ SỮA TẠI HỢP TÁC XÃ THANH LỘC ĐÁN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG " pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

27 KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU SỬ DỤNG CHẾ PHẨM THỨC ĂN BỔ SUNG CHO BÒ SỮA TẠI HỢP TÁC XÃ THANH LỘC ĐÁN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Nguyễn Minh Hoàn Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế ĐẶT VẤN ĐỀ Qua thời gian theo dõi đàn bò sữa nuôi tại Đà Nẵng cho thấy, sản lượng sữa của đàn bò nuôi tại Hợp tác xã Thanh Lộc Đán - Đà Nẵng là tương đối khá, nhưng nhìn chung còn thấp hơn so với khi chúng được nuôi tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Sản lượng sữa của đàn bò còn chưa ổn định, hiện tượng chậm sinh còn khá phổ biến. Nguyên nhân dẫn đến những nhược điểm trên là do thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, qui trình khai thác chưa phù hợp. Trong các nguyên nhân trên thì thức ăn, dinh dưỡng là khâu rất quan trọng, bởi vậy chúng tôi sử dụng chế phẩm thức ăn bổ sung cho bò sữa, nhằm: - Khắc phục hiện tượng thiếu hụt và mất cân đối về dinh dưỡng trong khẩu phần nuôi bò sữa. 28 - Tận dụng triệt để nguồn phụ phế phẩm sẵn có, rẻ tiền ở địa phương làm tăng thu nhập cho người nông dân nuôi bò sữa. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài được tiến hành trên 10 bò lai hướng sữa F 1 (Hà - Ấn), chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm 5 con. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ô vuông la tinh. 2. Bố trí thí nghiệm: Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau: Thí nghiệm Chỉ tiêu Lô I Lô II 29 Lần thí nghiệm 1 Thời gian trước thí nghiệm (ngày) Thời gian thí nghiệm (ngày) Khẩu phần ăn Tháng cho sữa 10 30 Cơ sở + 10 kg MUB 2 - 3 10 30 Cơ sở 2 - 3 Lần thí nghiệm 2 Thời gian trước thí nghiệm (ngày) Thời gian thí nghiệm Khẩu phần ăn Tháng cho sữa 10 30 Cơ sở 3 - 4 10 30 Cơ sở + 1 kg MUB 3 - 4 Ghi chú MUB (Multinutrient Block): Bánh đa dinh dưỡng 30 Thời gian trước thí nghiệm bò được ăn khẩu phần cơ sở giống nhau, cho bò làm quen với bánh MUB và theo dõi sản lượng sữa trong 10 ngày. Thành phần bánh đa dinh dưỡng (MUB) gồm: Urê 10%, rỉ mật 35%; bã hèm bia phơi khô 15%, bột sắn 20%, vôi bột 5%; bột xương 4%, premix khoáng 1%. Bò thí nghiệm được theo dõi khả năng tiết sữa từ tháng thứ 2, chia làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn theo dõi trong (10 ngày thăm dò và 30 ngày theo dõi chính thức). 3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: 3.1.Diễn biến sản lượng sữa và chất lượng sữa. + Sản lượng sữa theo dõi bằng cách lập sổ hàng ngày ở từng cá thể bò. + Chất lượng sữa: Tiến hành phân tích để xác định hàm lượng mỡ, protein, vật chất khô có trong sữa ở lô thí nghiệm và lô đối chứng trước, trong và sau thí nghiệm. 3.2. Xác định hiệu quả kinh tế của việc bổ sung bánh MUB. + Căn cứ vào sự gia tăng sản lượng sữa ở lô thí nghiệm (qui ra tiền) (a). + Căn cứ vào tiền mua chế phẩm MUB dùng cho bò ăn (b). 31 Hiệu quả kinh tế 1 con bò sữa/ngày = a - b Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học với số mẫu nhỏ. 32 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Sản lượng sữa bình quân/ngày. Kết quả được trình bày trên bảng 1. Bảng 1: Sản lượng sữa ở các nhóm bò thí nghiệm trong 2 giai đoạn thí nghiệm (lít/con/ngày). Giai đoạn Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Thời gian theo dõi Lô I Lô II Lô I Lô II Trước thí nghiệm 10,66  0,23 10,24  0,23 10,70  0,11 10,73  0,14 Thí nghiệm 11,51  0,26 10,36  0,32 10,71  0,24 11,40  0,26 33 So sánh thí nghiệm và trước thí nghiệm (%) 108,0 101,2 100,1 106,2 Số liệu trên bảng 1 cho thấy, sau 10 ngày đảo lô và cho ăn khẩu phần thức ăn cơ sở giống nhau thì sản lượng sữa trung bình ở cả 2 lô là tương đương nhau (10,66 và 10,73; 10,24 và 10, 70 lít/con/ngày). Sau khi cho ăn bổ sung 1 kg MUB/ngày thì sản lượng ở lô I đã tăng lên 11,51  0,26 lít/con/ngày tức là đã tăng thêm 8,0% so với khi không bổ sung MUB, trong khi đó sản lượng sữa ở lô II hầu như không thay đổi (10,36  0,32 lít/con/ngày, tăng 1,2%). Ở giai đoạn 2, sau khi đảo lô kết quả cũng tương tự, sản lượng sữa ở lô II sau khi bò được bổ sung bánh MUB đã tăng lên được 6,2%, trong khi đó ở lô I hầu như không thay đổi (0,1%). Như vậy, bánh đa dinh dưỡng (MUB) trong khẩu phần có tác dụng làm tăng sức tiết sữa ở bò. 3.2. Chất lượng sữa: Kết quả phân tích được thể hiện trên bảng 2. Bảng 2: Chất lượng sữa của bò trong thời gian thí nghiệm Giai đoạn Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Chỉ tiêu Lô I Lô II Lô I Lô II 34 Vật chất khô (%) 12,06  0,03 11,91  0,03 11,93  0,07 12,11  0,06 Protein (%) 3,09  0,03 3,00  0,03 3,02  0,04 3,10  0,01 Mỡ sữa (%) 2,92  0,05 2,89  0,05 2,90  0,05 3,00  0,06 Số liệu ở bảng 2 cho thấy, hàm lượng vật chất khô, protein, mỡ sữa ở lô thí nghiệm và lô đối chứng qua hai lần thí nghiệm không có sai khác đáng kể. Bò được ăn bổ sung bánh MUB trong 1 tháng chỉ mới có tác dụng làm tăng sản lượng sữa, còn chất lượng sữa hầu như chưa được cải thiện. Hiệu quả kinh tế: Qua theo dõi sản lượng sữa và giá sữa tươi, căn cứ vào giá thành bánh MUB, chúng tôi sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế. Kết quả được trình bày trên bảng 3. Bảng 3: Hiệu quả kinh tế của việc bổ sung bánh MUB cho bò sữa Lần thí nghiệm Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 35 Lượng sữa tăng so với đối chứng (lít/con/ngày) + 0,85 +0,67 Qui ra tiền (đồng) (a) 3.400 2.680 Tiền bánh MUB (đồng) (b) 1.500 1.500 Lãi thu được (đồng) 1.900 1.180 Kết quả ở bảng 3 cho thấy, việc bổ sung bánh đa dinh dưỡng (MUB) vào trong khẩu phần ăn của bò sữa đã làm tăng sản lượng sữa bình quân/ngày, đồng thời đã thu lãi được từ mỗi con bò 1.200 - 1.900 đồng/ngày. Điều này rất có ý nghĩa đối với chăn nuôi nông hộ hiện nay. KẾT LUẬN Từ kết quả thí nghiệm trên, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: 1. Bánh đa dinh dưỡng (MUB) đã có tác dụng làm cho bò ăn ngon miệng hơn, khả năng ăn vào nhiều hơn và đã có tác dụng làm tăng sản lượng sữa bình quân/ngày của bò một cách đáng kể. 36 2. Việc bổ sung bánh đa dinh dưỡng đã có tác dụng tăng hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa ở nông hộ. USE OF MULTINUTRIENT BLOCK AS SUPPLEMENT FOR MILK COWS Nguyen Minh Hoan College of Agriculture and Forestry, Hue University SUMMARY The supplement based on MUB (10% urea; 40 % molasses; 10 % brewery waste; 2 % cassava root; 4% corn powder; 1% premix mineral; 5% salt; 5% lime powder and 5% pentonit) for lactating cows are successful. The milk yield of cow fed MUB (kg/day) increased by 7- 8% higher than the control group. . 27 KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU SỬ DỤNG CHẾ PHẨM THỨC ĂN BỔ SUNG CHO BÒ SỮA TẠI HỢP TÁC XÃ THANH LỘC ĐÁN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Nguyễn Minh Hoàn Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế ĐẶT VẤN ĐỀ Qua. dõi đàn bò sữa nuôi tại Đà Nẵng cho thấy, sản lượng sữa của đàn bò nuôi tại Hợp tác xã Thanh Lộc Đán - Đà Nẵng là tương đối khá, nhưng nhìn chung còn thấp hơn so với khi chúng được nuôi tại. trình khai thác chưa phù hợp. Trong các nguyên nhân trên thì thức ăn, dinh dưỡng là khâu rất quan trọng, bởi vậy chúng tôi sử dụng chế phẩm thức ăn bổ sung cho bò sữa, nhằm: - Khắc phục hiện

Ngày đăng: 14/08/2014, 19:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan