một số vấn đề lí luận về tội giết người trong bộ luật hình sự việt nam năm 1999 thực trạng tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình trong giai đoạn 2010 – 2012

64 832 3
một số vấn đề lí luận về tội giết người trong bộ luật hình sự việt nam năm 1999  thực trạng tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình trong giai đoạn 2010 – 2012

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA LUẬT ___________________ ĐINH THỊ THẮM MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999. THỰC TRẠNG TẠI HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2012 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: LUẬT TƯ PHÁP Nghệ An, tháng 5 năm 2013 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA LUẬT ___________________ ĐINH THỊ THẮM MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999. THỰC TRẠNG TẠI HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2012 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: LUẬT TƯ PHÁP Giảng viên hướng dẫn : Đặng Thị Phương Linh Sinh viên thực hiện : Đinh Thị Thắm Mã số sinh viên : 0955031170 Lớp : 50B2 - Luật Nghệ An, tháng 5 năm 2013 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Qua hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong các lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hóa và xã hội. Tiêu biểu như: Việt Nam trở thành thành viên tiêu biểu của tổ chức thương mại thế giới WTO; là ủy viên không thường trực của hội đồng bảo an liên hiệp quốc; kinh tế ổn định và có những bước tăng trưởng nhanh; đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao và được cải thiện hơn trước; an ninh chính trị - an toàn xã hội được đảm bảo… Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nước ta cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách lớn như sự chống phá của các thế lực thù địch; sự suy thoái, khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu; sự gia tăng của các tệ nạn xã hội, các loại tội phạm. Cũng như nhiều quốc gia khác, vấn đề tội phạm gia tăng đang là một vấn nạn ở Việt Nam. Trong những năm gần đây ở Việt Nam, tình hình tội phạm diễn biến hết sức phức tạp, có sự gia tăng nhanh về số lượng các vụ phạm tội. Tội phạm hoạt động có tính chất côn đồ, tính tổ chức, tính băng nhóm, tính liều lĩnh cao hơn trước cùng với việc sử dụng các loại hung khí nguy hiểm để phạm tội. Điển hình cho sự gia tăng đó là sự gia tăng các tội phạm về ma túy; tội phạm xâm phạm quyền sở hữu; tội phạm xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người. Như chúng ta đã biết, quyền được sống là quyền thiêng liêng, quyền bất khả xâm phạm của con người được quy định tại các điều ước quốc tế, tại hiến pháp của nước cộng hòa XHCN Việt Nam và BLHS. Hiện nay, ở nước ta đang liên tục xảy ra các vụ giết người có tính chất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng - đó là hồi chuông cảnh báo về tình trạng bạo lực, sự coi thường tính mạng, sức khỏe của con người cũng như sự coi thường pháp luật. Từ thực tế đó, thiết nghĩ việc nghiên cứu về tội phạm giết người là rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này. 3 Để góp phần cùng địa phương thực hiện hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm giết người, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số vấn đề lí luận về tội giết người trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999. Thực trạng tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2010 – 2012” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Có thể nói, tội giết người là một đề tài luôn thu hút được sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Điều đó thể hiện ở việc đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về đề tài này. Trong đó, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như: Thượng tá, Tiến sĩ - Nguyễn Minh Đức, phó giám đốc trung tâm nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm học của Viện kiểm sát nhân dân, Nguyên nhân và điều kiện gia tăng tội phạm giết người. Hoàng Công Huân (1997), Tội giết người theo Luật hình sự Việt Nam và đấu tranh phòng chống tội phạm giết người, Nxb Hà Nội. Đỗ Đức Hồng Hà (2007), Tội giết người trong Luật hình sự Việt Nam và đấu tranh phòng chống loại tội phạm này, Luận văn tiến sĩ luật học, Hà Nội. Như vậy, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về đề tài này. Các công trình kể trên được các tác giả tập trung nghiên cứu ở những phương diện và góc độ khác nhau như: Tội phạm học, hình pháp học. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Hoa Lư nói riêng và trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói chung chưa có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này. Chính vì thế, tôi đã lựa chọn đề tài này làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của khóa luận là tìm hiểu các quy định của BLHS Việt Nam năm 1999 về tội giết người. Đồng thời tìm hiểu thực trạng về tội giết người tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. 4 Qua đó người viết đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm giết người. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với các mục đích nêu trên, khóa luận tập trung các nhiệm vụ nghiên cứu sau: Thứ nhất, khóa luận phân tích một số vấn đề lí luận về tội giết người trong BLHS Việt Nam năm 1999. Thứ hai, tìm hiểu thực trạng về tội giết người tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng trên địa bàn huyện. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề lí luận về quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội giết người; thực trạng về tội giết người trên địa bàn huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi các quy định của BLHS Việt Nam năm 1999 về tội giết người cùng với thực trạng về loại tội phạm này tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2010 - 2012. 5. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này, tác giả đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Trong đó, có một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra và phương pháp tổng hợp. 6. Ý nghĩa của đề tài Khóa luận là công trình đầu tiên nghiên cứu về thực tiễn tội giết người trên địa bàn huyện Hoa Lư trong giai đoạn 2010 - 2012. Trên cơ sở phân tích những quy định trong BLHS Việt Nam năm 1999 về tội giết người, phân tích số vụ giết người trên địa bàn huyện Hoa Lư… Từ đó, rút ra những nhận xét 5 về điểm mới trong Điều 93 BLHS năm 1999, nguyên nhân, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống tội giết người. Ngoài ra, kết quả của khóa luận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong học tập, trong xây dựng kế hoạch, chính sách, đường lối thực hiện công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng trên địa bàn huyện Hoa Lư. 7. Kết cấu đề tài Ngoài phần danh mục từ viết tắt, phần mở đầu, phần kết luận, phần danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm có 2 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tội giết người trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 Chương 2: Thực trạng tội giết người tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2010 - 2012 6 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 1.1. Khái niệm và đặc điểm của tội giết người a) Khái niệm Để tìm hiểu khái niệm tội giết người, trước tiên chúng ta phải hiểu thế nào là tội phạm? Khái niệm này dùng để chỉ tất cả các hành vi được luật quốc gia hoặc luật quốc tế xác định mà chủ thể thực hiện phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước là hình phạt. Tuy nhiên, sự ghi nhận khái niệm này trong luật hình sự của các nước cũng như quan điểm của các nhà khoa học về tội phạm là không hoàn toàn giống nhau. Một số quốc gia ghi nhận khái niệm tội phạm trong điều luật cụ thể. Có thể kể đến như: Theo quy định tại Điều 3 BLHS Philipines thì tội phạm được hiểu là: “Hành vi hành động hoặc hành vi không hành động bị trừng trị về mặt hình sự theo quy định của luật thì gọi là tội phạm” [18; 40]. Theo Điều 40 BLHS Malaysia thì tội phạm được hiểu là: “Bất cứ hành vi nào bị Bộ luật này hoặc các đạo luật có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi coi là phải chịu hình phạt” [18; 49]. Khoản 1 Điều 8 BLHS Việt Nam quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”. 7 Theo cuốn Bình luận BLHS, tội phạm còn được định nghĩa như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực TNHS thực hiện, có lỗi được quy định trong BLHS”. Trên cơ sở khái niệm tội phạm được quy định tại Khoản Điều 8 BLHS thì khái niệm tội phạm còn được định nghĩa ngắn gọn như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, có tính trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt”. Từ khái niệm tội phạm quy định trong BLHS, tôi xin đưa ra khái niệm tôi phạm dưới góc độ của một sinh viên ngành luật như sau:“Tội phạm là hành vi có tính trái pháp luật hình sự, do người có năng lực TNHS thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, có tính nguy hiểm cho xã hội và phải chịu hình phạt” Có thể nói khái niệm tội phạm là khái niệm cơ bản nhất, có ý nghĩa là cơ sở thống nhất cho việc xác định những tội phạm cụ thể trong phần các tội phạm cụ thể của Bộ luật hình sự. Đồng thời, khái niệm tội phạm còn thể hiện những nguyên tắc cơ bản của BLHS Việt Nam và là cơ sở để quy định khung hình phạt cho các tội phạm cụ thể. Xuất phát từ khái niệm tội phạm, các tội xâm phạm tính mạng được hiểu là các hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực TNHS thực hiện, có lỗi, xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của người khác. Các tội xâm phạm tính mạng, bao gồm: tội giết người, tội giết con mới đẻ, tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, tội bức tử… Hiện nay, trong Luật hình sự của nhiều quốc gia, khái niệm tội giết người cũng như những quy định về loại tội phạm này là không thống nhất. Có những quốc gia mô tả cụ thể những dấu hiệu của tội giết người nhưng có quốc gia lại chỉ quy định tội danh và nêu hình phạt trong luật. Có thể kể đến như: Điều 248 BLHS Philippines quy định: “Người nào có hành vi tước đoạt tính mạng của người khác thì phạm tội giết người và phải chịu hình phạt tù chung thân nếu có một trong các tình tiết sau: Nhờ người khác có hung khí 8 hỗ trợ; giết thuê; bằng cách phóng hỏa, bỏ thuốc độc; lợi dụng hoàn cảnh thiên tai; bằng thủ đoạn tàn ác” Điều 288 BLHS Thái Lan quy định: “Người nào có hành vi giết người thì bị phạt tử hình hoặc phạt tù từ 15 năm đến 20 năm” Từ thực tiễn xét xử: “Tội giết người được hiểu là hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác” Theo cuốn Bình luận BLHS quy định: “Tội giết người được hiểu là hành vi làm chết người khác một cách cố ý và trái pháp luật” Có thể thấy khái niệm về tội giết người đang tồn tại dưới nhiều quan điểm khác nhau, mỗi quốc gia có cách định nghĩa khác nhau cũng như có quy định khác nhau về tội giết người. Tuy nhiên, các quan điểm đều tập trung nhấn mạnh tội giết người là hành vi trái pháp luật và nhằm tước bỏ tính mạng của người khác.Trong BLHS Việt Nam, việc quy định về tội giết người chỉ dừng lại ở việc nêu tội danh mà không mô tả những dấu hiệu pháp lí cụ thể của tội giết người. Trong khi đó, BLHS Philipines lại mô tả cụ thể những dấu hiệu pháp lí của tội giết người. Trên cơ sở khái niệm tội phạm, khái niệm tội giết người trong cuốn Bình luận BLHS người viết xin đưa ra khái niệm về tội giết người như sau: “Tội giết người được hiểu là hành vi trái pháp luật, do người có năng lực TNHS thực hiện với lỗi cố ý nhằm tước bỏ tính mạng của người khác theo ý muốn hoặc không theo ý muốn của nạn nhân”. b) Đặc điểm của tội giết người Mỗi tội phạm gồm có bốn đặc điểm chính là: tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi, tính trái pháp luật và tính phải chịu hình phạt. Trên cơ sở các đặc điểm của tội phạm, tội giết người cũng mang bốn đặc điểm chính đó. Tuy nhiên, các đặc điểm của tội giết người có tính đặc trưng sau: Thứ nhất, tính nguy hiểm cho xã hội Tính nguy hiểm cho xã hội được hiểu là gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Các quan hệ xã hội đó bao gồm: quan hệ sở hữu,tính mạnh sức khỏe, nhân phẩm… 9 Tính nguy hiểm cho xã hội là một trong những đặc điểm cơ bản và quan trọng nhất của tội phạm. Quyết định những thuộc tính khác của tội phạm như tính trái pháp luật hình sự bởi những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiển cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lí bằng các biện pháp khác (Khoản 4 Điều 8 BLHS). Đây là một trong những căn cứ, cơ sở để đánh giá mức độ nghiêm trọng cho xã hội của hành vi phạm tội. Cũng như để xác định hành vi phạm tội đó có phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội hay không thì cần phải căn cứ vào các tình tiết khác như: Tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại, động cơ và mục đích của người có hành vi phạm tội, mức độ thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội bị xâm hại, nhân thân của người có hành vi phạm tội… Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm luôn ở mức cao hơn so với các vi phạm pháp luật khác. Đây cũng là đặc điểm quan trọng để phân biệt tội phạm với các loại vi phạm pháp luật khác (vi phạm hành chính, vi phạm trong dân sự). Tuy nhiên, không phải khi nào một người thực hiện hành vi phạm tội thì thì cũng đồng nghĩa với việc hành vi đó có tính chất nguy hiểm cho xã hội. Bên cạnh các hành vi phạm tội có tính chất nguy hiểm cho xã hội thì cũng phải nhắc đến các tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội (những tình tiết làm mất tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi gây thiệt hại nên được quy định trong luật hình sự để xác định những trường hợp bình thường là tội phạm nhưng không bị coi là tội phạm khi được thực hiện trong điều kiện kèm theo những tình tiết đó).Trong BLHS Việt Nam quy định hai tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội đó là phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết. Bên cạnh đó còn có một số tình tiết khác cũng có tính chất tương tự nhưng chưa được quy định trong BLHS Việt Nam như tình tiết cưỡng bức (phạm tội do bị người khác cưỡng bức, ép buộc), tình tiết rủi ro (phạm tội vì do rủi ro thiên tai, các rủi ro bất ngờ nằm ngoài dự kiến, tầm kiểm soát của người phạm tội), tình tiết thi hành lệnh cấp trên (vì thi hành lệnh cấp trên dẫn đến phạm tội)… 10 [...]... nhiệm hình sự đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi giết người Điều 12 BLHS Việt Nam quy định: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm” Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” Tội giết người. .. công bằng xã hội Hình phạt tử hình: Là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống các hình phạt nhằm tước bỏ quyền sống của người phạm tội, loại trừ vĩnh viễn người đó ra khỏi xã hội Như vậy, hình phạt tử hình chỉ được áp dụng đối với người phạm tội giết người trong các trường hợp pháp luật quy định phải áp dụng hình phạt tử hình Và cũng... hành vi trái pháp luật của nạn nhân chưa đến mức nghiêm trọng mà người phạm tội lại giết người đó thì hành vi đó sẽ không được coi là trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh 1.4.2.3 Hình phạt Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm hoặc tù từ 3 năm đến 7 năm tù trong trường hợp giết nhiều người 36 ... là có thai, giết người một cách man rợ… 25 Giết nhiều người Giết nhiều người là trường hợp người phạm tội giết từ 2 người trở lên Ví dụ: Vụ thảm án giết hại cả gia đình người yêu ở Thái Bình vào đêm 23/12 /2012 Giết phụ nữ mà biết là có thai Đây là trường hợp người phạm tội giết người phụ nữ đang có thai và bản thân người phạm tội biết được rằng người... TNHS về tội vô ý làm chết người chứ không phải là tội giết người 12 Thứ ba, tính trái pháp luật hình sự Tính trái pháp luật hình sự được hiểu là: “Làm trái những quy định của pháp luật hình sự, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ” Có thể nói, tính trái pháp luật hình sự là một trong những thuộc tính bắt buộc phải có trong. .. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95 BLHS) 1.4.2.1 Khái niệm Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế hành vi phạm tội của mình 35 Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là trường hợp đặc biệt của tội giết người, giết người trong. .. nghiêm trọng nên trong hệ thống hình phạt mà người phạm tội phải đối mặt có thể là tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình và một số hình phạt bổ sung khác (trong trường hợp hình phạt bị áp dụng không phải là tù chung thân hoặc hình phạt tử hình) Như vậy với tư cách là một tội phạm cụ thể trong các tội xâm phạm tính mạng, tội giết người cũng mang... sau đó lại phạm tội rấtt nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng Đây là trường hợp ngoài phạm tội trước khi giết người hoặc ngay sau khi giết người đã thực hiện tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng Ví dụ: Sau khi thực hiện hành vi hiếp dâm người phạm tội đã giết chết nạn nhân để che dấu hành vi phạm tội của mình Giết người để thực... nạn nhân Bộ phận cơ thể của nạn nhân có thể là tim, thận, gan Mục đích người phạm tội là giết người đó để lấy các bộ phận cơ thể của nạn nhân đem bán cho nhưng người có nhu cầu nhằm thu lợi nhuận Có thể nói đây là một trong những hành vi thể hiện sự độc ác, vô nhân tính chất của những người phạm tội khi họ biến những bộ phận cơ con người thể... cũng theo quy định, người phạm tội giết người mà là người chưa thành niên, phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì sẽ không áp dụng hình phạt đi tử hình điều này thể hiện tinh thần nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam Khung tăng nặng này được áp dụng trong trường hợp người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội của mình có một hoặc nhiều các tình . chọn đề tài Một số vấn đề lí luận về tội giết người trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999. Thực trạng tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2010 – 2012 làm đề tài. người trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 Chương 2: Thực trạng tội giết người tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2010 - 2012 6 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TỘI. VINH KHOA LUẬT ___________________ ĐINH THỊ THẮM MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999. THỰC TRẠNG TẠI HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN 2010

Ngày đăng: 12/08/2014, 23:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan