Bài cảm nhận sau chuyến đi thăm bảo tàng Hồ Chí Minh ppt

10 4.6K 77
Bài cảm nhận sau chuyến đi thăm bảo tàng Hồ Chí Minh ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LỚP 3B – K35 • BÀI CẢM NHẬN SAU CHUYẾN ĐI THĂM BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thanh Thảo (91) Thành phố Hồ Chí Minh ngày 05 tháng 11 năm 2011 Từ bao lâu rồi tôi cũng không nhớ nữa, qua lời kể của thầy cô, cha mẹ, những câu chuyện, những bài học lịch sử tôi đã in sâu trong lòng mình hình ảnh của một ông cụ tóc pha sương, với chòm râu hiền và bộ áo sờn vai, đôi dép cao su mòn gót đi hết quốc gia này đến đất nước khác để tìm ra con đường độc lập tự do cho đất nứơc và hy sinh cả cuộc đời mình cho lý tưởng cao đẹp ấy. Hồ Chí Minh, có gì đẹp hơn thế nữa? Không có một ngôn từ nào, không có một hình ảnh nào có thể diễn tả hết được những công ơn to lớn mà Người đã mang lại cho dân tộc Việt Nam. Để rồi khi chúng tôi lớn lên, Người đã mãi mãi đi xa, để lại cho chúng tôi niềm tiếc thương vì chưa một lần được trông thấy Bác, chưa một lần được nghe tiếng nói của Người. Để tưởng nhớ Bác và cũng để cho những thế hệ mới lớn có dịp hiểu biết thêm về vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mà nhà nước ta đã xây dựng nhiều đền thờ Bác và nhiều bảo tàng Hồ Chí Minh trên nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước để mọi người có điều kiện viếng thăm. Và lớp chúng tôi đã đến thăm bảo tàng toạ lạc tại số 1 đường Nguyễn Tất Thành p12 quận 4 thành phố Hồ Chí Minh. Phải thú thật đây là một chuyến đi để lại trong tôi nhiều cảm xúc khó tả, và càng in đậm hơn bóng dáng vị cha già của dân tộc trong trái tim tôi. Chúng tôi đến thăm bảo tàng hồ chí minh vào một buổi sáng cuối tháng 10, mặt trời dường như đỏ hơn và chiếu những ánh nắng cũng gay gắt hơn báo hiệu cho một ngày nóng bức và bận rộn mệt mỏi nếu không có sự phân bố công việc một cách hợp lý. Chúng tôi đến bảo tàng khoảng 8h30 phút, bảo tàng nằm hiền hoà bên cạnh con sông Sài Gòn, gió từ sông thổi vào thật là mát mẻ dễ chịu, xua tan đi bao nổi mệt mỏi tạo chocon người ta một cảm giác mơn man. Bảo tàng còn được gọi với cái tên khác đó là Bến Nhà Rồng, vì trên mái nhà được gắn hai con rồng và nơi đây cũng chính là nơi mà ngày 05/06/1911 người con ưu tú của dân tộc đã ra đi tìm đường cứu nước, mở ra một trang lịch sử mới của dân tộc Việt Nam. Sau khi đã tập hợp các bạn và mua vé vào cổng thì chúng tôi tản ra thành từng nhóm lẻ để tham quan toàn bộ bảo tàng. Trong bảo tàng trưng bày rất nhiều tranh, ảnh giống như những thước phim quay chậm tái hiện lại cuộc đời và sự nghiệp của Bác. Từ lúc Bác ra đi tìm đưởng cứu nước đến lúc trở về lãnh đạo nhân dân giành tự do, độc lập, rồi tham gia các hoạt động trong và ngoài nước. Rồi cuối cùng là lúc Bác ra đi. Trong suốt hành trình bôn ba khắp năm châu bốn biển, Người đã sống và đã thấy và đã cảm nhận được nổi đau, nổi thống khổ khi bị xâm lược ở nước ta và nhiều nước khác, vì vậy mà Người đã từng nói: “ tôi có một ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Giờ đây, đứng trước những bức ảnh ghi lại dấu chân Người, trong lòng tôi dâng lên một niềm cảm xúc khó tả. Hai tiếng đồng bào sao nghe thân thương quá! Ai cũng có những ham muốn cho lợi ích bản thân mình, cho gia đình mình mà sao trái tim Bác bao la, mênh mông quá! Suốt cuộc đời Bác chỉ biết sống cho đồng bào, nổ lực vì nhân dân và chiến đấu hết mình để phụng sự tổ quốc. Phải chăng đối với Bác, đất nước Việt chính là nhà, đồng bào Việt là máu mủ nên Người đã hy sinh cả cuộc đời mình cho những người thân yêu? Càng nghĩ tôi lại thấy mình thật nhỏ bé và xấu hổ, tôi đã được sống trong một đất nước hoà bình, được cha mẹ thương yêu, chưa từng nghe tiếng bom rơi pháo dội và cũng chưa từng cảm nhận nổi đau nước mất, nhà tan. Thế nên tôi cũng như nhiều bạn trẻ khác, chỉ nghỉ cho mình và chỉ sống cho mình. Đứng trước tấm lòng và tình cảm của Bác tôi mới có dịp kiểm điểm lại bản thân mình. Tổ quốc đã lảm gì cho ta? Đã cho ta một cuộc sống tự do, độc lập, cho ta mọi điều kiện để phát triển và ta đã lảm gì cho tổ quốc? Chưa làm gì cả. Tôi chợt nhận ra một điều, sống hết mình và cống hiến hết sức thì mình mới hoàn thiện mình được, thì mới lớn lên được. Rời bức ảnh có chân dung và tâm nghuyện của Bác, tôi lặng đi khi đứng trước di vật của Bác, đôi dép cao su đã mòn đi vì năm tháng cùng với bộ đồng phục cũ kỉ, chiếc nón đơn sơ và cây gậy mộc. Tôi tự hỏi, Người là con người bằng xương thịt hay một ông tiên? Là một vị chủ tịch nước, là một nguyên thủ quốc gia đã tìm ra con đường cứu cả một dân tộc thế mà Người giản dị đến thế sao? Tấm áo Người không một huân chương nhưng bên trong nó là một trái tim kiên cường, gan góc, mà cũng nóng bỏng, chan hoà, yêu thương và nhân đạo. Tôi còn nhớ một câu chuyện về đức tính tiết kiệm và giản dị của Bác: Trong thời gian Bác sống ở Hà Nội, thấy đôi dép cao su của Bác đã cũ, anh em phục vụ đề nghị cho thay dép mới, nhưng Bác chưa đồng ý, vì dép ấy vẫn còn dùng được. Có người mạnh dạn thưa với Bác là đôi dép mới chỉ có hai đồng rưỡi, không nhiều nhặn gì. Bác đã giải thích: vấn đề không phải là hai đồng rưỡi mà là phải xem đã cần thay dép mới chưa? Đôi dép của Bác còn dùng được thì chưa nên thay! Tôi không biết phải dùng từ ngữ gì để diễn tả hết niềm kính phục đối với Bác, Bác không thể sống hạnh phúc khi dân ta chưa hạnh phúc, Bác không thể ăn ngon, mặc đẹp khi nhân dân còn chưa đủ ấm no. Thử hỏi ngày nay có mấy ai có được tình thương như Bác? Sống, hành động và suy nghĩ cho dân, cho nước trước khi suy nghĩ cho mình? Thế mới biết Bác vĩ đại biết bao, tình thương của Bác bao trùm cả đất nước, trãi rộng khắp núi sông và vô cùng vô tận, Người không sinh thành con dân đất Việt nhưng Người lại yêu thương, bảo vệ như những đứa con mà do chính mình sinh ra. Người đau nổi đau của nhân dân, vui niềm vui của đất nước, tôi bỗng nhớ đến vài dòng thơ của nhà thơ Tố Hữu đã nói về Bác: “ Bác ơi tim Bác mênh mông thế? Ôm cả non sông một kiếp người Bác chẳng buồn đâu Bác chỉ đau Nổi đau dân nước nổi năm châu Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ Cho hôm nay và cho mai sau” …… Bác để tình thương cho chúng con Một đời thanh bạch, chẳng vàng son Mong manh áo vải hồn muôn trượng Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”. ( Bác ơi ) Bác đã đi rồi sao Bác ơi? Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời Miền Nam đang thắng mơ ngày hội Đón Bác vào thăm thấy Bác cười. ( Bác ơi ) Cái áo, đôi dép cao su, cái nón và cây gậy của Bác. Tham quan bảo tảng tôi thêm hiểu, thêm yêu, thêm kính trọng Bác, một con người vô cùng vĩ đại, mà lại vô cùng bình dị, đơn sơ. Tôi ước ao sao một ngày nào đó được đặt chân lên đất bắc, được đến thăm nơi yên nghỉ của Người để được tận mắt trông thấy dáng hình của Hồ Chủ Tịch, được cảm nhận tiếng yêu thương vang dội nơi trái tim Người. Đứng trước bức ảnh ghi lại khoảnh khắc Người lâm chung được trưng bày trong bảo tàng tôi không cầm được cơn xúc động. Bác nằm đó, thân hình gầy yếu, cả cuộc đời bôn ba cực khổ nên sức khoẻ của Người giờ đây đã cạn kiệt, không thể cùng đồng bào hưởng hạnh phúc của thái bình, của độc lập tự do như người hằng mong đợi. Bác ra đi để lại một hoài bảo lớn lao mà chưa thực hiện được, khi mà nước nhà con trong chia cắt, khi mà Bác chưa vào miền Nam thăm lại một lần. Khi đứng trước chân dung và những di vật, di ảnh của Người Cha già dấu yêu cùa dân tộc, trái tim tôi bỗng lắng lại với niềm kính yêu và thương tiếc khôn nguôi, rồi nó lại đập liên hồi với niềm tin và nhiệt huyết của một người thanh niên mới lớn. Bác ơi, con chưa một lần được gặp Bác thì Bác đã đi xa, con chỉ còn biết hướng về Bác bằng cả trái tim và nguyện sẽ sống, cống hiến cho tổ quốc thân yêu như một người chiến sĩ, một đứa con của dân tộc. Con hứa sẽ sống thật tốt, sẽ làm hết mình để một lần, đứa cháu miền Nam này sẽ ra thăm Bác, sẽ tự hào là con đã sống, học tập theo lời dạy dỗ của Bác, sẽ xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh như Bác đã hằng mong. Và hôm ấy tôi đứng lặng lẽ cuối đầu trước ảnh Bác thật lâu, tôi đã từng nghe ai đó nói: “ Trước một trí tuệ vĩ đại tôi cuối đầu, trước một trái tim vĩ đại tôi quỳ gối”. Với Bác Hồ kính yêu của chúng ta thì cả thế giới và cả dân tộc Việt Nam đều phải nghiêng mình kính chào và quỳ gối vì ở Bác không những là một bậc trí tuệ đại tài mà còn chứa trong trí tuệ ấy một trái tim yêu thương bao la, nồng nàn và bình dị. Càng kính yêu Bác tôi càng tự nhủ với mình phải cố gắng học tập và làm theo Bác, nước mình còn nghèo, dân ta còn khổ thì mình phải làm sao cho dân ta có cuộc sống ấm no, nước ta giàu mạnh. Mà điều kiện đầu tiên để thực hiện được hoài bão lớn lao này thì tôi phải phấn đấu vào hàng ngũ của Đảng, chỉ có như thế tôi mới vững vàng dưới sự dìu dắt của Đảng tiến bước trên con đường thực hiện lý tưởng của mình và xứng đáng là con, là cháu của Bác Hồ kính yêu. . TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LỚP 3B – K35 • BÀI CẢM NHẬN SAU CHUYẾN ĐI THĂM BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH Sinh viên thực hiện: Trần. dựng nhiều đền thờ Bác và nhiều bảo tàng Hồ Chí Minh trên nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước để mọi người có đi u kiện viếng thăm. Và lớp chúng tôi đã đến thăm bảo tàng toạ lạc tại số 1 đường. Hồ Chí Minh. Phải thú thật đây là một chuyến đi để lại trong tôi nhiều cảm xúc khó tả, và càng in đậm hơn bóng dáng vị cha già của dân tộc trong trái tim tôi. Chúng tôi đến thăm bảo tàng hồ

Ngày đăng: 12/08/2014, 00:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan