trách nhiệm sản phẩm (product liability) và những vấn đề đặt ra khi xuất khẩu vào thị trường nước phát triển

118 1.3K 14
trách nhiệm sản phẩm (product liability) và những vấn đề đặt ra khi xuất khẩu vào thị trường nước phát triển

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM (PRODUCT LIABILITY) VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA KHI XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG NƯỚC PHÁT TRIỂN Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hương Giang Lớp : Anh 1 Luật Kinh Doanh Quốc Tế Khóa : 44 Giáo viên hướng dẫn : TS. Tăng Văn Nghĩa Hà Nội, tháng 5 năm 2009 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 3-MCPD 3- MonoChloropropane Diol Chất 3-MCPD AFSCA Federal Agency for the Safety of the Food Chain (Agence fédérale pour la sécurité de la chaîne alimentaire) Cơ quan chất lượng an toàn thực phẩm liên bang Bỉ ALI The American Law Institute Viện luật Hoa Kỳ ASEAN The Assosiation of the South East Asian Nations Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASTA American Spice Trade Association Hiệp hội gia vị Hoa Kỳ DIN German Institute for Standardization (Deutsches Institut für Normung) Tiêu chuẩn công nghiệp Đức DN Doanh nghiệp DNVN Doanh nghiệp Việt Nam DNXK Doanh nghiệp xuất khẩu EU The European Union Liên minh châu Âu FTC Federal Trade Commission of US Uỷ ban thương mại liên bang Mỹ HACCP Hazard Analysis and Critical Control Point Hệ thống phân tích mối nguy hiểm và kiểm soát điểm tới hạn JIS Japanese Industrial Standards tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản TBT Technical Barriers to Trade Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại TQM Total Quality Management phương pháp quản lý chất lượng đồng bộ TNSP Trách nhiệm sản phẩm VASEP Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam MỤC LỤC 2. Những nội dung chủ yếu của pháp luật trách nhiệm sản phẩm 15 2. 2. Đối tượng áp dụng Luật trách nhiệm sản phẩm 16 2. 4. Nguyên tắc về TNSP của nhà sản xuất 20 2. 5. Hậu quả pháp lý do vi phạm pháp luật trách nhiệm sản phẩm 22 ii LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài Trong xu thế hội nhập toàn cầu và tự do hóa thương mại, thị trường các nước phát triển là những thị trường đầy tiềm năng hấp dẫn các nhà xuất khẩu. Tuy nhiên đây cũng là những thị trường “khó tính” với yêu cầu cao về sản phẩm nhập khẩu. Hàng hoá nhập khẩu vào thị trường các nước phát triển được kiểm soát bằng một hệ thống luật pháp tương đối chặt chẽ vì các lý do bảo vệ quyền lợi an ninh quốc gia, lợi ích kinh tế hoặc bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. Hàng hoá nhập khẩu còn bị chi phối bởi hàng loạt các quy định về trách nhiệm của nhà sản xuất và người kinh doanh sản phẩm về việc phải bồi thường đối với các thiệt hại do sử dụng những sản phẩm chất lượng không đảm bảo. Doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường các nước phát triển nói chung gặp phải những vẫn đề về trách nhiệm sản phẩm (TNSP). Thực tiễn cho thấy nhiều doanh nghiệp đã phải bồi thường cho người tiêu dùng những khoản tiền khổng lồ do hàng hóa có khuyết tật, thiếu an toàn gây tổn hại đến tài sản, sức khỏe, thậm chí tính mạng của người tiêu dùng. Việc khối lượng lớn đồ chơi sản xuất ở Trung Quốc nhập vào Mỹ bị thu hồi, các công ty thuốc lá phải bồi thường cho nhiều bệnh nhân ung thư là một vài minh chứng. Các quy định về TNSP buộc các doanh nghiệp phải đảm bảo độ an toàn của sản phẩm khi đưa vào lưu thông và phải cảnh báo cho người tiêu dùng những tác động xấu của việc sử dụng sản phẩm mà họ buộc phải thấy tại thời điểm thiết kế, sản xuất hoặc đưa sản phẩm vào thị trường. Vi phạm nghĩa vụ này, doanh nghiệp, người sản xuất phải bồi thường những tổn hại gây cho người tiêu dùng. TNSP còn bảo vệ người tiêu dùng ở mức độ cao hơn nữa, đó là khi nhà sản xuất, nhập khẩu bồi thường những tổn hại gây cho người tiêu dùng được áp dụng ngay cả khi không có lỗi của họ. Trước thực tiễn đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Trách nhiệm sản phẩm (Product Liability) và những vấn đề đặt ra khi xuất khẩu vào thị trường nước phát triển” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Hi vọng khóa luận này có thể góp một phần 1 trong việc giúp các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam thành công hơn khi xuất khẩu vào thị trường các nước phát triển. Thành công của doanh nghiệp không chỉ là xuất khẩu và tiêu thụ được hết hàng hóa tại thị trường đó, mà thành công này chỉ có khi chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp tốt, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Điều đó nghĩa là doanh nghiệp có thể giải quyết được những vấn đề về trách nhiệm sản phẩm đặt ra khi xuất khẩu. 2. Mục đích nghiên cứu khóa luận - Làm rõ các vấn đề cơ bản về trách nhiệm sản phẩm và pháp luật trách nhiệm sản phẩm nói chung và của một số nước tiêu biểu. - Phân tích những thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường các nước phát triển liên quan tới trách nhiệm sản phẩm. - Đề xuất những giải pháp cho doanh nghiệp khắc phục những mặt trái, những nguy cơ cũng như việc giải quyết tranh chấp về TNSP. 3. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là pháp luật của một số nước phát triển. Đồng thời, khóa luận còn tập trung nghiên cứu vấn đề TNSP đang hình thành tại Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận tập trung nghiên cứu các khái niệm, đối tượng và nguyên tắc áp dụng của pháp luật TNSP và các án lệ liên quan đến trách nhiệm sản phẩm của 1 số nước phát triển và một số khía cạnh về TNSP tại Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành khóa luận này, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để hoàn thành khóa luận bao gồm: - Phương pháp thống kê - Phương pháp phân tích và so sánh 6. Kết cấu của khóa luận Ngoài lời mở đầu và kết luận, khóa luận tốt nghiệp bao gồm 3 chương: 2 - Chương 1: Tổng quan về trách nhiệm sản phẩm và luật trách nhiệm sản phẩm. - Chương 2: Vấn đề về TNSP đặt ra khi xuất khẩu vào thị trường nước phát triển - Chương 3: Một số đề xuất cho doanh nghiệp về TNSP khi xuất khẩu vào thị trường nước phát triển Tôi xin bày lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Tăng Văn Nghĩa, thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện đề tài này. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình tìm kiếm tài liệu, thu thập thông tin và hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này. Xin trân trọng cảm ơn! 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM VÀ LUẬT TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM I. Khái quát về trách nhiệm sản phẩm 1. Khái niệm sản phẩm Khi nói tới “Trách nhiệm sản phẩm” thì “Sản phẩm” là yếu tố cơ bản cần tìm hiểu. Có nhiều quan niệm khác nhau về sản phẩm. Theo Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9000:2000 thì sản phẩm là kết quả của một quá trình, trong đó “quá trình” là tập hợp các hoạt động có liên quan lẫn nhau hoặc tương tác với nhau để biến đổi đầu vào (input) thành đầu ra (output). Các chủng loại sản phẩm phổ biến nhất gồm: hàng hóa (gồm cả phần mềm - software, phần cứng – hardware, vật liệu chế biến - processed meterial) và dịch vụ. Khái niệm này không dựa trên tính chất trao đổi (mua bán), chức năng hay dạng vật chất của sản phẩm để định nghĩa mà dựa trên chu trình sống của sản phẩm. Sản phẩm chỉ trở thành hàng hoá ở giai đoạn lưu thông sản phẩm trên thị trường. Dưới giác độ Marketing thì sản phẩm là thứ có khả năng thoả mãn nhu cầu mong muốn của khách hàng, cống hiến những lợi ích cho họ và có thể đưa ra chào bán trên thị trường với khả năng thu hút sự chú ý mua sắm và tiêu dùng. Theo đó, một sản phẩm được cấu tạo và hình thành từ hai yếu tố cơ bản vật chất và phi vật chất. Như vậy, theo quan điểm của cả Marketing và Tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO, sản phẩm gồm 2 bộ phận: hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì: “sản phẩm là kết quả của các hoạt động, các quá trình bao gồm phần mềm, phần cứng và vật liệu để chế biến hoặc đã được chế biến”. 1 Khái niệm này tương đồng với khái niệm hàng hóa của tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9000:2000. Khi xem xét trên góc độ pháp luật, theo khái niệm của Luật Trách nhiệm sản phẩm Nhật Bản (Luật số 85, 1994) thì thuật ngữ “Sản phẩm” có nghĩa là tài sản 1 Khoản 1, điều 3, nghị định 179/2004/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 21/10/2004 về quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. 4 được sản xuất hoặc chế biến có thể di chuyển được 2 . Như vậy, Đối tượng điều chỉnh của luật này là “sản phẩm” chỉ hạn hẹp trong hàng hóa và hàng hóa đó phải là tài sản hữu hình. Chỉ những sản phẩm đã qua chế biến mới là đối tượng điều chỉnh của luật này, Những sản phẩm là kết quả của quá trình lao động nhưng không qua chế biến như: khoáng sản, sản phẩm nông lâm ngư nghiệp chưa chế biến hoặc đóng gói, các tài sản vô hình như phát minh, sáng chế, nhãn hiệu thương mại…đều không được điều chỉnh bởi pháp luật trách nhiệm sản phẩm. Theo chỉ thị 34/1999 về trách nhiệm sản phẩm của Liên minh châu Âu EU thì sản phẩm là mọi động sản kể cả động sản sáp nhập trong động sản hoặc bất động sản khác, sản phẩm bao gồm cả điện 3 . Như vậy, sản phẩm với tư cách là đối tượng điều chỉnh của luật này mở rộng hơn quan điểm của Luật TNSP Nhật Bản, xem xét sản phẩm trên góc độ đặc tính của chúng. Động sản ở đây có thể bao gồm cả những nông lâm ngư sản chưa qua chế biến. Điện năng cũng được coi như một loại nhiên liệu, một bộ phận cấu thành của sản phẩm. Trong khi đó, “Restatements 3 rd Torts” (luật bồi thường thiệt hại, bản sửa đổi lần thứ 3) 1997 của Hoa Kỳ định nghĩa sản phẩm là những tài sản cá nhân hữu hình, bao gồm cả nguyên liệu chưa qua chế biến. Quy định của pháp luật Hoa Kỳ không quan tâm tới quá trình tạo ra sản phẩm chỉ xem xét sản phẩm trên khía cạnh hình thái vật chất và chủ thể sở hữu sản phẩm. . Tóm lại dưới giác độ của TNSP, sản phẩm bao gồm những động sản được sản xuất hoặc chế biến 4 , nó không phụ thuộc vào việc sản xuất theo dây chuyền công nghiệp với quy mô lớn hay sản xuất thủ công những sản phẩm riêng lẻ 5 . Cách hiểu này tương đồng với quy định của pháp luật ở nhiều nước về sản phẩm đồng thời mang tính chất đặc thù của pháp luật trách nhiệm sản phẩm. 2 Nguyên văn trích Luật trách nhiệm sản phẩm Nhật Bản số 85/1994: “the term “product “means movable property manufactured or processed “ 3 Nguyên văn trích chỉ thị 34/1999 về trách nhiệm sản phẩm của Liên minh châu Âu EU : ‘product’ means all movables even if incorporated into another movable or into an immovable. ‘Product’ includes electricity 4 Theo điều 2 điểm 2 luật TNSP CHLB Đức (produkthaftungsgetz sửa đổi 2002) 5 TS. Tăng Văn Nghĩa (2008), “Bàn về Luật trách nhiệm sản phẩm trong kinh doanh quốc tế “, tạp chí Nhà nước và pháp luật, (2), trang 41-49 5 2. Khái niệm về người sản xuất Các quan niệm về sản phẩm đều đồng nhất ở điểm, sản phẩm là kết quả của một quá trình (sản xuất hoặc/ và chế biến), điều đó dẫn tới việc cần tìm hiểu khái niệm về chủ thể thực hiện quá trình tạo ra sản phẩm đó, cụ thể là “người sản xuất”. “Người sản xuất” theo cách hiểu thông thường là những người làm ra sản phẩm, dù sản phẩm của họ được sử dụng cho tiêu dùng cá nhân hay kinh doanh. Dưới giác độ nghiên cứu về TNSP thuật ngữ “người sản xuất” là tất cả những người tham gia vào quá trình tạo biến đổi đầu vào thành đầu ra để tạo nên sản phẩm và phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng. Họ đều được coi như là người sản xuất thực tế của sản phẩm từ góc độ sản xuất, chế biến, nhập khẩu hoặc kinh doanh, và những trường hợp khác do hành vi của họ nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận. Do vậy, người sản xuất phải chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình trước pháp luật. Người sản xuất bao gồm: - Những người trực tiếp sản xuất: người sản xuất thành phẩm, người chế biến nguyên liệu thô, người sản xuất bán thành phẩm, những người tương tự như những người sản xuất (Quasi-producers) - những người không tham gia sản xuất: người tiêu thụ (bao gồm: người bán hàng, người xuất nhập khẩu…) Người sản xuất thành phẩm, người chế biến nguyên liệu thô, người sản xuất bán thành phẩm là những người trực tiếp tham gia vào sản xuất, tạo ra sản phẩm. Người tương tự như những người sản xuất là những người mà thông qua việc dán tên, thương hiệu, nhãn hiệu hay đặc trưng khác của mình trên sản phẩm đã giới thiệu mình với tư cách là người sản xuất sản phẩm này, hoặc bất cứ ai mà đặt biểu tượng tên, v.v… trên sản phẩm thể hiện rằng mình là người sản xuất ra sản phẩm và chịu trách nhiệm đối với sản phẩm đó. Người không tham gia trực tiếp sản xuất gồm: người bán hàng, người xuất nhập khẩu Đây là những người không liên quan trực tiếp quá trình sản xuất sản phẩm nhưng tham gia vào vòng đời của sản phẩm trong quá trình phân phối tới người tiêu dùng. Họ cũng phải chịu trách nhiệm đối với sản phẩm mà mình phân 6 phối khi sản phẩm đó gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng. Chẳng hạn, người nhập khẩu đã không dán nhãn phụ bằng ngôn ngữ trong nước cho sản phẩm mà mình nhập khẩu, nhằm hướng dẫn người tiêu dùng cách sử dụng, trong trường hợp người đó dùng sai quy cách dẫn đến có thiệt hại, người nhập khẩu sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật. Vì thế, đối với pháp luật TNSP, họ cũng là người sản xuất. Tóm lại: Người sản xuất là những người tham gia vào quá trình tạo ra và phân phối sản phẩm nhằm mục đích kinh doanh. Họ phải chịu trách nhiệm cho những sản phẩm của mình trước người tiêu dùng. Họ là đối tượng chịu trách nhiệm sản phẩm. Từ phần sau của khóa luận, thuật ngữ “người sản xuất” sẽ dùng để chỉ chung những chủ thể phải chịu trách nhiệm sản phẩm như: người sản xuất thực sự, người tương tự người sản xuất, người phân phối, người xuất nhập khẩu 3. Khái niệm khuyết tật sản phẩm Sau khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng, người sản xuất vẫn phải chịu trách nhiệm đối với sản phẩm đó nếu sản phẩm gây thiệt hại cho người tiêu dùng dù thời gian bảo hành sản phẩm còn hay không. Trước đây, trách nhiệm sản phẩm dựa trên nguyên tắc lỗi, người bị thiệt hại chỉ được bồi thường khi chứng minh được hành vi có lỗi của người sản xuất có quan hệ nhân quả với thiệt hại của mình. Ví dụ, một chi tiết máy không được lắp chặt đúng mức, người sử dụng bị tai nạn. Giám định kết luận, chi tiết đó không đảm bảo độ an toàn. Trong trường hợp này người sản xuất sẽ phải bồi thường do có lỗi. Trong một trường hợp khác, người tiêu dùng sử dụng nước uống có ga, sau đó ăn kẹo Mentos và bị phản ứng phụ dẫn tới ngộ độc. Ở đây không có lỗi của nhà sản xuất do sản phẩm đó an toàn. Tuy nhiên, người nhập khẩu sản phẩm đó đã không dán nhãn phụ để cảnh báo đầy đủ cho khách hàng về những khả năng nguy hiểm có thể xảy ra. Trong trường hợp này người tiêu dùng có được bồi thường hay không? Để bảo vệ người tiêu dùng, pháp luật nhiều nước đã chuyển từ nguyên tắc trách nhiệm dựa trên lỗi sang nguyên tắc trách nhiệm dựa trên khuyết tật của sản 7 phẩm. Người sử dụng bị thiệt hại không quan tâm đến lỗi của nhà sản xuất mà chỉ cần chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại của mình và khuyết tật của sản phẩm. không phụ thuộc vào lỗi cố ý hay vô ý của nhà sản xuất. Dưới góc độ nghiên cứu về TNSP, có thể hiểu: “khuyết tật của sản phẩm là sự thiếu an toàn mà một sản phẩm thông thường cần có, dẫn đến các tổn thất liên quan đến sức khỏe, tính mạng và tài sản cho người sử dụng” 6 Khuyết tật của sản phẩm được chia thành 3 loại chính: - Khuyết tật do thiết kế (Design defects) - Khuyết tật do sản xuất (Manufacturing defects) - Khuyết tật do cảnh báo không đầy đủ (Failure to warn defects) Khuyết tật do thiết kế là những khuyết tật của sản phẩm trong trường hợp thiệt hại do sản phẩm gây ra có thể tránh hoặc được giảm nhẹ bằng một mẫu thiết kế hợp lý khác. Theo nguyên tắc này, nhà sản xuất phải thiết kế các sản phẩm sao cho sản phẩm phải an toàn đối với mọi mục đích sử dụng có thể dự đoán trước. Bên nguyên có thể kiện nhà sản xuất với lí do thân chủ của họ bị tổn hại khi sử dụng sản phẩm mà đáng ra các tổn thương đó hoàn toàn có thể tránh được nếu nhà sản xuất đưa ra một mẫu thiết kế phù hợp hơn. Bên nguyên cần đưa ra các bằng chứng có tính thuyết phục và có xác nhận của các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan về mẫu thiết kế chưa hợp lý của nhà sản xuất. Ví dụ, một nhà sản xuất ô tô thiết kế một chiếc xe với các bồn chứa nhiên liệu được đặt trong một vị trí mà nó có thể phát nổ dưới tác động của tốc độ có thể được coi như một khiếm khuyết Khuyết tật do sản xuất là những khuyết tật của sản phẩm khi sản phẩm sai lệch với thiết kế gốc mặc dù đã thực hiện tất cả những biện pháp cẩn trọng trong quá trình sản xuất và marketing. Một sản phẩm được coi như là có khuyết tật do sản xuất khi sản phẩm đó không được sản xuất tuân theo đặc điểm thiết kế hoặc các tiêu chuẩn kĩ thuật hoặc sản xuất với chất liệu không thích hợp. Khuyết tật do sản xuất có thể phát sinh từ việc lắp ráp nhầm thiết bị, lắp ráp thiếu bộ phận, các bộ phận lắp ráp bị biến dạng hoặc sử dụng những nguyên liệu kém chất lượng hoặc có khuyết tật. Hiện tượng này xuất hiện khi các thành phẩm được sản xuất ra không tuân theo 6 TS. Tăng Văn Nghĩa (2008), “Bàn về Luật trách nhiệm sản phẩm trong kinh doanh quốc tế “, tạp chí Nhà nước và pháp luật, (2), trang 41-49 8 [...]... không yêu cầu mọi loại hàng hóa đều phải nhất thiết có độ bền cao nhưng có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm Do đó, đảm bảo độ an toàn cần thiết cho sản phẩm là nhiệm vụ hàng đầu của người xuất khẩu vào thị trường này II Những vấn đề về trách nhiệm sản phẩm đặt ra khi xuất khẩu vào thị trường nước phát triển 1 Tổng quan Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản là những thị trường phát triển ở trình độ cao nên đòi hỏi... chỉ là một cách hạn chế rủi ro cho người sản xuất mà còn làm tăng uy tín của người sản xuất đối với khách hàng CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM ĐẶT RA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KHI XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN I Tình hình xuất khẩu vào thị trường nước phát triển 1 Tổng quan Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam, Các thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam theo thứ tự là... án Tóm lại: Tuy người sản xuất phải chịu những chế tài rất nặng nề liên quan tới trách nhiệm sản phẩm, nhưng họ có thể thoát khỏi những trách nhiệm đó nếu chứng minh hành vi mình thuộc trường hợp miễn trách Đây chính là một giải pháp cho nhà xuất khẩu ứng phó với những vấn đề về TNSP khi xuất khẩu vào thị trường các nước phát triển 2 7 Khi u nại và khởi kiện về trách nhiệm sản phẩm 17 Được trình bày... đối với người sản xuất phải có những biện pháp phòng trừ khuyết tật cho sản phẩm, đặc biệt là khi sản phẩm đó được xuất khẩu sang các nước phát triển có hệ thống pháp luật bảo vệ người tiêu dùng hoàn chỉnh 2 6 Các trường hợp miễn trách : Không phải lúc nào người sản xuất sản phẩm cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại hoặc các chế tài khác khi sản xuất và lưu thông sản phẩm Tùy vào pháp luật... Luật trách nhiệm sản phẩm 16 Hầu hết pháp luật TNSP các nước đều quy định các đối tượng áp dụng của Luật trách nhiệm sản phẩm là người sản xuất 12 bao gồm: người sản xuất thành phẩm, người chế biến nguyên liệu thô, người sản xuất bán thành phẩm, những người tương tự như những người sản xuất (Quasi-producers) và kể cả những người không tham gia sản xuất như người phân phối (gồm: người bán hàng, người xuất. .. Bản, Trung Quốc, Australia…Trong giao đoạn 2001-2007, kim ngạch xuất khẩu vào tất cả các thị trường trọng điểm đều tăng trưởng ấn tượng: xuất khẩu vào EU tăng 2,8 lần, vào Nhật Bản tăng 2,3 lần Đáng chú ý nhất là việc gia tăng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ Nếu như năm 2001, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường lớn nhất thế giới này chỉ là 1065.3 triệu USD thì đến 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 10.54 tỷ... nhiệm đối với thiệt hại do những khuyết tật của sản phẩm gây ra cho người sử dụng Trách nhiệm sản phẩm thường dựa trên những nguyên tắc pháp lý về sự bất cẩn, miêu tả không trung thực, vi phạm bảo hành và trách nhiệm pháp lý tuyệt đối II Khái quát về pháp luật trách nhiệm sản phẩm 1 Lịch sử phát triển của pháp luật trách nhiệm sản phẩm 12 Lịch sử của pháp luật về trách nhiệm sản phẩm chủ yếu là sự biến... người sản xuất, phân phối và tiêu thụ là phải cung cấp sản phẩm không có khuyêt tật, không gây nguy hiểm cho người sử dụng và phải chịu trách nhiệm đối với những sản phẩm có khuyết tật Có thể hiểu Trách nhiệm sản phẩm là khái niệm dùng để chỉ trách nhiệm của nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ (kể cả người xuất khẩu) liên quan đến việc bồi thường thiệt hại về tài sản, tính mạng hoặc sức khỏe khi sản phẩm. .. thể hiểu là sự sơ xuất hoặc thiếu sự quan tâm cần thiết của nhà sản xuất, người phân phối, xuất nhập khẩu sản phẩm trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa Lỗi đó phải trực tiếp gây nên thiệt hại cho người sử dụng Người sản xuất phải chịu trách nhiệm trong trường hợp người bị hại chứng minh được họ có lỗi khi đưa ra thị trường những sản phẩm không đủ an toàn Tuy nhiên, người sản xuất thường thường... rất lớn Vì vậy, khi xuất khẩu vào các nước phát triển mà phát luật TNSP của họ áp dụng nguyên tắc trách nhiệm dựa trên khuyết tật của sản phẩm, người sản xuất và xuất khẩu Việt Nam cần hết sức chú ý đảm bảo giảm thiểu khuyết tật của sản phẩm Bên cạnh đó, khi áp dụng nguyên tắc trách nhiệm dựa trên khuyết tật, phạm vi điều chỉnh của pháp luật TNSP sẽ mở rộng sang cả các loại sản phẩm tiêu dùng phục . phẩm. - Chương 2: Vấn đề về TNSP đặt ra khi xuất khẩu vào thị trường nước phát triển - Chương 3: Một số đề xuất cho doanh nghiệp về TNSP khi xuất khẩu vào thị trường nước phát triển Tôi xin bày. ngay cả khi không có lỗi của họ. Trước thực tiễn đó, tôi đã lựa chọn đề tài: Trách nhiệm sản phẩm (Product Liability) và những vấn đề đặt ra khi xuất khẩu vào thị trường nước phát triển để. ơn! 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM VÀ LUẬT TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM I. Khái quát về trách nhiệm sản phẩm 1. Khái niệm sản phẩm Khi nói tới Trách nhiệm sản phẩm thì Sản phẩm là yếu tố cơ

Ngày đăng: 12/08/2014, 23:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan