Tiểu luận : Quan điểm của sinh viên về cuộc sống độc thân docx

25 3.1K 7
Tiểu luận : Quan điểm của sinh viên về cuộc sống độc thân docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận Quan điểm của sinh viên về cuộc sống độc thân MỤC LỤC MỞ ĐẦU I.Lí do chọn đề tài Người ta thường nói một xã hội càng phát triển, cuộc sống càng hiện đại thì kéo theo đó con người cũng có những xu hướng những cái nhìn và suy nghĩ ngày càng khác biệt về nhiều vấn đề khác nhau và đặc biệt là vấn đề giới tính, tình yêu, hôn nhân, gia đình. Có thể là những cái nhìn rộng mở, khách quan, những quan điểm, nhận thức mới mẻ hay là chạy theo những “mốt mới” những trào lưu, xu hướng đang diễn ra trong xã hội. Một trong những khía cạnh đó là trào lưu sống độc thân của giới trẻ hiện nay. Trào lưu này đang diễn ra rất mạnh mẽ trên thế giới và cũng đang dần du nhập vào Việt Nam. Trước đây chúng ta thấy rằng cuộc sống độc thân hầu như chỉ dành cho những người tu hành, vì họ là những người có lý tưởng cao đẹp, sống với niềm vui và đức tin vào Đạo mà họ đang theo. Ngày nay khi kinh tế phát triển nhiều người trong độ tuổi thanh niên và trung niên đã chọn lối sống độc thân và xu hướng chọn lựa lối sống này ngày càng cao trong giới trẻ đặc biệt là giới nữ. Nhất là ở các nước phát triển và ở các nước đang phát triển, chủ nghĩa độc thân đang thực sự lên ngôi, nhận thức của họ về lập trình của tạo hóa “sinh ra – lập gia đình – có con” đã có nhiều thay đổi. Rất nhiều người đã chọn độc thân là cuộc sống cho mình, có rất nhiều lý do để họ không lập gia đình mà chọn cuộc sống độc thân và có thể họ thấy bằng lòng với cuộc sống đó hay là họ chỉ đang chạy theo những trào lưu của thời đại. Thống kê mới nhất tại Mỹ cho thấy trên dưới 50% phụ nữ và đàn ông nước này không lập gia đình, Cục điều tra dân số Mỹ thực hiện tháng 6/2006, tỉ lệ nam giới lập gia đình là 55% - giảm 13,3% so với năm 1960 là 69,3%, tỉ lệ này ở phụ nữ là 51,1% - giảm 14,8% so với năm 1960 là 65,9%. Trong khoảng 40 năm, số người độc thân ở Pháp đã tăng gấp hơn hai lần, từ 6,1% dân số trong năm 1962 tăng lên đến 14% dân số trong năm 2004, hiện ở Pháp có 8,3 triệu người độc thân. Những kết quả trên cho thấy cuộc sống độc thân đang từng ngày phát triển và lớn dần trên thế giới và nó cũng dần dần ảnh hưởng và du nhập vào Việt Nam. Kết quả cuộc điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 do Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thống kê, UNICEF, và Viện Gia đình và Giới tiến hành cho thấy số người độc thân hiện chiếm khoảng 2,5% dân số. Sinh viên hiện nay là lực lượng đông đảo, là thành phần vô cùng quan trọng của xã hội, là nguồn nhân lực, người chủ tương lai của đất nước. sự phát triển của Sinh viên có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với xã hội quốc gia. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, phát triển, mở cửa, giao lưu với thế giới và trong thời đại truyền thông kĩ thuật số bùng nổ, internet phổ biến và nhất là thanh niên sinh viên được tiếp cận với nền văn hóa toàn cầu hóa thì sự thay đổi về tâm thế, tính cách, quan điểm dễ tiếp cận với những trào lưu hay xu hướng mới của thế giới là hoàn toàn tự nhiên. Do vậy mà tôi muốn biết thái độ và nhận thức của sinh viên về trào lưu sống độc thân vì nó không chỉ ảnh hưởng tới chính bản thân các bạn sinh viên mà còn ảnh hưởng đến gia đình, nhà trường và xã hội. Trào lưu sống độc thân đã vào Việt Nam, nó có thực sự tốt, có ảnh hưởng gì tới xã hôi hay không, đó là điều em muốn biết, và em muốn tìm hiểu rõ hơn về cuộc sống độc thân đang diễn ra trong xã hội. Bản thân em đang là sinh viên ngành Tâm Lí Học, có thể khi đi làm việc em sẽ gặp những vấn đề có liên quan tới đời sống độc thân, do vậy mà em muốn tìm hiểu rõ, đi sâu vào đề tài, vì nó sẽ là hành trang kiến thức cho em sau này để làm việc và phục vụ cho xã hội một cách tốt nhất. Hơn thế nữa em muốn biết thái độ và nhận thức của các bạn sinh viên về vấn đề này, vì bản thân họ sẽ là những người bị ảnh hưởng bởi trào lưu sống độc thân. Mặt khác em muốn giải đáp những thắc mắc của bản thân về những người chọn cuộc sống độc thân: Điều gì khiến cho họ thích đời sống độc thân và tôn thờ chủ nghĩa này? Vì sao họ chọn kiểu sống này mà không phải là một cuộc sống khác? Đâu là nguyên nhân làm cho nhận thức về hôn nhân của họ thay đổi? Cuộc sống độc thân có gì mà hấp dẫn họ như vậy? Chính vì những lí do trên mà em chọn đề tài “Nhận thức và thái độ của Sinh Viên ĐH Văn Hiến về cuộc sống độc thân”. II. Mục đích nghiên cứu - Đối với xã hội: Tìm hiểu thái độ và nhận thức của sinh viên trước những hiện tượng, trào lưu mới. - Đối với bản thân: trau dồi những kiến thức và sự hiểu biết cho mình - Đối với bộ môn: giúp thầy cô và các bạn có những hiểu biết về đời sống độc thân. Hiểu rõ về thái độ, nhận thức về sống độc thân của giới trẻ, cụ thể là sinh viên. III. Nhiệm vụ nghiên cứu Để tiến hành đề tài này em sẽ thực hiện các bước sau: - Tìm hiểu những quan tâm, hiểu biết của sinh viên ĐH Văn Hiến về đời sống độc thân - Tìm hiểu, thái độ, nhận thức, cách lựa chọn đời sống độc thân của sinh viên ĐH Văn Hiến. - Rút ra những kết luận sau khi đã nghiên cứu, đưa ra những kiến nghị. IV. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu trong đề tài này là 150 sinh viên trường ĐH DL Văn Hiến ở thành phố Hồ Chí Minh - Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là thái độ, nhận thức của sinh viên ĐH DL Văn Hiến về đời sống độc thân. V. Giả thuyết nghiên cứu - Cuộc sống hiện đại, sinh viên sẽ tiếp cận những thông tin một cách nhanh chóng, do vậy sẽ nhận thức và hiểu biết nhiều về đời sống độc thân. - Kinh tế phát triển kèm theo nhiều trào lưu, xu hướng mới, dễ tác động vào giới sinh viên, do vậy khi trào lưu sống độc thân xuất hiện, sinh viên sẽ là thành phần hưởng ứng đông đảo. VI. Giới hạn đề tài Về nội dung: - Chỉ nghiên cứu nhận thức, thái độ của sinh viên đối với đời sống độc thân như thực trạng, nguyên nhân, hậu quả. - Chỉ nghiên cứu sinh viên trong trường ĐH DL Văn Hiến ở Tp HCM - Trên cơ sở rút ra những kết luận và đưa ra kiến nghị. Về thời gian: 1 tháng, cụ thể như sau - Tuần 1 : Soạn đề cương nghiên cứu. - Tuần 2 : Nghiên cứu tài liệu và soạn phiếu thăm dò. - Tuần 3 : Khảo sát thực tế. - Tuần 4 : Viết cơ sở lí luận, xử lí số liệu và hoàn thành bài tiểu luận. Về không gian: Chỉ khảo sát trong trường ĐH DL Văn Hiến. VII. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc sách báo, tham khảo các bài tiểu luân, luận văn của các sinh viên khóa trước trên thư viện của trường ĐH DL Văn Hiến. Thu thập và chọn lọc các thông tin trên mạng. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra bằng phát phiếu thăm dò. Phương pháp xử lí thống kê: Tính tỷ lệ %, phân tích nội dung. CƠ SỞ LÍ LUẬN I.Các khái niệm, định nghĩa. 1.Nhận thức Theo từ điển tiếng Việt: Nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy, quá trình con người nhận biết, hiểu biết về thế giới khách quan, hoặc kết quả của quá trình đó. Nâng cao nhận thức, có nhận thức đúng, hoặc nhận thức sai lầm. Nhận ra và biết được hiểu được, nhận thức được vấn đề, nhận thức rõ khó khăn và thuận lợi. Theo PGS.TS Trần Tuấn Lộ: Nhận thức là hoạt động tâm lý nhằm mục đích biết được một sự vật hay một hiện tượng nào đó là gì, là như thế nào bằng các giác quan để có những cảm giác và tri giác hoặc tư duy tưởng tượng. + Nhận thức là một hoạt động chủ thể hướng vào đối tượng nhằm mục đích biết và hiểu đối tượng cũng như biết và hiểu chính mình. + Nhận thức là một trong ba đời sống tâm lý con người, nó là tiền đề của hai mặt kia và đồng thời có quan hệ chặt chẽ với nhau và với hiện tượng tâm lý khác + Nhận thức là tiến trình chon lọc, diễn dịch, phân tích và hợp nhất các kích thích gây ra phản ứng ở các giác quan của ta Ngày nay đa số cho rằng nhận thức là một quá trình tiếp cận và tiến gần đến chân lý nhưng không ngừng ở mức độ nào, vì còn nhiều điều mà chúng ta chưa hiểu hết được, cần phải loại bỏ cái sai, không khớp với hiện thực và liên tục đi từ bước này sang bước khác để hoàn thiện hơn. 2. Thái độ Theo từ điển tiếng Việt: Thái độ là tổng thể nói chung những biểu hiện bên ngoài (bằng nét mặt cử chỉ, lời nói, hành động) của ý nghĩ, tình cảm với ai hoặc đối với sự việc nào đó: có thái độ hống hách, hoặc niềm nở, hoặc không bằng lòng, hoặc giữ im lặng. Là cách nghĩ cách nhìn và cách hành động theo một hướng nào đó trước một vấn đê một tình hình như xây dựng thái độ lao động mới, thái độ học tập đúng đắn, thái độ hoài nghi thiếu tin tưởng. Theo tâm lý học xã hội: Thái độ là sự sẵn sang ổn định của cá nhân để phản ứng với một tình huống hay một phức thể tình huống, thái độ vốn có xu hướng rõ rệt hình thành quy luật nhất quán phương thức xử thế của mỗi cá nhân. Lênin định nghĩa: Thái độ là một bộ phận của lĩnh vực tình cảm phản ánh quan hệ của cá nhân với hiện thực. Nó được quyết định bởi thế giới quan của cá nhân cho nên cũng phản ánh tồn tại xã hội, chịu ảnh hưởng bởi ý thức giai cấp, của tâm lý xã hội, của dư luận xã hội và tập thể xã hội. Nó thường không phải là những đáp ứng được biểu lộ một cách rõ rang hay trực tiếp mà là những ý nghĩ đang chuển hóa thành hành động. 3. Mối tương quan giữa nhận thức và thái độ Nhận thức và thái độ đều phản ánh hiện thực khách quan cơ bản nhất của hiện thực xã hội và mang tính chủ thể sâu sắc. Mặc dù vậy hai quá trình cũng có những nét riêng biệt: nhận thức thì phản ánh những thuộc tính và các mối quan hệ của bản thân thế giới, còn thái độ thì thể hiện mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng với nhu cầu động cơ của con người. Nhận thức và thái độ có quan hệ gắn bó với nhau, hai quá trình tâm lý cơ bản này tạo nên cấu trúc của hiện tượng ý thức. Thái độ chính là một phần trong biểu hiện tình cảm, mà nhận thức và tình cảm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhận thức là cơ sở của tình cảm, tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích con người tìm tòi chân lý. Tình cảm là thái độ thể hiện sự rung cảm cảu con người đối với sự vật hiện tượng có lien quan đến nhu cầu cảu họ. Vì vậy nhận thức có mối liên hệ với thái độ. Nhận thức chi phối thái độ, nhận thức là cơ sở nền tảng nảy sinh thái độ. Con người phải có thông tin về đối tượng để có thái độ nhất định đối với đối tượng đó. Trước một sự vật hiện tượng nào chúng ta luôn luôn phải suy nghĩ để biết, hiểu nó là cái gì, nó như thế nào và có ý nghĩa gì trong cuộc sống nơi mà nó đang tồn tại. Biết đối tượng là gì, có quan trọng, có ý nghĩa gì đối với mình hay không để từ đó xuất hiện thái độ tích cực hay tiêu cực với đối tượng để tránh xảy ra những thái độ không như mong muốn. Thái độ chịu sự chi phối của nhận thức nhưng nó cũng tác động ngược lại nhận thức. Khi chúng ta có thái độ tích cực với một vấn đề cụ thể thì nhu cầu hứng thú nhận thức của chủ thể được nâng lên. Nhưng có nhiều khi con người lại không như vậy nhiều lúc nhận thức đúng nhưng nhưng không có thái độ tích cực và ngược lại có thái độ đúng nhưng lại bị hạn chế về mặt nhận thức. 4. Sinh viên 4.1 Khái niệm Danh từ sinh viên hiện nay đang dùng để gọi những người theo học các trường đại học, trên thế giới sinh viên đều được hiểu theo nghĩa tiếng Pháp (étudiant) có nghĩa là người nghiên cứu. Tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga cũng đồng nghĩa như vậy. Danh từ “étudiant” của tiếng Pháp phát sinh từ danh từ mẹ là “etude” (sự nghiên cứu), ngữ nguyên ở tiếng La Tinh là “stadium” nghĩa là: sự vận dụng trí não để học hỏi hiểu biết và đào sâu một vấn đề. Theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, thì nghiên cứu là xem xét, tìm hiểu kĩ lưỡng để nắm vững vấn đề, giải quyết vấn đề hay để rút ra những hiểu biết mới. Để nghiên cứu một vấn đề, người nghiên cứu (sinh viên) cần có hai điều kiện cǎn bản: Phải nắm vững phần kiến thức tổng quát và phải biết vận dụng sự tìm tòi suy nghĩ độc lập cửa bản thân mình. 4.2 Đặc điểm của sinh viên Sinh viên hầu hết là những người có độ tuổi từ 18- 25, là những người đang học tập ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Theo tâm lý học phát triển Sinh viên thuộc độ tuổi thanh niên lớn, là những người có đặc điểm hoàn thiện về sinh lý, chín muồi về mặt xã hội, được xã hội thừa nhận, có nghĩa vụ công dân. Hoạt động chủ đạo của sinh viên là học nghề nghiệp, chuẩn bị lao động, hoạt động xã hội chuẩn bị lập gia đình và có cuộc sống riêng. + Sinh viên là lớp thanh niên có trí tuệ, tiềm lực, sức khỏe, năng lực và thể lực, luôn hướng về những ước mơ hoài bão, những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, họ là những người nhạy cảm với cái mới, cái chân thiện mỹ hướng về lý tưởng. + Tình yêu và khát vọng là một đặc điểm đặc trưng của sinh viên. Nhiều thanh niên, sinh viên coi trọng tình yêu đôi lứa như tín ngưỡng cuộc đời họ, vì tình yêu đôi lứa là nhu cầu khát vọng về sự chinh phục và hy sinh, vừa có tính hiến dâng vừa là sự chiếm hữu. Ở thanh niên, sinh viên có sự lôi cuốn nghiêm túc, một tình yêu chân thành với những rung cảm sâu sắc. Sự dậy thì giới tính tạo ra sắc thái ái tình mạnh mẽ, nhu cầu giao tiếp nhân cách sâu sắc và sự hài hòa với người mình yêu thường gần với hình mẫu về “cái tôi’ hơn là gần với hình mẫu người thật. + Xu hướng về các kết luận hấp tấp, vội vàng là điểm hạn chế trong bước trưởng thành của thanh niên, sinh viên, do sớm mong muốn khẳng định mình song lại thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống. + Tự trọng và chức năng của tự trọng: biểu hiện tính cách của tuổi trẻ, đó là một đặc tính đẹp của thanh niên, sinh viên.Thanh niên, sinh viên nghiêng về phía đòi hỏi không thực tế và thổi phồng bản thân, họ đáng giá năng lực và vị trí bản thân họ trong [...]... thức của sinh viên về đời sống độc thân 1.Khái niệm về cuộc sống độc thân theo nhận thức của sinh viên ĐH Văn Hiến Bảng 1: ST T Cuộc sống độc thân là cuộc sống? Tần Số Tỷ Lệ(%) 1 Sống một mình 68 45,3% 2 Không hôn nhân, gia đình, không có con 63 42% 3 Không tình yêu 19 12,7% 150 100% Tổng Qua kết quả bảng 1 ta thấy: Sinh viên có khái niệm về cuộc sống độc thân rất khác nhau, khái niệm sống độc thân. .. rằng cuộc sống độc thân hoàn toàn xấu, không có điều gì tốt, do vậy mà họ hoàn toàn không chấp nhận cuộc sống độc thân 2.Thái độ của sinh viên về cuộc sống độc thân Bảng 5 : STT Thái độ của bạn về trào lưu sống độc thân? Tần Số Tỷ Lệ (%) 1 Ủng hộ 25 16,7% 2 Phản đối 42 28% 3 Không quan tâm 83 55,3% 150 100 Tổng Qua kết quả thống kê ở bảng 5 cho thấy : Khi được hỏi về cuộc sống độc thân, và sinh viên có... của trào lưu này, do vậy họ thấy cuộc sống này không hoàn hảo Số sinh viên cho rằng cuộc sống độc thân là một cuộc sống tốt chiếm 28% có thể thấy họ nhận thức về những mặt lợi ích của cuộc sống độc thân và từ đó có thái độ tích cực về vấn đề này Một số sinh viên lại cho rằng cuộc sống độc thân hoàn toàn không tốt chiếm 26,7%, nhóm sinh viên này có thái độ trái ngược với nhóm thứ hai, họ cho rằng cuộc. .. hạnh phúc của mình II Thái độ của sinh viên về cuộc sống độc thân 1 .Cuộc sống độc thân có thật sự tốt? Bảng 4 : STT Nội Dung Tần Số Tỷ Lệ (%) 1 Tốt 42 28% 2 Không tốt lắm 68 45,3% 3 Hoàn toàn không tốt 40 26,7 150 100 Tổng Qua kết quả thống kê ở bảng 4 cho thấy : Số sinh viên có thái độ về cuộc sống độc thân là cuộc sống “không tốt lắm” chiếm tỷ lệ cao nhất (45,3%) cho thấy bản thân số sinh viên này... hướng cho cuộc đời của mình, họ yêu cuộc sống gia đình không chịu được cuộc sống cô đơn, do vậy mà họ không thích sống độc thân Sinh viên muốn sống độc thân chiếm tỷ lệ 29,3% mặc dù ít hơn so với tỷ lệ sinh viên không chọn cuộc sống độc thân nhưng đây là con số tương đối lớn, cho thấy xu hướng sống độc thân đã bắt đầu có sự tiến triển nhưng chưa mạnh mẽ Tuy sinh viên muốn sống độc thân nhưng đây chưa... quan tâm đến vấn đề này, thấy được những mặt tiêu cực của cuộc sống độc thân do vậy mà họ có thái độ phản đối không đồng tình với trào lưu sống độc thân Ngoài ra số sinh viên “ủng hộ” cuộc sống độc thân là 16,7% chiếm tỷ lệ rất ít Những sinh viên này có thể bản thân họ thích cuộc sống độc thân hoặc đơn giản là họ luôn là người ủng hộ trào lưu mới một cách thụ động III Xu hướng chọn cuộc sống độc thân. .. thức của sinh viên, có thể do trào lưu sống độc thân mới chỉ đang nhen nhóm trong xã hội, nó chưa đủ lớn để có tác động đến mỗi cá thể Sinh viên nhìn nhận cuộc sống độc thân dựa trên những sự phán đoán và kinh nghiệm sống của mỗi người Sinh viên cho rằng cuộc sống độc thân là sống một mình, những người chọn cuộc sống này đa phần là những nhà trí thức,có học vấn cao nên suy nghĩ và cách nhìn nhận cuộc sống. .. về cuộc sống độc thân do vậy mà sinh viên không đưa ra thái độ ủng hộ hay phản đối Từ nhận thức và thái độ trên của sinh viên về cuộc sống độc thân do vậy mà sinh viên đều phân vân trước sự chọn lựa cuộc sống độc thân cho mình.Từ giả thuyết đề tài và kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù kinh tế phát triển kèm theo nhiều trào lưu, xu hướng mới, dễ tác động vào giới sinh viên, nhưng khi trào lưu sống độc. .. là những người quan tâm đến vấn đề này, mặc dù rất ít nhưng họ đã thật sự có suy nghĩ và nói lên suy nghĩ của mình, họ nghĩ rằng những người chon cuộc sống độc thân là những người không có cuộc sống tình yêu, tức là tránh xa hoàn toàn những người khác giới, sống cuộc sống cô đơn một mình 2 Nhận thức của Sinh viên về đối tượng chọn cuộc sống độc thân Bảng 2: STT Người chọn cuộc sống độc thân chủ yếu là?... tới cuộc sống gia đình mà còn đang hoạt động học tập, vì đây là giai đoạn quan trọng của sinh viên quyết định đến tương lai của họ sau này, do vậy mà điều họ quan tâm là những vấn đề về nghề nghiệp, học tập Sinh viên không chọn cuộc sống độc thân chiếm 33,3%, đây cũng là tỷ lệ tương đối lớn chỉ ít hơn số lượng sinh viên phân vân khi chọn cuộc sống độc thân 4% Có thể họ đã có những định hướng cho cuộc . chấp nhận cuộc sống độc thân. 2.Thái độ của sinh viên về cuộc sống độc thân Bảng 5 : STT Thái độ của bạn về trào lưu sống độc thân? Tần Số Tỷ Lệ (%) 1 Ủng hộ 25 16,7% 2 Phản đối 42 28% 3 Không quan. hoàn toàn những người khác giới, sống cuộc sống cô đơn một mình. 2. Nhận thức của Sinh viên về đối tượng chọn cuộc sống độc thân Bảng 2: STT Người chọn cuộc sống độc thân chủ yếu là? Tần Số Tỷ Lệ. vậy họ thấy cuộc sống này không hoàn hảo. Số sinh viên cho rằng cuộc sống độc thân là một cuộc sống tốt chiếm 28% có thể thấy họ nhận thức về những mặt lợi ích của cuộc sống độc thân và từ đó

Ngày đăng: 13/08/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • I.Lí do chọn đề tài

  • II. Mục đích nghiên cứu

  • III. Nhiệm vụ nghiên cứu

  • IV. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

  • V. Giả thuyết nghiên cứu

  • VI. Giới hạn đề tài

  • VII. Phương pháp nghiên cứu

  • CƠ SỞ LÍ LUẬN

  • I.Các khái niệm, định nghĩa.

  • 1.Nhận thức

  • 2. Thái độ

  • 3. Mối tương quan giữa nhận thức và thái độ

  • 4. Sinh viên

  • 4.1 Khái niệm

  • 4.2 Đặc điểm của sinh viên

  • 5. Cuôc sống độc thân

  • 5.1 Khái niệm:

  • 5.2 Một số vấn đề liên quan về cuộc sống độc thân

  • KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

  • I. Nhận thức của sinh viên về đời sống độc thân

  • 2. Nhận thức của Sinh viên về đối tượng chọn cuộc sống độc thân

  • 3.Nhận thức của sinh viên về nguyên nhân chủ yếu khiến một số người chọn cuộc sống độc thân.

  • II. Thái độ của sinh viên về cuộc sống độc thân

  • 1.Cuộc sống độc thân có thật sự tốt?

  • 2.Thái độ của sinh viên về cuộc sống độc thân

  • III. Xu hướng chọn cuộc sống độc thân của sinh viên.

  • KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

  • I.Kết luận:

  • 1.Về mặt nhân thức

  • 2.Về mặt thái độ và xu hướng

  • II.Kiến nghị

  • PHỤ LỤC

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan