CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VIỆT NAM TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2010. ppsx

30 429 0
CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VIỆT NAM TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2010. ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÀI LIỆU CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VIỆT NAM TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2010. MỤC LỤC TÊN ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VIỆT NAM TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2010. I.Mở đầu: 1. Đặt vấn đề: Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập, một số chính sách tín dụng cũ không còn phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay nên Đảng và Nhà nước nói chung , Thủ tướng chính phủ và NHNN VN nói riêng đã điều chỉnh, bổ sung những chính sách tín dụng mới. Những chính sách tín dụng mới này có tầm quan trọng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn để thúc đẩy sự phát triển của khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển kinh tế đất nước, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và là địa bàn khẳng định lợi thế của Việt Nam trong hợp tác kinh tế quốc tế. Và đặc biệt chính sách định hướng tín dụng mới của Ngân hàng Nhà nước, với các mức lãi suất khác nhau được áp dụng một cách chọn lọc, buộc các ngân hàng thương mại và cả các doanh nghiệp hướng các hoạt động tín dụng, sản xuất kinh doanh của mình theo định hướng đó. Đó là phương thức điều chỉnh vừa phù hợp với cơ chế thị trường, vừa phù hợp với mục tiêu lợi ích chung của toàn nền kinh tế. Một chính sách định hướng tín dụng phù hợp không những có tác dụng kiểm soát lạm phát mà còn duy trì được sự tăng trưởng của nền kinh tế. Điều mong muốn hiện nay của các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ là nhận được nguồn vốn cần thiết để duy trì và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh lành mạnh (không mang tính đầu cơ) và hiệu quả của mình. Đây là một mong muốn chính đáng, vì sự tồn tại và phát triển của những doanh nghiệp này cũng chính là sự tồn tại và phát triển của toàn nền kinh tế. Tất nhiên, nguồn tín dụng chính thống của họ là từ các ngân hàng thương mại, nơi huy động các loại nguồn vốn từ nền kinh tế. Nhưng nếu sự bùng nổ trước đây của thị trường bất động sản và bong bóng chứng khoán đã ngốn đi một phần nguồn vốn đó thì vai trò tiền tài trợ của Ngân hàng Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp tục duy trì và mở rộng các công cuộc làm ăn chính đáng của mình là rất cần thiết, gây lại niềm tin cho giới doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Như vậy những chính sách tín dụng của NHNN VN tác động đến mọi người dân, mọi lĩnh vực kinh tế , đời sống và xã hội đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Xuất phát từ tầm quan trọng, cấp thiết của những chính sách tín dụng đó nhóm chúng tôi đã thực hiện đề tài này để tìm hiểu về những chính sách tín dụng mới đã đánh dấu những bước ngoặc trong chính sách, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước. Từ đó tìm hiểu, phân tích quá trình triển khai chính sách tín dụng đã bộc lộ một số bất cập nào cần thiết phải được sửa đổi, bổ sung. Do còn nhiều hạn chế về hiểu biết, trình độ lí luận cũng như thời gian nghiên cứu nên bài làm sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý của Cô giáo …………………………… Xin chân thành cảm ơn Cô! 2. Phương pháp nghiên cứu:  Tổng hợp tài liệu  Phân tích, so sánh thông tin 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Chính sách tín dụng của NHNN VN - Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu chính sách trên trong giai đoạn 2008- 2010. II.Nội dung: Chương 1: Cơ sở lý luận vấn đề tín dụng: 1. Sự ra đời của tín dụng: Sự phân công lao động xã hội và sự xuất hiện sở hữu tư nhân về TLSX là cơ sở ra đời của tín dụng. Xét về mặt xã hội, sự xuất hiện chế độ sở hữu về TLSX là cơ sở hình thành sự phân hoá xã hội: của cải, tiền tệ có xu hướng tập trung vào một nhóm người, trong lúc đó một nhóm người khác có thu nhập thấp hoặc thu nhập không đáp ứng đủ cho nhu cầu tối thiểu của cuộc sống, đặc biệt khi gặp những biến cố rủi ro bất thường xảy ra. Trong điều kiện như vậy đòi hỏi sự ra đời của tín dụng để giải quyết mâu thuẫn nội tại của xã hội, thực hiện việc điều hoà nhu cầu vốn tạm thời của cuộc sống. 2. Khái niệm tín dụng: Tín dụng (credit) xuất phát từ chữ La tinh là credo (tin tưởng, tín nhiệm). Trong thực tế cuộc sống thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau; ngay cả trong quan hệ tài chính, tùy theo từng bối cảnh cụ thể mà thuật ngữ tín dụng có một nội dung riêng. Trong quan hệ tài chính, tín dụng có thể hiểu theo các nghĩa sau: 1. Xét trên góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sang chủ thể thiếu hụt tiết kiệm, thì tín dụng được coi là phương pháp chuyển dịch vốn từ người cho vay sang người đi vay 2. Trong một quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả giữa hai chủ thể. Như một công ty công nghiệp hoặc thương mại bàn hàng trả chậm cho một công ty khác, trong trường hợp này, người bán chuyển giao hàng hóa cho bên mua và sau một thời gian nhất định, theo thỏa thuận, bên mua phải trả tiền cho bên bán. Phổ biến hơn cả là giao dịch giữa ngân hàng và các định chế tài chính khác với các doanh nghiệp và cá nhân dưới hình thức cho vay, tức là ngân hàng cấp tiền vay cho bên đi vay và sau một thời gian nhất định người đi vay phải thanh toán vốn gốc và lãi. 3. Tín dụng còn được hiểu là sự bảo lãnh của bên thứ ba thường được gọi là tín dụng bằng chữ kys, như việc ngân hàng mở thư tín dụng cho nhà xuất khẩu hưởng theo yêu cầu của nhà nhập khẩu hoặc các loại bankguarancetee khác. 4. Tín dụng còn có nghĩa là một số tiền cho vay mà các định chế tài chính cung cấp cho khách hàng. Trong một số ngữ cảnh cụ thể thuật ngữ tín dụng đồng nghĩa với thuật ngữ cho vay. Ví dụ: tín dụng ngắn hạn đồng nghĩa với cho vay ngắn hạn; hoặc như tín dụng tuần hoàn là một loại cho vay cụ thể. Nhóm chúng tôi sẽ xem xét tín dụng như là một chức năng cơ bản của ngân hàng, vì vậy trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín dụng được hiểu như sau: Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay ( ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh ngiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. 3. Vị trí, vai trò của NHNN VN 1.NHNN VN ( gọi là NHNN) là cơ quan của chính phủ và là ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2.NHNN thực hiên chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho chính phủ. 3.Hoạt động của NHNN nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế theo định hướng XHCN. 4.NHNN là một pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại thủ đô Hà Nội. 4.Hoạt động của tín dụng của NHNN VN: 4.1Cho vay  NHNN cho các tổ chức tín dụng là ngân hàng vay ngắn hạn dưới hình thức tái cấp vốn. Hình thức tái cấp vốn: NHNN thực hiện việc tái cấp vốn cho các ngân hàng theo những hình thức sau đây: o Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng; o Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác; o Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác.  Trong trường hợp đặc biệt, khi được Thủ tướng chính phủ chấp nhận, NHNN cho vay đối với tổ chức tín dụng tạm thời mất khả năng chi trả, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống các tổ chức tín dụng.  NHNN không cho vay đối với cá nhân và tổ chức không phải là tổ chức tín dụng quy định ở trên. 4.2. Bảo lãnh: NHNN không bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn, trừ trường hợp có chỉ định của Thủ tướng chính phủ về việc bảo lãnh cho tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài. 4.3. Tạm ứng cho ngân sách nhà nước NHNN tạm ứng cho ngân sách trung ương để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Khoản tạm ứng này phải được hoàn trả trong năm ns, trừ trường hợp đặc biệt do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định. 4.4. Góp vốn, mua cổ phần: NHNN không được góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp khác. 5. Chính sách tín dụng của NHNN VN: Chính sách tín dụng cuả NHNN VN là những chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất đối với các cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và của NHNN; là những chính sách cho vay đối với các tổ chức tín dụng trong nước. Nội dụng cụ thể của những chính sách trên trong giai đoạn 2008 – 2010 được trình bày cụ thể trong chương sau. Chương 2: Nội dung chính sách tín dụng của NHNN VN trong giai đoạn 2008 – 2010. I.Nội dung của những chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất đối với các cá nhân, tổ chức không phải là các tổ chức tín dụng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và của NHNN. 1.Cho vay hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại ngân hàng Chính sách xã hội ( theo Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 6 tháng 5 năm 2009 của thủ tướng chính phủ) 1.1.Nhà nước hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay của người nghèo và các đối tượng chính sách khác tại Ngân hàng Chính sách xã hôi. 1.2.Nguyên tắc, thời hạn và mức lãi suất hỗ trợ  Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện việc cho vay theo cơ chế cho vay hiện hành và thực hiện hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.  Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa 24 tháng. Việc hỗ trợ lãi suất được thực hiện đối với các khoản vay giải ngân từ ngày 1 tháng 5 năm 2009 đến ngày 31 tháng 12 năm 2011  Mức hỗ trợ: - Hỗ trợ lãi suất tiền vay là 4%/năm, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế theo quy định tại khoản 2 Điều này đối với các khoản vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội thuộc các chương trình có lãi suất đang thực hiện lớn hơn 4%/năm. - Hỗ trợ toàn bộ lãi suất tiền vay đối với các khoản vay tại NHCSXH thuộc các chương trình có lãi suất đang thực hiện nhỏ hơn hoặc bằng 4%/năm (Lãi suất vay sẽ bằng 0%/năm) Khi thu lãi tiền vay, NHCSXH giảm trừ số lãi tiền vay được hỗ trợ cho khách hàng vay. Đối với các khoản vay thuộc diện được ân hạn (Chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên…), NHCSXH được thực hiện giảm lãi suất tương ứng với mức và thời gian hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Quyết định này ở thời điểm thu lãi. 2.Cho vay vốn hỗ trợ lãi suất mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu nông thôn ( theo Thông tư số 09/2009/TT-NHNN ngày 05 tháng 05 năm 2009 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ). 2.1. Mục đích hỗ trợ lãi suất Nhà nước hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay ngắn hạn, trung hạn ngân hàng bằng đồng Việt Nam của các tổ chức, cá nhân (sau đây gọi là khách hàng vay) để mua máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn nhằm giảm chi phí đầu tư, tăng năng lực sản xuất và thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển thông qua kích cầu đầu tư và tiêu dùng ở khu vực nông thôn. 2.2. Đối tượng và phạm vi áp dụng quy định về hỗ trợ lãi suất 1. Các tổ chức tín dụng thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay ngắn hạn, trung hạn bằng đồng Việt Nam của khách hàng vay để mua máy móc, thiết bị, phương tiện, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn, bao gồm: a) Ngân hàng thương mại theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất – kinh doanh. b) Công ty tài chính theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định số 333/QĐ-TTg ngày 10 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 131/QĐ-TTg và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 2. Khách hàng vay là hộ gia đình, chủ trang trại, cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn, trung hạn bằng đồng Việt Nam để mua máy móc, thiết bị, phương tiện, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn. 3. Loại cho vay được hỗ trợ lãi suất là các khoản cho vay ngắn hạn, trung hạn bằng đồng Việt Nam theo các hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 5 đến ngày 31 tháng 12 năm 2009 để mua máy móc, thiết bị, phương tiện, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn thuộc Danh mục chi tiết hàng hóa sản xuất trong nước được hưởng hỗ trợ lãi suất vốn vay theo quy định tại Quyết định số 2095/QĐ-BCT ngày 29 tháng 4 năm 2009 của Bộ Công Thương. 4. Các khoản vay ngắn hạn, trung hạn để mua máy móc, thiết bị, phương tiện, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn đã được hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Quyết định số 131/QĐ-TTg và Quyết định số 443/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, thì không được hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư này. 3. Cho vay vốn hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn ngân hàng thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất - kinh doanh ( theo Thông tư số 05/2009/TT – NHNN, Quyết định 443/QĐ-TTg ngày 4 tháng 4 năm 2009 ) 3.1. Mục đích hỗ trợ lãi suất Nhà nước hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay trung, dài hạn ngân hàng bằng đồng Việt Nam của các tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất – kinh doanh, kết cấu hạ tầng nhằm giảm chi phí đầu tư, tăng tài sản cố định và năng lực sản xuất – kinh doanh, khả năng cạnh tranh sản phẩm, tạo việc làm. 3.2. Đối tượng và phạm vi áp dụng quy định về hỗ trợ lãi suất 1. Các tổ chức tín dụng thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay trung, dài hạn bằng đồng Việt Nam của các tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư mới (các dự án đầu tư được thi công, mua sắm trước hoặc sau ngày 01 tháng 4 năm 2009 mà thời hạn thi công, mua sắm phù hợp với thời hạn ân hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng), bao gồm: a) Ngân hàng thương mại theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất – kinh doanh. b) Công ty tài chính theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định số 333/QĐ-TTg ngày 10 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 131/QĐ-TTg. c) Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện hỗ trợ lãi suất cho các đối tượng vay vốn ưu đãi. 2. Khách hàng vay được hỗ trợ lãi suất, bao gồm: a) Tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng thương mại, công ty tài chính để thực hiện dự án đầu tư mới để phát triển sản xuất – kinh doanh, kết cấu hạ tầng ở trong nước theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 127/2005/QĐ- NHNN ngày 03 tháng 02 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001. b) Chủ đầu tư vay vốn Ngân hàng Phát triển Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư mới để phát triển sản xuất – kinh doanh, kết cấu hạ tầng ở trong nước theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 và Điều 6 Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. 3. Loại cho vay được hỗ trợ lãi suất là các khoản cho vay trung, dài hạn bằng đồng Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư mới để phát triển sản xuất – kinh doanh, kết cấu hạ tầng theo các hợp đồng tín dụng ký kết trước và sau ngày 01 tháng 4 năm 2009 mà được giải ngân (một hoặc nhiều lần) trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 4 đến 31 tháng 12 năm 2009, thuộc các ngành, lĩnh vực kinh tế: a) Các khoản cho vay của ngân hàng thương mại, công ty tài chính được thống kê theo quy định tại Chế độ báo cáo thống kê áp dụng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 477/2004/QĐ-NHNN ngày 28 tháng 4 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Quyết định số 143 TCTK/PPCĐ ngày 22 tháng 12 năm 1993 của Tổng cục trưởng Tổng Cục Thống kê về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế cấp II, cấp III và cấp IV và danh mục hệ thống ngành kinh tế quốc dân, bao gồm: - Ngành nông nghiệp và lâm nghiệp; - Ngành thủy sản; - Ngành công nghiệp khai thác mỏ; - Ngành công nghiệp chế biến; - Ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước; - Ngành xây dựng (trừ công trình xây dựng văn phòng (cao ốc) cho thuê, công trình xây dựng, sửa chữa mua nhà để bán); - Ngành thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình; - Ngành vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc; - Hoạt động khoa học và công nghệ. b) Các khoản cho vay đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam thuộc Danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư ban hành theo Nghị định số [...]... suất đối với khách hàng trên địa bàn 61 huyện nghèo, bao gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (sau đây gọi chung là ngân hàng thương mại nhà nước) và Ngân hàng Chính sách xã hội  Ngân hàng thương mại nhà nước... dụng từ ngày 01 tháng 4 năm 2009 3.Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng ( theo Thông tư số 03/2009/TTNHNN ngày 02/03/2009 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Quy chế này quy định việc cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam (VND) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng là ngân hàng và các tổ chức tín dụng không phải là ngân hàng. .. 7,0% /năm 2 Lãi suất tái chiết khấu: 5,0% /năm 3 Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng: 7,0% /năm 2 Mức lãi suất cơ bản đồng Việt Nam (Theo quyết định số 626/QĐNHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ngày 24 tháng 03 năm 2009) Mức lãi suất cơ bản đồng Việt Nam là 7,0% /năm áp dụng. ..106 /2008/ NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước 4 Chính sách cho vay ưu đãi lãi suất theo chương trình hỗ trợ các huyện nghèo ( theo Thông tư số 06/2009/TT-NHNN ngày 09 tháng 04 năm 2009 của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, Nghị quyết số 30a /2008/ NQ-CP... hội và là địa bàn khẳng định lợi thế của Việt Nam trong hợp tác kinh tế quốc tế Chương 3: Một số hạn chế và biện pháp khắc phục những hạn chế đó của chính sách tín dụng NHNN VN giai đoạn 2008 – 2010: I Một số hạn chế và biện pháp khắc phục những hạn chế đó của chính sách tín dụng NHNN VN đối với các tổ chức tín dụng trong nước NHNN VN cần có một chính sách tín dụng có định hướng: Lãi suất huy động... thể có được với một chính sách tiền tệ rõ ràng, minh bạch, một chính sách ngân sách tiết kiệm, có tính kỷ luật cao và một sự điều hành kinh tế vĩ mô sáng suốt II.Một số hạn chế và biện pháp khắc phục những hạn chế đó của chính sách tín dụng NHNN VN đối với các cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và của NHNN VN Chính sách mới về tín dụng phát triển nông... 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên trong thời gian 12 tháng, kể từ ngày người lao động bị mất việc làm  Được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội như đối tượng chính sách quy định tại Quyết định số 365/2004/QĐ-NHNN ngày 13 tháng 4 năm 2004 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian 12 tháng, kể từ ngày người lao động bị mất... thác của Chính phủ và vốn vay Ngân hàng Nhà nước thông qua việc sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ Với việc bổ sung thêm nguồn vốn vay Ngân hàng Nhà nước và không quy định việc sử dụng vốn ngân sách Nhà nước như Quyết định 67/1999/QĐ-TTg, Nghị định 41/2010/NĐ-CP đã tách bạch hoạt động cho vay bằng vốn ngân sách nhà nước cho các đối tượng chính sách, theo các chương trình kinh tế của Chính. .. huyện nghèo được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại các ngân hàng thương mại nhà nước 4.3 Chính sách cho vay ưu đãi lãi suất đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội  Các hộ nghèo trên địa bàn 61 huyện nghèo được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác và các... những chính sách cho vay đối với các tổ chức tín dụng trong nước 1 lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng ( theo quyết định số 837/QĐ-NHNN ngày 10 tháng 4 năm 2009) Quy định các mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam . TÀI LIỆU CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VIỆT NAM TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2010. MỤC LỤC TÊN ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VIỆT NAM TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2010. I.Mở. thôn Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. 02/03/2009 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Quy chế này quy định việc cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam (VND) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng là ngân hàng và các

Ngày đăng: 12/08/2014, 08:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan