Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng - Tìm hiểu các chức năng tiền tệ - 3 docx

16 377 0
Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng - Tìm hiểu các chức năng tiền tệ - 3 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng http://www.ebook.edu.vn -33- Chương III TÍN DỤNG VÀ LÃI SUẤT TÍN DỤNG I. TÍN DỤNG 1. Khái niệm và đặc điểm của tín dụng 1.1. Khái niệm Như chúng ta đã biết, khi có sự phân công lao động và sự xuất hiện của sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Khi sự xuất hiện chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất là cơ sở hình thành sự phân hóa xã hội: Của cải, tiền tệ có xu hướng t ập trung vào một nhóm người, trong lúc đó một nhóm người khác có thu nhập thấp hoặc thu nhập không đáp ứng đủ cho nhu cầu tối thiểu của cuộc sống, đặc biệt khi gặp những biến cố rủi ro bất thường. Trong điều kiện như vậy đòi hỏi sự ra đời của tín dụng để giải quyết mâu thuẫn nội tại của xã hội, thực hiện việc điều hòa nhu cầu tạm thời của cuộc sống. Như vậy, tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian nhất định thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu. 1.2. Đặc điểm của tín dụng - Chỉ thay đổi quyền sử dụng vốn tín dụng chứ không thay đổi quyền sở hữu vốn tín dụng. Quyền sở hữu nguồn tài chính vẫn thuộc về người cho vay và quyền sử dụng thuộc về người đi vay. - Thời hạn tín dụng được xác định do thỏa thuận giữa người cho vay và người đi vay. Người sở hữu v ốn được nhận một phần thu nhập dưới hình thức lợi tức. 2. Phân loại tín dụng 2.1. Tín dụng thương mại (TDTM) 2.1.1. Khái niệm TDTM là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu. TDTM phát sinh là do xảy ra hiện tượng có một số doanh nghiệp có hàng hoá muốn bán, trong khi đó một số doanh nghiệp khác muốn mua nhưng không có tiền, trong trường hợp này trên cơ sở quen biết, tín nhiệm nhau họ có th ể thoả thuận một quan hệ vay mượn. Nhờ vậy, người bán có thể giải phóng nhanh lượng hàng hoá của mình giảm bớt những chi phí về bảo quản hàng hoá, ngược lại người mua mặc dù chưa Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng http://www.ebook.edu.vn -34- có tiền nhưng vẫn có được hàng hoá đưa vào chu kỳ sản xuất mới. Hành vi mua bán chịu hàng hoá được xem là hình thức tín dụng, bởi lẽ người người bán chuyển giao cho người mua được sử dụng vốn tạm thời trong một thời gian nhất định và khi đến thời hạn đã được thoả thuận người mua phải hoàn trả lại vốn cho người bán dưới hình thức tiền tệ và cả phần lãi cho ng ười bán chịu. Cơ sở pháp lý xác định quan hệ nợ nần của TDTM là giấy nợ, được gọi là kỳ phiếu thương mại hay gọi tắt là thương phiếu. Đặc điểm của thương phiếu: Tính trừu tượng, tính bắt buộc và tính lưu thông. 2.1.2. Ưu điểm, hạn chế của TDTM - Ưu điểm: Một mặt đáp ứng được nhu cầu vốn củ a những doanh nghiệp tạm thời thiếu hụt vốn, đồng thời giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ nhanh hàng hoá, nâng cao hiệu quả kinh tế nhờ giảm chi phí giao dịch do không phải qua khâu trung gian mà qua quan hệ trực tiếp. - Hạn chế: + Quy mô tín dụng: Vì TDTM do các doanh nghiệp cung cấp và họ chỉ cung ứng khối lượng tín dụng trong giới hạn khả năng của mình. Do đó nếu người đi vay có nhu cầu cao hơn thì người cho vay không thể đáp ứng đầy đủ được. + Thời hạn cho vay: Bởi lẽ điều kiện kinh doanh và chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp có thể không trùng khớp với nhau và chỉ đáp ứng cho ngắn hạn. + Phạm vi: Do TDTM được cung cấp dưới hình thức hàng hóa, chính vì thế doanh nghiệp chỉ cung cấp được tín dụng cho một số doanh nghiệp có cung cầu hàng hóa phù hợp nhau. 2.2. Tín dụng ngân hàng (TDNH) 2.2.1. Khái niệm TDNH Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụ ng khác với các chủ thể trong kinh tế (các doanh nghiệp, các cá nhân ) Được thực hiện dưới hình thức cung ứng vốn tiền tệ: tiền mặt và bút tệ. Các hình thức cho vay của tín dụng ngân hàng là: Cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, cho vay thế chấp và đầu tư chứng khoán Giữa TDNH và TDTM có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Hoạt động TDTM sẽ tạo cơ sở để cung cấp TDNH điều này thể hiện thông qua các Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng http://www.ebook.edu.vn -35- nghiệp vụ chiết khấu, cầm cố thương phiếu của TDTM. Ngược lại, hoạt động TDNH đã góp phần khắc phục các mặt hạn chế của TDTM. 2.2.2. Ưu điểm và hạn chế của tín dụng Ngân hàng - Ưu điểm: + Khối lượng tín dụng: Có khả năng cung ứng những khoản vốn lớn đáp ứng đủ nhu cầu vay của khách hàng. Do đối tượng c ủa TDNH là tiền tệ, các hình thức huy động phong phú có thể huy động tiền tệ nhàn rỗi từ mọi chủ thể trong nền kinh tế. + Thời hạn tín dụng: Ngân hàng có thể đi vay ngắn hạn để cho vay dài hạn, tạo điều kiện cho nhu cầu của người tích lũy và người đầu tư được đáp ứng phù hợp. + Phạm vi tín dụng: Có khả năng huy động vốn và cho vay rất lớn, liên quan đến các chủ thể và các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế. - Hạn chế: Hạn chế cơ bản của TDNH là có độ rủi ro cao do việc ngân hàng cho vay với số tiền lớn hơn nhiều so với số vốn tự có hoặc có sự chuyển hóa thời hạn và phạm vi tín dụng rất rộng. 2.3. Tín dụng nhà nước (TDNN) 2.3.1. Khái niệm TDNN là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với các tầng lớp dân cư, các tổ chứ c kinh tế, biểu hiện dưới 2 hình thức: + Nhà nước là người đi vay: Bằng cách phát hành công trái để huy động vốn. + Nhà nước là người cho vay để thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ. - Mục đích: TDNN ra đời nhằm mục đích thoả mãn những nhu cầu chi tiêu của ngân sách Nhà nước trong điều kiện nguồn thu không đủ để đáp ứng chi, nhằm bù đắp những khoản chi cho đầ u tư phát triển kinh tế, tăng thêm nguồn lực tài chính cho Nhà nước để thực thi các chính sách. Mặt khác TDNN là công cụ để Nhà nước tài trợ cho các ngành kinh tế yếu kém, các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế kém phát triển. 2.3.2. Ưu và nhược điểm của tín dụngnhà nước - Ưu điểm: Nhà nước huy động vốn bằng cách phát hành các loại tín phiếu, trái phiếu qua đó có thể thu hút một lượng tiền mặt lớn trong lưu thông nhằm kìm ch ế lạm phát, ổn định giá cả thị trường. Đây cũng là cơ sở quan trọng để hình thành và phát triển thị trường tài chính. Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng http://www.ebook.edu.vn -36- - Nhược điểm: Nếu mức độ huy động không hợp lý thì có thể dẫn đến tình trạng chen lấn đầu tư của tư nhân do chính phủ huy động vốn qua phát hành trái phiếu, gây sức ép tăng lãi suất khiến cho đầu tư của tư nhân giảm xuống. 2.4. Tín dụng thuê mua 2.4.1. Khái niệm Tín dụng thuê mua là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị và các động sản khác. Trong đó, bên cho thuê chuyển giao tài sả n thuộc quyền sở hữu của mình theo yêu cầu của bên thuê sử dụng và bên thuê có trách nhiệm thanh toán tiền thuê trong thời hạn thuê, khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê trả lại, hoặc tiếp tục thuê, hoặc mua tài sản đó theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê. 2.4.2. Những lợi ích và hạn chế của hoạt động tín dụng thuê mua. - Lợi ích của hoạt động tín dụng thuê mua: + Hình thức này không nhất định phải có tài sản thế chấp, nên doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khoản vay và tránh ứ đọng vốn trong tài sản cố định. + Rủi ro thấp hơn so với các hình thức tài trợ khác: Tài sản vẫn thuộc sở hữu của mình nên trong thời gian cho thuê, bên cho thuê có quyền chiếm hữu tài sản bất kỳ lúc nào nếu bên đi thuê vi phạm hợp đồng thuê. Nếu doanh nghiệp bên thuê lâm vào tình trạng phá sản thì tài sản thuê không bị phát mãi mà vẫn đảm b ảo tính sở hữu hợp pháp của bên cho thuê. - Những hạn chế của hoạt động tín dụng thuê mua: + Phạm vi hoạt động hẹp hơn và chi phí sử dụng vốn cao hơn so với TDNH. + Bên đi thuê không phải là chủ sở hữu tài sản nên không được sử dụng nó để thế chấp cho các chủ nợ và chủ động trong việc sử dụng tài sản thuê. 2.5. Tín dụng tiêu dùng (TDTD) 2.5.1. Khái niệm TDTD nhằm hỗ trợ tài chính cho các cá nhân thực hiện một số nhu cầu tiêu dùng thường ngày như đồ dùng sinh hoạt, phương tiện đi lại, cải tạo tu bổ nhà, học tập TDTD được cấp phát dưới hình thức bằng tiền hoặc dưới hình thức bán chịu hàng hóa. Việc cấp tín dụng bằng tiền thường do các ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng, Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng http://www.ebook.edu.vn -37- quỹ tiết kiệm và các tổ chức tín dụng khác cung cấp. Còn việc cấp phát tín dụng dưới hình thức hiện vật thường do các công ty, các cửa hàng thực hiện. Ngoài ra, TDTD còn thực hiện dưới hình thức: Ngân hàng mua lại các khoản nợ phát sinh của các doanh nghiệp đã bán chịu hàng hóa hoặc đã cung cấp các dịch vụ cho người tiêu dùng. 2.5.2. Ưu điểm và hạn chế - Ưu điểm: + Góp phần nâng cao đời sống củ a nhân dân trong khi khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại còn hạn chế. + Thúc đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm nhất là đối với hàng hóa có giá trị cao, hoặc hàng hóa chậm luân chuyển. - Nhược điểm: Không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng mà thông qua doanh nghiệp đã bán chịu hàng hóa, dịch vụ. 2.6. Tín dụng quốc tế (TDQT) 2.6.1. Khái niệm TDQT là mối quan hệ tín dụng giữa các Nhà nước, giữa các cơ quan của Nhà n ước với nhau, hoặc giữa các chủ thể của một nước với các chủ thể của nước khác và với các tổ chức quốc tế khi cho vay và trả nợ tiền vay theo những nguyên tắc nhất định. Đối tượng của tín dụng quốc tế có thể là tiền tệ hoặc hàng hóa (dây chuyền sản xuất, thiết bị hàng hóa). 2.6.2. Ưu điểm và hạn chế - Ưu điể m: TDQT có khả năng đáp ứng được nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế xã hội khi nguồn vốn trong nước còn bị hạn chế. Góp phần nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và kiến thức chuyên môn của người lao động. - Hạn chế: Nguồn vốn này thường bị động do phụ thuộc bởi các yếu tố từ bên ngoài. Ngoài những rủi ro tín dụng nói chung thì tín dụng quốc tế còn bị rủi ro về tỷ giá, điều kiện về chính trị và ngoại giao. 3. Chức năng của tín dụng - Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ theo nguyên tắc hoàn trả: Tín dụng thu hút đại bộ phận tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế và phân phối lại vốn đó dưới hình thức cho vay để bổ sung vốn cho doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu về vốn Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng http://www.ebook.edu.vn -38- nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Phân phối lại vốn tiền tệ dưới hình thức tín dụng được thực hiện bằng hai cách: + Phân phối trực tiếp: Là việc phân phối từ chủ thể có vốn tạm thời chưa sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng: TDTM và phát hành trái phiếu. + Phân phối gián tiếp là phân phối vốn được thực hiện thông qua các tổ chức tài chính trung gian: ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính. - Chức năng tiết kiệm tiền mặt: Thông qua việc thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán bù trừ giữa các đơn vị kinh tế. Điều này sẽ làm giảm khối lượng giấy bạc, giảm được chi phí trong bảo quản và vận chuyển tiền. Đồng thời, cho phép Nhà nước điều tiết một cách linh hoạt khối lượng tiền tệ nhằm đáp ứng kị p thời nhu cầu tiền tệ cho sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển. - Chức năng phản ánh tổng hợp và kiểm soát quá trình hoạt động của nền kinh tế: Trong việc thực hiện chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ nhằm phục vụ yêu cầu tái sản xuất, tín dụng có khả năng phản ánh một cách tổng hợp và nhạy bén tình hình hoạt động của nề n kinh tế, do đó tín dụng còn được coi là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước để kiểm soát, thúc đẩy quá trình thực hiện các chiến lược hoạch định phát triển kinh tế. Mặt khác, trong khi thực hiện chức năng tiết kiệm tiền mặt, gắn liền với việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, tín dụng có thể phản ánh và kiểm soát quá trình phân phối sản phẩm quốc dân trong n ền kinh tế. 4. Vai trò của tín dụng trong nền kinh tế - Tín dụng góp phần đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục: Do tính đa dạng trong luân chuyển vốn của các doanh nghiệp mà tại một thời điểm nhất định có một số doanh nghiệp "thừa vốn" tạm thời, do bán hàng hóa có tiền nhưng chưa có nhu cầu sử dụng ngay (Chưa trả lương công nhân, chưa mua nguyên nhiên vật liệu) đ ã làm nẩy sinh nhu cầu cho vay vốn để tránh tình trạng ứ đọng vốn và có thêm lợi nhuận. Trong khi đó có doanh nghiệp thiếu vốn tạm thời do chưa bán được hàng hóa, nhưng lại có nhu cầu mua nguyên nhiên vật liệu, thanh toán tiền lương làm nảy sinh nhu cầu đi vay (TDTM) để duy trì sản xuất đem lại lợi nhuận. - Tín dụng góp phần tích tụ, tập trung vốn thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh: Với hoạt động củ a hệ thống tín dụng có đủ độ tin cậy, do tính chuyên môn hóa Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng http://www.ebook.edu.vn -39- cao trong hoạt động tín dụng và đa dạng hóa các danh mục đầu tư thông qua cho nhiều nhà đầu tư của nhiều dự án khác nhau, từ đó giảm bớt rủi ro cá nhân của người tích lũy, tạo nên quá trình tập trung vốn đựơc thực hiện nhanh chóng, hiệu quả; tạo nên khả năng cung ứng cho nền kinh tế, đặc biệt nguồn vốn dài hạn. Các doanh nghiệp nhờ nguồn vốn này có thể nhanh chóng mở rộng s ản xuất. - Tín dụng góp phần điều chỉnh, ổn định và tăng trưởng kinh tế: + Trong nền kinh tế thị trường, các nhà đầu tư chỉ tập trung vốn đầu tư vào những ngành có lợi nhuận cao, trong khi đó nền kinh tế đòi hỏi phát triển cân đối, đồng bộ giữa các ngành và các vùng, phải có ngành then chốt, mũi nhọn tạo đà cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng. + Tín dụng thông qua cung cấp vố n trung và dài hạn đầy đủ, kịp thời với lãi suất và điều kiện cho vay ưu đãi, có vai trò trong việc đảm bảo vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, hình thành các ngành then chốt, mũi nhọn và các vùng kinh tế trọng điểm. + Tín dụng còn là phương tiện để Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thích hợp để ổn định nền kinh tế, khi nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái, lạm phát. Chẳng hạn khi nền kinh tế phát triển chậm, sản xuất đình trệ, Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ "nới lỏng", NHTW thực hiện mua các chứng khoán của các NHTM, tức “bơm tiền” vào lưu thông, tạo lực giảm lãi suất, dẫn đến chi phí cho vay giảm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất và ngược lại. - Tín dụng góp phần nâng cao đời sống c ủa nhân dân và thực hiện các chính sách xã hội: Thông qua các ưu đãi về vốn, lãi suất, điều kiện và thời hạn vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, tín dụng có vai trò quan trọng nhằm thực hiện các chính sách việc làm, dân số và các chương trình xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội. - Tín dụng góp phần mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế: Trong điều kiện nền kinh tế mở, vay nợ nước ngoài ngày nay trở thành một nhu cầu khách quan đối với các nước trên thế giới và tỏ ra bức thiết hơn đối các nước đang phát triển. Nhờ tín dụng, các nước có thể mua hàng hóa, nhập khẩu máy móc thiết bị và tiếp cận với những thành tựu khoa học kỹ thuật mới và trình độ quản lý tiên tiến trên thế giới. Tín dụng tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư trực tiếp. Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng http://www.ebook.edu.vn -40- II. LÃI SUẤT TÍN DỤNG 1. Khái niệm lãi suất tín dụng (LSTD) Lợi tức tín dụng là thu nhập mà người cho vay nhận được từ người đi vay về việc sử dụng lượng tiền vay trong một thời gian nhất định. Như vậy thực chất của lợi tức tín dụng là giá cả hàng hóa cho vay. LSTD là sự cụ thể hoá của lợi tức tín dụng, nó được biểu hiện bằng tỷ lệ giữ a tổng số lợi tức thu được với tổng số vốn đã cho vay trong một thời gian nhất định. Tổng số lợi tức thu được trong kỳ Lãi suất tín dụng trong kỳ (%) = Tổng số tiền cho vay trong kỳ x 100 2. Phân loại lãi suất (LS) 2.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng - LS ngắn hạn áp dụng đối với các khoản tín dụng ngắn hạn: từ một năm trở xuống - LS trung hạn áp dụng đối với các khoản tín dụng trung hạn: trên 1 đến 5 năm - LS dài hạn áp dụng đối với các khoản tín dụng dài hạn: trên 5 năm 2.2. Căn cứ vào các loại hình tín dụng (theo chủ thể tham gia) - LSTD thương mại: Áp d ụng khi các doanh nghiệp cho nhau vay dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Tổng giá bán chịu - Tổng giá trả tiền ngay Lãi suất tín dụng thương mại (%) = Tổng giá trả tiền ngay x 100 - LSTD ngân hàng: Áp dụng trong quan hệ giữa ngân hàng với công chúng và doanh nghiệp trong việc thu hút tiền gửi và cho vay, trong hoạt động tái cấp vốn của NHTW cho các ngân hàng, và trong quan hệ giữa các ngân hàng với nhau trên thị trường liên ngân hàng. + LS tiền gửi: LS trả cho các khoản tiền gửi, nó được áp dụng để tính tiền lãi phải trả cho người gửi tiền. LS tiền gửi có nhiều mức khác nhau tùy thuộc vào thời hạn gửi, vào quy mô tiền gửi + LS tiền vay: LS mà người đi vay phải trả cho ngân hàng cho việc sử dụng vồn vay của ngân hàng. Nó được áp dụng để tính lãi tiền vay mà khách hàng phải trả ngân hàng. Về mặt nguyên tắc mức lãi suất tiền vay bình quân cao hơn mức lãi suất tiền gửi bình quân, và có sự phân biệt giữa các khoản vay với thời hạn khác nhau cũng như mức rủi ro khác nhau. Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng http://www.ebook.edu.vn -41- + LS chiết khấu: Áp dụng khi ngân hàng cho khách hàng vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu hoặc giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán của khách hàng. Nó được tính bằng tỷ lệ % trên mệnh giá của giấy tờ có giá và được khấu trừ ngay khi ngân hàng phát tiền vay cho khách hàng. Như vậy, nếu xét trong quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng vay chiết khấu, lãi suất chiết khấu được trả trước cho ngân hàng chứ không trả sau như lãi suất thông thường. + LS tái chi ết khấu: Áp dụng khi NHTW tái cấp vốn cho các ngân hàng dưới hình thức chiết khấu lại thương phiếu hoặc giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán của các ngân hàng. Nó cũng được tính bằng tỷ lệ % trên mệnh giá của giấy tờ có giá . LS tái chiết khấu do NHTW ấn định căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ và chiều hướng biến động lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Vì hành vi tái chiết khấu là hình thức cung ứng nguồn vốn cho các ngân hàng nên thông thường LS tái chiết khấu thường nhỏ hơn LS chiết khấu. Tuy nhiên, trong trường hợp cần phải hạn chế khả năng mở rộng tín dụng của hệ thống ngân hàng nhằm kiềm chế đẩy lùi lạm phát, hoặc phạt các NHTM trong trường hợp vi phạm các yêu cầu về thanh toán, NHTW có thể ấn định LS tái chiết khấu bằng, thậm chí cao hơn LS chi ết khấu. + LS liên ngân hàng: Là LS mà các ngân hàng áp dụng khi cho vay trên thị trường liên ngân hàng. LS liên ngân hàng thường được ấn định hàng ngày vào mỗi buổi sáng (còn gọi là LS hàng ngày). + LS cơ bản : Là LS được các NH sử dụng làm cơ sở để ấn định mức LS kinh doanh của mình. LS cơ bản được hình thành khác nhau tùy từng nước, nó có thể do NHTW ấn định. Ở Việt Nam: Luật NHNN hiện nay quy định: "LS cơ bản là LS do NHTW công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định LS kinh doanh". - LSTD Nhà nước: Áp dụng khi Nhà nước đi vay của các chủ thể khác nhau trong xã hội dưới hình thức phát hành tín phiếu hoặc trái phiếu. Loại LS này có thể do Nhà nước ấn định căn cứ vào LS tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng, vào các yếu tố khác như sự biến động của lạm phát, nhu cầu cấp thiết về vốn của Nhà nước hoặc được hình thành thông qua hoạt động đấu thầu tín phiếu, trái phiế u Nhà nước. Ở Việt Nam hiện nay, NHNN được giao nhiệm vụ tổ chức đấu thầu tín phiếu Kho bạc Nhà nước. - LSTD tiêu dùng: Áp dụng khi doanh nghiệp cho người lao động vay phục vụ yêu cầu tiêu dùng cá nhân. Mức LSTD tiêu dùng thường cao hơn LS tín dụng ngân hàng và LS tín dụng Nhà nước. Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng http://www.ebook.edu.vn -42- 2.3. Căn cứ vào giá trị thực của lãi suất - LS danh nghĩa: Là LS tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ vào thời điểm nghiên cứu hay nói cách khác là loại LS chưa loại trừ đi tỷ lệ lạm phát. LS danh nghĩa thường được thông báo chính thức trong các quan hệ tín dụng. - LS thực tế: Là LS được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi về lạm phát. Hay nói cách khác là LS đã loại trừ đi tỷ lệ lạm phát, LS thực tế có 2 loại: + LS thực tính trước (dự tính): Là LS thực được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi dự tính về lạm phát. + LS thực tính sau: Là LS thực được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi trên thực tế về lạm phát. Mối quan hệ giữa LS danh nghĩa, LS thực tế và lạm phát được Irving fisher, nêu thành phương trình sau (phương trình Fisher) LS danh nghĩa = LS thực + Tỷ lệ lạm phát. Hoặc có thể viết : LS thực tế = LS danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát. Vì được điểu chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi về lạm phát nên LS thực phản ánh chính xác hơn thu nhập từ việc cho vay cũng như chi phí thật của việc vay tiền. 2.4. Căn cứ vào mức độ ổn định của lãi suất - LS cố định: Là LS được áp dụng cố định trong suốt th ời hạn vay. + Ưu điểm: Người gởi tiền và người vay tiền biết trước số tiền lãi được trả và phải trả. + Nhược điểm: Bị ràng buộc vào một LS nhất định trong một thời gian nào đó, các tổ chức cung ứng tín dụng là người vay tiền khó có khả năng phản ứng linh hoạt với các biến động (nếu có) của cung cầu vốn trên thị tr ường tài chính. - LS thả nổi: Là LS có thể thay đổi phù hợp với sự biến động của LS thị trường và có thể báo trước hoặc không báo trước. Mặc dù khi áp dụng cơ chế LS này, cả người đi vay và người cho vay không thể xác định chính xác mức LS sẽ phải trả nhưng nó thích hợp trong một môi trường đầu tư không ổn định và các nhân tố ảnh hưởng đến LS là khó dự đoán. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất 3.1. Mức cung cầu tiền tệ [...]... http://www.ebook.edu.vn -4 5- Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng - Chính sách tỷ giá: + Tỷ giá ngoại tệ tăng, tăng giá hàng nhập khẩu, tăng chi phí đầu vào của các mặt hàng nhập khẩu, giá hàng hoá trong nước tăng lên, lợi nhuận giảm, nhu cầu ngoại tệ tăng, cầu tiền tệ giảm, LS giảm Mặt khác khi tỷ giá ngoại tệ tăng, lượng tiền cung ứng để đảm bảo cân đối ngoại tệ cần chuyển đổi... có một ý nghĩa quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách tiền tệ Khi nào thì NHTW bơm tiền ra lưu thông, khi nào thì hút tiền từ lưu thông về để điểu chỉnh LS một cách hợp lý, http://www.ebook.edu.vn -4 3- Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng trên cơ sở đó ổn định thị trường, thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế, giảm lạm phát 3. 2 Lạm phát Nếu mức giá cả ổn định... phát triển - LSTD là đòn bẩy kích thích ngân hàng và các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả + Đối với các doanh nghiệp, khi vay vốn đòi hỏi phải sử dụng vốn một cách tiết kiệm, có hiệu quả, phải thực sự quan tâm đến kết quả sản xuất kinh doanh để đảm bảo hoàn trả đúng hạn cả vốn và lãi http://www.ebook.edu.vn -4 6- Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng + Đối với ngân hàng hoạt... http://www.ebook.edu.vn -4 4- Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng đảm bảo cho LS thực dương hoặc Nhà nước tung vàng hoặc ngoại tệ ra bán để kiềm chế lạm phát 3. 3 Sự ổn định của nền kinh tế - Ảnh hưởng đến cung tiền vay: Khi nền kinh tế ổn định và phát triển, của cải tăng lên, công chúng sẽ giữ một khoản tiền giao dịch vừa đủ cho cầu, họ đầu tư vào các tài sản thay thế có...Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng Đường cung tiền (S) biểu thị NHTW muốn giữ cung tiền tệ ổn định Khi NHTW muốn kiềm chế lạm phát sẽ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ thông qua các công cụ như: + Thay đổi dự trữ bắt buộc + Giảm LS chiết khấu + Giảm hạn mức tín dụng Mức cung tiền giảm đi, đường cung S dịch chuyển sang trái S', lãi... quy đổi về cùng đơn vị thời gian rồi mới áp dụng công thức http://www.ebook.edu.vn -4 7- Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng Cụ thể: - Nếu i tính theo năm, n tính theo tháng thì: I = V.i.n 12 - Nếu i tính theo năm, n tính theo tháng thì: I = V.i.n 36 0 Ví dụ 1: Ngày 21/7/2008, Ông A gửi số tiền 100 triệu đồng vào NHTM X, với lãi suất là 20%/năm Hãy tính số lãi mà Ông A nhận... buộc ở các NHTM - Chính sách thu nhập: Đó là các chính sách về giá cả, tiền lương: + Nếu giá giảm (cung tiền tệ không thay đổi), giá trị của đơn vị tiền tệ theo giá trị thực tế tăng Điều này cũng giống như ảnh hưởng của một sự tăng lên trong cung tiền tệ khi mức giá được giữ cố định, LS tăng và ngược lại + Khi tiền lương tăng, chi phí sản xuất tăng, lợi nhuận giảm, giảm nhu cầu đầu tư, cầu tiền tệ giảm,... iE' E' i iE" S E" D D' Lượng tiền LS tăng, mức đầu tư giảm, mức cầu tiền tệ giảm các nhà doanh nghiệp và các gia đình sẽ giảm lượng tiền gửi vào tài khoản của họ đường cầu D dịch chuyển về bên trái D’; với mức LS cân bằng mới iE” Ngược lại, khi NHTW lo sắp có nguy cơ suy thoái, sẽ tăng mức cung cầu tiền tệ bằng việc bơm tiền vào lưu thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ LS có xu hướng giảm xuống... chính 3. 4 Các chính sách của Nhà nước - Chính sách tài chính: Gồm chi tiêu của chính phủ và thuế khoá: Khi chi tiêu của chính phủ tăng trực tiếp (tăng tổng cầu) đồng thời chính phủ giảm thuế, tăng tổng sản phẩm, tăng lượng cầu tiền tệ, LS tăng Ngoài ra thuế còn các tác động đến mức sản lượng tiềm năng, chẳng hạn việc giảm thuế đánh vào thu nhập của đầu tư mới, tăng đầu tư, tăng cầu tiền tệ, LS tăng - Chính... Trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm (đồng nội tệ đang tăng giá) điều này có thể hạn chế xuất khẩu kích thích nhập khẩu Cầu tiền tệ tăng do tài sản đầu tư tăng khi tỷ giá thấp, kích thích sản xuất, LS tăng 3. 5 Cân đối ngân sách Nhà nước Thu, chi ngân sách Nhà nước là những yếu tố hình thành nên cung cầu về quỹ cho vay Vì thế thu chi ngân sách cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến LS - Khi ngân sách thâm hụt Nhà . Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng http://www.ebook.edu.vn -4 7- + Đối với ngân hàng hoạt động chủ yếu là huy động vốn để cho vay. Do đó, ngân hàng phải tìm nhiều biện. tín dụng ngân hàng và LS tín dụng Nhà nước. Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng http://www.ebook.edu.vn -4 2- 2 .3. Căn cứ vào giá trị thực của lãi suất - LS danh. định và các nhân tố ảnh hưởng đến LS là khó dự đoán. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất 3. 1. Mức cung cầu tiền tệ Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng http://www.ebook.edu.vn

Ngày đăng: 13/08/2014, 13:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan