SKKN hướng dẫn hoc sinh ôn tập phần: giải bài toán bằng cách lập phương trình

25 979 0
SKKN hướng dẫn hoc sinh ôn  tập phần: giải bài toán bằng cách lập phương trình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

 Hướng dẫn học sinh ôn tập phần “Giaiû toán bằng cách lập phương trình” - - -1 BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI - Tên đề tài: HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP PHẦN “GIAIÛ TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH”. - Họ và tên tác giả: NGUYỄN THỊ LÊ NA - Đơn vò công tác: Trường THCS Lương Thế Vinh. 1. LÝ DO CỌN ĐỀ TÀI: - Giúp học sinh ôn tập cách giải bài toán bằng cách lập phương trình. - Vận dụng các kiến thức đã học vào giải các bài tập đạt hiệu quả cao. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Đối tượng nghiên cứu là học sinh khối lớp 8. - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu các tài liệu, đưa ra giải pháp và tiến hành giảng dạy thí điểm, sau đó đánh giá, rút ra kinh nghiệm cho bản thân. 3. ĐƯA RA GIẢI PHÁP MỚI: - Học sinh rèn luyện được nhiều kỹ năng về giải bài toán bằng cách lập phương trình: nhận biết được nội dung của bài toán, phân tích đề, hình thành hướng giải và trình bày bài hoàn chỉnh. - Học sinh biến mình thành người tự khám phá ra kiến thức, tự tìm kiến thức cho mình. 4. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG: Qua thời gian nghiên cứu, áp dụng vào thực tế giảng dạy trên lớp và rút kinh nghiệm về phương pháp giải bài toán bằng cách lập phương trình thì kết quả cho thấy chất lượng học tập của học sinh được nâng lên đáng kể. 5. PHẠM VI ÁP DỤNG: Đề tài này có thể thực hiện như một chuyên đề và áp dụng rộng rãi cho bộ môn Toán ở trường Trung học cơ sở. Chơn Thành, ngày 10 tháng 09 năm 2011 NGƯỜI THỰC HIỆN Giáo viên: Nguyễn Thò Lê Na Trường THCS Lương Thế Vinh 1  Hướng dẫn học sinh ôn tập phần “Giaiû toán bằng cách lập phương trình” - - -2 A- ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Một trong những mục tiêu cơ bản của nhà trường là đào tạo và xây dựng thế hệ học sinh trở thành những con người mới phát triển toàn diện, có đầy đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, trí tuệ để đáp ứng với yêu cầu thực tế hiện nay. Muốn giải quyết thành công nhiệm vụ quan trọng này, trước hết chúng ta phải tạo tiền đề vững chắc lâu bền trong phương pháp học tập của học sinh cũng như phương pháp giảng dạy của giáo viên các bộ môn nói chung và môn Toán nói riêng. Toán học là một môn khoa học tự nhiên quan trọng. Trong quá trình học tập của học sinh ở trường phổ thông đòi hỏi phải có tư duy rất tích cực của học sinh. Để giúp các em học tập môn Toán có kết quả tốt, có rất nhiều tài liệu sách báo đề cập tới. Giáo viên không chỉ nắm được kiến thức, mà điều cần thiết là phải biết vận dụng các phương pháp giảng dạy một cách linh hoạt, truyền thụ kiến thức cho học sinh dễ hiểu nhất. Chương trình bộ môn Toán rất rộng, các em được lónh hội nhiều kiến thức, các kiến thức lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do vậy, khi học các em không những nắm chắc lý thuyết cơ bản, mà còn phải biết tự diễn đạt theo ý hiểu của mình, từ đó biết vận dụng để giải từng loại toán. Qua cách giải các bài toán rút ra phương pháp chung để giải mỗi dạng bài, trên cơ sở đó tìm ra các lời giải khác hay hơn, ngắn gọn hơn. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy vẫn còn một số ít giáo viên chúng ta chỉ chú trọng việc truyền thụ kiến thức đầy đủ theo từng bước, chưa chú ý nhiều đến tính chủ động sáng tạo của học sinh. Thông qua quá trình giảng dạy, đồng thời qua quá trình kiểm tra đánh giá sự tiếp thu và sự vận dụng kiến thức của học sinh. Tôi nhận thấy học sinh vận dụng các kiến thức phần giải phương trình và giải bài toán bằng cách lập phương trình còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Đặc biệt là các em rất lúng túng khi vận dụng các kiến thức đã học để lập phương trình của bài toán. Đây là một phần kiến thức rất khó đối với các em học sinh lớp 8, bởi lẽ từ trước đến nay các em chỉ quen giải những dạng toán về tính giá trò của biểu thức hoặc giải những phương trình cho sẵn. Mặt khác do khả năng tư duy của các em còn hạn chế, các em gặp khó khăn trong việc phân tích đề toán, suy luận, tìm mối liên hệ giữa các đại lượng, yếu tố trong bài toán nên không lập được phương trình. Đối với việc giải bài toán bằng cách lập phương trình các em mới được học nên chưa quen với dạng toán tự mình làm ra phương trình. Xuất phát từ thực tế đó nên kết quả học tập của các em chưa cao. Nhiều em nắm được lý thuyết rất chắc chắn nhưng khi áp dụng giải không được. Do vậy việc hướng dẫn giúp các em có kỹ năng lập phương trình để giải toán, ngoài việc nắm lý thuyết, thì các em phải biết vận dụng thực hành, từ đó phát triển Giáo viên: Nguyễn Thò Lê Na Trường THCS Lương Thế Vinh 2  Hướng dẫn học sinh ôn tập phần “Giaiû toán bằng cách lập phương trình” - - -3 khả năng tư duy, đồng thời tạo hứng thú cho học sinh khi học nhằm nâng cao chất lượng học tập. Qua thực tế một vài năm giảng dạy môn Toán lớp 8, bản thân tôi khi dạy phần “Giải bài toán bằng cách lập phương trình” cũng gặp rất nhiều khó khăn. Đây là điều làm tôi băn khăn trăn trở làm sao truyền thụ cho học sinh được phương pháp, kỹ năng giải toán, để từ đó các em vận dụng vào giải các bài tập đạt hiệu quả cao nhất. Xuất phát từ lý do trên tôi không ngừng trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao tay nghề trong việc soạn giảng bằng những kinh nghiệm riêng của bản thân và đây cũng là lý do để tôi chọn đề tài này. 2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - Đối tượng chủ yếu của đề tài này là giáo viên giảng dạy bộ môn Toán nói riêng và các môn tự nhiên nói chung, học sinh khối 8 ở trường THCS Lương Thế Vinh. - Các phương pháp dạy học tích cực, đề xuất một số giải pháp giúp học sinh khắc sâu kiến thức. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Hoạt động dạy - học ở khối 8 – trường THCS Lương Thế Vinh. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Nghiên cứu các tài liệu: Sách giáo khoa Toán 8, Sách giáo viên Toán 8, Sách thiết kế bài giảng Toán 8, Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III… - Dự giờ thăm lớp, kiểm tra đối chiếu. - Giảng dạy theo phương pháp mà đề tài đưa ra. Giáo viên: Nguyễn Thò Lê Na Trường THCS Lương Thế Vinh 3  Hướng dẫn học sinh ôn tập phần “Giaiû toán bằng cách lập phương trình” - - -4 B- NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Trong nhu cầu đổi mới đất nước hiện nay nền giáo dục đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá đất nước. Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục là chuẩn bò cho thế hệ trẻ đi vào thực tiễn cuộc sống trên cơ sở thừa kế, tiếp thu và phát triển những kinh nghiệm mà bao thế hệ đã tích luỹ được. Vì vậy, giáo dục có một chức năng, nhiệm vụ và vò thế riêng biệt. Để hoàn thành những mục tiêu cao cả đó đòi hỏi bản thân chúng ta – những người công tác trong lónh vực giáo dục cần có những biện pháp tích cực không ngừng cải tiến những phương pháp dạy học đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao. Trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh chủ động tìm tòi, phát hiện và vận dụng linh hoạt sáng tạo vào thực tiễn. Bên cạnh đó có một bộ phận không nhỏ rất cần sự quan tâm đặc biệt của giáo viên đó là học sinh yếu kém, đòi hỏi chúng ta phải củng cố kiến thức và hướng dẫn học sinh tự ôn tập những kiến thức cơ bản. Nếu ta không nhận rõ vấn đề và có biện pháp thích hợp thì việc dạy và học không được thực hiện tốt đẹp như mong muốn. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Xuất phát từ thực tế là các em học sinh ngại khó khi giải các bài toán, tôi thấy cần phải tạo ra cho các em có niềm yêu thích say mê học tập, luôn tự đặt ra những câu hỏi và tự mình tìm ra câu trả lời. Khi gặp các bài toán khó, phải có nghò lực, tập trung tư tưởng, tin vào khả năng của mình trong quá trình học tập. Để giúp học sinh bớt khó khăn và cảm thấy dễ dàng hơn trong việc“ Giải bài toán bằng cách lập phương trình” ở lớp 8, tôi thấy cần phải hướng dẫn học sinh cách lập phương trình rồi giải phương trình một cách kỹ càng, yêu cầu học sinh có kỹ năng thực hành giải toán phần này cẩn thận. Việc hướng dẫn học sinh tìm ra phương pháp giải toán phù hợp với từng dạng bài là một vấn đề quan trọng, chúng ta phải tích cực quan tâm thường xuyên, không chỉ giúp các em nắm được lý thuyết mà còn phải tạo ra cho các em có một phương pháp học tập cho bản thân, rèn cho các em có khả năng thực hành. Nếu làm được điều đó chắc chắn kết quả học tập của các em sẽ đạt được như mong muốn. 3. NỘI DUNG CỦA VẤN ĐỀ: “Giải bài toán bằng cách lập phương trình”, đây là một trong những dạng toán cơ bản. lớp 8 các em chỉ làm quen những dạng đơn giản và là cơ sở cho những bài toán phức tạp ở các lớp kế tiếp. Nên đòi hỏi giáo viên phải hướng dẫn cụ thể để học sinh nắm một cách chắc chắn. 3.1. Lược đồ giải bài toán: Để giải một bài toán, trước hết phải cho các em nắm vững lược đồ để “ Giải bài toán bằng cách lập phương trình” Bước 1. Lập phương trình gồm các công việc: - Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số: Thông thường người ta hay chọn ẩn dựa theo đề bài, bài toán hỏi cái gì thì chọn cái đó là ẩn, sau đó nêu đơn vò sử dụng và đặt điều kiện cho ẩn. Trong một số trường hợp cụ thể, có thể chọn ẩn là một đại Giáo viên: Nguyễn Thò Lê Na Trường THCS Lương Thế Vinh 4  Hướng dẫn học sinh ôn tập phần “Giaiû toán bằng cách lập phương trình” - - -5 lượng trung gian, điều này giúp cho việc lập phương trình dễ hơn và đôi khi sẽ có được những phương trình gọn hơn, dễ giải hơn. - Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết: Trong một bài toán ngoài ẩn mà ta cần tìm thì còn có những đại lượng khác liên quan đến ẩn theo các điều kiện nêu trong bài toán. Ta dựa vào các thông tin này để biểu thò các đại lượng ấy thông qua ẩn. Thực hiện việc này ta nên lập một bảng thể hiện ẩn, các đại lượng liên quan. Điều này giúp ta cụ thể hóa các đại lượng mà giả thiết bài toán đã cho và giúp việc lập phương trình dễ dàng hơn. - Lập phương trình biểu thò mối quan hệ giữa các đại lượng (Nhờ sự liên quan giữa các số liệu, căn cứ vào đề bài mà lập phương trình). Bước 2. Giải phương trình. Bước 3. Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thõa mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không rồi kết luận. Chú ý so sánh với điều kiện đặt ra cho ẩn xem có thích hợp không, có thể thử lại kết quả đó với cả nội dung bài toán (Vì các em đặt điều kiện cho ẩn đôi khi thiếu chặt chẽ) sau đó trả lời bằng danh số (có kèm theo đơn vò ). Chú ý: Bước 1 có tính chất quyết đònh nhất. Thường đầu bài hỏi số liệu gì thì ta đặt cái đó là ẩn số. Xác đònh đơn vò và điều kiện của ẩn phải phù hợp với ý nghóa thực tiễn. 3.2. Phân tích bài toán : - Trong quá trình giảng dạy và hướng dẫn các em giải bài tập, giáo viên phải phân ra từng loại toán, giới thiệu đường lối chung từng loại, các công thức, các kiến thức có liên quan từng loại bài ( kiến thức của bộ môn Toán, Vật lý, Hóa học…). Ở chương trình của lớp 8, do mới bắt đầu làm quen với dạng toán này nên các em thường gặp các loại bài như : 1- Bài toán về chuyển động. 2- Bài tập năng suất lao động, tỷ lệ %. 3- Bài tập liên quan đến các môn học. 4- Bài toán có nội dung thống kê . Khi bắt tay vào giải bài tập, một yêu cầu không kém phần quan trọng, đó là phải đọc kỹ đề bài, tự mình biết ghi tóm tắt đề bài, nếu tóm tắt được đề bài là các em đã hiểu được nội dung, yêu cầu của bài, từ đó biết được đại lượng nào đã biết, đại lượng nào chưa biết, mối quan hệ giữa các đại lượng. Cần hướng dẫn cho các em ghi được tóm tắt đề bài một cách ngắn gọn, toát lên được dạng tổng quát của phương trình thì các em sẽ lập phương trình được dễ dàng. Đến đây coi như đã giải quyết được một phần lớn bài toán rồi. Khó khăn nhất đối với học sinh là bước lập phương trình, các em không biết chọn đối tượng nào là ẩn, rồi điều kiện của ẩn ra sao? Điều này có thể khắc sâu cho học sinh là ở những bài tập đơn giản thì thường thường “bài toán yêu cầu tìm đại lượng nào thì chọn đại lượng đó là ẩn”. Còn điều kiện của ẩn dựa vào nội dung ý nghóa thực tế của Giáo viên: Nguyễn Thò Lê Na Trường THCS Lương Thế Vinh 5  Hướng dẫn học sinh ôn tập phần “Giaiû toán bằng cách lập phương trình” - - -6 bài, song cũng cần phải biết được nên chọn đối tượng nào là ẩn để khi lập ra phương trình bài toán, ta giải dễ dàng hơn. Muốn lập được phương trình bài toán không bò sai thì một yêu cầu quan trọng nữa là phải nắm chắc đối tượng tham gia vào bài, mối quan hệ của các đối tượng này lúc đầu như thế nào? lúc sau như thế nào? * Chẳng hạn khi giải bài toán: Một phân xưởng may lập kế hoạch may một lô hàng, theo đó mỗi ngày phân xưởng phải may xong 90 áo. Nhưng nhờ cải tiến kỹ thuật, phân xưởng đã may 120 áo trong mỗi ngày. Do đó, phân xưởng không chỉ hoàn thành trước kế hoạch 9 ngày mà còn may thêm 60 áo. Hỏi theo kế hoạch phân xưởng phải may bao nhiêu áo? (SGK Toán lớp 8 - trang 28). Phân tích: Ở đây, ta gặp các đại lượng: Số áo may trong một ngày ( đã biết), Tổng số áo may và số ngày may (chưa biết): Theo kế hoạch và thực tế đã thực hiện. Chúng ta có quan hệ: Số áo may trong một ngày . số ngày may = Tổng số áo may. Ta chọn ẩn là trong các đại lượng chưa biết. Ở đây, ta chọn x là số ngày may theo kế hoạch. Quy luật trên cho phép ta lập bảng biểu thò mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán ( Giáo viên kẻ bảng và hướng dẫn học sinh điền vào bảng) Số áo may trong1 ngày số ngày may Tổng số áo may Theo kế hoạch 90 x 90x Đã thực hiện 120 x - 9 120(x - 9) Từ đó, quan hệ giữa tổng số áo đã may được và số áo may theo kế hoạch được biểu thò bởi phương trình: 120(x - 9) = 90x +60. * Hoặc khi giải bài toán: Năm nay, tuổi mẹ gấp 3 lần tuổi Phương. Phương tính rằng 13 năm nữa thì tuổi mẹ chỉ còn gấp 2 lần tuổi Phương thôi. Hỏi rằng năm nay Phương bao nhiêu tuổi. ( Bài 40/31-Toán 8) Tóm tắt: Năm nay: - Phương 13 tuổi. - Tuổi mẹ gấp 3 lần tuổi Phương. 13 năm sau: - Tuổi mẹ gấp 2 lần tuổi Phương. Hỏi: Phương bao nhiêu tuổi? - Tiếp theo hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi sau : + Bài toán có mấy đối tượng tham gia? (2 đối tượng - là tuổi mẹ, con). + Quan hệ hai đối tượng này lúc đầu như thế nào? (Tuổi mẹ = 3. tuổi Phương) + Hai đối tượng này thay đổi thế nào? (13 năm sau). Giáo viên: Nguyễn Thò Lê Na Trường THCS Lương Thế Vinh 6  Hướng dẫn học sinh ôn tập phần “Giaiû toán bằng cách lập phương trình” - - -7 + Quan hệ hai đối tượng này lúc sau ra sao? (tuổi mẹ = 2. tuổi Phương). + Đại lượng nào liên quan đến hai đối tượng? (tuổi). + Số liệu nào đã biết, số liệu nào chưa biết. Ở đây cần phải nêu rõ cho học sinh thấy được là bài toán yêu cầu tìm tuổi của Phương năm nay, có nghóa là 2 đối tượng đầu chưa biết phải đi tìm, nên ta có thể chọn tuổi của Phương hoặc của mẹ năm nay làm ẩn số. - Chọn số tuổi của Phương năm nay là x (tuổi). - Điều kiện của ẩn? (x > 0). - Biểu thò đại lượng khác qua ẩn? Số tuổi của mẹ năm nay là 3x. Chú ý : 13 năm sau có nghóa là phải + thêm 13 vào tuổi cả Phương và mẹ. - Số tuổi của Phương 13 năm sau? (x +13) - Số tuổi của mẹ 13 năm sau? (3x + 13) - Dựa vào mối quan hệ giữa các đại lượng sau 13 năm. Nên ta lập phương trình. 3x + 13 = 2(x+13) (1) - Khi đã lập được phương trình rồi, công việc giải phương trình không phải là khó, song cũng cần phải hướng dẫn cho các em thực hiện các phép biến đổi, giải theo các bước đã được học. Sau khi giải xong, tìm được giá trò của ẩn, một điều cần thiết là phải đối chiếu với điều kiện đã đặt cho ẩn ở trên để trả lời bài toán. - Từ cách giải trên, giáo viên cho học sinh suy nghó xem còn có thể giải theo cách nào nữa? Học sinh thấy ngay là ta có thể chọn tuổi của mẹ là ẩn. Bằng cách lý luận trình tự theo các bước như trên, các em sẽ lập được phương trình bài toán : x +13 = 2( 3 1 x + 13) (2) Giải xong cách thứ hai, cho các em nhận xét, so sánh với cách giải thứ nhất thì giải phương trình nào dễ hơn. Chắc chắn là giải phương trình (1) dễ dàng hơn phương trình (2) bởi vì khi giải phương trình (2) ta phải quy đồng mẫu chung hai vế của phương trình rồi khử mẫu, điều này cũng gây lúng túng cho các em. Tóm lại : Nếu hai đối tượng quan hệ với nhau lúc đầu bởi đối tượng này gấp mấy lần đối tượng kia thì ta phải cân nhắc xem nên chọn đối tượng nào là ẩn để bớt khó khăn khi giải phương trình. Nếu gặp bài toán liên quan đến số người, số con … thì điều kiện của ẩn : “nguyên dương” đồng thời phải lưu ý xem ẩn đó còn kèm theo điều kiện gì thêm mà nội dung thực tế bài toán cho. Ở chương trình lớp 8 thường gặp các bài toán về dạng chuyển động ở dạng đơn giản như : Chuyển động cùng chiều, ngược chiều trên cùng quãng đường… hoặc chuyển động trên dòng nước. Giáo viên: Nguyễn Thò Lê Na Trường THCS Lương Thế Vinh 7  Hướng dẫn học sinh ôn tập phần “Giaiû toán bằng cách lập phương trình” - - -8 Do vậy, trước tiên cần cho học sinh nắm chắc các kiến thức, công thức liên quan, đơn vò các đại lượng. Trong dạng toán chuyển động cần phải hiểu rõ các đại lượng quãng đường, vận tốc, thời gian, mối quan hệ của chúng qua công thức s = v.t từ đó suy ra: s v = t ; s t = v Hoặc đối với chuyển động trên sông có dòng nước chảy. Thì : V xuôi = V Thực + V dòng nước V ngược = V Thực - V dòng nước Đối với bài toán “Năng suất lao động” giáo viên cần cung cấp cho học sinh một kiến thức liên quan như : - Khi công việc không được đo bằng số lượng cụ thể, ta coi toàn bộ công việc là 1 đơn vò công việc biểu thò bởi số 1. - Năng suất làm việc là phần việc làm được trong 1 đơn vò thời gian. A : Khối lượng công việc Ta có công thức A = nt ; Trong đó n : Năng suất làm việc t : Thời gian làm việc - Biết tìm năng suất làm việc như thế nào? thời gian hoàn thành, khối lượng công việc để vận dụng vào từng bài toán cụ thể. Khi ta nắm được các vấn đề trên rồi thì các em sẽ dễ dàng giải quyết bài toán. * Xét bài toán sau : (Bài toán SGK / 79 – ĐS lớp 8) 2 vòi cùng chảy 5 4 4 giờ đầy bể 1 giờ vòi 1 chảy bằng 2 1 1 lượng nước vòi 2 Hỏi : mỗi vòi chảy riêng thì bao lâu đầy bể ? - Trước hết phân tích bài toán để nắm được những nội dung sau : + Khối lượng công việc ở đây là lượng nước của một bể. + Đối tượng tham gia ? (2 vòi nước) + Số liệu đã biết ? (thời gian hai vòi cùng chảy). + Đại lượng liên quan: Năng suất chảy của mỗi vòi, thời gian hoàn thành của mỗi vòi. + Số liệu chưa biết ? (Thời gian làm riêng để hoàn thành công việc của mỗi vòi). - Bài toán yêu cầu tìm thời gian mỗi vòi chảy riêng để đầy bể. Ta tùy ý chọn ẩn là thời gian vòi 1 chảy hoặc vòi 2 chảy đầy bể. Giáo viên: Nguyễn Thò Lê Na Trường THCS Lương Thế Vinh 8  Hướng dẫn học sinh ôn tập phần “Giaiû toán bằng cách lập phương trình” - - -9 Giả sử nếu gọi thời gian vòi 2 chảy một mình đầy bể là x (h). Điều kiện của x ( x > 4 4 5 giờ = 24 5 giờ) - Bài toán cho mối quan hệ năng suất của hai vòi chảy. Nên tìm : + Năng suất của vòi 1 chảy là? 1 x (bể) + Năng suất vòi 2 chảy là ? 3 2x (bể) + Cả hai vòi cùng chảy trong 1 giờ : 24 5 1 : = 5 24 (bể) Ta có phương trình : 1 x + 3 2x = 5 24 Đây là dạng phương trình có ẩn mẫu, ta vận dụng các bước để giải phương trình trên, ta được x = 12. Vậy thời gian vòi hai chảy một mình đầy bể là 12 giờ. - Nhưng làm sao để tính được thời gian chảy một mình của một vòi thì ta tìm năng suất của vòi 1 là : 3 2.12 = 8 1 (bể) Từ đó ta tìm được thời gian là 8 giờ. * Ở chương trình đại số lớp 8 các em cũng thường gặp loại bài tìm 1 số tự nhiên có 2 chữ số, đây cũng là loại toán tương đối khó đối với các em; để giúp học sinh đỡ lúng túng khi giải loại bài thì trước hết phải cho các em nắm được một số kiến thức liên quan. - Cách viết số trong hệ thập phân. - Mối quan hệ giữa các chữ số, vò trí giữa các chữ số trong số cần tìm…; điều kiện của các chữ số. Ví dụ : “Một số tự nhiên có hai chữ số, chữ số hàng đơn vò gấp hai lần chữ số hàng chục. Nếu thêm chữ số 1 vào giữa hai chữ số ấy thì được một số mới lớn hơn số ban đầu 370. Tìm số ban đầu. (Bài 41/31-Toán 8 tập II) Học sinh phải nắm được : - Số cần tìm có mấy chữ số ?(2 chữ số). - Quan hệ giữa chữ số hàng chục và hàng đơn vò như thế nào? (chữ số hàng đơn vò gấp 2 lần chữ số hàng chục). - Thêm chữ số 1 vào giữa thì số này có mấy chữ số? ( có 3 chữ số) - Số mới so với ban đầu thay đổi ra sao? - Muốn biết số cần tìm, ta phải biết điều gì? (Chữ số hàng chục, chữ số hàng đơn vò). - Đến đây ta dễ dàng giải bài toán, thay vì tìm số tự nhiên có hai chữ số ta đi tìm chữ số hàng chục, chữ số hàng đơn vò; ở đây tùy ý lựa chọn ẩn là chữ số hàng chục (hoặc chữ số hàng đơn vò). Giáo viên: Nguyễn Thò Lê Na Trường THCS Lương Thế Vinh 9  Hướng dẫn học sinh ôn tập phần “Giaiû toán bằng cách lập phương trình” - - -10 Nếu gọi chữ số hàng đơn vò là x Điều kiện của x ? (x ∈ N, 0 < x < 10). Chữ số hàng chục là : 2x Số đã cho được viết là 2x.10 + x = 21x Nếu thêm chữ số 1 vào giữa hai chữ số thì số mới được viết. 2x.100 + 1.10 + x = 201x + 10 Số mới lớn hơn số đã cho là 370 nên ta có phương trình : (201x+10) – 21x = 370 - Giải phương trình ta được x = 2 (thỏa mãn điều kiện). Vậy chữ số hàng đơn vò là 2. Chữ số hàng chục là 2x = 2.2 = 4. Số cần tìm là 42. 3.3 Một số ví dụ về các dạng toán và bài tập: a. Dạng toán về chuyển động Ví dụ 1: Một xe ô tô đi từ A đến B. Lúc đầu đi với vận tốc 40km/h. Sau khi đi được quãng đường, ô tô tăng vận tốc lên 50km/h. Tính quãng đường AB, biết thời gian đi hết quãng đường là 7 giờ. Giải Gọi x là quãng đường AB (x > 0). Thời gian đi hết 2/3 quãng đường với vận tốc 40km/h là: 40 3 2 x = Thời gian đi hết 1/3 quãng đường còn lại với vận tốc 50km/h là: 50 3 1 x = 150 x Do tổng thời gian đi hết quãng đường AB là 7 giờ nên ta có PT: 120 2x + 150 x = 7 ⇔ 600 10x + 600 4x = 600 4200 ⇒ 10x + 4x = 4200 ⇔ 14 x = 4200 ⇔ x = 300 ( TMĐK) Vậy quãng dường AB là 300km Ví dụ 2 : Một tàu thủy chạy trên khúc sông dài 80 km, cả đi lẫn về mất 8 giờ 20 phút. Tính vận tốc thực của tàu thủy, biết vận tốc của dòng nước là 4 km/h. Giải : Gọi x là vận tốc thực của tàu thủy (km/h, x>4) Giáo viên: Nguyễn Thò Lê Na Trường THCS Lương Thế Vinh 10 [...]... các bài tập trắc nghiệm, tự luận phù hợp 2/ Phân tích các bài tập “mẫu” cho học sinh qua các giờ phụ đạo do nhà trường tổ chức hoặc trong các giờ học môn tự chọn môn toán Tuy nhiên để truyền tải thông tin đến học sinh nhanh nhất bản thân tôi soạn một số bài tập trắc nghiệm nhỏ để các em thực hiện Ví dụ: Để ôn tập cho phần “ Đường lối chung để giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình tôi soạn một bài. ..  Hướng dẫn học sinh ôn tập phần “Giaiû toán bằng cách lập phương trình - - -19 4 Biện pháp thực hiện: Để thực hiện tốt yêu cầu đề ra trong việc phân tích bài toán Giải toán bằng cách lập hệ phương trình với thời lượng lên lớp chính khóa ít là rất khó Do đó, bản thân tôi mạnh dạn đưa ra các biện pháp sau đây: 1/ Việc quan trọng nhất trong thành công dạy học theo tôi đó là giáo viên phải soạn bài. .. biết cho ở đề bài để biểu thò các số liệu khác, diễn giải các bộ phận hình thành phương trình, hệ phương trình e - Lập phương trình gồm các công việc : f - Giải phương trình 3/ Chia học sinh thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có nhóm trưởng (Học sinh có học lực khá, có uy tín với các bạn) Tổ chức nhóm thảo luận các bài tập “mẫu” mà giáo viên đã đònh hướng Sau đó cho các nhóm lên bảng trình bày bài giải của mình... kiểm tra Toán của một tổ học tập dược cho trong bảng sau: Điểm số (x) Giáo viên: Nguyễn Thò Lê Na 4 5 - 17 7 8 9 Trường THCS Lương Thế Vinh  Hướng dẫn học sinh ôn tập phần “Giaiû toán bằng cách lập phương trình Tần số (n) 1 * 2 3 * - - -18 N=10 Biết điểm trung bình của cả tổ là 6,6 Hãy điền số thích hợp vào ô còn trống (dấu *) (Toán 8, tập II) Giải Gọi x là số học sinh có điểm 5 (0

Ngày đăng: 14/08/2014, 10:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • A- ĐẶT VẤN ĐỀ

  • B- NỘI DUNG

    • c. Dạng toán có liên quan đến môn học (Số học, Hình học, Hóa học):

    • CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

    • CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

    • CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

      • PHIẾU ĐIỂM

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan