BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC – ĐỀ 06 pdf

9 558 19
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC – ĐỀ 06 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC – ĐỀ 06 251. Nguyên tố X có cấu hình electron 1s 2 2 s 2 2p 6 .3 s 2 3p 6 3d 5 .4 s 1 . Hỏi X chiếm vị trí nào trong bảng tuần hoàn? A. Chu kỳ 4; nhóm I, phân nhóm chính, ô 24. B. Chu kỳ 4; nhóm VI, phân nhóm phụ, ô 24. C. Chu kỳ 4; nhóm VI, phân nhóm chính, ô 26. D. Chu kỳ 3; nhóm V, phân nhóm phụ, ô 23. 252. Chọn câu đúng nhất ( cho dưới đây) khi phân biệt tính chất của kim loại và phi kim. A. Các nguyên tử kim loại chỉ nhường electron, các nguyên tử phi kim loại chỉ thu electron. B. Các nguyên tử kim loại dễ thu electron, các nguyên tử phi kim dễ nhường electron. C. ở điều kiện thường các kim loại ở thể rắn, các phi kim đều ở thể khí. D. Kim loại dễ nhường electron, còn các phi kim - tuỳ theo điều kiện - có thể nhường hoặc thu electron. 253. Nhận xét nào sau đây là sai: A. Các nguyên tố ở trong cùng một nhóm đều có số electron lớp ngoài cùng bằng số thứ tự của nhóm. B. Các nguyên tố có 2 electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử đều ở nhóm II. C. Các nguyên tố trong cùng một chu kỳ đều có số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử bằng số thứ tự của chu kỳ. D. Tất cả A, B, C đều sai. 254. X và Y là 2 nguyên tố ở cùng phân nhóm, thuộc 2 chu kỳ kế tiếp nhau. Tổng số proton trong 2 hạt nhân của 2 nguyên tử là 32. X và Y có số Z nào sau đây: A. X có số Z = 11 và Y có số Z = 21. B. X có số Z = 12 và Y có số Z = 20. C. X có số Z = 15 và Y có số Z = 17. D. X có số Z = 16 và Y có số Z = 16. 255. Cation X + và anion Y - đều có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3p 6 . X và Y là nguyên tố nào sau đây: A. X là natri và Y là flo. C. X là liti và Y là clo. B. X là kali và Y clo. D. X là rubidi và Y là brom. 256. Một nguyên tố X có số thứ tự là 17. X có tính chất hoá học cơ bản nào sau đây: A. Tính khử. C. Tính axít. B. Tính oxi hoá. D. Tính bazơ. 257. Nguyên tố X có nguyên tử khối là 55,743 đvC. Tỉ lệ số proton và nơtron trong hạt nhân nguyên tử X là 13/15. X là 1 trong 3 đồng vị XXX ZZZ 575655 ,, ; Trong nguyên tử X có 2 e lớp ngoài cùng. X có tính chất nào sau đây: A. X có tính khử. B. X có tính oxi hoá. C. X có tính oxi hoá và tính khử. D. ở điều kiện thường X ở trạng thái khí. 258. Tinh thể kim loại có cấu tạo như thế nào sau đây: A. Gồm các nguyên tử kim loại liên kết với nhau. B. Gồm các ion kim loại liên kết với nhau. C. Có cấu tạo mạng, gồm các ion kim loại ở mắt mạng lưới liên kết tĩnh điện với các electron tự do. D. Trong tinh thể, ion kim loại dao động mạnh, electron tự do ít dao động. 259. Electron tự do trong tinh thế kim loại gồm những electron nào cảu nguyên tử? A. Gồm những electron thuộc lớp trong cùng của nguyên tử. B. Gồm những electron ở phân lớp p và phân lớp d của nguyên tử. C. Gồm tất cả các electron ở phần vỏ của nguyên tử. D. Chủ yếu là các electron phân lớp s ở lớp ngoài cùng. 260. Liên kết hoá học trong tinh thể kim loại được hình thành như thế nào sau đây: A. Là liên kết cộng hoá trị được hình thành bởi những cặp electron góp chung giữa hai nguyên tử kim loại. B. Là liên kết iôn được hình thành giữa các phân tử tích điện trái dấu. C. Là liên kết cho - nhận được hình thành bởi quá trình cho và nhận các cặp electron giữa nguyên tử kim loại này với nguyên tử kim loại khác. D. Là liên kết đặc biệt giữa ion kim loại và electron tự do trong mạng tinh thể. 261. Chọn câu phát biểu đúng trong các câu sau: A. Vì các kim loại ở trạng thái rắn nên đều có ánh kim ở bề mặt tinh thể. B. Vì ở trạng thái rắn nên các kim loại đều có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao. C. Các kim loại đều có ion dương trong mạng tinh thể nân đều dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. D. Các kim loại khác nhau đều có độ dẫn điện và dẫn nhiệt khác nhau. 262. Chọn câu phát biểu đúng trong các câu sau đây: A. Khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ; nhiệt độ tăng độ dẫn điện và dẫn nhiệt của kim loại giảm. B. Độ dẫn điện và dẫn nhiệt của kim loại phụ thuộc vào số electron hoá trị của kim loại. C. Vì mạng tinh thể kim loại rất bền vững nên kim loại có tính dẻo. D. Khối lượng riêng của kim loại đều lớn vì phụ thuộc vào nguyên tử khối của kim loại. 263. Cấu tạo nguyên tử kim loại có đặc điểm chung nhất nào sau đây: A. Bán kính nguyên tử đều tương đối nhỏ. B. Phần vỏ nguyên tử có nhiều lớp electron. C. Đa số đều có 2 electron ở lớp ngoài cùng. D. Số electron hoá trị chủ yếu là 1, 2, 3 electron. 264. Kết luận nào sau đây là sai: A. Kim loại đa hoá trị đều có tính oxi hoá và tính khử. B. Tính khử của kim loại càng mạnh thì tính oxi hoá của ion kim loại đó càng yếu. C. Trong các kim loại đa hoá trị thì ion kim loại ở bậc oxi hoá thấp nhất chỉ có tính khử, ở bậc oxi hoá cao nhất chỉ có tính oxi hoá, ở bậc oxi hoá trung gian có cả tính oxi hoá và tính khử. D. Trong dãy điện hoá, kim loại phía trái bị ion kim loại phía phải oxi hoá. 265. Hệ số b nhận giá trị nào trong sơ đồ phản ứng sau: aCu +bH + + cNO - 3 = a Cu 2+ + dN x O y + e H 2 O. A. b = x. C. b = 3 x B. b = 2x. D. b = (12x - 4y). 266. Hệ số e nhận giá trị nào trong sơ đồ phản ứng sau: aFe x O y +bH + + cNO - 3 = dFe 2+ + eNO + fH 2 O. A. e = (12x - 2y). C. e = (3x - 2y). B. e = (1,5x - y). D. e = 0,5 (x - y). 267. Kết luận nào sau đây là sai: A. Chỉ có kim loại kiềm; Ca, Sr, Ba phản ứng mạnh với nước và tan trong nước. B. Tất cả các kim loại đều phản ứng với dung dịch kiềm do phản ứng với nước có trong dung dịch kiềm. C. Tất cả các kim loại đều tan trong dung dịch HNO 3 đặc nóng trừ Pt và Au. D. Các loại kim loại Mg, Al, Zn không những khử được ion Fe 2+ thành Fe mà còn khử được ion Fe 3+ thành Fe. 268. Phương trình phản ứng nào sau đây đã viết sai: A. Ba + CuSO 4 (dd) = BáO 4 + Cu. B. 2Al + 3FeSO 4 (dd) = Al 2 (SO 4 ) 3 +3Fe. C. Fe + 3 AgNO 3 (dd) = Fe(NO 3 ) 3 + 3Ag. D. Fe(NO 3 ) 2 + AgNO 3 = Fe(NO 3 ) 3 + Ag. 269. Cho các cặp oxi hoá - khử sau: kết quả sắp xếp nào ( theo chiều tính oxi hoá giảm dần của cation) sau đây là đúng biết rằng Mn có thể khử được ion H + nhưng không khử được ion Fe 2+ . 270. Hãy chọn định nghĩa đúng nhất sau đây: A. Hợp kim là hỗn hợp nhiều kim loại. B. Hợp kim là chất rắn thu được sau khi nung nóng chảy hỗn hợp nhiều kim loại khác nhau hoặc hỗn hợp kim loại với phi kim. C. Tinh thể của hợp kim là tinh thể thu được khi nung nóng chảy hỗn hợp nhiều kim loại. D. Hợp kim là chất rắn thu được khi nung nóng chảy kim loại với phi kim. 271. Hãy chọn định nghĩa đúng nếu dưới đây ( về tinh thể dung dịch rắn và tinh thể hợp chất hoá học). A. Tinh thể dung dịch rắn là chất lỏng thu được khi nung nóng chảy các đơn chất. B. Tinh thể dung dịch rắn là tinh thể thu được sau khi nung nóng chảy các đơn chất tan vào nhau. C. Tinh thể hợp chất hoá học là chất rắn thu được từ các hợp chất hoá học. D. Tinh thể hợp chất hoá học là tinh thể có chứa các hợp chất hoá học. 272. Liên kết hoá học trong hợp kim thuộc loại liên kết nào sau đây: A. Liên kết ion. B. Liên kết cho - nhận. C. Liên kết cộng hoá trị. D. Liên kết kim loại và liên kết cộng hoá trị. 273. Một hợp kim X gồm Cu và Al. Trong m gam X có 1 gam Cu, nếu luyện thêm vào 4 gam Mg thì hàm lượng của Al trong hợp kim mới luyện nhỏ hơn hàm lượng Al trong X là 33,33%. Hỏi hàm lượng của Cu trong hợp kim ban đầu có giá trị nào sau đây: A. 50%. C. 75%. B. 16,67%. D. A và B. 274. Sắt có khả năng tạo ra hợp kim X với cacbon là tinh thể hợp chất hoá học, trong hợp kim X có 93,34 %Fe. Hỏi X ứng với công thức nào sau đây: A. FeC 3 . C. FeC. B. Fe 3 C. D. (FeC) 3 . 275. Cho 3,08 gam kim loại X hoá trị 2 tan trong nước thu được 0,784 lít khí H 2 (đktc), trong hạt nhân X có số proton bằng 76% số nơtron. Hỏi kim loại X nhận số Z nào sau đây: A. Z = 28. C. Z = 48. B. Z = 38. D. Z = 58. 276. Một dung dịch X có chứa 0,11 mol ion H + , 0,09 mol ion Al 3+ , 0,06mol ion Mg 2+ , 0,25 mol ion Cl - , 0,125 mol ion SO 4 2- . Cho X tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch Y có chứa NaOH 0,02 M và Ba(OH) 2 , 0,01M tạo ra lượng kết tủa thấp nhất và không đổi. Hỏi V có giá trị nào sau đây: A. V = 12,6 lít. C. V = 17,8 lít. B. V = 14,75 lít. D. V = 22,4 lít. 277. Để điều chế kim loại người ra dựa vào nguyên tắc nào sau đây: A. Điện phân dung dịch muối clorua. B. Dùng CO, H 2 để khử các oxít kim loại. C. Dùng kim loại hoạt động hơn đó đẩy kim loại kém hoạt động hơn ra khỏi dung dịch muối của kim loại đó. D. Dùng dòng điện hoặc chất khử mạnh để khử ion kim loại thành kim loại. 278. Phương pháp thuỷ phân luyện được dùng để điều chế kim loại nào cho dưới đây: A. Điều chế kim loại có tính khử yếu như: Zn, Cu, Ag. B. Điều chế các kim loại kiềm. C. Điều chế kim loại kiềm thổ. D. Không phải A, B, C. 279. Phương pháp nhiệt luyện được dùng đó điều chế những kim loại nào sau đây: A. Điều chế kim loại kiềm. B. Điều chế các kim loại phân nhóm chính nhóm II. C. Điều chế những kim loại mà oxít của chúng kém bền. D. Điều chế kim loại sau H trong dãy điện hoá. 280. Đề điều chế Cu và Zn có thể dùng phương pháp nào sau đây: A. Điện phân muối clorua nóng chảy. B. Điện phân hidroxit nóng chảy. C. Điện phân CuO, Ag 2 O nóng chảy. D. Dùng Zn đó khử ion Cu 2+ , Ag + trong dung dịch muối. 281. Chọn định nghĩa đúng nhất nêu dưới đây: A. Ăn mòn kim loại là quá trình phá huỷ kim loại bởi lực cơ học hoặc hoá học. B. Ăn mòn kim loại là quá trình phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng hoá học của môi trường xung quanh. C. Ăn mòn kim loại là quá trình phá huỷ kim loại do tác dụng hoá học trực tiếp bởi môi trường xung quanh. D. Ăn mòn kim loại là quá trình phá huỷ kim loại dưới tác dụng của dòng điện. 282. Hoà tan 6 gam hợp kim X gồm Cu, Fe, Al trong HCl thu được 3,024 lít khí H 2 (đktc) và 1,86 gam chất không tan. Hỏi cần thêm vào bao nhiêu gam Cu để thành phần của Al trong hợp kim là 20,25%. A. 5 gam. C. 7 gam. B. 2 gam. D. 4 gam. 11. Kim loại kiềm. 283. Các kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ thấp, khối lượng riêng nhỏ vì lý do nào sau đây: A. Vì các kim loại kiềm đều nhẹ. B. Vì các kim loại kiềm đều mềm. C. Vì liên kết giữa các nguyên tử trong mạng tinh thể đều yếu. D. Vì trong tinh thể các kim loại kiềm, thể tích các nguyên tử chí chiếm 68% thể tíc tinh thể, nên liên kết trong mạng tinh thể đều yếu. 284.Các kim loại kiềm chỉ có một trạng thái hoá trị là hoá trị 1, vì lý do nào sau đây: A. Vì electron ở lớp ngoài cùng các kim loại kiềm đều là ns -1 , các lớp bên trong có cáu hình khí hiếm. B. Vì các ion kim loại kiềm đều thể hiện số oxi+1. C. Vì trong các hợp chất, các nguyên tử kim loại kiềm chỉ tạo ra một liền kết ion với nguyên tử của nguyên tố khác. D. Vì ion kim loại kiềm mang 1 đơn vị điệntích dương ( 1+). 285. Kết luận nào sau đây là chính xác: A. Từ Li đến Cs, bán kính nguyên tử dần dần nên nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi giảm dần. B. Các kim loại kiềm đều có ánh kim mạnh. C. Từ Li đến Cs, điện tích hạt nhân tăng dần, nên khả năng tác electron hoá trị giảm dần. D. Độ dẫn điện của các kim loại kiềm đều cao và cao hơn các kim loại khác 286. Kết luận nào sau đây là sai: A. Các kim loại kiềm có tính khử mạnh nhưng không có tính oxi hoá. B. Các ion kim loại kiềm không có tính khử nhưng có tính oxi hoá yếu. C. Các kim loại kiềm thể hiệntính khử mạnh khi tác dụng với mọi chất có tính oxi hoá. D. Các ion kim loại kiềm thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với mọi chất có tính khử. 287. Phương pháp nào sau đây dùng đó điều chế natri: A. Điện phân dung dịch Na 2 SO 4 . B. Điện phân dung dịch NaOH với điện cực platin. C. Cho CO khử Na 2 O ở nhiệt độ cao. D. Điện phân NaOH nóng chảy. 288. Điều chế kim loại kali theo phương pháp sau đây: A. Điện phân dung dịch KCl có màng ngăn. B. Điện phân dung dịch KOH có màng ngăn. C. Điện phân KCl nóng chảy. D. Dùng Al khử ion K + trong dung dịch K 2 SO. 289. Phương trình nào dưới dây đã viết sai: A. 2Na + 2H 2 O = 2NaOH + H 2  . B. 2K + 2HCl = 2KCl + H 2  . C. 2Na + ZnCl 2 = Zn + 2NaCl. D. 2K + CuCl 2 + 2H 2 O = Cu (OH) 2  + 2KCl + H 2  . 290. Chọn các công thức thích hợp cho dưới đây điền vào chỗ trống ( ) trong phương trình sau: 2Na + Ca( HCO 3 ) 2 >  + +  . A. > CaCO 3  + NaHCO 3 + CO 2  . B. > CaCO 3  + Na 2 CO 3 + H 2  . C. > CaCO 3  + NaOH + H 2  . D. > CaCO 3  + Ca(OH) 2 + H 2  . 291. Chọn các công thức thích hợp cho dưới dây điền vào chỗ trống trong phương trình sau khi cho 12 mol kali tác dụng với 3 mol Ba(H 2 PO 4 ) 2 trong dung dịch. 12K + 3Ba(H 2 PO 4 ) 2 >  + +  . A. > KH 2 PO 4 + Ba + H 2 . B. > Ba 3 (PO 4 ) 2 + K 3 PO 4 + H 2 . C. > BaHPO 4 + K 3 PO 4 + H 2 . D. > BaHPO 4 + KH 3 PO 4 + H 2 . 292. Khi cho Na dư tác dụng với dung dịch Ba HPO 4 tạo ra những chất nào sau đây: A. Ba 3 (PO 4 ) 2 + NaOH + H 2 O. B. Ba 3 (PO 4 ) 2 + Na 3 PO 4 + H 2 . C. Ba(H 2 PO 4 ) 2 + Na 3 PO 4 + H 2 O . D. Ba(H 2 PO 4 ) 2 + Na 3 PO 4 + NaOH + H 2  . 293. Cho 0,2 mol hỗn hợp 2 kim loại kiềm X và Y kế tiếp nhau trong phân nhóm chính nhómI có khốilượng 6,2 gam. Hỏi % khối lượng X và Y có giá trị nào sau đây: A. 23,33 % và 76,76 %. C. 31,20% và 68,80 % B. 37,10% và 62,90 %. D. 39,27 % và 60,73 %. 294. Hai nguyên tố X và Y cùng chu kỳ n, có cấu hình ở 2 lớp ngoài cùng là: X: (n-1)p 6 .ns 1 . Y : (n-1) d 10 .ns 1 . X và Y là cặp nguyên tố nào sau đây: A. X là Li và Y là Mg. C. X là K và Y là Cu. B. X là Na và Y là Al. D. X là Rb và Y là Zn. 295. Khi chuyển từ Li đến Cs, tính khử tăng, vì lý do chủ yếu nào sau đây: A. Vì điện tích hạt nhân tăng. B. Vì bán kính nguyên tử tăng. C. Vì số electron trong nguyên tử tăng. D. Ba lý do A, B, C đều sai. 296. Phương pháp nào phổ biến nhất dùng điều chế NaOH trong công nghiệp nêu dưới đây: A. Cho Na tác dụng với nước. B. Cho xôđa tác dụng với nước vôi. C. Điện phân dung dịch muối ăn có màng ngăn 2 điện cực. D. Cho oxit natri tan trong nước. 297. Cho NaOH dư tác dụng với dung dịch AlCl 3 thu được dung dịch X. Trong X có những chất nào nêu dưới đây. A. NaAlO 2 + NaCl. B. NaAlO 2 + NaCl + AlCl 3 . C. NaAlO 2 + NaCl + NaOH + H 2 O. 298. Muối ăn ở trạng thái: nóng chảy, rắn, dung dịch trong nước. Dạng nào không dẫn điện? A. Dạng tinh thể. B. Dạng nóng chảy. C. Dạng dung dịch trong nước. D. Tất cả đều dẫn điện. 299. Không thể dùng KOH rắn để làm khô khí nào sau đây: A. Khí CO 2 . C. Khí H 2 . B. Khí NH 3 . D. Khí O 2 . 300. NaOH rắn làm khô được khí nào sau đây: A. Khí SO 2 ; khí CO 2 . C. Khí HCl ; khí SO 3 . B. Khí CO; khí NH 3 . D. Khí NO 2 ; khí Cl 2 . . BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC – ĐỀ 06 251. Nguyên tố X có cấu hình electron 1s 2 2 s 2 2p 6 .3 s 2 3p 6 3d 5 .4. C. Tinh thể hợp chất hoá học là chất rắn thu được từ các hợp chất hoá học. D. Tinh thể hợp chất hoá học là tinh thể có chứa các hợp chất hoá học. 272. Liên kết hoá học trong hợp kim thuộc loại. rắn nên đều có ánh kim ở bề mặt tinh thể. B. Vì ở trạng thái rắn nên các kim loại đều có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao. C. Các kim loại đều có ion dương trong mạng tinh thể nân đều dẫn

Ngày đăng: 14/08/2014, 10:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan