bài tiểu luận vệ sinh an toàn thự phẩm docx

28 18.2K 269
bài tiểu luận vệ sinh an toàn thự phẩm docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG TP.HCM KHOA: KINH TẾ GIA ĐÌNH BÀI TIỂU LUẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM Giáo viên: Đào Thị Ngọc Bích Người thực hiện: nhóm 4 Nguyễn Thị Thùy Dương Nguyễn Thị Mỹ Duyên Lê Thị Mai Phương Võ Thị Như Huyền Bùi Văn Thanh Lê Minh Việt LỚP: KTGĐ k3 Tp. Hồ Chí Minh tháng 10 năm 2011 MỤC LỤC MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: Vệ SINH THỰC PHẨM: NHỮNG CON SỐ ĐÁNG KINH NGẠC CHƯƠNG 2: ĂN GÌ CŨNG “CHẾT” 1) Thực phẩm không chế biến 1.1) Trái nào cũng chín 1.2) Công nghệ tẩy trắng dừa 2) Thực phẩm đã qua chế biến 2.1) Cơm Sinh Viên 2.1.1) Rau già, lợn chết 2.1.2)"Một nở thành hai" 2.1.3) Hãi hùng công nghệ chế biến 2.1.4). Ớn lạnh nước mắm 2.1.5) Rau thối, thịt ươn 2.2) Chế biến thực phẩm bằng dầu phế thải 2.2.1). Xe dầu chui lọt hải quan 2.2.2) Các “đầu nậu” mua bán CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG ĐÁNG LO NGẠI VỀ VSATTP CHƯƠNG 5 : NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VSATTP 5.1. Đối với bộ máy quản lý Nhà nước 5.1.1. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về VSATTP 5.1.2. Củng cố bộ máy tổ chức 5.1.3. Tăng cường nguồn lực 5.2. Đối với những người trồng trọt, chăn nuôi, các nhà sản xuất, chế biến, kinh doanh 5.3. Đối với người tiêu dùng 5.4. Đối với cơ quan truyền thông, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các hội khoa học và kỹ thuật có liên quan MỞ ĐẦU Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết để con người sống và phát triển. Thế nhưng thực phẩm cũng là nguồn truyền bệnh nguy hiểm, nếu như không bảo đảm được vệ sinh và an toàn. Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đang là vấn đề bức xúc của mọi người, bởi lẽ VSATTP tác động trực tiếp đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống con người và do đó ảnh hưởng đến chất lượng phát triển của xã hội và nòi giống. Công tác quản lý chất lượng VSATTP vừa là yêu cầu cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài, đồng thời đây cũng là mảng công tác rất rộng lớn và phức tạp, đan xen với nhau bởi rất nhiều hoạt động. An toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội. Rõ ràng vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) ngày càng nhìn nhận có tầm quan trong hơn. Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn đối với việc cải thiện sức khỏe con người và chất lượng cuộc sống cũng như về lâu dài đối với phát triển giống nòi. Thực tế năm qua việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP mới chỉ đạt 29,8% so với số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm toàn tỉnh. Như vậy việc kiểm tra, kiểm soát đảm bảo ATVSTP đang còn chỗ hở và đây cũng là cảnh báo để người tiêu dùng chủ động lựa chọn các sản phẩm thực phẩm lưu hành trên thị trường. Vì vậy, người dân dù ăn từ nhà hàng sang trọng nhất cho đến quán cóc vỉa hè, từ trong bếp ăn mỗi gia đình cho đến các căngtin trường học, bệnh viện, công sở vẫn không thể yên tâm và không tìm được câu trả lời: thực phẩm sạch ở đâu? Dưới đây nhóm 4 sẽ điểm lại một số sự kiện gây xôn xao dư luận trong thời gian gần đây về thực trạng về vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay theo từng chương CHƯƠNG 1: VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM - NHỮNG CON SỐ ĐÁNG KINH NGẠC Cho dù Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 41/2005/QĐ-BYT nhưng đã qua ba năm, dường như tình trạng yếu kém về vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn không được cải thiện. Thực trạng đó được minh chứng bởi liên tiếp các vụ ngộ độc tập thể, còn số các ca cá nhân bị ngộ độc thực phẩm thì khó đếm xuể. Theo số liệu thống kê của bộ Y tế, năm 2007, cả nước xảy ra 248 vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) với 7329 người mắc, trong đó 55 người tử vong, so với năm 2006, tuy số lượng tử vong giảm 3% nhưng tổng số người mắc lại tăng 2.7%. Từ đầu năm đến hết tháng 9-2008, cả nước xảy ra 150 vụ ngộ độc thực phẩm với 6.724 người mắc, trong đó tử vong 49 người. Riêng trong tháng 10/2008, có ít nhất 12 vụ ngộ độc thực phẩm trên cả nước với khoảng 300 người mắc, trong đó đáng lưu ý nhất là tình trạng ngộ độc rượu tại TP.HCM (bảy vụ với 12/30 bệnh nhân tử vong). Những quán ăn vệ sinh góp phần giảm thiểu tình trạng ngộ độc hiện nay Hiện có 40 tỉnh, thành phố trong nước xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm thường xuyên. Số ca ngộ độc thực phẩm phải nhập viện tập trung cao nhất ở miền Đông Nam bộ (chiếm 51,91%). Nguyên nhân là do khu vực này đang phát triển nhiều khu công nghiệp và chế xuất nhưng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) ở các bếp ăn tập thể chưa được đảm bảo. Thế nhưng số ca tử vong do ngộ độc lại tập trung nhiều ở các vùng núi phía Bắc (55,81%) và nguyên nhân thường do người dân vô tình sử dụng nấm độc, bánh ngô chứa độc tố nấm mốc và rượu không đảm bảo vệ sinh an toàn. Tuy nhiên, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm nước ta có tới hơn tám triệu người bị ngộ độc và tiêu chảy do ăn uống. Đáng nói là do tập quán ăn uống mất vệ sinh nên tỷ lệ nhiễm giun sán ở Việt Nam chiếm khoảng 80% dân số. Làm thịt gia cầm ngay trên miệng cống Tại hội nghị toàn quốc về VSATTP lần II năm 2008 (ngày 9-4-2008), các số liệu thống kê đã khiến không ít người phải nghi ngờ về khả năng quán xuyến của các nhà quản lý trong việc kiểm tra VSATTP. Ban Chỉ đạo quốc gia về VSATTP có hơn mười bộ, ngành tham gia, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một cơ quan chuyên trách về thanh kiểm tra VSATTP. Năm 2007, một xã trung bình chỉ có 0,73 lượt đoàn đi thanh kiểm tra VSATTP. Hiện nay, lực lượng và số lần thanh tra y tế quá mỏng khiến những người kinh doanh ăn uống dễ dàng tìm cách đối phó với sự kiểm tra. Đơn cử như tại một thành phố lớn như TP.HCM, trong khi tổng cơ sở sản xuất kinh doanh chế biến thực phẩm ở các tuyến phường xã có gần 25.000 điểm, ở quận, huyện là hơn 10.140 cơ sở thì cấp thành phố quản lý chỉ có gần 1.500 cơ sở. Toàn ngành y tế thành phố chỉ có 36 nhân viên chuyên trách và năm kiêm nhiệm về việc thanh tra VSATTP, tuyến quận huyện là 50 cán bộ chuyên trách và 36 cán bộ kiêm nhiệm, còn tuyến phường xã có 317 nhân viên vệ sinh an toàn thực phẩm cũng hoạt động kiêm nhiệm nhiều chức năng. Nghĩa là bình quân mỗi cán bộ quản lý khoảng 450 cơ sở, chưa kể các vụ dịch theo mùa như cúm gia cầm, dịch heo tai xanh, dịch tiêu chảy cấp… Với khối lượng công việc quá tải như thế, việc kiểm tra thiếu sâu sát và hiệu quả cũng là lẽ đương nhiên. Theo Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng, một trong những nguyên nhân khiến tình trạng mất VSATTP xảy ra nhiều trong thời gian qua là do việc xử lý các vụ việc vi phạm còn nhẹ, chưa kiên quyết và quá qua loa, khiến nhiều người kinh doanh thực phẩm “lờn thuốc”. Trên thực tế, trong năm 2007, số cơ sở vi phạm chiếm hơn 14% số cơ sở được thanh tra. Tuy nhiên, 61% số cơ sở vi phạm được hưởng “án treo” (cảnh cáo), 25,9% số cơ sở bị phạt hành chính với tổng số tiền phạt là 2,33 tỉ đồng, mức độ tiêu hủy sản phẩm chỉ chiếm 8,67% và mức độ đóng cửa cơ sở vi phạm còn kiêm tốn hơn, chỉ 0,44%. Riêng tại TP.HCM, trong tháng 5-2008, Chi cục Quản lý thị trường và các cơ quan chức năng đã kiểm tra 414 cơ sở kinh doanh và chế biến thực phẩm tại các quận huyện. Kết quả là có đến 232 cơ sở vi phạm về vệ sinh môi trường, kinh doanh thực phẩm không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không tập huấn VSATTP và khám sức khỏe cho nhân viên (chiếm tỷ lệ 56,04%). Ăn uống ngay trên vỉa hè, cạnh bãi rác cũng… chẳng sao! hiện nay, toàn thành phố có hơn 28 ngàn cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trong đó 70% có điều kiện vệ sinh ở mức trung bình và kém. Bốn quận huyện có tỷ lệ các cơ sở vi phạm VSATTP cao nhất theo thứ tự là Thủ Đức (61,5%), Nhà Bè (51,9%), Phú Nhuận (48,8%), Bình Tân (43,1%), kế đó là các quận 10 (41,4%), 6 (40,6%) và 2 (40,1%). Năm 2007, Sở Y tế thành phố triển khai xây dựng 24 khu thức ăn đường phố điểm trên 22 quận huyện. Theo báo cáo tổng kết hoạt động, thực tế chỉ có 20 khu có thể triển khai xây dựng, trong đó 5/20 khu đạt tiêu chuẩn (25%), các khu còn lại tuy chưa đạt như quy định nhưng lại… không để xảy ra ngộ độc thực phẩm!? Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm gắn liền, chặt chẽ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mọi tầng lớp nhân dân. Đây không chỉ là vấn đề bức xúc trước mắt, mà còn là vấn đề cơ bản lâu dài trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng Theo một báo cáo gần đây của Bộ NN&PTNT thì kết quả kiểm tra ngẫu nhiên trên rau quả tươi ở một số tỉnh, thành phố ở quý III, quý IV năm 2008, trong 76 mẫu rau có đến 40 mẫu ô nhiễm vi sinh vật vượt quá giới hạn cho phép (chiếm 52,6%). Tình trạng sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hiện đang được sử dụng một cách tùy tiện, ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe cộng đồng, nhất là ở vùng nông thôn. Báo chí đã từng lên tiếng cảnh báo về vụ ngộ độc rượu dẫn đến tử vong do uống phải loại rượu được sản xuất từ cồn công nghiệp, cồn đã pha chế, hòa với đạm urê, clo, men Trung Quốc và một số hóa chất khác. Người tiêu dùng cũng đã từng giật mình và nơm nớp lo sợ bởi nhiều vấn đề khác như sữa nhiễm Melamine, xúc xích nhiễm độc chất Polychlorobifenyls, bơ đậu phộng nhiễm khuẩn Salmonella typhimurium, nước tương có hàm lượng 3 - MCPD vượt quá mức quy định của Bộ Y tế từ 4 lần đến 488 lần, Đặc biệt, trong tháng 7 năm 2009, người tiêu dùng phải chịu một cơn dư chấn mạnh bởi vụ hàng trăm tấn thịt quá hạn của Công ty cổ phần Thực phẩm Việt Nam (VinaFood Corporation). Những sản phẩm đông lạnh có hạn sử dụng đến tháng 4-2009, được dán chồng hạn sử dụng mới đến tháng 4-2010. Mới đây, ngày 21/12, dantri.com.vn đưa tin Phòng Cảnh sát môi trường cùng các đơn vị liên ngành địa phương đã kiểm tra, phát hiện 150 kg mỡ, 1.720 kg mỡ nước, 160 kg tóp mỡ, 340 kg da lợn sấy khô, 50 kg da chưa chế biến không rõ nguồn gốc đã và đang được chế biến tại hai cơ sở rất mất vệ sinh và nặng mùi hôi thối ở phường Hương Sơ và phường Vỹ Dạ. Một nguy cơ có liên quan đến sức khỏe con người hiện nay là dịch vụ thức ăn đường phố. Đây là loại hình đang ngày càng phát triển và khó kiểm soát. Với dịch vụ này, bên cạnh những tiện ích nhất định, nó bộc lộ rất nhiều nhược điểm. Thức ăn đường phố rất dễ bị ô nhiễm và là nguyên nhân của ngộ độc thực phẩm cũng như các bệnh truyền qua thực phẩm bởi thiếu hạ tầng cơ sở và các dịch vụ vệ sinh môi trường như: cung cấp nước sạch, xử lý rác, chất thải, các công trình vệ sinh, trang bị chế biến bảo quản,…Theo thống kê của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, trong tổng số vụ ngộ độc hàng năm xảy ra trên cả nước, có tới 76,2% số vụ do thức ăn đường phố và dịch vụ ăn uống công cộng gây ra. Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đang là vấn đề thời sự, có nhiều vấn đề liên quan. Thế nhưng, nước ta là nước đang phát triển, người dân còn nghèo, cho nên chỉ mỗi việc sản xuất nguồn rau sạch, rau an toàn cũng đã và đang là một dấu hỏi. Cái tốn kém đầu tư cho rau an toàn nằm ở việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất với nhà nylon, hệ thống tưới phun và kỹ thuật chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh,…tất cả đều cần đầu tư. Với một ngành nông nghiệp, chịu nhiều tác động của thời tiết và rủi ro khác, chúng ta chưa dám mơ tới sự bùng nổ của “nông nghiệp sạch”. Bên cạnh đó, việc giám sát vấn đề VSATTP còn có sự chồng chéo, chưa chặt chẽ, vừa thiếu nhân lực, vừa thiếu tiền. Chế tài cho việc xử phạt còn chưa nghiêm, còn có nhiều lỗ hổng tạo điều kiện cho các đối tượng vi phạm có điều kiện lách luật. Vì thế, nhiều nhà sản xuất, kinh doanh, do chạy theo lợi nhuận vẫn tiếp tục kinh doanh những mặt hàng thực phẩm kém chất lượng, không bảo đảm VSATTP. Hy vọng rằng, trong thời gian tới, các cơ quan chức năng sẽ đưa ra những chế tài đủ mạnh, điều chỉnh lại mức phạt vi phạm VSATTP nặng hơn để tạo hiệu lực răn đe. Cần nhanh chóng tiến tới việc xã hội hóa công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Người tiêu dùng đều có trách nhiệm giám sát, phát hiện những cách làm ăn gian dối, không mua những mặt hàng kém chất lượng. Việc thể chế hóa quyền khởi kiện của công dân trong trường hợp mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng cần được nghiên cứu, ban hành. Trước mắt, cần “đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi Pháp lệnh VSATTP; tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, đồng thời cụ thể hóa các chế tài xử lý vi phạm; xử phạt thật nghiêm lực lượng, địa phương nào để xảy ra ngộ độc thực phẩm cũng như gây ra dịch bệnh, kể cả phải xử lý hình sự” (Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng). Bảo đảm VSATTP là trách nhiệm của cả cộng đồng, của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. CHƯƠNG 2: ĂN GÌ CŨNG “CHẾT” 1) Những thực phẩm không chế biến 1.1) Trái nào cũng chín Rất nhiều loại hóa chất làm chín trái cây đang được bán tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp. Tuy nhiên, chính người sử dụng cũng không biết rõ về những hóa chất này. “Chất làm chín trái cây có bán khắp nơi. Sầu riêng, chuối, dứa, mãng cầu, dưa hấu chỉ cần nhúng sơ qua sau hai ngày là chuyển sang màu vàng, ba ngày là chín đẹp. Ngày thứ tư mà ăn không kịp có khi nó rục, gãy hết luôn”. Ngoài phương pháp nhúng còn có một phương pháp khác khá thủ công hơn là chích. Pha thuốc với một ít nước và dùng ống xylanh chích, một trái mít 10kg sẽ khoảng ba ngày là chín. Khi chích phải gọt cùi cho bằng với mặt vỏ mít thì mới có tác dụng. Tất nhiên phải lựa loại mít già, độ chín cũng được 7-8 phần thì kết quả chích mới tối ưu. Tuy nhiên, nhiều thương lái không quan tâm đến độ tối ưu của trái mà chỉ cần có đủ hàng để cung cấp cho các công ty. “Họ đem xe đến mua mít già và chích ngay tại chỗ. Mỗi chiếc xe 10 tấn họ đem theo chừng 3-4 chai là đủ chích toàn bộ” - anh Bẩu cho biết. Với trái xoài, một số nơi còn có thêm cách xịt thuốc. “Xoài trung bình bốn tháng mới cho quả chín, nhưng nếu dùng thuốc xịt lên thì chỉ cần khoảng ba tháng mười ngày là trái đã ngả màu vàng, sáng và đẹp. Khi đó, giá bán sẽ cao hơn bình thường 15-20%”. “chất làm chín trái cây”. Các cửa hàng đều có sẵn lượng hàng khá lớn được bày bán công khai. Hóa chất được đựng trong các chai nhựa 500ml với những cái tên: Sada, Trái Chín. Mỗi chai có giá bán chỉ 35.000 đồng. Các loại thuốc đều dễ dàng tìm thấy ở các vùng “vựa trái cây” như: Tiền Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Đồng Nai Theo hướng dẫn sử dụng trên các chai thuốc này, người dùng chỉ cần pha 10-25ml hóa chất với 1 lít nước rồi nhúng trái cây xanh (trái cần chín) như: xoài, mít, chuối, cam, quýt, bưởi, sầu riêng, nho, chôm chôm, sapôchê, thanh long. Sau 15-20 phút để khô, ủ chín. Đối với trái cà phê, tiêu xanh sau khi hái có thể phun sương lên bề mặt trái Muốn làm tiêu trắng, người ta chỉ việc ngâm tiêu xanh 3-4 ngày rồi đem ra chà vỏ là thành tiêu trắng. “Một bình hóa chất 500ml có thể sử dụng cho khoảng 5 tấn trái cây phổ biến, còn với mít chỉ được khoảng 1,5 tấn”. Đối với những loại trái cây vận chuyển đi xa, khi thu hoạch anh và nhiều thương lái khác thường để trái xanh, cứng cho dễ vận chuyển. Khi củ quả đến chợ đầu mối, điểm phân phối, những nơi này sẽ sử dụng hóa chất để làm chín. Một thương lái phân phối khoảng 5 tấn chuối mỗi ngày ở khu vực Biên Hòa, Đồng Nai cho biết sau khi phân loại, cắt nhánh, buổi tối trước khi phân phối sẽ nhúng chuối vào dung dịch thúc chín. Loại thuốc này mua ở chợ Kim Biên, TP.HCM, thường được đóng trong can nhựa 30 lít và ông cũng không rõ thuốc gì. 1.2) Công nghệ tẩy trắng dừa(…) [...]... chế biến thực phẩm “Đây chỉ là trong khuôn khổ chuyên án, tôi tin con số này rất nhỏ so với thực tế đang diễn ra” - ông Tốt nói CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG ĐÁNG LO NGẠI VỀ VSATTP Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết để con người sống và phát triển Thế nhưng thực phẩm cũng là nguồn truyền bệnh nguy hiểm, nếu như không bảo đảm được vệ sinh và an toàn Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP)... vai trò trách nhiệm của của doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định VSATTP, nên chủ đề "Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm" năm 2010 là: "Giữ vững cam kết về trách nhiệm của doanh nghiệp với An toàn vệ sinh thực phẩm" 5.3 Đối với người tiêu dùng Ở các nước phát triển, người tiêu dùng rất quan tâm đến chất lượng hàng hóa, đặc biệt chất lượng thực phẩm, do đó tạo được sức ép... phẩm an toàn Cần tìm đọc về 10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn Ngoài ra, cần đấu tranh với các hành vi vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm và khai báo khi bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm 5.4 Đối với cơ quan truyền thông, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các hội khoa học và kỹ thuật có liên quan Thông qua nhiều hoạt động đa dạng và phong phú, nâng cao kiến thức... vệ mình khi chọn mua và sử dụng thực phẩm Tuyệt đối không ăn uống tại các điểm mất vệ sinh Thận trọng với những món mắm chế biến và các món ăn sống Người tiêu dùng cũng phải nghiên cứu hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện các quy định về bảo đảm VSATTP Biết cách chọn mua, chế biến, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm an toàn Cần tìm đọc về 10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an. .. bẩn Các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra đã phát hiện trong mứt có dòi; hàng ngàn tấn thịt đông lạnh hôi thối (từ thịt trâu, bò, heo, gà, dê, cừu ) hết hạn sử dụng vẫn được tái chế đưa ra thị trường, rồi chân gà bị phát hiện có mủ xanh VSATTP tại các bếp ăn tập thể cũng đáng báo động Nguyên nhân làm cho thực phẩm không an toàn gồm thực phẩm nhiễm vi sinh độc hại (vi khuẩn, virus, ký sinh, nấm) là... kiện và biện pháp cần thiết để thực phẩm không gây hại cho sức khỏe và tính mạng con người Để bảo đảm chất lượng VSATTP thì tất cả các khâu trong chuỗi bảo đảm chất lượng thực phẩm (từ khâu nuôi trồng, đánh bắt, đến sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng) đều phải đạt vệ sinh và an toàn Nếu bất kỳ khâu nào không đạt yêu cầu thì nguy ngộ độc thực phẩm đều có thể xảy ra Trách nhiệm... với 251 người mắc và chết 01 người, 02 vụ ngộ độc thực phẩm tập thể do ăn cá ngừ, 2 vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra ở đám cưới do thức ăn nhiễm vi sinh Chất lượng VSATTP hiện nay rất đáng lo ngại, đã được rất nhiều các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh Việc sử dụng không an toàn về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trọng, kháng sinh, hóa chất trong chăn nuôi trồng trọt nông nghiệp,... 5.000 người Tại Anh, mỗi năm có 190 ca ngộ độc/1.000 dân Nhật Bản, cứ 100.000 người có 40 ca ngộ độc thực phẩm mỗi năm Tại Úc, mỗi năm có 4,2 triệu người bị ngộ độc thực phẩm Tại Việt Nam, từ năm 2005 đến 2008 cả nước có 761 vụ ngộ độc, với 26.596 người mắc, tử vong 226 và tính đến tháng 09/2009, trên toàn quốc có 111 vụ ngộ thực phẩm với 4.128 người mắc, 31 người tử vong Tại Tiền Giang, trong năm 2009... hương liệu thực phẩm Đại Nam (P.Tân Thành, Q.Tân Phú) Kết quả phân tích các mẫu dầu thực vật của các doanh nghiệp có nhiều thành phần, chỉ tiêu vượt hàm lượng cho phép về ATVSTP 2.2.2) Các “đầu nậu” mua bán tháng 3-2011 một mũi khác của chuyên án phối hợp với thanh tra Sở Y tế TP.HCM và Chi cục ATVSTP tỉnh Đồng Nai phanh phui hàng loạt vi phạm của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh liên quan đến việc... nhiệm cán bộ Cục Hải quan TP.HCM ra quyết định xử phạt hành chính tổng cộng 20 triệu đồng và buộc Công ty TNHH CMT truy nộp 3,2 tỉ đồng, tương đương giá trị lượng dầu thực vật đưa ra tiêu thụ trái phép Từ lô hàng “lọt cửa” hải quan này, C49B mở rộng điều tra và phát hiện thêm ba doanh nghiệp kinh doanh dầu thực vật khác có hành vi vi phạm về ATVSTP và bảo vệ môi trường, gồm: doanh nghiệp tư nhân Thịnh . sống và phát triển. Thế nhưng thực phẩm cũng là nguồn truyền bệnh nguy hiểm, nếu như không bảo đảm được vệ sinh và an toàn. Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đang là vấn đề bức xúc của mọi người,. lời: thực phẩm sạch ở đâu? Dưới đây nhóm 4 sẽ điểm lại một số sự kiện gây xôn xao dư luận trong thời gian gần đây về thực trạng về vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay theo từng chương CHƯƠNG 1: VỆ. 1: VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM - NHỮNG CON SỐ ĐÁNG KINH NGẠC Cho dù Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 41/2005/QĐ-BYT nhưng đã qua ba năm, dường như tình trạng yếu kém về vệ sinh an toàn thực phẩm

Ngày đăng: 14/08/2014, 16:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan